Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển

(có hiệu lực từ ngày 6 tháng 3 năm 2024, trừ trường hợp có quy định khác)

Hãy cùng nhau xây dựng nguồn ứng dụng và trò chơi đáng tin cậy nhất thế giới

Sự đổi mới của bạn là điều thúc đẩy thành công chung của chúng ta, nhưng đổi mới phải đi đôi với trách nhiệm. Các chính sách chương trình dưới đây dành cho nhà phát triển, cùng với Thỏa thuận phân phối dành cho nhà phát triển, giúp đảm bảo rằng chúng ta có thể phối hợp cùng nhau để không ngừng mang đến những ứng dụng mới lạ và đáng tin cậy nhất thế giới cho hơn một tỷ người dùng thông qua Google Play. Xin mời bạn tìm hiểu chính sách của chúng tôi trong phần dưới đây.

Nội dung bị hạn chế

Hằng ngày, mọi người ở khắp nơi trên thế giới sử dụng Google Play để truy cập ứng dụng và trò chơi. Trước khi gửi một ứng dụng, bạn hãy cân nhắc xem ứng dụng của bạn có thích hợp với Google Play và có tuân thủ luật địa phương hay không.

Nội dung gây nguy hiểm cho trẻ em

Chúng tôi sẽ ngay lập tức xoá khỏi Google Play các ứng dụng không cấm người dùng tạo, tải lên hoặc phân phối nội dung tạo điều kiện cho hành vi bóc lột hoặc ngược đãi trẻ em. Quy định này áp dụng cho mọi nội dung xâm hại tình dục trẻ em. Để báo cáo nội dung có thể mang tính bóc lột trẻ em xuất hiện trên sản phẩm của Google, hãy nhấp vào Báo cáo vi phạm. Nếu bạn phát hiện thấy nội dung ở nơi khác trên Internet, hãy liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia của bạn

Chúng tôi nghiêm cấm hành vi dùng ứng dụng để gây nguy hiểm cho trẻ em. Hành vi này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc dùng ứng dụng để thúc đẩy hành vi lợi dụng trẻ em, chẳng hạn như:

  • Hành vi giao tiếp không phù hợp hướng tới đối tượng là trẻ em (ví dụ: sờ soạng hoặc mơn trớn).
  • Nội dung dụ dỗ trẻ em (ví dụ: kết bạn với trẻ em qua mạng nhằm âm mưu tiếp xúc tình dục và/hoặc trao đổi hình ảnh khiêu dâm với trẻ đó qua mạng hoặc trong đời thực).
  • Nội dung khiêu dâm về trẻ vị thành niên (ví dụ như hình ảnh mô tả, khuyến khích hoặc kích động việc xâm hại tình dục trẻ em, hoặc nội dung mô tả trẻ em theo cách có thể dẫn đến hành vi bóc lột tình dục trẻ em).
  • Nội dung tống tiền liên quan đến tình dục (ví dụ như đe doạ hoặc tống tiền trẻ em nhờ tiếp cận được hoặc được cho là tiếp cận được các hình ảnh riêng tư của trẻ đó).
  • Nội dung về buôn bán trẻ em (ví dụ như quảng cáo hoặc gạ gẫm trẻ em nhằm bóc lột tình dục trẻ em cho mục đích thương mại).

Chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý phù hợp (có thể bao gồm cả việc gửi báo cáo lên Trung tâm quốc gia dành cho trẻ em mất tích và bị bóc lột) nếu nhận thấy có nội dung xâm hại tình dục trẻ em. Hãy báo ngay cho cơ quan thực thi pháp luật địa phương và liên hệ với một tổ chức đảm bảo an toàn cho trẻ em nêu tại đây nếu bạn cho rằng một trẻ nào đó đang gặp nguy hiểm hoặc đã bị ngược đãi, bị bóc lột hoặc là nạn nhân của nạn buôn bán trẻ em.

Ngoài ra, chúng tôi cũng không chấp nhận các ứng dụng thu hút trẻ em nhưng mang chủ đề người lớn, bao gồm nhưng không giới hạn ở:

  • Ứng dụng có quá nhiều nội dung bạo lực, máu me.
  • Ứng dụng mô tả hoặc khuyến khích các hoạt động có hại và nguy hiểm.

Chúng tôi cũng không cho phép các ứng dụng quảng bá hình ảnh tiêu cực về cơ thể hoặc bản thân, kể cả những ứng dụng mô tả mang tính chất giải trí về phẫu thuật thẩm mỹ, giảm cân và các phương pháp thẩm mỹ khác làm thay đổi diện mạo của một người.


Nội dung không phù hợp

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.

Nội dung khiêu dâm và thô tục

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng chứa hoặc quảng bá nội dung tình dục hoặc nội dung thô tục, bao gồm cả hình ảnh khiêu dâm, hoặc nội dung hay dịch vụ phục vụ mục đích thoả mãn tình dục. Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng hoặc nội dung trong ứng dụng có vẻ như quảng bá hoặc xúi giục hành vi tình dục để đổi lấy thù lao. Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng chứa hoặc quảng bá nội dung liên quan đến hành vi lợi dụng tình dục hoặc phân phối nội dung tình dục không có sự đồng thuận. Chúng tôi có thể chấp nhận nội dung chứa ảnh khoả thân nếu mục đích chính của nội dung đó mang tính giáo dục, tư liệu, khoa học hoặc nghệ thuật, và nội dung đó xuất hiện một cách hợp lý chứ không vô cớ.

Ứng dụng danh mục — ứng dụng liệt kê các đầu sách/video trong một danh mục nội dung rộng hơn — có thể phân phối sách (kể cả sách điện tử và sách nói) hoặc video có chứa nội dung tình dục nếu đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Sách/video có chứa nội dung tình dục chỉ chiếm một phần nhỏ trong danh mục chung của ứng dụng
  • Ứng dụng không chủ động quảng bá những đầu sách/video có chứa nội dung tình dục. Những đầu sách/video như vậy vẫn có thể xuất hiện trong phần đề xuất dựa trên nhật ký của người dùng hoặc trong thời gian diễn ra chương trình giảm giá chung. 
  • Ứng dụng không phân phối bất kỳ đầu sách/video nào chứa nội dung gây nguy hiểm cho trẻ em, khiêu dâm hoặc bất kỳ nội dung tình dục nào khác được xác định là bất hợp pháp theo luật hiện hành.
  • Ứng dụng bảo vệ trẻ vị thành niên bằng cách hạn chế quyền truy cập vào đầu sách/video có chứa nội dung tình dục

Nếu một ứng dụng chứa nội dung vi phạm chính sách này nhưng nội dung đó được cho là hợp lệ ở một khu vực nhất định, thì ứng dụng có thể được cung cấp cho người dùng ở khu vực đó nhưng vẫn không được cung cấp ở những khu vực khác.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Những hình ảnh khỏa thân gợi dục, hoặc các tư thế khêu gợi mà trong đó đối tượng khỏa thân, được làm mờ hoặc mặc rất ít quần áo, và/hoặc quần áo đó không phù hợp trong bối cảnh tại nơi công cộng.
  • Nội dung mô tả, ảnh động hoặc hình minh họa về hành vi tình dục, tư thế khiêu dâm hoặc mô tả các bộ phận cơ thể mang tính gợi dục.
  • Nội dung mô tả hoặc liên quan đến việc hỗ trợ tình dục, hướng dẫn tình dục, những chủ đề tình dục bất hợp pháp và chứng ám ảnh tình dục.
  • Nội dung có tính chất dâm dục hoặc thô tục – bao gồm nhưng không giới hạn ở nội dung chứa ngôn từ thô tục, kỳ thị, tục tĩu, từ khoá có nội dung người lớn hoặc nội dung tình dục tại trang thông tin trên Cửa hàng Play hoặc trong ứng dụng.
  • Nội dung diễn tả, mô tả hoặc khuyến khích hành vi quan hệ tình dục với động vật.
  • Ứng dụng quảng bá dịch vụ giải trí liên quan đến tình dục, dịch vụ mại dâm tháp tùng hay những dịch vụ khác có thể được hiểu là cung cấp hoặc xúi giục hành vi tình dục để đổi lấy thù lao, bao gồm nhưng không giới hạn ở hành vi hẹn hò có thù lao hoặc dàn xếp hoạt động tình dục trong đó một người tham gia được mong đợi hoặc ngầm có ý cung cấp tiền, quà tặng hoặc hỗ trợ tài chính cho một người tham gia khác ("sugar dating" – tình đổi lấy tiền).
  • Ứng dụng hạ thấp nhân phẩm hoặc đối xử với con người như đồ vật, chẳng hạn như những ứng dụng tuyên bố là có thể cởi quần áo người khác hoặc nhìn xuyên thấu quần áo, ngay cả khi những ứng dụng đó được gắn nhãn là ứng dụng chơi khăm hoặc giải trí. 
  •  Nội dung hoặc hành vi liên quan đến tình dục được dùng để đe doạ hoặc lợi dụng người khác (ví dụ: ảnh chụp lén, máy quay ẩn, nội dung khiêu dâm không có sự đồng thuận được tạo bằng công nghệ làm giả siêu thật hoặc công nghệ tương tự) hoặc nội dung cho thấy hành vi tấn công tình dục.

Lời nói căm thù

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng cổ động bạo lực hoặc kích động thù địch với các cá nhân hay nhóm người dựa trên chủng tộc hoặc nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, tình trạng khuyết tật, tuổi tác, quốc tịch, tình trạng cựu chiến binh, khuynh hướng tình dục, giới tính, bản dạng giới, địa vị xã hội, tình trạng nhập cư hoặc đặc điểm khác liên quan đến hành vi phân biệt đối xử hay kỳ thị có hệ thống.

Những ứng dụng chứa nội dung kiến thức, tài liệu, khoa học hoặc nghệ thuật (EDSA) có liên quan đến Đức quốc xã có thể bị chặn ở một số quốc gia, theo luật và quy định của quốc gia đó.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Nội dung hoặc lời nói khẳng định rằng một nhóm được bảo vệ là vô nhân đạo, hèn kém hoặc đáng bị ghét bỏ.
  • Ứng dụng chứa ngôn từ gièm pha thù địch, định kiến hoặc giả thuyết mang tính tiêu cực về một nhóm được bảo vệ (ví dụ như độc ác, tham nhũng, xấu xa) hoặc tuyên bố rõ ràng hay có ẩn ý rằng nhóm đó là một mối đe dọa.
  • Nội dung hoặc lời nói cố gắng thuyết phục người khác tin rằng một số người nên bị ghét bỏ hoặc phân biệt đối xử vì họ là thành viên của một nhóm được bảo vệ.
  • Nội dung quảng bá những biểu tượng thù địch như cờ, biểu tượng, phù hiệu, đồ dùng hoặc hành vi liên quan đến các nhóm thù địch.

Bạo lực

Chúng tôi không cho phép các ứng dụng mô tả hoặc kích động bạo lực vô cớ hay các hoạt động nguy hiểm khác. Thường thì chúng tôi chấp nhận những ứng dụng mô tả bạo lực hư cấu trong bối cảnh trò chơi, chẳng hạn như phim hoạt hình, trò chơi săn bắn hoặc câu cá. 
 
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Mô tả hoặc diễn tả bằng đồ họa về bạo lực trên thực tế hoặc các mối đe dọa bạo lực đối với người hoặc động vật.
  • Ứng dụng khuyến khích hành vi tự làm hại bản thân, tự tử, rối loạn ăn uống, nhịn thở hay các hành động khác có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong.

Chủ nghĩa cực đoan bạo lực

Đối với những tổ chức khủng bố hoặc những phong trào và tổ chức nguy hiểm khác có tham gia, chuẩn bị hoặc nhận trách nhiệm về hành vi bạo lực với dân thường, chúng tôi không cho phép xuất bản ứng dụng trên Google Play vì bất kỳ mục đích gì, kể cả chiêu mộ.

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng có nội dung liên quan đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực, hoặc nội dung liên quan đến việc lập kế hoạch, chuẩn bị hoặc tôn vinh hành vi bạo lực với dân thường, chẳng hạn như nội dung khuyến khích hành vi khủng bố, kích động bạo lực hoặc ca ngợi các cuộc tấn công khủng bố. Nếu đăng nội dung liên quan đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực vì mục đích giáo dục, tư liệu, khoa học hoặc nghệ thuật (EDSA), hãy lưu ý cung cấp bối cảnh EDSA có liên quan.

Sự kiện nhạy cảm

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng lợi dụng hoặc thiếu nhạy cảm với một sự kiện nhạy cảm có tác động quan trọng về xã hội, văn hoá hoặc chính trị, chẳng hạn như trường hợp khẩn cấp về dân sự, thiên tai, tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng, xung đột, tử vong hoặc các sự kiện thảm khốc khác. Chúng tôi thường chấp nhận ứng dụng có nội dung liên quan đến sự kiện nhạy cảm nếu nội dung đó có giá trị giáo dục, tài liệu, khoa học hoặc nghệ thuật (EDSA) hoặc có ý định cảnh báo người dùng hay nâng cao nhận thức của người dùng về sự kiện nhạy cảm. 
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Thiếu tôn trọng về cái chết của một người hay nhóm người thực do tự tử, dùng thuốc quá liều, nguyên nhân tự nhiên, v.v.
  • Phủ nhận việc xảy ra một sự kiện thảm khốc lớn, được ghi chép đầy đủ.
  • Có vẻ thu lợi từ một sự kiện nhạy cảm nhưng không mang lại lợi ích rõ ràng cho nạn nhân.

Bắt nạt và quấy rối

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng chứa hoặc thúc đẩy hành vi đe dọa, quấy rối hoặc bắt nạt.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Bắt nạt nạn nhân của các cuộc xung đột quốc tế hoặc tôn giáo.
  • Lợi dụng người khác, bao gồm hành vi tống tiền và nhiều hành vi khác.
  • Đăng nội dung để làm nhục một ai đó công khai.
  • Quấy rối nạn nhân của một sự kiện bi thảm hoặc bạn bè hay gia đình của họ.

Sản phẩm nguy hiểm

Chúng tôi không cho phép các ứng dụng hỗ trợ việc bán thuốc nổ, súng cầm tay, đạn dược hoặc các phụ kiện súng cầm tay nhất định.

  • Các phụ kiện bị hạn chế bao gồm các phụ kiện cho phép súng cầm tay mô phỏng súng tự động hoặc chuyển đổi súng cầm tay thành súng tự động (ví dụ như báng súng đẩy, bộ quay nòng, bộ giữ cò súng, bộ chuyển đổi), và ổ đạn hoặc dây đạn có hơn 30 viên đạn.

Chúng tôi không cho phép các ứng dụng cung cấp hướng dẫn về cách sản xuất thuốc nổ, súng cầm tay, đạn dược, phụ kiện súng cầm tay bị hạn chế hoặc các loại vũ khí khác. Nội dung bao gồm hướng dẫn về cách chuyển đổi súng cầm tay thành súng tự động, hoặc mô phỏng các khả năng khai hỏa tự động.

Cần sa

Chúng tôi không cho phép các ứng dụng hỗ trợ việc bán cần sa hoặc các sản phẩm từ cần sa, bất kể các sản phẩm này có hợp pháp hay không.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Cho phép người dùng đặt mua cần sa thông qua tính năng giỏ hàng mua sắm trong ứng dụng.
  • Hỗ trợ người dùng trong việc sắp xếp giao hoặc nhận cần sa.
  • Hỗ trợ hoạt động bán các sản phẩm có chứa THC (Tetrahydrocannabinol), bao gồm những sản phẩm như tinh dầu CBD có chứa THC.

Thuốc lá và rượu

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng hỗ trợ hoạt động bán thuốc lá (gồm cả thuốc lá điện tử và bút nhả khói) hoặc cổ xúy việc sử dụng rượu hoặc thuốc lá một cách không phù hợp hoặc bất hợp pháp.
Thông tin bổ sung
  • Không được phép mô tả hoặc khuyến khích trẻ vị thành niên sử dụng hoặc mua bán đồ uống có cồn hoặc thuốc lá.
  • Không được phép ngụ ý rằng hành vi hút thuốc lá có thể cải thiện địa vị xã hội, khả năng tình dục, nghề nghiệp, năng lực trí óc hoặc khả năng thể thao.
  • Không được phép mô tả mang tính cổ xuý hành vi uống rượu quá mức, bao gồm cả hành vi cổ xúy việc uống rượu quá mức, chè chén say sưa hoặc thi uống rượu.
  • Không được phép quảng cáo, quảng bá hoặc nêu bật sản phẩm thuốc lá (bao gồm cả trong quảng cáo, biểu ngữ, danh mục và đường liên kết đến trang web bán thuốc lá).
  • Chúng tôi có thể cho phép bán một số sản phẩm thuốc lá trong ứng dụng giao đồ ăn/đồ tạp hoá ở một số khu vực cụ thể, tuân theo các biện pháp sàng lọc độ tuổi (chẳng hạn như kiểm tra giấy tờ tuỳ thân khi giao hàng).

Dịch vụ tài chính

Chúng tôi không cho phép ứng dụng khiến người dùng tiếp xúc với các dịch vụ và sản phẩm tài chính có hại hoặc lừa đảo.

Trong phạm vi chính sách này, chúng tôi coi các sản phẩm và dịch vụ tài chính là những sản phẩm/dịch vụ có liên quan đến việc quản lý hoặc đầu tư tiền và tiền mã hóa, bao gồm cả dịch vụ tư vấn cá nhân.

Nếu ứng dụng của bạn có chứa hoặc quảng bá các sản phẩm và dịch vụ tài chính, thì bạn phải tuân thủ luật pháp quốc gia và địa phương tại những khu vực hay quốc gia mà ứng dụng của bạn nhắm đến, ví dụ như quy định về những thông tin phải được công bố theo luật địa phương.

Mọi ứng dụng có chứa tính năng tài chính đều phải hoàn tất Biểu mẫu khai báo về tính năng tài chính trong Play Console.

Quyền chọn nhị phân

Chúng tôi không chấp nhận ứng dụng cho phép người dùng giao dịch quyền chọn nhị phân.

Khoản vay cá nhân

Chúng tôi định nghĩa khoản vay cá nhân là tiền mà một cá nhân, tổ chức hoặc pháp nhân cho người tiêu dùng cá nhân vay trên cơ sở không định kỳ, không nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho việc học tập hoặc mua tài sản cố định. Người vay tiền theo hình thức vay cá nhân phải nắm được các thông tin về chất lượng, đặc điểm, các khoản phí, lịch trình trả nợ, rủi ro và lợi ích của các sản phẩm cho vay để đưa ra quyết định sáng suốt về việc liệu có nên vay hay không.

  • Ví dụ: Các khoản vay cá nhân, vay nóng, vay ngang hàng, vay thế chấp giấy chủ quyền
  • Không bao gồm: Các khoản vay mua nhà, khoản vay mua ô tô, các dòng tín dụng xoay vòng (chẳng hạn như thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng cá nhân)

Ứng dụng cho vay cá nhân (bao gồm nhưng không giới hạn ở những ứng dụng cho vay trực tiếp, tạo khách hàng tiềm năng và kết nối người tiêu dùng với bên cho vay thứ ba) phải đặt danh mục ứng dụng là "Tài chính" trong Play Console và phải công bố những thông tin sau đây trong phần siêu dữ liệu của ứng dụng:

  • Khoảng thời gian tối thiểu và tối đa để trả nợ vay
  • Lãi suất hằng năm (APR) tối đa, thường bao gồm lãi suất cùng các khoản phí và chi phí khác trong một năm, hoặc mức lãi suất tương tự tính theo luật địa phương
  • Ví dụ minh hoạ cho thấy tổng chi phí của khoản vay, bao gồm nợ gốc và mọi khoản phí hiện hành
  • Chính sách quyền riêng tư, trong đó công bố đầy đủ quyền truy cập, thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu riêng tư cũng như dữ liệu nhạy cảm của người dùng, phải tuân theo các hạn chế được quy định trong chính sách Khoản vay cá nhân này.

Chúng tôi không cho phép ứng dụng quảng bá loại hình cho vay cá nhân mà đòi hỏi người dùng phải hoàn trả toàn bộ tiền vay trong 60 ngày trở lại tính từ ngày họ nhận được khoản vay (chúng tôi gọi các khoản vay này là "khoản vay cá nhân ngắn hạn").

Chúng tôi phải thấy được mối quan hệ giữa tài khoản nhà phát triển của bạn và mọi giấy phép hoặc tài liệu mà bạn cung cấp nhằm chứng minh năng lực cung cấp dịch vụ cho vay cá nhân. Chúng tôi có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin hoặc giấy tờ để xác nhận rằng tài khoản của bạn tuân thủ tất cả luật và quy định sở tại.

Ứng dụng cho vay cá nhân, ứng dụng có mục đích chính là tạo điều kiện tiếp cận khoản vay cá nhân (chẳng hạn như tạo khách hàng tiềm năng hoặc môi giới) hoặc ứng dụng hỗ trợ hoạt động vay vốn (công cụ tính khoản vay, hướng dẫn vay vốn, v.v.) bị cấm truy cập vào dữ liệu nhạy cảm như ảnh và danh bạ. Các quyền sau đây bị cấm:

  • Read_external_storage
  • Read_media_images
  • Read_contacts
  • Access_fine_location
  • Read_phone_numbers
  • Read_media_videos
  • Query_all_packages
  • Write_external_storage

Ứng dụng dùng API hoặc thông tin nhạy cảm phải tuân thủ các yêu cầu và quy định hạn chế bổ sung. Vui lòng xem Chính sách về quyền để biết thêm thông tin.

Khoản vay cá nhân có lãi suất hằng năm cao

Ở Hoa Kỳ, chúng tôi không cho phép ứng dụng cho vay cá nhân có Lãi suất hằng năm (APR) từ 36% trở lên. Ứng dụng cho vay cá nhân ở Hoa Kỳ phải công bố lãi suất hằng năm (APR) tối đa, tính theo Đạo luật trung thực khi cho vay (TILA).

Chính sách này áp dụng đối với ứng dụng cho vay trực tiếp, ứng dụng tạo khách hàng tiềm năng và ứng dụng kết nối người tiêu dùng với bên thứ ba cho vay.

Yêu cầu theo từng quốc gia cụ thể

Ứng dụng cho vay cá nhân nhắm đến các quốc gia dưới đây cần phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung và cung cấp thêm giấy tờ trong quá trình khai báo các Tính năng tài chính trên Play Console. Theo yêu cầu của Google Play, bạn phải cung cấp thông tin hoặc giấy tờ bổ sung liên quan đến hoạt động tuân thủ các yêu cầu về mặt cấp phép và quy định hiện hành.

  1. Ấn Độ
    • Nếu được Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cấp phép cho vay cá nhân, thì bạn phải gửi một bản sao của giấy phép đó để chúng tôi xem xét.
    • Nếu không trực tiếp tham gia vào hoạt động cho vay tiền mà chỉ cung cấp nền tảng hỗ trợ hoạt động cho người dùng vay tiền của các ngân hàng hoặc Công ty tài chính phi ngân hàng (NBFC) đã đăng ký, thì bạn sẽ phải trình bày chính xác việc này trong nội dung khai báo.
      • Ngoài ra, tên của mọi công ty NBFC và ngân hàng đã đăng ký đều phải được công bố nổi bật trong phần mô tả của ứng dụng.
  2. Indonesia
    • Nếu ứng dụng của bạn tham gia vào hoạt động của Dịch vụ cho vay tiền dựa trên công nghệ thông tin theo Quy định OJK số 77/POJK.01/2016 (có thể được sửa đổi tuỳ từng thời điểm), thì bạn phải gửi bản sao giấy phép hợp lệ để chúng tôi xem xét.
  3. Philippines
    • Mọi công ty cho vay và hỗ trợ tài chính cung cấp khoản vay qua Nền tảng cho vay trực tuyến (OLP) đều phải được Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái Philippines (PSEC) cấp Số đăng ký SEC và Số giấy chứng nhận uỷ quyền (CA).
      • Ngoài ra, bạn phải công bố Tên công ty, Tên doanh nghiệp, Số đăng ký PSEC và Giấy chứng nhận uỷ quyền điều hành (CA) một công ty cho vay/hỗ trợ tài chính trong phần mô tả ứng dụng của bạn.
    • Ứng dụng tham gia vào hoạt động huy động vốn cộng đồng dựa trên hình thức cho vay, chẳng hạn như cho vay ngang hàng (P2P) hoặc theo định nghĩa trong Quy tắc và quy định chi phối hoạt động huy động vốn cộng đồng (Quy tắc CF), phải xử lý giao dịch thông qua Bên trung gian CF đã đăng ký với PSEC.
  4. Nigeria
    • Bên cho vay tiền trực tuyến (DML) phải tuân thủ và hoàn tất KHUNG ĐĂNG KÝ/QUY ĐỊNH TẠM THỜI HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN TẮC CHO VAY TRỰC TUYẾN, 2022 (có thể được sửa đổi tuỳ từng thời điểm) của Uỷ ban Bảo vệ Người tiêu dùng và Cạnh tranh Liên bang (FCCPC) của Nigeria, đồng thời phải nhận được thư phê duyệt của FCCPC (có thể xác minh được).
    • Bên tổng hợp khoản vay phải cung cấp tài liệu và/hoặc chứng nhận về dịch vụ cho vay kỹ thuật số cũng như thông tin liên hệ của mọi đối tác DML.
  5. Kenya
    • Tổ chức tín dụng trực tuyến (DCP) phải hoàn tất quy trình đăng ký DCP và được Ngân hàng Trung ương Kenya (CBK) cấp giấy phép. Trong phần khai báo, bạn phải cung cấp một bản sao của giấy phép do CBK cấp.
    • Nếu không trực tiếp tham gia vào hoạt động cho vay tiền mà chỉ cung cấp nền tảng hỗ trợ hoạt động cho người dùng vay tiền của (các) DCP đã đăng ký, thì bạn sẽ phải trình bày chính xác việc này trong phần khai báo và cung cấp bản sao của giấy phép DCP của (các) đối tác tương ứng.
    • Hiện tại, chúng tôi chỉ chấp nhận bản khai báo và giấy phép của các tổ chức có tên trong Danh sách tổ chức tín dụng trực tuyến trên trang web chính thức của CBK.
  6. Pakistan
    • Mỗi công ty cho vay thuộc diện Công ty tài chính phi ngân hàng (NBFC) chỉ có thể phát hành một Ứng dụng cho vay kỹ thuật số (DLA). Nhà phát triển nào tìm cách phát hành nhiều hơn một DLA cho mỗi NBFC sẽ có nguy cơ bị chấm dứt tài khoản nhà phát triển. Những tài khoản có liên kết với nhà phát triển cũng sẽ có nguy cơ bị chấm dứt tài khoản.
    • Bạn cần phải gửi bằng chứng về việc được SECP phê duyệt để cung cấp hoặc hỗ trợ các dịch vụ cho vay kỹ thuật số ở Pakistan.
  7. Thái Lan
    • Ứng dụng cho vay cá nhân dành cho thị trường Thái Lan với mức lãi suất từ 15% trở lên phải có giấy phép hợp lệ do Ngân hàng Thái Lan (BoT) hoặc Bộ Tài chính (MoF) cấp. Nhà phát triển phải nộp tài liệu chứng minh năng lực cung cấp hoặc hỗ trợ dịch vụ cho vay cá nhân ở Thái Lan. Tài liệu này phải bao gồm:
      • Một bản sao giấy phép do Ngân hàng Thái Lan cấp, trong đó cho phép hoạt động trong vai trò nhà cung cấp dịch vụ cho vay cá nhân hoặc tổ chức tín dụng siêu vi mô.
      • Một bản sao giấy phép kinh doanh tài chính cực vi mô (Pico-finance) do Bộ Tài chính cấp) nhằm cho phép hoạt động trong vai trò bên cho vay theo diện Pico hoặc Pico-plus.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.

Cờ bạc, trò chơi và cuộc thi bằng tiền thật

Chúng tôi chấp nhận các ứng dụng cờ bạc bằng tiền thật, quảng cáo liên quan đến cờ bạc bằng tiền thật, chương trình khách hàng thân thiết có kết quả được thiết kế như một trò chơi, cũng như ứng dụng thể thao ảo hằng ngày nếu những ứng dụng đó đáp ứng một số yêu cầu nhất định.

Ứng dụng cờ bạc

Tuỳ thuộc vào các quy định giới hạn và việc tuân thủ tất cả chính sách của Google Play, chúng tôi chấp nhận những ứng dụng cho phép hoặc hỗ trợ hoạt động cờ bạc trực tuyến tại một số quốc gia, với điều kiện Nhà phát triển phải hoàn thành quy trình đăng ký dành cho ứng dụng cờ bạc phân phối trên Google Play, là một nhà tổ chức được phê duyệt, thuộc chính phủ và/hoặc được đăng ký làm một nhà tổ chức được cấp phép với cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động cờ bạc của chính phủ tại quốc gia đã nêu và có giấy phép hoạt động hợp lệ tại quốc gia đã nêu đối với loại sản phẩm cờ bạc trực tuyến mà họ muốn cung cấp. 

Chúng tôi chỉ chấp nhận những ứng dụng cờ bạc được cấp phép hoặc uỷ quyền hợp lệ có những loại sản phẩm cờ bạc trực tuyến dưới đây 

  • Trò chơi đánh bạc trực tuyến
  • Cá cược thể thao
  • Đua ngựa (trong trường hợp môn này được quản lý và cấp phép một cách độc lập với Cá cược thể thao)
  • Xổ số
  • Môn thể thao ảo hằng ngày

Ứng dụng đủ điều kiện phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Nhà phát triển phải hoàn tất quy trình đăng ký thành công để được phép phân phối ứng dụng trên Google Play;
  • Ứng dụng phải tuân thủ tất cả luật và tiêu chuẩn ngành hiện hành ở mỗi quốc gia nơi ứng dụng được phân phối;
  • Nhà phát triển phải có giấy phép hoạt động cờ bạc hợp lệ ở mỗi quốc gia hoặc tiểu bang/lãnh thổ nơi ứng dụng được phân phối;
  • Nhà phát triển không được cung cấp một loại sản phẩm cờ bạc vượt quá phạm vi của giấy phép hoạt động cờ bạc;
  • Ứng dụng phải ngăn người dùng chưa đủ tuổi sử dụng ứng dụng đó;
  • Ứng dụng phải ngăn quyền truy cập và sử dụng ở các quốc gia, tiểu bang/lãnh thổ hoặc các khu vực địa lý không thuộc phạm vi của giấy phép hoạt động cờ bạc do nhà phát triển cung cấp;
  • Ứng dụng KHÔNG thể mua dưới dạng ứng dụng có tính phí trên Google Play và cũng KHÔNG được sử dụng tính năng thanh toán trong ứng dụng của Google Play;
  • Người dùng được miễn phí tải xuống và cài đặt ứng dụng qua Cửa hàng Google Play;
  • Ứng dụng phải được xếp hạng AO (Adult Only – Chỉ dành cho người lớn) hoặc xếp hạng tương đương theo IARC; và
  • Ứng dụng và trang thông tin ứng dụng phải cho thấy rõ thông tin về hoạt động cờ bạc có trách nhiệm.

Ứng dụng về trò chơi, cuộc thi và giải đấu bằng tiền thật khác

Đối với mọi ứng dụng khác không đáp ứng những yêu cầu nêu trên đối với ứng dụng cờ bạc, cũng như không có trong phần "Chương trình thí điểm khác cho trò chơi bằng tiền thật" nêu dưới đây, chúng tôi không chấp nhận những nội dung hoặc dịch vụ cho phép hoặc hỗ trợ người dùng cá cược, đặt cược hoặc tham gia bằng tiền thật (bao gồm cả việc mua hàng bằng tiền thật trong ứng dụng) để giành giải thưởng có giá trị bằng tiền thật. Loại nội dung hoặc dịch vụ này bao gồm nhưng không chỉ gồm sòng bạc trực tuyến, cá cược thể thao, xổ số và trò chơi chấp nhận tiền và trao giải thưởng bằng tiền mặt hoặc hiện vật có giá trị thực khác (trừ những chương trình được cho phép theo yêu cầu của Chương trình khách hàng thân thiết dạng trò chơi, theo mô tả dưới đây).

Ví dụ về trường hợp vi phạm

  • Trò chơi chấp nhận tiền để đổi lấy cơ hội giành giải thưởng bằng hiện vật hoặc bằng tiền
  • Ứng dụng có các phần tử hoặc tính năng điều hướng (ví dụ: mục trong trình đơn, thẻ, nút, chế độ xem web, v.v.) "kêu gọi" người dùng cá nhân cá cược, đặt cược hoặc tham gia các trò chơi, cuộc thi hoặc giải đấu bằng tiền thật, chẳng hạn như những ứng dụng mời người dùng “CÁ CƯỢC!” hoặc “ĐĂNG KÝ!” hoặc “HOÀN THÀNH!” một giải đấu để có cơ hội giành giải thưởng bằng tiền mặt.
  • Ứng dụng chấp nhận hoặc quản lý tiền đặt cược, đơn vị tiền tệ trong ứng dụng, tiền thắng cuộc hoặc tiền gửi để đánh bạc hoặc giành giải thưởng bằng tiền hoặc hiện vật.

Chương trình thí điểm về trò chơi khác bằng tiền thật

Chúng tôi đôi khi có thể triển khai chương trình thí điểm trong thời gian có hạn cho một số loại trò chơi bằng tiền thật ở một số khu vực chọn lọc. Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo trang này trên Trung tâm trợ giúp. Chương trình thí điểm về Trò chơi gắp phần thưởng trực tuyến tại Nhật Bản kết thúc vào ngày 11 tháng 7 năm 2023. Có hiệu lực từ ngày 12 tháng 7 năm 2023: ứng dụng Trò chơi gắp phần thưởng trực tuyến có thể xuất hiện trên Google Play trên toàn cầu nếu tuân thủ pháp luật hiện hành và đáp ứng một số yêu cầu nhất định.

Chương trình khách hàng thân thiết thiết kế như một trò chơi

Trong trường hợp được pháp luật cho phép và không phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung về hoạt động cờ bạc hoặc cấp phép trò chơi, chúng tôi chấp nhận những chương trình khách hàng thân thiết tặng thưởng cho người dùng bằng các giải thưởng thực tế hoặc số tiền tương đương khi những ứng dụng đó tuân thủ đầy đủ những yêu cầu dưới đây của Cửa hàng Play:

Đối với mọi ứng dụng (trò chơi và không phải trò chơi):

  • Các lợi ích, đặc quyền hoặc phần thưởng của chương trình khách hàng thân thiết phải mang tính bổ sung rõ ràng và ở cấp thấp hơn thấy rõ so với mọi giao dịch bằng tiền đủ điều kiện trong ứng dụng (trong đó giao dịch bằng tiền đủ điều kiện phải là giao dịch thực và độc lập nhằm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ mà không phụ thuộc vào chương trình khách hàng thân thiết). Những lợi ích như thế không cần phải mua hoặc ràng buộc với những phương thức trao đổi khác vi phạm các hạn chế trong Chính sách về cờ bạc, trò chơi và cuộc thi bằng tiền thật.
    • Ví dụ: Không có khoản nào của giao dịch bằng tiền đủ điều kiện có thể được coi là một khoản phí hoặc tiền cược nhằm tham gia chương trình khách hàng thân thiết. Ngoài ra, giao dịch bằng tiền đủ điều kiện không được dẫn đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ cao hơn giá thông thường.

Đối với ứng dụng Trò chơi:

  • Điểm khách hàng thân thiết hoặc phần thưởng kèm lợi ích, đặc quyền hoặc phần thưởng liên quan đến một giao dịch bằng tiền hợp lệ chỉ được trao tặng và sử dụng theo một tỷ lệ cố định. Tỷ lệ đó phải được nêu rõ trong ứng dụng và trong các quy tắc công khai chính thức của chương trình. Đồng thời, lợi ích hay giá trị đổi thưởng không được trao thông qua hình thức đặt cược, tặng thưởng hay tích lũy bằng thành tích trong trò chơi hoặc kết quả may rủi.

Đối với ứng dụng không phải Trò chơi:

  • Phần thưởng hoặc điểm khách hàng thân thiết có thể gắn với một cuộc thi hoặc kết quả may rủi nếu đáp ứng những yêu cầu được nêu dưới đây. Các chương trình khách hàng thân thiết có lợi ích, đặc quyền hoặc phần thưởng liên quan đến một giao dịch bằng tiền hợp lệ phải đáp ứng những yêu cầu sau:
    • Phát hành quy tắc chính thức của chương trình trong ứng dụng.
    • Đối với những chương trình có hệ thống trao thưởng mang tính biến đổi, tính may rủi hoặc ngẫu nhiên: phải công bố trong điều khoản chính thức của chương trình 1) tỷ lệ thắng cho mọi chương trình trao thưởng áp dụng tỷ lệ cố định để xác định phần thưởng và 2) phương pháp lựa chọn (ví dụ: những yếu tố dùng để xác định phần thưởng) cho mọi chương trình còn lại.
    • Nêu rõ số lượng người chiến thắng cố định, thời hạn tham gia cố định và ngày trao thưởng cho mỗi chương trình khuyến mãi, theo điều khoản chính thức của một chương trình có hoạt động xổ số, rút thăm trúng thưởng hoặc những chương trình khuyến mãi có hình thức tương tự.
    • Nêu rõ trong ứng dụng và các điều khoản chính thức của chương trình mọi tỷ lệ cố định áp dụng cho việc tích lũy hay sử dụng điểm khách hàng thân thiết hoặc phần thưởng cho khách hàng thân thiết.
Loại ứng dụng có Chương trình khách hàng thân thiết Chương trình khách hàng thân thiết dạng trò chơi và phần thưởng biến đổi Phần thưởng cho khách hàng thân thiết dựa trên tỷ lệ/lịch biểu cố định Phải có các điều khoản và điều kiện của chương trình khách hàng thân thiết Trong các điều khoản và điều kiện phải có thông tin về tỷ lệ thắng hoặc phương pháp lựa chọn đối với mọi chương trình khách hàng thân thiết dựa trên may rủi
Trò chơi Không được phép Được phép Bắt buộc Không áp dụng (ứng dụng trò chơi không được phép dựa trên yếu tố may rủi trong chương trình khách hàng thân thiết)
Ứng dụng không phải trò chơi Được phép Được phép Bắt buộc Bắt buộc

 

Quảng cáo cờ bạc hoặc trò chơi, cuộc thi và giải đấu bằng tiền thật trong ứng dụng được phân phối trên Play

Chúng tôi chấp nhận ứng dụng có quảng cáo về cờ bạc, trò chơi, cuộc thi và giải đấu bằng tiền thật nếu ứng dụng đó đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Ứng dụng và quảng cáo (gồm cả nhà quảng cáo) phải tuân thủ tất cả luật và tiêu chuẩn ngành hiện hành áp dụng cho mọi nơi mà quảng cáo này xuất hiện;
  • Quảng cáo phải đáp ứng mọi yêu cầu cấp phép quảng cáo hiện hành của địa phương đối với tất cả sản phẩm và dịch vụ liên quan đến cờ bạc có trong quảng cáo đó;
  • Ứng dụng không được hiển thị quảng cáo cờ bạc cho những cá nhân được xác định là dưới 18 tuổi;
  • Ứng dụng không được tham gia chương trình Được thiết kế cho gia đình;
  • Ứng dụng không được nhắm đến những cá nhân dưới 18 tuổi;
  • Trong trường hợp quảng cáo một ứng dụng cờ bạc (theo định nghĩa nêu trên), thì quảng cáo đó phải cho thấy rõ ràng thông tin về cờ bạc có trách nhiệm trên trang đích, trên chính trang thông tin ứng dụng được quảng cáo hoặc trong ứng dụng;
  • Ứng dụng không được cung cấp nội dung mô phỏng cờ bạc (ví dụ: ứng dụng sòng bạc trên mạng xã hội, ứng dụng có máy đánh bạc ảo);
  • Ứng dụng không được cung cấp chức năng đồng hành/hỗ trợ hoạt động cờ bạc hoặc trò chơi, xổ số hay giải đấu bằng tiền thật (ví dụ: chức năng hỗ trợ đặt cược, thanh toán, theo dõi tỷ số/tỷ lệ cược/hiệu quả thi đấu hoặc quản lý quỹ tham gia);
  • Nội dung ứng dụng không được quảng bá hoặc hướng người dùng đến dịch vụ cờ bạc hoặc trò chơi, xổ số hay giải đấu bằng tiền thật

Chỉ những ứng dụng đáp ứng tất cả yêu cầu trong phần nêu trên mới có thể chứa quảng cáo về cờ bạc hoặc trò chơi, xổ số hay giải đấu bằng tiền thật. Ứng dụng cờ bạc được chấp nhận (theo định nghĩa ở trên) hoặc Ứng dụng thể thao ảo hằng ngày được chấp nhận (theo định nghĩa dưới đây) có thể chứa quảng cáo về cờ bạc hoặc trò chơi, xổ số hay giải đấu bằng tiền thật nếu đáp ứng những yêu cầu từ 1 đến 6 nêu trên.

Ví dụ về trường hợp vi phạm

  • Ứng dụng được thiết kế dành cho người dùng chưa đủ tuổi và hiển thị quảng cáo nhằm quảng bá dịch vụ cờ bạc
  • Trò chơi sòng bạc mô phỏng nhằm quảng bá hoặc hướng người dùng đến sòng bạc sử dụng tiền thật
  • Ứng dụng theo dõi tỷ lệ cá cược thể thao chuyên dụng có tích hợp quảng cáo cờ bạc liên kết với một trang web cá cược thể thao
  • Ứng dụng có quảng cáo cờ bạc vi phạm chính sách của chúng tôi về Quảng cáo lừa đảo, chẳng hạn như quảng cáo hiển thị cho người dùng dưới dạng nút, biểu tượng hoặc các yếu tố tương tác khác trong ứng dụng

Ứng dụng Thể thao ảo hằng ngày (DFS)

Chúng tôi chỉ chấp nhận ứng dụng thể thao ảo hằng ngày (DFS), theo định nghĩa của luật địa phương hiện hành, nếu ứng dụng đó đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Ứng dụng 1) chỉ được phân phối tại Hoa Kỳ hoặc 2) đáp ứng đầy đủ những yêu cầu và quy trình đăng ký nêu trên đối với Ứng dụng cờ bạc cho các quốc gia ngoài Hoa Kỳ;
  • Nhà phát triển phải hoàn tất thành công quy trình đăng ký DFS và được chấp nhận để có thể phân phối ứng dụng này trên Play;
  • Ứng dụng phải tuân thủ tất cả luật và tiêu chuẩn ngành hiện hành tại những quốc gia nơi ứng dụng được phân phối;
  • Ứng dụng phải ngăn người dùng chưa đủ tuổi thực hiện hoạt động cá cược hoặc thực hiện giao dịch bằng tiền trong ứng dụng;
  • Ứng dụng KHÔNG thể mua dưới dạng ứng dụng có tính phí trên Google Play và cũng KHÔNG được sử dụng tính năng thanh toán trong ứng dụng của Google Play;
  • Người dùng được miễn phí tải xuống và cài đặt ứng dụng qua Cửa hàng Play;
  • Ứng dụng phải được xếp hạng AO (Adult Only – Chỉ dành cho người lớn) hoặc xếp hạng tương đương theo IARC
  • Ứng dụng và trang thông tin ứng dụng phải cho thấy rõ ràng thông tin về cờ bạc có trách nhiệm;
  • Ứng dụng phải tuân thủ tất cả luật và tiêu chuẩn ngành hiện hành ở mọi tiểu bang hoặc lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ nơi ứng dụng được phân phối;
  • Nhà phát triển phải có giấy phép hợp lệ ở mỗi tiểu bang hoặc lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ có yêu cầu về giấy phép đối với ứng dụng thể thao ảo hằng ngày;
  • Ứng dụng phải ngăn việc sử dụng ở các tiểu bang hay lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ mà tại đó nhà phát triển không có giấy phép cần thiết cho ứng dụng thể thao ảo hằng ngày; và
  • Ứng dụng phải ngăn việc sử dụng ở các tiểu bang hay lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ mà tại đó ứng dụng thể thao ảo hằng ngày là bất hợp pháp.

Hoạt động bất hợp pháp

Chúng tôi không cho phép các ứng dụng tạo điều kiện hoặc quảng bá những hoạt động bất hợp pháp.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Tạo điều kiện cho hành vi mua bán thuốc bất hợp pháp.
  • Mô tả hoặc khuyến khích trẻ vị thành niên sử dụng hoặc bán ma tuý, rượu bia hoặc thuốc lá.
  • Hướng dẫn trồng hoặc sản xuất thuốc bất hợp pháp.

Nội dung do người dùng tạo

Nội dung do người dùng tạo (UGC) là nội dung do người dùng đóng góp cho một ứng dụng mà ít nhất một nhóm người cùng sử dụng ứng dụng này có thể nhìn thấy hoặc truy cập nội dung đó.

Ứng dụng chứa hoặc giới thiệu UGC (bao gồm cả ứng dụng là trình duyệt hoặc ứng dụng chuyên biệt để hướng người dùng đến một nền tảng UGC) phải triển khai cơ chế kiểm duyệt UGC liên tục, mạnh mẽ và hiệu quả trong đó:

  • Yêu cầu người dùng chấp nhận điều khoản sử dụng và/hoặc chính sách người dùng của ứng dụng trước khi họ có thể tạo hoặc tải UGC lên;
  • Định nghĩa hành vi và nội dung gây khó chịu (sao cho phù hợp với quy định trong Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play), đồng thời cấm những nội dung và hành vi đó trong điều khoản sử dụng hoặc chính sách người dùng của ứng dụng;
  • Tiến hành kiểm duyệt UGC theo cách thức hợp lý và nhất quán với loại UGC được lưu trữ trong ứng dụng. Bao gồm cả việc cung cấp hệ thống trong ứng dụng để báo cáo và chặn người dùng và UGC gây khó chịu, đồng thời xử lý UGC hoặc người dùng khi thích hợp. Từng loại trải nghiệm UGC có thể có yêu cầu riêng về biện pháp kiểm duyệt. Ví dụ:
    • Ứng dụng có UGC nhận dạng một nhóm người dùng cụ thể thông qua những cách thức như xác minh người dùng hoặc đăng ký ngoại tuyến (ví dụ: ứng dụng được sử dụng riêng trong một trường học hoặc công ty cụ thể, v.v.) phải cung cấp chức năng báo cáo nội dung và người dùng trong ứng dụng.
    • Tính năng liên quan đến UGC hỗ trợ người dùng tương tác 1:1 với những người dùng cụ thể (ví dụ: nhắn tin trực tiếp, gắn thẻ, đề cập đến, v.v.) phải cung cấp chức năng chặn người dùng trong ứng dụng.
    • Ứng dụng cung cấp quyền truy cập vào UGC vốn có thể truy cập công khai (chẳng hạn như ứng dụng mạng xã hội và ứng dụng viết blog) phải triển khai trong ứng dụng chức năng báo cáo người dùng và nội dung cũng như chức năng chặn người dùng.
    • Đối với ứng dụng thực tế tăng cường (AR), cơ chế kiểm duyệt UGC (bao gồm cả hệ thống báo cáo trong ứng dụng) phải xem xét cả UGC gây khó chịu trong chế độ AR (ví dụ như hình ảnh khiêu dâm trong chế độ AR) và vị trí neo nhạy cảm trong chế độ AR (chẳng hạn như nội dung AR neo vào một khu vực cấm như căn cứ quân sự hoặc khu vực tư nhân mà việc neo vị trí trong chế độ AR này có thể gây phiền toái cho chủ sở hữu khu vực đó).
  • Cung cấp các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn việc khuyến khích người dùng thực hiện hành vi gây khó chịu nhằm mục đích kiếm tiền trong ứng dụng.

Nội dung tình dục tình cờ

Nội dung tình dục được coi là "tình cờ" nếu xuất hiện trong một ứng dụng có UGC và ứng dụng đó (1) cung cấp quyền truy cập vào nội dung phần lớn không phải nội dung tình dục, và (2) không chủ động quảng bá hay đề xuất nội dung tình dục. Nội dung tình dục mà luật hiện hành xác định là bất hợp pháp cũng như nội dung gây nguy hiểm cho trẻ em không được coi là "tình cờ" và không được cho phép.

Ứng dụng có UGC có thể chứa nội dung tình dục tình cờ nếu đáp ứng tất cả yêu cầu sau đây:

  • Nội dung đó mặc định bị ẩn bằng các bộ lọc đòi hỏi người dùng phải thực hiện tối thiểu 2 thao tác để tắt hoàn toàn (ví dụ: dùng một nội dung xen kẽ làm rối hoặc loại bỏ khỏi chế độ xem theo mặc định trừ phi người dùng tắt chế độ "tìm kiếm an toàn").
  • Trẻ em, theo định nghĩa trong Chính sách về gia đình, bị nghiêm cấm truy cập vào ứng dụng của bạn nhờ các hệ thống sàng lọc độ tuổi như cơ chế sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận hoặc một hệ thống thích hợp theo quy định của luật hiện hành.
  • Ứng dụng của bạn đưa ra câu trả lời chính xác cho bộ câu hỏi phân loại nội dung liên quan đến UGC, theo yêu cầu của Chính sách về việc phân loại nội dung.

Ứng dụng có mục đích chính là lưu trữ UGC gây khó chịu sẽ bị xoá khỏi Google Play. Tương tự như vậy, những ứng dụng được sử dụng chủ yếu cho mục đích lưu trữ UGC gây khó chịu, hoặc được người dùng biết đến như một nơi có nhiều nội dung như vậy, cũng sẽ bị xoá khỏi Google Play.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Quảng bá nội dung khiêu dâm do người dùng tạo, bao gồm cả việc triển khai hoặc cho phép các tính năng có tính phí có mục đích chủ yếu là khuyến khích việc chia sẻ nội dung phản cảm.
  • Ứng dụng có nội dung do người dùng tạo (UGC) mà thiếu các biện pháp bảo vệ đầy đủ trước các mối đe dọa, quấy rối hoặc bắt nạt, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên.
  • Bài đăng, nhận xét hoặc ảnh trong ứng dụng chủ yếu nhằm quấy rối hoặc cô lập một người khác để ngược đãi, tấn công ác ý hoặc nhạo báng người đó.
  • Ứng dụng liên tục bỏ qua không giải quyết khiếu nại của người dùng về nội dung phản cảm.

Nội dung và dịch vụ về sức khoẻ

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng khiến người dùng tiếp xúc với các dịch vụ và nội dung có hại cho sức khoẻ. 

Nếu ứng dụng của bạn chứa hoặc quảng bá các dịch vụ và nội dung về sức khoẻ, bạn phải đảm bảo ứng dụng tuân thủ mọi luật và quy định hiện hành.

Thuốc theo toa

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng hỗ trợ bán hoặc mua thuốc theo toa mà không có toa thuốc.

Chất không được chấp thuận

Google Play không cho phép các ứng dụng quảng bá hoặc bán các chất không được chấp thuận, bất kể mọi tuyên bố về tính hợp pháp. 
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Tất cả sản phẩm trong danh sách dược phẩm và sản phẩm bổ sung bị cấm (chưa đầy đủ) này.

  • Sản phẩm có chứa tinh chất cây ma hoàng.

  • Sản phẩm có chứa kích thích tố của nhau thai người (hCG) liên quan đến việc giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng hoặc khi được quảng cáo cùng với steroid đồng hoá.

  • Thực phẩm chức năng thảo dược và ăn kiêng với các thành phần hoạt tính dược phẩm hoặc nguy hiểm.

  • Tuyên bố có lợi cho sức khoẻ sai trái hoặc gây hiểu lầm, bao gồm tuyên bố ngụ ý rằng sản phẩm có tác dụng như thuốc theo toa hoặc chất bị kiểm soát.

  • Các sản phẩm không được chính quyền phê duyệt được tiếp thị theo cách ngụ ý rằng chúng an toàn hoặc hiệu quả cho mục đích phòng ngừa, chữa trị hoặc điều trị bệnh hay thương tích cụ thể.

  • Sản phẩm chịu bất kỳ biện pháp xử lý hoặc cảnh báo nào của chính phủ hoặc cơ quan quản lý.

  • Sản phẩm có tên gần giống gây nhầm lẫn với dược phẩm/thực phẩm chức năng hay chất bị kiểm soát không được chấp thuận.

Để biết thêm thông tin về những loại dược phẩm và sản phẩm bổ sung không được chấp thuận hoặc gây hiểu lầm mà chúng tôi theo dõi, vui lòng truy cập vào www.legitscript.com.

Thông tin sai lệch về sức khoẻ

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng có tuyên bố gây hiểu lầm về sức khoẻ, mâu thuẫn với sự đồng thuận y tế hiện có hoặc có thể gây hại cho người dùng.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Tuyên bố gây hiểu lầm về vắc-xin, chẳng hạn như vắc-xin có thể thay đổi DNA ở người.
  • Ủng hộ các phương pháp điều trị có hại, không được chấp thuận.
  • Ủng hộ các phương pháp có hại cho sức khoẻ khác, chẳng hạn như liệu pháp chữa trị đồng tính.

Quy định hạn chế liên quan đến COVID-19

Chức năng y tế

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng giới thiệu các chức năng gây hiểu lầm hoặc có thể gây hại liên quan tới y tế hoặc sức khoẻ. Ví dụ: Chúng tôi không cho phép các ứng dụng tự nhận là có chức năng đo nồng độ oxy trong máu chỉ dựa trên ứng dụng. Các ứng dụng đo nồng độ oxy trong máu phải có sự hỗ trợ của cảm biến tích hợp trên phần cứng, thiết bị đeo hoặc điện thoại thông minh chuyên dụng bên ngoài được thiết kế nhằm hỗ trợ chức năng đo nồng độ oxy trong máu. Các ứng dụng được hỗ trợ này cũng phải có tuyên bố từ chối trách nhiệm trong siêu dữ liệu, nêu rõ rằng ứng dụng không nhằm mục đích sử dụng trong y tế, chỉ được thiết kế cho mục đích thể dục và sức khoẻ chung, không phải là thiết bị y tế, đồng thời phải công bố chính xác kiểu thiết bị/kiểu phần cứng tương thích.

Thanh toán – Dịch vụ lâm sàng

Các giao dịch liên quan đến dịch vụ lâm sàng thuộc diện quản lý không nên sử dụng hệ thống thanh toán của Google Play. Để biết thêm thông tin, hãy xem Tìm hiểu chính sách thanh toán của Google Play.

Dữ liệu của Health Connect

Dữ liệu truy cập được qua quyền Health Connect được coi là dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng theo chính sách Dữ liệu người dùng và phải tuân theo những yêu cầu bổ sung.

Nội dung dựa trên chuỗi khối (blockchain)

Khi mà công nghệ blockchain (chuỗi khối) đang phát triển ngày một nhanh chóng, chúng tôi mong muốn tạo ra một nền tảng cho nhà phát triển thoả sức sáng tạo để xây dựng trải nghiệm ngày càng phong phú và sống động cho người dùng.

Trong phạm vi chính sách này, chúng tôi coi nội dung dùng công nghệ blockchain là tài sản kỹ thuật số được mã hoá và bảo mật trên một blockchain. Nếu có nội dung dùng công nghệ blockchain, ứng dụng của bạn phải tuân thủ những yêu cầu này.

Sàn giao dịch tiền mã hoá và Ví phần mềm

Việc mua bán, trao đổi hay giữ tiền mã hoá thực hiện tại các khu vực tài phán được quản lý phải được tiến hành thông qua dịch vụ có chứng nhận.

Bạn cũng phải tuân thủ mọi quy định hiện hành của quốc gia/khu vực nơi ứng dụng của bạn nhắm đến và tránh phát hành ứng dụng ở những nơi cấm sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp. Google Play có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin hoặc tài liệu để chắc chắn rằng ứng dụng của bạn tuân thủ quy định hiện hành hoặc các yêu cầu về giấy phép.

Đào tài sản mã hoá

Chúng tôi không cho phép ứng dụng đào tiền mã hoá trên thiết bị. Chúng tôi cho phép các ứng dụng quản lý từ xa việc đào tiền mã hoá.

Yêu cầu về tính minh bạch khi phân phối Tài sản kỹ thuật số được mã hoá

Nếu ứng dụng của bạn bán hoặc cho phép người dùng nhận tài sản kỹ thuật số được mã hoá, bạn phải khai báo điều này tại biểu mẫu khai báo Tính năng tài chính (ở trang Nội dung ứng dụng trong Play Console).

Khi tạo sản phẩm trong ứng dụng, trong phần thông tin về sản phẩm, bạn phải nêu rõ sản phẩm đó là Tài sản kỹ thuật số được mã hoá. Để biết thêm hướng dẫn, hãy xem nội dung Tạo sản phẩm trong ứng dụng.

Bạn không được giới thiệu hay tâng bốc tiềm năng kiếm tiền từ hoạt động chơi và giao dịch.

Yêu cầu bổ sung đối với việc thiết kế như một trò chơi có sử dụng NFT

Theo yêu cầu của Chính sách về cờ bạc, trò chơi và cuộc thi bằng tiền thật của Google Play, ứng dụng cờ bạc có tích hợp tài sản kỹ thuật số được mã hoá (chẳng hạn như NFT) phải hoàn tất quy trình đăng ký.

Đối với những ứng dụng không đáp ứng điều kiện trở thành ứng dụng cờ bạc và không thuộc Chương trình thí điểm khác cho trò chơi bằng tiền thật, không được dùng bất kỳ giá trị bằng tiền nào để đổi lấy cơ hội nhận một NFT chưa rõ giá trị. NFT mà người dùng mua chỉ được dùng để tiêu thụ hoặc sử dụng trong trò chơi nhằm nâng cao trải nghiệm hoặc nhận hỗ trợ để tiến xa hơn trong tiến trình chơi. Không được cá cược hoặc stake NFT để đổi lấy cơ hội thắng giải thưởng có giá trị bằng tiền trong thế giới thực (bao gồm cả NFT khác).

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Ứng dụng bán gói NFT nhưng không công bố nội dung cụ thể và giá trị của NFT.
  • Trò chơi đánh bạc trên mạng xã hội yêu cầu mua lượt chơi bằng tiền (chẳng hạn như máy đánh bạc) có tặng thưởng NFT.

Nội dung do AI tạo

Khi các mô hình AI tạo sinh ngày càng trở nên phổ biến hơn cho các nhà phát triển, bạn có thể kết hợp những mô hình này vào ứng dụng của mình để tăng mức độ tương tác và nâng cao trải nghiệm người dùng. Google Play muốn góp phần đảm bảo rằng nội dung do AI tạo ra luôn an toàn cho mọi người dùng, đồng thời cân nhắc ý kiến phản hồi của người dùng để thúc đẩy sự đổi mới có trách nhiệm.

Nội dung do AI tạo

Nội dung do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra là nội dung tạo bởi các mô hình AI tạo sinh dựa trên câu lệnh của người dùng. Ví dụ về nội dung do AI tạo:

  • Các bot trò chuyện bằng văn bản dựa trên AI tạo sinh, trong đó hoạt động tương tác với bot trò chuyện là tính năng cốt lõi của ứng dụng
  • Hình ảnh do AI tạo ra dựa trên các câu lệnh dạng văn bản, hình ảnh hoặc giọng nói

Để đảm bảo sự an toàn cho người dùng và phù hợp với Phạm vi áp dụng chính sách của Google Play, các ứng dụng dùng AI để tạo nội dung phải tuân thủ Chính sách hiện hành của Google Play dành cho nhà phát triển, trong đó có cả quy định ngăn cấm việc tạo Nội dung bị hạn chế, chẳng hạn như nội dung tiếp tay cho hành vi bóc lột hoặc ngược đãi trẻ em và nội dung tạo điều kiện thực hiện Hành vi lừa đảo.

Các ứng dụng dùng AI để tạo nội dung phải có tính năng cho người dùng báo lỗi vi phạm hoặc gắn cờ trong ứng dụng. Theo đó, người dùng có thể báo vi phạm hoặc gắn cờ nội dung phản cảm tới nhà phát triển mà không cần phải thoát khỏi ứng dụng. Các nhà phát triển nên dựa vào báo cáo của người dùng để lọc và kiểm duyệt nội dung trong ứng dụng của họ chính xác hơn.


Tài sản trí tuệ

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng hoặc tài khoản nhà phát triển vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác (bao gồm nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế, bí mật thương mại và các quyền sở hữu khác). Chúng tôi cũng không cho phép những ứng dụng khuyến khích hay xúi giục vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chúng tôi sẽ phản hồi các thông báo rõ ràng cáo buộc hành vi vi phạm bản quyền. Để biết thêm thông tin hoặc gửi yêu cầu về Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ (DMCA), vui lòng truy cập Quy trình báo cáo nội dung vi phạm bản quyền của chúng tôi.

Để gửi khiếu nại về việc bán hoặc quảng cáo bán hàng giả trong một ứng dụng, vui lòng gửi cho chúng tôi một thông báo về hàng giả.

Nếu bạn là chủ sở hữu nhãn hiệu và bạn cho rằng có một ứng dụng trên Google Play vi phạm các quyền nhãn hiệu của bạn, thì bạn nên liên hệ trực tiếp với nhà phát triển để giải quyết mối quan ngại của mình. Nếu bạn và nhà phát triển đó không thể thống nhất phương án giải quyết, vui lòng gửi khiếu nại về nhãn hiệu thông qua biểu mẫu này.

Nếu bạn có tài liệu bằng văn bản chứng minh rằng bạn có quyền sử dụng tài sản trí tuệ của bên thứ ba trong ứng dụng hoặc trang thông tin của mình trên cửa hàng Play (chẳng hạn như tên thương hiệu, biểu trưng và nội dung đồ họa), vui lòng liên hệ với nhóm Google Play trước khi gửi tài liệu này để đảm bảo rằng ứng dụng của bạn không bị từ chối do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sử dụng trái phép Nội dung có bản quyền

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng vi phạm bản quyền. Sửa đổi nội dung có bản quyền có thể vẫn dẫn tới vi phạm. Chúng tôi có thể yêu cầu nhà phát triển cung cấp bằng chứng về quyền sử dụng nội dung có bản quyền.

Hãy cẩn trọng khi sử dụng nội dung có bản quyền để chứng minh chức năng của ứng dụng. Nhìn chung, phương pháp an toàn nhất là tạo nội dung gốc.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Ảnh bìa cho album nhạc, trò chơi điện tử và sách.
  • Hình ảnh tiếp thị từ phim, chương trình truyền hình hoặc trò chơi điện tử.
  • Các tác phẩm nghệ thuật hoặc hình ảnh từ truyện tranh, phim hoạt hình, phim, video ca nhạc hoặc truyền hình.
  • Biểu trưng của trường đại học và đội thể thao chuyên nghiệp.
  • Ảnh chụp từ tài khoản mạng xã hội của một người nổi tiếng.
  • Hình ảnh nghề nghiệp của người nổi tiếng.
  • Các bản sao chép hoặc “tác phẩm nghệ thuật cộng đồng” không thể phân biệt được với tác phẩm gốc có bản quyền.
  • Những ứng dụng có bảng chỉnh âm thanh phát đoạn âm thanh từ nội dung có bản quyền.
  • Các bản sao chép đầy đủ hoặc bản dịch các cuốn sách không có trong phạm vi công cộng.

Khuyến khích hành vi vi phạm bản quyền

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng xúi giục hoặc khuyến khích hành vi vi phạm bản quyền. Trước khi phát hành ứng dụng, bạn hãy kiểm tra xem liệu ứng dụng của bạn có thể đang khuyến khích hành vi vi phạm bản quyền hay không và xin tư vấn pháp lý nếu cần.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Những ứng dụng truyền trực tuyến cho phép người dùng tải xuống bản sao cục bộ của nội dung có bản quyền khi chưa được cho phép.

  • Những ứng dụng khuyến khích người dùng truyền trực tuyến và tải xuống tác phẩm có bản quyền, bao gồm bản nhạc và video vi phạm luật bản quyền hiện hành:

     

    ① Mô tả trong trang thông tin ứng dụng này khuyến khích người dùng tải xuống nội dung có bản quyền khi chưa được cho phép.
    ② Ảnh chụp màn hình trong trang thông tin ứng dụng này khuyến khích người dùng tải xuống nội dung có bản quyền khi chưa được cho phép.

Vi phạm nhãn hiệu

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng vi phạm nhãn hiệu của người khác. Nhãn hiệu là một từ, biểu tượng hoặc tổ hợp nhận dạng nguồn gốc của một hàng hóa hoặc dịch vụ. Sau khi được cấp, nhãn hiệu sẽ cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đối với một số hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định.

Vi phạm nhãn hiệu là sử dụng không đúng hoặc trái phép một nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự theo cách có thể gây ra nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm đó. Nếu ứng dụng của bạn sử dụng nhãn hiệu của một bên khác theo cách có thể gây ra nhầm lẫn thì ứng dụng đó có thể bị tạm ngưng.

Hàng giả

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng bán hoặc quảng bá việc bán hàng giả. Hàng giả có nhãn hiệu hoặc biểu trưng giống hoặc về căn bản không thể phân biệt được với nhãn hiệu của hàng hóa khác. Hàng giả bắt chước đặc điểm thương hiệu của sản phẩm nhằm mạo nhận là sản phẩm chính hãng của chủ sở hữu thương hiệu.

Quyền riêng tư, hành vi lừa đảo và hành vi sử dụng thiết bị sai mục đích

Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, đồng thời, đem lại cho người dùng một môi trường an toàn và bảo mật. Chúng tôi nghiêm cấm những ứng dụng lừa đảo, độc hại hoặc nhằm mục đích lạm dụng hay sử dụng sai bất kỳ mạng, thiết bị hoặc dữ liệu cá nhân nào.

Dữ liệu của người dùng

Bạn phải minh bạch về cách bạn xử lý dữ liệu người dùng (ví dụ: thông tin bạn thu thập về người dùng hoặc do người dùng cung cấp, bao gồm cả thông tin thiết bị). Tức là công bố thông tin về quyền truy cập, thu thập, sử dụng, xử lý và chia sẻ dữ liệu người dùng trên ứng dụng của bạn, cũng như giới hạn phạm vi sử dụng dữ liệu đó cho các mục đích tuân thủ chính sách đã công bố. Xin lưu ý rằng mọi hoạt động xử lý dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng đều phải tuân theo các yêu cầu bổ sung trong phần "Dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng" dưới đây. Những yêu cầu này của Google Play bổ sung cho mọi yêu cầu quy định trong các luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư hiện hành.

Nếu dùng mã của bên thứ ba (ví dụ: SDK) trong ứng dụng, thì bạn phải đảm bảo rằng mã và các phương pháp của bên thứ ba liên quan đến dữ liệu người dùng trong ứng dụng của bạn cũng phải tuân thủ Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play (bao gồm cả các yêu cầu về việc sử dụng và công bố thông tin). Ví dụ: bạn phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp SDK của bạn không bán dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng lấy từ ứng dụng của bạn. Yêu cầu này áp dụng bất kể dữ liệu người dùng được chuyển sau khi được gửi đến máy chủ, hay bằng cách nhúng mã của bên thứ ba vào ứng dụng của bạn.

Dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng

Dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng bao gồm nhưng không giới hạn ở thông tin nhận dạng cá nhân, thông tin tài chính và thanh toán, thông tin xác thực, danh bạ điện thoại, thông tin liên hệ, thông tin vị trí của thiết bị, dữ liệu liên quan đến cuộc gọi và tin nhắn SMS, dữ liệu sức khoẻ, dữ liệu Health Connect, danh sách ứng dụng khác trên thiết bị, micrô, máy ảnh, dữ liệu sử dụng và dữ liệu nhạy cảm khác liên quan đến thiết bị. Nếu ứng dụng của bạn xử lý dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng, thì bạn phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Chỉ truy cập, thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng có được qua ứng dụng cho chức năng của ứng dụng và dịch vụ cũng như các mục đích tuân thủ chính sách đúng như sự mong đợi chính đáng của người dùng:
    • Ứng dụng mở rộng phạm vi sử dụng dữ liệu riêng tư và cá nhân của người dùng nhằm phân phát quảng cáo phải tuân thủ Chính sách quảng cáo của Google Play.
    • Bạn cũng có thể chuyển dữ liệu khi cần cho nhà cung cấp dịch vụ hoặc vì lý do pháp lý như để tuân thủ yêu cầu hợp lệ của chính phủ, luật hiện hành hoặc trong phạm vi của hoạt động sáp nhập hoặc mua lại, với điều kiện bạn đã gửi cho người dùng thông báo thích hợp về mặt pháp lý.
  • Xử lý an toàn tất cả dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng, bao gồm cả hoạt động truyền dữ liệu đó bằng phương thức mã hoá hiện đại (ví dụ như qua HTTPS).
  • Yêu cầu quyền khi bắt đầu chạy bất cứ khi nào có thể, trước khi truy cập dữ liệu do các quyền của Android kiểm soát.
  • Không được bán dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng.
    • "Bán" tức là trao đổi hoặc chuyển dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng cho bên thứ ba để lấy tiền.
      • Hành động chuyển dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng theo yêu cầu của chính người dùng (ví dụ: khi người dùng sử dụng một tính năng của ứng dụng để chuyển tệp cho bên thứ ba hoặc khi người dùng chọn sử dụng một ứng dụng dành riêng cho mục đích nghiên cứu), không được coi là bán.

Yêu cầu về việc công bố thông tin rõ ràng và sự đồng ý

Trong trường hợp hoạt động truy cập, thu thập, sử dụng hoặc chia sẻ dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng trong ứng dụng có thể không như sự mong đợi chính đáng của người dùng sản phẩm hoặc tính năng liên quan (ví dụ: nếu hoạt động thu thập dữ liệu diễn ra ở chế độ nền khi người dùng không sử dụng ứng dụng của bạn), bạn phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

Thông tin công bố nổi bật: Bạn phải công bố thông tin trong ứng dụng về việc truy cập, thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu. Thông tin công bố trong ứng dụng:

  • Phải nằm trong ứng dụng chứ không chỉ trong phần mô tả ứng dụng hay trên một trang web;
  • Phải nhìn thấy được trong quá trình sử dụng ứng dụng bình thường và không yêu cầu người dùng di chuyển đến một trình đơn hay chế độ cài đặt;
  • Phải mô tả dữ liệu mà bạn truy cập hoặc thu thập;
  • Phải giải thích cách bạn sẽ sử dụng và/hoặc chia sẻ dữ liệu;
  • Không được chỉ xuất hiện ở phần chính sách quyền riêng tư hoặc điều khoản dịch vụ; và
  • Không được đi kèm với thông tin công bố khác không liên quan đến hoạt động thu thập dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng.

Sự đồng ý và quyền khi bắt đầu chạy: Nội dung yêu cầu người dùng đồng ý trong ứng dụng và yêu cầu quyền khi bắt đầu chạy phải được đặt ngay trước thông tin công bố trong ứng dụng đáp ứng yêu cầu của chính sách này. Thông báo yêu cầu sự đồng ý của người dùng trong ứng dụng:

  • Phải trình bày hộp thoại đồng ý một cách rõ ràng;
  • Phải yêu cầu người dùng thực hiện thao tác xác nhận (ví dụ: nhấn để chấp nhận hoặc đánh dấu vào hộp kiểm);
  • Không được xem việc rời khỏi trang thông tin công bố (bao gồm cả hành động nhấn nút thoát, nút quay lại hoặc nút màn hình chính) là hành động thể hiện sự đồng ý;
  • Không được dùng thông báo tự động đóng hoặc tự động hết hạn làm phương thức để có được sự đồng ý của người dùng; và
  • Phải được người dùng cấp quyền trước khi ứng dụng của bạn có thể bắt đầu thu thập hoặc truy cập vào dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng.

Ứng dụng dựa vào các cơ sở pháp lý khác để xử lý dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng mà không cần sự đồng ý (chẳng hạn như lợi ích chính đáng theo Quy định chung về việc bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu) phải tuân thủ tất cả yêu cầu pháp lý hiện hành cũng như đưa ra thông tin công bố thích hợp cho người dùng (bao gồm cả thông tin công bố trong ứng dụng theo yêu cầu của chính sách này).

Để đáp ứng các yêu cầu của chính sách, bạn nên tham khảo ví dụ về các mẫu Thông tin công bố nổi bật sau đây nếu cần thiết:

  • “[Ứng dụng này] thu thập/truyền/đồng bộ hoá/lưu trữ [loại dữ liệu] để cung cấp  ["tính năng"], [trong trường hợp nào].”
  • Ví dụ: “Fitness Funds thu thập dữ liệu vị trí để cung cấp tính năng theo dõi thể chất ngay cả khi bạn đóng hoặc không sử dụng ứng dụng. Ngoài ra, dữ liệu vị trí còn được dùng để hỗ trợ hoạt động quảng cáo.” 
  • Ví dụ: “Call buddy thu thập dữ liệu đọc và ghi nhật ký cuộc gọi để cung cấp tính năng liên hệ với tổ chức ngay cả khi bạn không sử dụng ứng dụng này.”

Nếu ứng dụng của bạn tích hợp mã của bên thứ ba (ví dụ: SDK) được thiết kế để thu thập dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng theo mặc định, thì trong vòng 2 tuần kể từ khi nhận được yêu cầu của Google Play (hoặc nếu yêu cầu của Google Play đề xuất khoảng thời gian dài hơn, trong khoảng thời gian đó), bạn phải cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng ứng dụng của bạn đáp ứng các Yêu cầu về sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật của chính sách này, bao gồm cả hoạt động truy cập, thu thập, sử dụng hoặc chia sẻ dữ liệu qua mã của bên thứ ba.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Một ứng dụng thu thập thông tin vị trí của thiết bị nhưng không công bố nổi bật thông tin giải thích tính năng nào sử dụng dữ liệu đó và/hoặc chỉ báo việc ứng dụng sử dụng dữ liệu đó trong chế độ nền.
  • Một ứng dụng có quyền khi bắt đầu chạy yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu trước khi công bố nổi bật thông tin chỉ rõ mục đích sử dụng dữ liệu.
  • Một ứng dụng truy cập danh sách ứng dụng mà người dùng đã cài đặt nhưng không coi dữ liệu này là dữ liệu riêng tư hay nhạy cảm thuộc đối tượng phải tuân thủ các yêu cầu của Chính sách quyền riêng tư cũng như các yêu cầu về việc xử lý dữ liệu, sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật như nêu trên.
  • Một ứng dụng truy cập dữ liệu danh bạ hay dữ liệu về điện thoại của người dùng nhưng không coi dữ liệu này là dữ liệu riêng tư hay nhạy cảm thuộc đối tượng phải tuân thủ các yêu cầu của Chính sách quyền riêng tư cũng như các yêu cầu về việc xử lý dữ liệu, sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật như nêu trên.
  • Một ứng dụng ghi lại màn hình của người dùng nhưng không coi dữ liệu này là dữ liệu riêng tư hoặc nhạy cảm thuộc đối tượng phải tuân thủ chính sách này.
  • Một ứng dụng thu thập thông tin vị trí của thiết bị mà không công bố thông tin đầy đủ về việc sử dụng dữ liệu này và chưa nhận được sự đồng ý theo các yêu cầu nêu trên.
  • Một ứng dụng sử dụng các quyền bị hạn chế khi hoạt động ở chế độ nền, bao gồm cả các quyền cho mục đích theo dõi, nghiên cứu hoặc tiếp thị nhưng không tiết lộ thông tin đầy đủ về việc sử dụng các quyền đó cũng như chưa nhận được sự đồng ý theo các yêu cầu nêu trên. 
  • Một ứng dụng có SDK thu thập dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng nhưng không coi dữ liệu này là đối tượng phải tuân thủ các yêu cầu của Chính sách dữ liệu người dùng này, cũng như các yêu cầu về quyền truy cập, xử lý dữ liệu (bao gồm cả hành vi bán thông tin không được phép) cũng như các yêu cầu về sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật.

Hãy tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin liên quan đến Yêu cầu về sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật

Những hạn chế đối với quyền truy cập vào dữ liệu riêng tư và nhạy cảm

Ngoài những yêu cầu nêu trên, bảng dưới đây mô tả yêu cầu bổ sung cho một số hoạt động cụ thể.

Hoạt động  Yêu cầu
Ứng dụng của bạn xử lý thông tin tài chính hoặc thông tin thanh toán hay số hiệu của giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp Ứng dụng của bạn không bao giờ được tiết lộ công khai bất kỳ dữ liệu riêng tư và nhạy cảm nào của người dùng liên quan đến các hoạt động tài chính hoặc thanh toán hay số hiệu của giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp.
Ứng dụng của bạn xử lý danh bạ điện thoại hoặc thông tin liên hệ không công khai Chúng tôi không cho phép xuất bản hay công bố trái phép thông tin liên hệ không công khai của mọi người.
Ứng dụng của bạn chứa chức năng chống vi-rút hoặc bảo mật, chẳng hạn như các tính năng chống vi-rút, chống phần mềm độc hại hoặc các tính năng liên quan đến bảo mật Ứng dụng của bạn phải đăng một chính sách quyền riêng tư (kèm theo mọi thông tin công bố trong ứng dụng) làm rõ những dữ liệu nào của người dùng mà ứng dụng của bạn thu thập và truyền cũng như cách sử dụng dữ liệu và những bên mà bạn chia sẻ dữ liệu.
Ứng dụng của bạn dành cho trẻ em Ứng dụng của bạn không được sử dụng SDK chưa được phê duyệt để dùng trong các dịch vụ hướng tới trẻ em. Hãy xem bài viết Thiết kế ứng dụng cho trẻ em và gia đình để nắm được nội dung và yêu cầu đầy đủ của chính sách. 
Ứng dụng của bạn thu thập hoặc liên kết các giá trị nhận dạng cố định của thiết bị (ví dụ: IMEI, IMSI, số sê-ri của SIM, v.v.)

Không được liên kết các giá trị nhận dạng cố định của thiết bị với dữ liệu riêng tư và nhạy cảm khác của người dùng hoặc với các giá trị nhận dạng đặt lại được của thiết bị, trừ trường hợp phục vụ các mục đích liên quan đến 

  • Cuộc gọi liên kết với mã nhận dạng SIM (ví dụ: cuộc gọi qua wifi bằng tài khoản của nhà mạng), và
  • Ứng dụng quản lý thiết bị của doanh nghiệp thông qua chế độ chủ sở hữu thiết bị.

Những mục đích sử dụng này phải được công bố rõ ràng cho người dùng theo quy định trong Chính sách về dữ liệu người dùng.

Vui lòng tham khảo tài nguyên này để nắm được những loại giá trị nhận dạng riêng biệt khác thay cho loại mã nhận dạng nêu trên.

Vui lòng đọc Chính sách quảng cáo để nắm được các nguyên tắc khác đối với mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android.

Mục An toàn dữ liệu

Các nhà phát triển phải hoàn tất nội dung trong mục An toàn dữ liệu một cách rõ ràng và chính xác cho mọi ứng dụng, trong đó nêu chi tiết việc thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu của người dùng. Nhà phát triển chịu trách nhiệm về tính chính xác của nhãn và phải đảm bảo rằng thông tin này luôn được cập nhật kịp thời. Nếu thích hợp, thông tin trong mục này phải nhất quán với thông tin công bố trong chính sách quyền riêng tư của ứng dụng. 

Vui lòng tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin về cách hoàn thành mục An toàn dữ liệu.

Chính sách quyền riêng tư

Mọi ứng dụng đều phải đăng một đường liên kết đến chính sách quyền riêng tư trong trường thông tin chỉ định trên Play Console cũng như một đường liên kết hoặc văn bản về chính sách quyền riêng tư trong chính ứng dụng. Chính sách quyền riêng tư (cùng với mọi thông tin công bố trong ứng dụng) phải nêu một cách toàn diện cách ứng dụng truy cập, thu thập, sử dụng và chia sẻ mọi loại dữ liệu người dùng, chứ không chỉ loại dữ liệu công bố trong Mục An toàn dữ liệu. Thông tin công bố phải bao gồm: 

  • Thông tin về nhà phát triển và đầu mối liên hệ về quyền riêng tư hoặc cơ chế gửi câu hỏi.
  • Thông tin công bố về các loại dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng mà ứng dụng truy cập, thu thập, sử dụng và chia sẻ cũng như mọi bên mà ứng dụng chia sẻ dữ liệu đó.
  • Quy trình xử lý dữ liệu an toàn đối với dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng.
  • Chính sách của nhà phát triển về việc giữ lại và xoá dữ liệu.
  • Nhãn thể hiện rõ đây là một chính sách quyền riêng tư (ví dụ: ghi “chính sách quyền riêng tư” trong tiêu đề).

Pháp nhân (ví dụ: nhà phát triển, công ty) có tên trong trang thông tin của ứng dụng trên Cửa hàng Google Play phải xuất hiện trong chính sách quyền riêng tư hoặc tên ứng dụng phải được nêu trong chính sách quyền riêng tư. Ứng dụng không truy cập vào dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng vẫn sẽ phải gửi một chính sách quyền riêng tư. 

Chính sách quyền riêng tư này phải nằm trên một URL đang hoạt động, có thể truy cập công khai và không bị khoanh vùng địa lý (không dùng tệp PDF) và không thể chỉnh sửa.

Yêu cầu về việc xoá tài khoản

Nếu cho phép người dùng tạo tài khoản ở trong ứng dụng, thì ứng dụng của bạn cũng phải cho phép người dùng yêu cầu xoá tài khoản của họ. Người dùng phải dễ dàng thấy được tuỳ chọn để bắt đầu quy trình xoá tài khoản ứng dụng ở ngay trong ứng dụng và ở bên ngoài ứng dụng (ví dụ: bằng cách truy cập trang web của bạn). Bạn phải nhập một đường liên kết đến tài nguyên web này vào trường biểu mẫu URL được chỉ định trong Play Console.

Khi xoá tài khoản ứng dụng dựa trên yêu cầu của người dùng, bạn cũng phải xoá dữ liệu người dùng liên kết với tài khoản ứng dụng đó. Các chế độ huỷ kích hoạt tạm thời, vô hiệu hoá hoặc "đóng băng" tài khoản ứng dụng không được coi là phương thức xoá tài khoản. Nếu cần lưu giữ một số dữ liệu nhất định vì các lý do chính đáng như bảo mật, phòng chống gian lận hoặc tuân thủ quy định, bạn phải thông báo rõ ràng cho người dùng về các cách thức giữ lại dữ liệu mà mình áp dụng (ví dụ: trong chính sách quyền riêng tư).

Để tìm hiểu thêm về các yêu cầu liên quan đến việc xoá tài khoản, vui lòng tham khảo bài viết này trên Trung tâm trợ giúp. Để biết thêm thông tin về việc cập nhật biểu mẫu An toàn dữ liệu, hãy truy cập bài viết này.

Cách dùng mã nhận dạng đặt cho ứng dụng

Android sẽ ra mắt một loại mã nhận dạng mới để hỗ trợ các trường hợp sử dụng thiết yếu, chẳng hạn như dịch vụ phân tích và chống lừa đảo. Dưới đây là Điều khoản sử dụng dành cho loại mã nhận dạng này.

  • Mục đích sử dụng: Không được dùng mã nhận dạng đặt cho ứng dụng để cá nhân hóa quảng cáo hoặc đo lường quảng cáo. 
  • Mối liên kết với thông tin nhận dạng cá nhân và các loại mã nhận dạng khác: Để quảng cáo, không được kết nối mã nhận dạng đặt cho ứng dụng với mọi loại mã nhận dạng trên Android (ví dụ: AAID) hoặc với mọi loại dữ liệu cá nhân hoặc dữ liệu nhạy cảm.
  • Tính minh bạch và sự đồng ý: Bạn phải công bố cho người dùng thông tin về việc thu thập và sử dụng mã nhận dạng đặt cho ứng dụng cũng như công bố rõ ràng với người dùng về việc cam kết tuân thủ những điều khoản này bằng một thông báo về quyền riêng tư hợp pháp (bao gồm chính sách quyền riêng tư của bạn). Bạn phải có được sự đồng ý hợp lệ về mặt pháp lý của người dùng, nếu có yêu cầu. Để tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn của chúng tôi đối với quyền riêng tư, vui lòng xem chính sách của chúng tôi về Dữ liệu người dùng.

Privacy Shield (Chương trình bảo vệ quyền riêng tư) giữa Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ và giữa Thụy Sĩ và Hoa Kỳ

Nếu bạn truy cập, sử dụng hay xử lý thông tin cá nhân do Google cung cấp mà xác định trực tiếp hay gián tiếp một cá nhân và bắt nguồn ở Liên minh Châu Âu hay Thụy Sĩ ("Thông tin cá nhân ở Liên minh Châu Âu"), bạn phải:

  • Tuân thủ tất cả luật, chỉ thị, quy định và quy tắc hiện hành về quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu và bảo vệ dữ liệu;
  • Chỉ truy cập, sử dụng hoặc xử lý Thông tin cá nhân ở Liên minh Châu Âu cho các mục đích phù hợp với sự đồng ý của cá nhân có liên quan đến Thông tin cá nhân này;
  • Thực hiện các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thích hợp để bảo vệ Thông tin cá nhân ở Liên minh Châu Âu nhằm tránh mất mát, sử dụng sai mục đích, cũng như ngăn ngừa hành động truy cập, tiết lộ, thay đổi và hủy trái phép hoặc bất hợp pháp; và
  • Cung cấp mức độ bảo vệ đúng theo yêu cầu trong Nguyên tắc Privacy Shield (Chương trình bảo vệ quyền riêng tư).

Bạn phải thường xuyên giám sát và đảm bảo bạn tuân thủ các điều kiện này. Nếu, tại một thời điểm nào đó, bạn không thể đáp ứng những điều kiện này (hoặc nếu có nguy cơ cao là bạn sẽ không thể đáp ứng những điều kiện này), thì bạn phải thông báo cho chúng tôi ngay lập tức bằng cách gửi email đến data-protection-office@google.com và ngay lập tức ngừng xử lý Thông tin cá nhân ở Liên minh Châu Âu hoặc thực hiện những biện pháp hợp lý và phù hợp để khôi phục một mức độ bảo vệ thỏa đáng.

Từ ngày 16 tháng 7 năm 2020, Google không còn dựa vào EU-U.S. Privacy Shield (Chương trình bảo vệ quyền riêng tư giữa Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ) để chuyển dữ liệu cá nhân từ Khu vực kinh tế Châu Âu hoặc từ Vương quốc Anh đến Hoa Kỳ. (Tìm hiểu thêm.)  Các thông tin khác được quy định trong Mục 9 của DDA (Thỏa thuận phân phối dành cho nhà phát triển).


Các quyền và API truy cập thông tin nhạy cảm

Yêu cầu về các quyền và API truy cập thông tin nhạy cảm phải hợp lý với người dùng. Bạn chỉ được yêu cầu các quyền và API này khi cần thiết để triển khai các tính năng hay dịch vụ hiện có (mà bạn đã quảng bá trong trang thông tin trên Google Play) trong ứng dụng của mình. Bạn không được sử dụng quyền hoặc API để truy cập vào những thông tin nhạy cảm có thể giúp bạn truy cập vào dữ liệu thiết bị hoặc dữ liệu người dùng nhằm phục vụ các tính năng hay mục đích chưa công bố, chưa triển khai hoặc không được phép. Trong mọi trường hợp, bạn không được bán hoặc chia sẻ nhằm mục đích bán đối với dữ liệu riêng tư hoặc nhạy cảm mà bạn truy cập bằng các quyền hoặc API truy cập thông tin nhạy cảm.

Khi yêu cầu các quyền hoặc API truy cập thông tin nhạy cảm, hãy làm rõ bối cảnh (thông qua các yêu cầu cấp quyền theo mức độ tăng dần) để người dùng nắm được lý do ứng dụng của bạn yêu cầu quyền đó. Chỉ sử dụng dữ liệu cho các mục đích mà người dùng đã đồng ý. Nếu sau này bạn muốn sử dụng dữ liệu cho mục đích khác, bạn phải hỏi người dùng và đảm bảo rằng họ đồng ý với mục đích sử dụng bổ sung này.

Quyền bị hạn chế

Ngoài những nội dung nêu trên, quyền bị hạn chế còn là những quyền được xác định là Nguy hiểm, Đặc biệt, Ký ứng dụng hoặc thuộc những trường hợp được nêu dưới đây. Những quyền này phải tuân thủ các yêu cầu và quy định hạn chế bổ sung sau đây:

  • Dữ liệu người dùng hoặc thiết bị được truy cập thông qua Quyền bị hạn chế được xem là dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng. Các yêu cầu của Chính sách dữ liệu người dùng được áp dụng.
  • Bạn phải tôn trọng quyết định của người dùng nếu họ từ chối yêu cầu cấp Quyền bị hạn chế. Bạn cũng không được lôi kéo hoặc buộc người dùng phải đồng ý cấp một quyền không thiết yếu. Trong khả năng của mình, bạn phải cố gắng tạo điều kiện cho những người dùng không cấp quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm (chẳng hạn như cho phép người dùng tự nhập số điện thoại khi họ hạn chế quyền truy cập vào Nhật ký cuộc gọi).
  • Chúng tôi nghiêm cấm hành vi sử dụng các quyền vi phạm chính sách của Google Play về phần mềm độc hại (bao gồm cả Hành vi lợi dụng đặc quyền cao cấp).

Một số Quyền bị hạn chế cụ thể có thể phải tuân theo các yêu cầu bổ sung như được nêu chi tiết dưới đây. Mục đích của các hạn chế này là để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Chúng tôi có thể chấp nhận một số ít trường hợp ngoại lệ đối với những yêu cầu này. Đó cũng là những trường hợp rất hiếm, khi ứng dụng cung cấp tính năng rất hấp dẫn hoặc thiết yếu mà hiện chưa có phương pháp nào khác để cung cấp tính năng đó. Chúng tôi đánh giá những trường hợp ngoại lệ theo đề xuất dựa trên tác động tiềm tàng của những trường hợp đó đối với quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.

Quyền đối với SMS và Nhật ký cuộc gọi

SMS và Nhật ký cuộc gọi được xem là dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng và quyền liên quan đến các dữ liệu này phải tuân thủ chính sách về Thông tin riêng tư và nhạy cảm cũng như tuân thủ các hạn chế sau:

Quyền bị hạn chế Yêu cầu
Nhóm quyền Nhật ký cuộc gọi (ví dụ: READ_CALL_LOG, WRITE_CALL_LOG, PROCESS_OUTGOING_CALLS) Các quyền trong nhóm này phải được đăng ký là trình xử lý Điện thoại hoặc Trợ lý mặc định trên thiết bị.
Nhóm quyền SMS (ví dụ: READ_SMS, SEND_SMS, WRITE_SMS, RECEIVE_SMS, RECEIVE_WAP_PUSH, RECEIVE_MMS) Các quyền trong nhóm này phải được đăng ký là trình xử lý SMS hoặc trình xử lý Trợ lý mặc định trên thiết bị.

 

Những ứng dụng chưa có khả năng trở thành trình xử lý SMS, Điện thoại hoặc Trợ lý mặc định sẽ không được khai báo việc sử dụng các quyền nêu trên trong tệp kê khai. Quy tắc này cũng áp dụng cho văn bản trình giữ chỗ trong tệp kê khai. Ngoài ra, ứng dụng phải được đăng ký là trình xử lý tin nhắn SMS, Điện thoại hoặc Trợ lý mặc định trước khi nhắc người dùng chấp nhận bất kỳ quyền nào nêu trên. Đồng thời, ứng dụng phải ngay lập tức ngừng sử dụng quyền này khi ứng dụng không còn là trình xử lý mặc định nữa. Bạn có thể xem các trường hợp sử dụng được phép và các trường hợp ngoại lệ trên trang này trong Trung tâm trợ giúp.

Ứng dụng chỉ được phép sử dụng quyền (và mọi dữ liệu lấy được nhờ quyền này) để cung cấp chức năng cốt lõi của ứng dụng. Chức năng cốt lõi được định nghĩa là mục đích chính của ứng dụng. Chức năng này có thể là một nhóm tính năng cốt lõi được nêu và quảng bá nổi bật trong phần mô tả của ứng dụng. Khi không có (các) tính năng cốt lõi này, ứng dụng sẽ bị "hỏng" hoặc không sử dụng được. Bạn chỉ được chuyển, chia sẻ và nhượng quyền sử dụng dữ liệu này cho mục đích cung cấp các tính năng hoặc dịch vụ cốt lõi trong ứng dụng và không được sử dụng cho mục đích nào khác (ví dụ: cải thiện các ứng dụng hoặc dịch vụ khác, quảng cáo hoặc tiếp thị). Bạn không được sử dụng các phương thức thay thế (bao gồm cả các quyền khác, API hay các nguồn của bên thứ ba) để lấy dữ liệu gắn liền với các quyền liên quan đến SMS hay Nhật ký cuộc gọi.

Quyền truy cập thông tin vị trí

Thông tin vị trí của thiết bị được coi là dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng. Việc xử lý loại dữ liệu này phải tuân theo chính sách về Thông tin cá nhân và nhạy cảm, chính sách về Quyền truy cập thông tin vị trí ở chế độ nền và các yêu cầu sau đây:

  • Ứng dụng không được phép truy cập những dữ liệu được bảo vệ bằng quyền truy cập thông tin vị trí (chẳng hạn như: ACCESS_FINE_LOCATION, ACCESS_COARSE_LOCATION, ACCESS_BACKGROUND_LOCATION) sau khi những dữ liệu này không còn cần thiết trong việc cung cấp tính năng hoặc dịch vụ hiện có trong ứng dụng nữa.
  • Bạn không được yêu cầu người dùng cấp các quyền vị trí chỉ cho mục đích quảng cáo hoặc phân tích. Những ứng dụng được phép sử dụng loại dữ liệu này cho mục đích phân phát quảng cáo cần phải tuân thủ Chính sách quảng cáo của chúng tôi.
  • Ứng dụng nên yêu cầu phạm vi quyền ở mức thấp nhất có thể (chẳng hạn như quyền truy cập các thành phần chung thay vì thành phần chi tiết hoặc ở chế độ nền trước thay vì chế độ nền) để cung cấp tính năng hoặc dịch vụ hiện có cần đến vị trí. Đồng thời, quyền truy cập vị trí mà ứng dụng yêu cầu cũng phải ở mức mà người dùng cho là hợp lý với tính năng hoặc dịch vụ tương ứng. Ví dụ: chúng tôi có thể từ chối các ứng dụng yêu cầu hoặc truy cập vị trí ở chế độ nền khi không có lý do xác đáng.
  • Ứng dụng chỉ được sử dụng quyền truy cập thông tin vị trí ở chế độ nền để cung cấp những tính năng có lợi cho người dùng và phù hợp với chức năng cốt lõi của ứng dụng.

Ứng dụng được phép truy cập vào thông tin vị trí qua dịch vụ trên nền trước (nếu ứng dụng chỉ có quyền truy cập khi ở nền trước, ví dụ: "trong khi sử dụng") với điều kiện việc sử dụng này:

  • xuất phát từ một thao tác của người dùng trong ứng dụng, và
  • chấm dứt ngay sau khi ứng dụng đã hoàn thành mục đích mà người dùng muốn đạt được khi thực hiện hành động đó.

Ứng dụng được thiết kế riêng cho trẻ em phải tuân thủ chính sách của chương trình Thiết kế cho Gia đình.

Để biết thêm thông tin về các yêu cầu của chính sách, vui lòng xem bài viết trợ giúp này.

Quyền truy cập vào mọi tệp

Tệp và thuộc tính thư mục trên thiết bị của người dùng được coi là dữ liệu cá nhân và nhạy cảm. Việc sử dụng loại dữ liệu này phải tuân thủ chính sách về Thông tin cá nhân và nhạy cảm cũng như tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Ứng dụng chỉ nên yêu cầu quyền truy cập vào bộ nhớ của thiết bị nếu việc đó là thiết yếu đối với hoạt động thông thường của ứng dụng. Ứng dụng không được thay mặt cho các bên thứ ba yêu cầu quyền truy cập vào bộ nhớ của thiết bị vì những mục đích không liên quan đến những tính năng thiết yếu của ứng dụng mà người dùng trực tiếp sử dụng.
  • Thiết bị Android chạy R trở lên sẽ yêu cầu quyền MANAGE_EXTERNAL_STORAGE để quản lý quyền truy cập vào bộ nhớ dùng chung. Tất cả ứng dụng dành cho thiết bị chạy R và yêu cầu quyền truy cập rộng vào bộ nhớ dùng chung ("Quyền truy cập vào mọi tệp") đều phải vượt qua bài đánh giá quyền truy cập thích hợp trước khi phát hành. Các ứng dụng được phép sử dụng quyền này phải thông báo rõ để người dùng bật "Quyền truy cập vào mọi tệp" trong phần cài đặt "Quyền truy cập ứng dụng đặc biệt". Để biết thêm thông tin về các yêu cầu liên quan đến R, vui lòng xem bài viết trợ giúp này.

Quyền xem dữ liệu gói (ứng dụng)

Dữ liệu được truy vấn trong những ứng dụng đã được cài đặt trên một thiết bị được xem là dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng. Việc truy cập loại dữ liệu này phải tuân thủ chính sách về Thông tin cá nhân và nhạy cảm cũng như tuân thủ những yêu cầu sau:

Những ứng dụng có mục đích chính là mở, tìm kiếm hoặc tương tác với ứng dụng khác trên thiết bị có thể yêu cầu xem dữ liệu của những ứng dụng khác đó trong phạm vi phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Chế độ xem dữ liệu ứng dụng diện rộng: Chế độ xem dữ liệu ứng dụng diện rộng là khả năng một ứng dụng có quyền xem mở rộng (hay "diện rộng") đối với một ứng dụng đã được cài đặt ("gói") trên thiết bị.
    • Đối với những ứng dụng đáp ứng API cấp độ 30 trở lên, chế độ xem diện rộng đối với những ứng dụng đã được cài đặt thông qua quyền QUERY_ALL_PACKAGES bị hạn chế trong một số trường hợp sử dụng, cụ thể là khi ứng dụng đó chỉ có thể hoạt động khi có thể nhận biết và/hoặc tương tác với một hoặc toàn bộ ứng dụng trên thiết bị. 
      • Bạn không được sử dụng quyền QUERY_ALL_PACKAGES nếu ứng dụng của bạn có thể hoạt động ở một chế độ khai báo về quyền xem gói ở phạm vi hẹp hơn (chẳng hạn như truy vấn và tương tác với một số gói cụ thể thay vì yêu cầu chế độ xem diện rộng).
    • Việc sử dụng các phương pháp thay thế để đạt được mức độ xem trên phạm vi rộng tương đương với quyền QUERY_ALL_PACKAGES cũng bị hạn chế, chỉ được áp dụng đối với chức năng cốt lõi của ứng dụng mà người dùng trực tiếp sử dụng cũng như đối với khả năng tương tác với mọi ứng dụng tìm được thông qua phương pháp đó.
    • Vui lòng xem bài viết này trên Trung tâm trợ giúp để nắm được những trường hợp sử dụng quyền QUERY_ALL_PACKAGES.
  • Chế độ xem dữ liệu ứng dụng hạn chế: Chế độ xem hạn chế là khi một ứng dụng giảm thiểu mức độ truy cập vào dữ liệu bằng cách truy vấn một số ứng dụng cụ thể qua những phương pháp nhắm mục tiêu phạm vi hẹp hơn thay vì phạm vi "diện rộng" (ví dụ: truy vấn một số ứng dụng đáp ứng nội dung khai báo trong tệp kê khai ứng dụng của bạn). Bạn có thể dùng phương thức này để truy vấn các ứng dụng khác trong trường hợp ứng dụng của bạn có khả năng tương tác hoặc quản lý những ứng dụng đó theo đúng quy định trong chính sách. 
  • Chế độ xem dữ liệu của ứng dụng được cài đặt trên thiết bị phải liên quan trực tiếp đến mục đích cốt lõi hoặc chức năng cốt lõi mà người dùng sử dụng trong ứng dụng của bạn. 

Trong mọi trường hợp, bạn không được phép bán hay chia sẻ dữ liệu truy vấn được qua những ứng dụng do Play phân phối để nhằm mục đích phân tích hay kiếm tiền nhờ quảng cáo.

API hỗ trợ tiếp cận

Không được dùng API Hỗ trợ tiếp cận cho những mục đích sau:

  • Thay đổi chế độ cài đặt của người dùng khi họ chưa cho phép hoặc ngăn người dùng tắt hoặc gỡ cài đặt một ứng dụng/dịch vụ bất kỳ trừ trường hợp được cha mẹ hoặc người giám hộ uỷ quyền qua một ứng dụng kiểm soát của cha mẹ hoặc được quản trị viên uỷ quyền qua một phần mềm quản lý doanh nghiệp; 
  • Tìm cách vượt qua các thông báo và chế độ kiểm soát quyền riêng tư tích hợp sẵn trên Android; hoặc
  • Thay đổi hoặc lợi dụng giao diện người dùng để lừa đảo hoặc vi phạm Chính sách dành cho nhà phát triển của Google Play. 

API Hỗ trợ tiếp cận không được thiết kế để ghi âm cuộc gọi từ xa và không thể yêu cầu API cho mục đích này. 

Việc sử dụng API Hỗ trợ tiếp cận phải được nêu tại trang thông tin trên Google Play.

Nguyên tắc đối với IsAccessibilityTool

Các ứng dụng có chức năng cốt lõi là trực tiếp hỗ trợ người khuyết tật được phép dùng IsAccessibilityTool để chỉ định công khai việc ứng dụng đó là ứng dụng hỗ trợ tiếp cận.

Các ứng dụng không đủ điều kiện dùng IsAccessibilityTool không được gắn cờ này và phải đáp ứng các yêu cầu về sự đồng ý và việc công bố thông tin một cách nổi bật theo quy định tại chính sách Dữ liệu người dùng. Lý do là người dùng không biết rõ các chức năng liên quan đến dịch vụ hỗ trợ tiếp cận. Vui lòng tham khảo bài viết về API AccessibilityService trên trung tâm trợ giúp để biết thêm thông tin.

Nếu có thể, các ứng dụng phải sử dụng các API và quyền có phạm vi hẹp hơn thay cho API Hỗ trợ tiếp cận để đạt được chức năng mong muốn. 

Quyền yêu cầu cài đặt gói

Quyền REQUEST_INSTALL_PACKAGES cho phép một ứng dụng yêu cầu cài đặt gói ứng dụng.​​ Để dùng quyền này, ứng dụng phải có chức năng cốt lõi như sau:

  • Gửi hoặc nhận gói ứng dụng, và
  • Cho phép cài đặt gói ứng dụng theo yêu cầu của người dùng.

Các chức năng được phép:

  • Duyệt web hoặc tìm kiếm
  • Dịch vụ liên lạc có hỗ trợ đính kèm tệp
  • Chia sẻ, chuyển hoặc quản lý tệp
  • Quản lý thiết bị doanh nghiệp
  • Sao lưu và khôi phục
  • Chuyển dữ liệu sang thiết bị/điện thoại khác
  • Ứng dụng đồng hành để đồng bộ hoá điện thoại với thiết bị đeo hoặc thiết bị IoT (ví dụ: đồng hồ thông minh hoặc TV thông minh)

Chức năng cốt lõi có nghĩa là mục đích chính của ứng dụng. Chức năng cốt lõi (cũng như mọi tính năng cốt lõi tạo nên chức năng cốt lõi này) phải được nêu rõ và quảng bá một cách nổi bật trong phần mô tả của ứng dụng.

Không được phép dùng quyền REQUEST_INSTALL_PACKAGES để tiến hành tự cập nhật, sửa đổi hoặc gói các APK khác trong tệp thành phần trừ trường hợp quản lý thiết bị. Mọi hoạt động cập nhật và cài đặt gói đều phải tuân thủ Chính sách của Google Play về hành vi sử dụng sai trái thiết bị và mạng, đồng thời phải do người dùng đưa ra yêu cầu và thực hiện.

Quyền Health Connect của Android

Dữ liệu truy cập được qua quyền Health Connect được coi là dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng nên phải tuân theo Chính sách dữ liệu người dùng và những yêu cầu bổ sung dưới đây:

Quyền truy cập và sử dụng Health Connect hợp lệ

Yêu cầu truy cập dữ liệu qua Health Connect phải rõ ràng và dễ hiểu. Health Connect chỉ được phép sử dụng theo quy định của chính sách và điều khoản và điều kiện hiện hành cũng như theo trường hợp sử dụng được phê duyệt nêu trong chính sách này. Tức là bạn chỉ có thể yêu cầu truy cập quyền nếu ứng dụng hoặc dịch vụ của bạn phù hợp với một trong những trường hợp sử dụng được phê duyệt.

Sau đây là các trường hợp sử dụng được phê duyệt để truy cập quyền Health Connect:

  • Ứng dụng hoặc dịch vụ có một hoặc nhiều tính năng giúp cải thiện sức khoẻ và thể hình của người dùng, thông qua một giao diện người dùng cho phép họ trực tiếp ghi chép, báo cáo, theo dõi, và/hoặc phân tích hoạt động thể chất, giấc ngủ, sức khoẻ tinh thần, dinh dưỡng, chỉ số sức khoẻ, số đo thể chất và/hoặc thông tin mô tả và đo lường liên quan đến thể hình của bản thân.
  • Ứng dụng hoặc dịch vụ có một hoặc nhiều tính năng giúp cải thiện sức khoẻ và thể hình của người dùng, thông qua một giao diện người dùng cho phép họ lưu trữ dữ liệu về hoạt động thể chất, giấc ngủ, sức khoẻ tinh thần, dinh dưỡng, chỉ số sức khoẻ, số đo thể chất và/hoặc thông tin mô tả và đo lường khác liên quan đến thể hình của bản thân trên điện thoại và/hoặc thiết bị đeo. Đồng thời ứng dụng hoặc dịch vụ này cũng cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng trên thiết bị phù hợp với yêu cầu của các trường hợp sử dụng được phê duyệt.

Health Connect là một nền tảng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu mang mục đích tổng quát, cho phép người dùng tổng hợp dữ liệu sức khoẻ và thể hình qua nhiều nguồn trên thiết bị Android của họ và chia sẻ dữ liệu đó với bên thứ ba do họ quyết định. Dữ liệu được lấy qua nhiều nguồn do người dùng xác định. Nhà phát triển cần phải đánh giá liệu Health Connect có phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến hay không, đồng thời cần phải tìm hiểu và xem xét nguồn cũng như chất lượng của dữ liệu qua Health Connect để phục vụ cho mục đích nào đó (cụ thể là sử dụng cho nghiên cứu, sức khoẻ hay y tế).

  • Ứng dụng tiến hành nghiên cứu liên quan tới sức khoẻ (đối tượng nghiên cứu là con người) có sử dụng dữ liệu thu thập được qua Health Connect phải thu thập sự đồng ý của người tham gia hoặc của cha mẹ/người giám hộ trong trường hợp người tham gia là trẻ vị thành niên. Nội dung đồng ý phải bao gồm (a) bản chất, mục đích và thời gian nghiên cứu; (b) quy trình, rủi ro và lợi ích đối với người tham gia; (c) thông tin về bảo mật và xử lý dữ liệu (bao gồm cả việc chia sẻ với bên thứ ba); (d) một đầu mối liên hệ để giải đáp thắc mắc của người tham gia; và (e) quy trình rút lui. Ứng dụng tiến hành nghiên cứu liên quan tới sức khoẻ (đối tượng nghiên cứu là con người) có sử dụng dữ liệu thu thập được qua Health Connect phải nhận được sự đồng ý của một hội đồng độc lập. Hội đồng này 1) hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền, sự an toàn và sức khoẻ của người tham gia và 2) có thẩm quyền xem xét, sửa đổi và phê duyệt nghiên cứu đó. Phải trình bày bằng chứng về sự đồng ý khi có yêu cầu.
  • Bạn cũng có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ mọi quy định hay yêu cầu pháp lý có thể áp dụng dựa trên mục đích sử dụng Health Connect và mọi dữ liệu qua Health Connect mà bạn đã đề ra. Trừ phi có ghi chú rõ ràng tại nhãn hoặc thông tin Google cung cấp cho sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của Google, Google không chứng thực việc sử dụng hay đảm bảo tính chính xác của bất kỳ dữ liệu nào có trong Health Connect cho bất kỳ mục đích sử dụng nào, cụ thể là cho nghiên cứu, sức khoẻ hoặc y tế. Google từ chối mọi trách nhiệm pháp lý đối với việc sử dụng dữ liệu thu thập được qua Health Connect.

Giới hạn sử dụng

Bên cạnh việc sử dụng Health Connect với mục đích phù hợp, bạn cũng phải tuân thủ các yêu cầu sau đây nếu muốn sử dụng dữ liệu thu thập được qua Health Connect. Những yêu cầu này áp dụng với dữ liệu thô thu thập được qua Health Connect, dữ liệu tổng hợp, đã loại bỏ thông tin nhận dạng cá nhân hay dữ liệu bắt nguồn từ dữ liệu thô.

  • Giới hạn việc sử dụng dữ liệu của Health Connect vào việc cung cấp hay cải thiện trường hợp sử dụng phù hợp hoặc các tính năng dễ thấy và nổi bật trong giao diện người dùng của ứng dụng đưa ra yêu cầu.
  • Chỉ chuyển dữ liệu người dùng cho bên thứ ba:
    • Để cung cấp hay cải thiện trường hợp sử dụng phù hợp hoặc các tính năng dễ thấy và nổi bật trong giao diện người dùng của ứng dụng yêu cầu, đồng thời chỉ chuyển dữ liệu khi có sự đồng ý của người dùng;
    • Nếu cần thiết cho mục đích bảo mật (ví dụ để điều tra hành vi sai trái)
    • Để tuân thủ quy định và/hoặc luật hiện hành; hoặc,
    • Là một phần của hoạt động sáp nhập, mua lại hoặc bán tài sản của nhà phát triển, sau khi có được sự đồng ý trước rõ ràng của người dùng.
  • Không được cho phép bên khác là con người đọc dữ liệu người dùng, trừ phi:
    • Có được sự đồng ý rõ ràng của người dùng để đọc một dữ liệu cụ thể thu thập được;
    • Cần thiết cho các mục đích bảo mật (ví dụ để điều tra hành vi sai trái)
    • Để tuân thủ luật hiện hành; hoặc,
    • Dữ liệu (bao gồm cả dữ liệu phái sinh) được tổng hợp và sử dụng nội bộ, tuân thủ yêu cầu pháp lý hiện hành về quyền riêng tư cũng như yêu cầu pháp lý khác về khu vực tài phán.

Tất cả hoạt động chuyển, sử dụng hoặc bán dữ liệu Health Connect khác đều bị cấm, trong đó có:

  • Chuyển hoặc bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba (chẳng hạn như nền tảng quảng cáo, nhà môi giới dữ liệu hay đại lý thông tin).
  • Chuyển, bán hoặc sử dụng dữ liệu người dùng để phân phát quảng cáo (bao gồm cả quảng cáo được cá nhân hoá và quảng cáo dựa trên mối quan tâm).
  • Chuyển, bán hoặc sử dụng dữ liệu người dùng để xác định khả năng trả nợ hoặc phục vụ mục đích cho vay.
  • Chuyển, bán hoặc sử dụng dữ liệu người dùng với bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào có thể đủ điều kiện là thiết bị y tế theo Mục 201(h) của Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang Hoa Kỳ nếu thiết bị y tế đó sử dụng dữ liệu người dùng để thực hiện chức năng được quy định.
  • Chuyển, bán hoặc sử dụng dữ liệu người dùng theo bất kỳ mục đích hay cách thức nào liên quan đến Thông tin sức khỏe được bảo vệ (theo định nghĩa của HIPAA), trừ phi bạn được Google đồng ý trước bằng văn bản.

Bạn sẽ không truy cập được Health Connect nếu vi phạm chính sách này hoặc các điều khoản, điều kiện và chính sách hiện hành khác của Health Connect, bao gồm cả cho những mục đích dưới đây:

  • Không được sử dụng Health Connect để phát triển hoặc tích hợp vào những ứng dụng, môi trường hay hoạt động mà có thể lường trước rằng việc sử dụng hay không sử dụng được Health Connect có khả năng dẫn đến tử vong, thương tích cá nhân hoặc thiệt hại về môi trường và tài sản (chẳng hạn như xây dựng và vận hành cơ sở hạt nhân, kiểm soát không lưu, hệ thống hỗ trợ sự sống hoặc vũ khí).
  • Không được truy cập dữ liệu thu thập được qua Health Connect bằng ứng dụng không có giao diện người dùng. Ứng dụng phải cho thấy một biểu tượng có thể nhận dạng rõ ràng trong khay ứng dụng, mục cài đặt ứng dụng, biểu tượng thông báo, v.v.
  • Không được dùng ứng dụng đồng bộ hoá dữ liệu giữa các thiết bị hay nền tảng không tương thích để sử dụng Health Connect.
  • Health Connect không thể kết nối với các ứng dụng, dịch vụ hoặc tính năng chỉ dành cho trẻ em. Health Connect không được phê duyệt sử dụng trong dịch vụ chủ yếu hướng tới trẻ em.

Trong ứng dụng hay trên trang web thuộc dịch vụ web hoặc ứng dụng của mình, bạn cần cung cấp một tuyên bố khẳng định rằng việc sử dụng dữ liệu Health Connect tuân thủ các hạn chế về giới hạn sử dụng. Ví dụ: đường dẫn trên trang chủ đến một chuyên trang hoặc chính sách quyền riêng tư, với nội dung: "Việc sử dụng thông tin thu thập được qua Health Connect sẽ tuân thủ chính sách đối với quyền Health Connect, bao gồm cả Yêu cầu giới hạn sử dụng.”

Phạm vi tối thiểu

Bạn chỉ có thể yêu cầu quyền truy cập đối với các quyền thiết yếu để triển khai chức năng trong ứng dụng hoặc dịch vụ của bạn. 

Tức là:

  • Đừng yêu cầu quyền truy cập vào thông tin bạn không cần đến. Chỉ yêu cầu cấp các quyền truy cập cần thiết để triển khai dịch vụ hoặc tính năng của sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn không cần đến quyền truy cập vào một số quyền cụ thể, thì bạn không được yêu cầu truy cập vào các quyền đó.

Kiểm soát và thông báo chính xác và minh bạch

Health Connect xử lý dữ liệu sức khoẻ và thể hình, trong đó có cả thông tin cá nhân và nhạy cảm. Tất cả ứng dụng và dịch vụ đều phải có một chính sách quyền riêng tư công bố đầy đủ cách ứng dụng hoặc dịch vụ đó thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu người dùng. Nội dung này có cả thông tin về các bên được chia sẻ dữ liệu người dùng, cách bạn sử dụng, lưu trữ và bảo mật dữ liệu cũng như điều xảy ra với dữ liệu khi người dùng tắt và/hoặc xoá tài khoản.

Ngoài các yêu cầu của luật hiện hành, bạn cũng phải tuân theo những yêu cầu dưới đây:

  • Bạn phải công bố thông tin về việc truy cập, thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu. Nội dung công bố:
    • Phải thể hiện chính xác danh tính của ứng dụng hoặc dịch vụ có nhu cầu truy cập dữ liệu người dùng;
    • Phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để giải thích loại dữ liệu cần truy cập, yêu cầu và/hoặc thu thập;
    • Phải giải thích cách dữ liệu sẽ được sử dụng và/hoặc chia sẻ: nếu bạn yêu cầu dữ liệu để phục vụ một mục đích nhưng cũng sẽ sử dụng dữ liệu đó cho một mục đích khác, thì bạn phải thông báo cho người dùng về cả hai trường hợp sử dụng.
  • Bạn phải cung cấp tài liệu trợ giúp người dùng, giải thích cách người dùng có thể quản lý và xóa dữ liệu của họ khỏi ứng dụng của bạn.

Xử lý dữ liệu an toàn

Bạn phải xử lý tất cả dữ liệu người dùng một cách an toàn. Hành động hợp lý và thích hợp để bảo vệ tất cả ứng dụng và hệ thống sử dụng Health Connect nhằm tránh mất mát cũng như ngăn ngừa hành vi truy cập, sử dụng, phá huỷ, thay đổi và tiết lộ thông tin trái phép hoặc bất hợp pháp.

Chúng tôi đề xuất một số phương pháp bảo mật như triển khai và duy trì Hệ thống quản lý bảo mật thông tin (mô tả trong ISO/IEC 27001) đồng thời đảm bảo ứng dụng hoặc dịch vụ web hoạt động mạnh mẽ và không gặp phải các vấn đề bảo mật phổ biến theo trình bày trong OWASP Top 10.

Tuỳ theo API đang được truy cập và số lượng người dùng hoặc lượt cấp quyền của người dùng, chúng tôi sẽ yêu cầu ứng dụng hoặc dịch vụ của bạn bắt buộc phải thực hiện đánh giá bảo mật định kỳ và nhận Thư đánh giá của một bên thứ ba được chỉ định nếu sản phẩm của bạn chuyển dữ liệu ra khỏi thiết bị của người dùng.

Để tìm hiểu thêm về yêu cầu đối với ứng dụng kết nối với Health Connect, vui lòng xem bài viết trợ giúp này.

Dịch vụ VPN

VpnService là loại cơ sở để các ứng dụng mở rộng và xây dựng giải pháp VPN riêng. Chỉ ứng dụng dùng VpnService và có VPN là chức năng cốt lõi mới có thể tạo đường hầm cấp thiết bị an toàn tới máy chủ từ xa. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ như ứng dụng cần có máy chủ từ xa cho chức năng cốt lõi, chẳng hạn như:

  • Ứng dụng quản lý doanh nghiệp và kiểm soát của cha mẹ.
  • Theo dõi việc sử dụng ứng dụng.
  • Ứng dụng bảo mật thiết bị (ví dụ: chống vi-rút, quản lý thiết bị di động, tường lửa).
  • Các công cụ liên quan đến mạng (ví dụ: truy cập từ xa).
  • Ứng dụng duyệt web.
  • Ứng dụng của nhà mạng cần sử dụng chức năng VPN để cung cấp dịch vụ điện thoại hoặc kết nối.

Bạn không được sử dụng VpnService cho mục đích:

  • Thu thập dữ liệu cá nhân và dữ liệu nhạy cảm của người dùng khi chưa có sự đồng ý của người dùng và thông tin công bố nổi bật.
  • Chuyển hướng hoặc thao túng lưu lượng truy cập của người dùng từ các ứng dụng khác trên thiết bị cho mục đích kiếm tiền (ví dụ: chuyển hướng lưu lượng truy cập quảng cáo qua một quốc gia khác với quốc gia của người dùng).

Ứng dụng dùng VpnService phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Quyền thông báo chính xác

Chúng tôi sẽ giới thiệu một quyền mới, USE_EXACT_ALARM, có tác dụng cấp quyền truy cập vào chức năng thông báo chính xác trong các ứng dụng bắt đầu từ Android 13 (cấp độ API mục tiêu 33). 

USE_EXACT_ALARM là một quyền hạn chế và các ứng dụng chỉ được khai báo quyền này nếu có chức năng cốt lõi hỗ trợ nhu cầu thông báo chính xác. Chúng tôi sẽ xem xét các ứng dụng yêu cầu quyền hạn chế này và không chấp nhận phát hành những ứng dụng không đáp ứng tiêu chí về trường hợp sử dụng phù hợp trên Google Play.

Các trường hợp có thể sử dụng Quyền thông báo chính xác

Ứng dụng chỉ được sử dụng chức năng USE_EXACT_ALARM khi chức năng cốt lõi của ứng dụng mà người dùng nhìn thấy được yêu cầu các hành động được tính giờ chính xác, chẳng hạn như:

  • Ứng dụng là một ứng dụng báo thức hoặc hẹn giờ.
  • Ứng dụng là một ứng dụng lịch hiển thị thông báo sự kiện.

Nếu có một trường hợp cần sử dụng chức năng thông báo chính xác không được đề cập ở trên, bạn nên đánh giá xem có thể dùng quyền SCHEDULE_EXACT_ALARM thay vào đó hay không.

Để biết thêm thông tin về chức năng cảnh báo chính xác, vui lòng xem phần hướng dẫn dành cho nhà phát triển.

Lạm dụng thiết bị và mạng

Chúng tôi không cho phép các ứng dụng can thiệp, làm gián đoạn, làm hư hỏng hoặc truy cập trái phép vào thiết bị của người dùng, thiết bị khác hoặc máy tính, máy chủ, mạng, giao diện lập trình ứng dụng (API) hoặc dịch vụ, bao gồm nhưng không chỉ gồm các ứng dụng khác trên thiết bị đó, dịch vụ của Google, hoặc mạng của nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền.

Ứng dụng trên Google Play phải tuân thủ yêu cầu tối ưu hóa mặc định cho hệ thống Android theo Nguyên tắc về các yếu tố chính của chất lượng ứng dụng trên Google Play.

Ứng dụng phân phối qua Google Play không được tự sửa đổi, thay thế hoặc cập nhật bằng phương thức nào khác ngoài cơ chế cập nhật của Google Play. Tương tự như vậy, ứng dụng cũng không được tải mã có thể thực thi xuống (ví dụ: các tệp dex, JAR, .so) qua một nguồn khác Google Play Quy định hạn chế này không áp dụng cho mã chạy trong máy ảo hoặc trình thông dịch cung cấp quyền truy cập gián tiếp vào các API Android (chẳng hạn như JavaScript trong một chế độ xem web hoặc trình duyệt). 

Nếu dùng ngôn ngữ thông dịch (JavaScript, Python, Lua, v.v.) tải trong quá trình chạy, thì ứng dụng hoặc mã lập trình của bên thứ ba (ví dụ: SDK) không được chấp nhận hành vi có nguy cơ vi phạm chính sách của Google Play.

Chúng tôi không cho phép mã đưa vào hoặc lợi dụng lỗ hổng bảo mật. Hãy tham khảo Chương trình cải thiện độ bảo mật của ứng dụng để tìm hiểu về các vấn đề bảo mật mới nhất được báo cáo tới các nhà phát triển.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Những ứng dụng chặn hoặc cản trở một ứng dụng khác hiển thị quảng cáo.
  • Những ứng dụng lừa đảo trong trò chơi ảnh hưởng đến việc chơi trò chơi của các ứng dụng khác.
  • Những ứng dụng hỗ trợ hoặc hướng dẫn cách xâm nhập vào các dịch vụ, phần mềm hoặc phần cứng hoặc né tránh các biện pháp bảo vệ bảo mật.
  • Những ứng dụng truy cập hoặc sử dụng dịch vụ hay API theo cách thức vi phạm điều khoản dịch vụ dành cho dịch vụ hay API đó.
  • Những ứng dụng không đủ điều kiện có tên trong danh sách trắng và tìm cách vượt quyền chức năng quản lý điện năng của hệ thống .
  • Những ứng dụng cung cấp dịch vụ proxy cho bên thứ ba chỉ được thực hiện dịch vụ này nếu đó là chức năng chính của ứng dụng mà người dùng thấy được.
  • Những ứng dụng hoặc mã của bên thứ ba (ví dụ: các SDK) tải mã thực thi xuống, chẳng hạn như các tệp dex hay mã gốc, từ một nguồn bên ngoài Google Play.
  • Những ứng dụng cài đặt ứng dụng khác trên một thiết bị khi người dùng chưa đồng ý trước.
  • Những ứng dụng liên kết tới hoặc hỗ trợ hoạt động phân phối hay cài đặt phần mềm độc hại.
  • Những ứng dụng hoặc mã của bên thứ ba (ví dụ: SDK) chứa chế độ xem web có thêm giao diện JavaScript nhằm tải nội dung không đáng tin cậy trên web (ví dụ: URL loại http://) hoặc các URL chưa được xác minh thu thập qua các nguồn không đáng tin cậy (ví dụ: URL thu thập qua các ý định không đáng tin cậy).

Sử dụng dịch vụ trên nền trước

Quyền sử dụng Dịch vụ trên nền trước giúp đảm bảo rằng dịch vụ trên nền trước dành cho người dùng được sử dụng đúng mục đích. Đối với ứng dụng nhắm đến Android 14 trở lên, bạn phải chỉ định kiểu dịch vụ trên nền trước hợp lệ cho mỗi dịch vụ trên nền trước trong ứng dụng. Ngoài ra, bạn cũng phải khai báo quyền dịch vụ trên nền trước phù hợp với kiểu dịch vụ đó. Ví dụ: nếu có một trường hợp sử dụng đòi hỏi ứng dụng phải có thông tin định vị vị trí, bạn cần phải khai báo quyền FOREGROUND_SERVICE_LOCATION trong tệp kê khai của ứng dụng.

Ứng dụng chỉ được phép khai báo quyền sử dụng dịch vụ trên nền trước nếu việc sử dụng đó:

  • cung cấp một tính năng có lợi cho người dùng và phù hợp với chức năng cốt lõi của ứng dụng
  • là do người dùng đưa ra yêu cầu hoặc là người dùng nhận biết được (ví dụ: âm thanh từ một bài hát đang phát, truyền nội dung nghe nhìn đến một thiết bị khác, thông báo chính xác và dễ hiểu cho người dùng, người dùng yêu cầu tải một hình ảnh lên đám mây)
  • người dùng có thể chấm dứt hoặc dừng được
  • không thể bị hệ thống làm gián đoạn hay trì hoãn mà không gây ra trải nghiệm tiêu cực cho người dùng hoặc khiến tính năng mà người dùng cần không hoạt động như mong muốn (ví dụ: một cuộc gọi điện thoại cần bắt đầu ngay lập tức mà không bị hệ thống trì hoãn)
  • chỉ chạy khi cần thiết để hoàn tất nhiệm vụ liên quan

Sau đây là những trường hợp sử dụng dịch vụ trên nền trước được miễn tuân theo những tiêu chí trên:

Tìm hiểu thêm về việc sử dụng dịch vụ trên nền trước tại đây.

User-Initiated Data Transfer Jobs

Ứng dụng chỉ được phép sử dụng API dùng cho việc chuyển dữ liệu do người dùng yêu cầu nếu việc sử dụng đó:

  • do người dùng đưa ra yêu cầu
  • phục vụ quá trình chuyển dữ liệu mạng
  • chỉ chạy khi cần thiết để hoàn tất quá trình chuyển dữ liệu

Tìm hiểu thêm về việc sử dụng API User-Initiated Data Transfer tại đây.

Yêu cầu về cờ Flag Secure

FLAG_SECURE là cờ hiển thị được khai báo trong mã của ứng dụng để cho biết rằng giao diện người dùng của ứng dụng chứa dữ liệu nhạy cảm nhằm giới hạn dữ liệu trong nền tảng an toàn khi dùng ứng dụng. Cờ này được thiết kế để ngăn dữ liệu xuất hiện trong ảnh chụp màn hình hoặc bị xem trên màn hình không an toàn. Các nhà phát triển khai báo cờ này khi nội dung của ứng dụng là nội dung không nên phát, xem hoặc truyền ra bên ngoài ứng dụng hoặc thiết bị của người dùng.

Vì mục đích bảo mật và quyền riêng tư, tất cả ứng dụng phân phối trên Google Play đều phải tuân thủ nội dung khai báo FLAG_SECURE của các ứng dụng khác. Nói cách khác, các ứng dụng không được tạo điều kiện hoặc tạo giải pháp bỏ qua chế độ cài đặt FLAG_SECURE trong các ứng dụng khác.

Các ứng dụng đủ điều kiện làm Công cụ hỗ trợ tiếp cận không cần tuân thủ yêu cầu này, miễn là không truyền, lưu hoặc lưu vào bộ nhớ đệm nội dung được FLAG_SECURE bảo vệ để truy cập bên ngoài thiết bị của người dùng.

Ứng dụng vận hành các vùng chứa Android trên thiết bị

Các ứng dụng vùng chứa Android trên thiết bị cung cấp những môi trường mô phỏng toàn bộ hoặc một phần hệ điều hành Android cơ bản. Trải nghiệm bên trong môi trường này có thể không phản ánh đầy đủ tính năng bảo mật của Android, vì thế nhà phát triển có thể thêm một cờ môi trường bảo mật trong tệp kê khai để thông báo cho các vùng chứa Android trên thiết bị về việc chúng không được hoạt động trong môi trường Android mô phỏng của mình.

Cờ kê khai môi trường bảo mật

REQUIRE_SECURE_ENV là một cờ mà bạn có thể khai báo trong tệp kê khai của một ứng dụng để cho biết rằng không được chạy ứng dụng này trong các ứng dụng cung cấp vùng chứa Android trên thiết bị. Vì mục đích bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư, các ứng dụng cung cấp vùng chứa Android trên thiết bị phải tuân thủ nội dung mà tất cả ứng dụng khác khai báo trong cờ này và:
  • Xem xét để tìm kiếm cờ này trong tệp kê khai của những ứng dụng mà chúng dự định tải vào vùng chứa Android trên thiết bị.
  • Không tải những ứng dụng khai báo cờ này vào vùng chứa trên thiết bị Android.
  • Không vận hành dưới dạng một proxy nhằm chặn hoặc gọi API trên thiết bị để những API này trông có vẻ như được cài đặt trong vùng chứa.
  • Không hỗ trợ hoặc tạo ra các cách thức để bỏ qua cờ này (chẳng hạn như tải một phiên bản cũ của ứng dụng để bỏ qua cờ REQUIRE_SECURE_ENV của phiên bản hiện tại).
Tìm hiểu thêm về chính sách này trên Trung tâm trợ giúp của chúng tôi.

Hành vi lừa đảo

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng tìm cách lừa dối người dùng hoặc tạo điều kiện cho hành vi không trung thực, bao gồm nhưng không chỉ gồm những ứng dụng được xác định là có chức năng không khả thi. Ứng dụng phải đưa ra thông báo, các thông tin mô tả và hình ảnh/video chính xác về chức năng của ứng dụng trong tất cả phần mục siêu dữ liệu. Ứng dụng không được tìm cách bắt chước chức năng hoặc cảnh báo của hệ điều hành hoặc của các ứng dụng khác. Ứng dụng phải thông báo cho người dùng biết và có được sự đồng ý của người dùng khi thực hiện thay đổi đối với chế độ cài đặt của thiết bị, đồng thời phải cho phép người dùng khôi phục chế độ cài đặt trước đây.

Tuyên bố gây hiểu lầm

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng chứa thông tin hay tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu lầm, bao gồm cả thông tin trong phần mô tả, tiêu đề, biểu tượng và ảnh chụp màn hình.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Miêu tả sai hoặc miêu tả không chính xác và rõ ràng về chức năng của ứng dụng:
    • Phần mô tả và ảnh chụp màn hình của ứng dụng cho thấy đây là một trò chơi đua xe, nhưng thực chất lại là một trò chơi xếp hình khối hộp có sử dụng hình ảnh một chiếc xe ô tô.
    • Ứng dụng tuyên bố là ứng dụng diệt vi-rút nhưng chỉ chứa văn bản hướng dẫn cách loại bỏ vi-rút.
  • Ứng dụng tuyên bố có các chức năng bất khả thi (chẳng hạn như ứng dụng chống côn trùng), ngay cả khi được miêu tả là trò chơi khăm, trò đùa giỡn, tính năng giả, v.v.
  • Những ứng dụng có thông tin phân loại không chính xác, bao gồm nhưng không chỉ gồm mức phân loại hoặc danh mục của ứng dụng.
  • Nội dung sai lệch hoặc có tính chất lừa đảo thấy rõ và có thể can thiệp vào tiến trình bầu cử hoặc kết quả tuyển cử.
  • Ứng dụng tuyên bố sai sự thật về việc có liên kết với một cơ quan chính phủ, hoặc về việc cung cấp/hỗ trợ các dịch vụ của chính phủ trong khi chưa được uỷ quyền hợp lệ.
  • Ứng dụng tuyên bố sai sự thật rằng đây là ứng dụng chính thức của một pháp nhân có uy tín. Không được sử dụng các tiêu đề như “Trang chính thức của Justin Bieber” nếu chưa được cấp phép hoặc có các quyền cần thiết.

(1) Ứng dụng này đưa ra các tuyên bố gây hiểu lầm liên quan tới y tế hoặc sức khoẻ (Chữa dứt bệnh ung thư).
(2) Ứng dụng này tuyên bố có các chức năng bất khả thi (dùng điện thoại làm máy đo nồng độ cồn trong hơi thở).

Hành vi thay đổi cài đặt thiết bị bằng cách lừa đảo

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng thực hiện việc thay đổi cài đặt hoặc tính năng của thiết bị của người dùng bên ngoài phạm vi ứng dụng khi người dùng không biết và chưa đồng ý. Các cài đặt và tính năng của thiết bị bao gồm các cài đặt của hệ thống và trình duyệt, dấu trang, lối tắt, biểu tượng, tiện ích và bản trình bày các ứng dụng trên màn hình chính.

Ngoài ra, chúng tôi không cho phép:

  • Những ứng dụng sửa đổi cài đặt hoặc tính năng của thiết bị khi có sự đồng ý của người dùng nhưng thực hiện theo cách không dễ hoàn nguyên.
  • Những ứng dụng hoặc quảng cáo sửa đổi cài đặt hoặc tính năng của thiết bị ở dạng dịch vụ cho bên thứ ba hoặc vì mục đích quảng cáo.
  • Những ứng dụng đánh lừa người dùng gỡ bỏ hoặc tắt các ứng dụng bên thứ ba hoặc sửa đổi cài đặt hoặc tính năng của thiết bị.
  • Những ứng dụng khuyến khích hay xúi giục người dùng gỡ bỏ hoặc tắt các ứng dụng của bên thứ ba, hoặc sửa đổi cài đặt hoặc tính năng của thiết bị, trừ khi đó là một phần của một dịch vụ bảo mật có thể xác minh được.

Tạo điều kiện cho việc thực hiện hành vi không trung thực

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng giúp người dùng đánh lừa người khác hoặc có chức năng lừa đảo theo bất kỳ cách nào, bao gồm nhưng không giới hạn ở: những ứng dụng tạo hay hỗ trợ việc tạo thẻ căn cước, số an sinh xã hội, hộ chiếu, bằng cấp, thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng và giấy phép lái xe. Ứng dụng phải đưa ra thông báo, cung cấp tiêu đề, thông tin mô tả, hình ảnh/video chính xác về chức năng và/hoặc nội dung của ứng dụng. Đồng thời, ứng dụng cũng phải hoạt động đúng như sự mong đợi chính đáng của người dùng.

Ứng dụng chỉ được tải các tài nguyên bổ sung (chẳng hạn như tài nguyên đồ hoạ và âm thanh cho trò chơi) xuống khi các tài nguyên này là cần thiết để người dùng sử dụng ứng dụng. Những tài nguyên được tải xuống phải tuân thủ tất cả chính sách của Google Play, đồng thời trước khi bắt đầu tải, ứng dụng phải thông báo cho người dùng biết và nêu rõ kích thước của tệp tải xuống.

Mọi tuyên bố về việc ứng dụng chỉ là "trò chơi khăm" hoặc "nhằm mục đích giải trí" (hay những nội dung tương tự) sẽ không miễn trừ ứng dụng khỏi trách nhiệm tuân thủ các chính sách của chúng tôi.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Những ứng dụng bắt chước các ứng dụng hoặc trang web khác để lừa người dùng tiết lộ thông tin cá nhân hoặc thông tin xác thực.
  • Những ứng dụng mô tả hoặc hiển thị số điện thoại, thông tin liên hệ, địa chỉ hoặc thông tin nhận dạng cá nhân trong thực tế hoặc chưa xác minh của các cá nhân hay pháp nhân khi chưa có sự đồng ý của cá nhân hay pháp nhân đó.
  • Những ứng dụng có chức năng chính khác nhau tùy vào khu vực địa lý của người dùng, thông số thiết bị hoặc dữ liệu khác tùy thuộc người dùng nhưng những điểm khác biệt đó lại không được giới thiệu rõ ràng cho người dùng tại trang thông tin trên Cửa hàng Play.
  • Những ứng dụng có thay đổi đáng kể giữa các phiên bản nhưng không thông báo cho người dùng (ví dụ: trong phần "có gì mới") và cập nhật trang thông tin trên Cửa hàng Play.
  • Những ứng dụng tìm cách sửa đổi hoặc làm xáo trộn hành vi trong quá trình xem xét.
  • Những ứng dụng hỗ trợ tải nội dung xuống qua mạng phân phối nội dung (CDN) mà không thông báo cho người dùng cũng như không nêu rõ kích thước của tệp tải xuống trước khi tải xuống.

Nội dung truyền thông đã bị sửa đổi

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng sử dụng hình ảnh, video và/hoặc văn bản nhằm cổ xúy hoặc tiếp tay cho hành vi tạo thông tin/tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn. Chúng tôi không cho phép phát hành các ứng dụng mà chúng tôi xác định là cổ xúy hoặc duy trì những hình ảnh, video và/hoặc văn bản sai lệch hoặc gây nhầm lẫn cho người dùng. Những nội dung này là những nội dung có khả năng gây nguy hại cho các sự kiện có tính chất nhạy cảm, tình hình chính trị, vấn đề xã hội hay các vấn đề khác được công chúng quan tâm.

Những ứng dụng sửa đổi hoặc làm biến đổi nội dung truyền thông vượt quá phạm vi điều chỉnh cho phép theo quy ước và nội dung biên tập phải đưa ra thông báo rõ ràng hoặc chèn vân nước vào nội dung truyền thông chỉnh sửa để tránh gây hiểu nhầm cho người dùng bình thường vì họ có thể không biết đó là những nội dung đã chỉnh sửa. Chúng tôi có thể chấp nhận một số trường hợp ngoại lệ vì lợi ích chung của cộng đồng hoặc đối với nội dung rõ ràng mang tính châm biếm hoặc giễu nhại.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Những ứng dụng thêm một người nổi tiếng vào một cuộc biểu tình khi đang diễn ra sự kiện chính trị nhạy cảm.
  • Những ứng dụng sử dụng hình ảnh người nổi tiếng hoặc nội dung truyền thông của một sự kiện nhạy cảm để quảng cáo khả năng thay đổi nội dung truyền thông trên trang thông tin của ứng dụng trên cửa hàng Play.
  • Những ứng dụng làm biến đổi các đoạn nội dung truyền thông để bắt chước một buổi phát sóng tin tức.

    (1) Ứng dụng này cung cấp chức năng làm biến đổi các đoạn nội dung truyền thông để bắt chước một buổi phát sóng tin tức và thêm các nhân vật nổi tiếng hoặc các nhân vật của công chúng vào đoạn nội dung truyền thông đó mà không sử dụng vân nước.

Minh bạch về hành vi

Chức năng của ứng dụng phải được thể hiện một cách rõ ràng và hợp lý cho người dùng. Đừng kèm theo những tính năng ẩn, tính năng không hoạt động, hoặc không được mô tả trong ứng dụng. Không được sử dụng những thủ thuật né tránh các quy trình đánh giá ứng dụng. Ứng dụng có thể được yêu cầu cung cấp thêm thông tin để đảm bảo an toàn cho người dùng, tính toàn vẹn của hệ thống cũng như việc tuân thủ chính sách.

Xuyên tạc

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng hoặc tài khoản nhà phát triển:

  • mạo danh cá nhân hay tổ chức nào, hoặc xuyên tạc hay che giấu quyền sở hữu/mục đích chính của những cá nhân hay tổ chức đó. 
  • tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động nhằm đánh lừa người dùng. Hành vi này bao gồm nhưng không chỉ gồm những ứng dụng hoặc tài khoản nhà phát triển giả danh hay che giấu quốc gia xuất xứ của mình và chi phối nội dung cho người dùng ở một quốc gia khác.
  • phối hợp với các ứng dụng, trang web, nhà phát triển hoặc tài khoản khác để che giấu hoặc trình bày sai thông tin định danh của nhà phát triển/ứng dụng hay các thông tin chi tiết quan trọng khác, trong đó nội dung ứng dụng liên quan đến chính trị, các vấn đề xã hội hoặc các vấn đề được công chúng quan tâm.

Chính sách của Google Play về cấp độ API mục tiêu

Để cung cấp cho người dùng trải nghiệm an toàn và bảo mật, Google Play yêu cầu tất cả ứng dụng bắt buộc phải nhắm đến cấp độ API mục tiêu như sau:

Các ứng dụng mới và bản cập nhật ứng dụng BẮT BUỘC PHẢI nhắm đến một cấp độ API được phát hành trong vòng 1 năm trước ngày phiên bản Android chính mới nhất ra mắt. Những ứng dụng mới và bản cập nhật ứng dụng không đáp ứng yêu cầu này sẽ không gửi được ứng dụng trong Play Console.

Đối với ứng dụng hiện có nhưng không cập nhật trên Google Play: Nếu không nhắm đến một cấp độ API được phát hành trong vòng 2 năm trước ngày phiên bản Android chính mới nhất ra mắt, thì ứng dụng sẽ không được cung cấp cho những người dùng mới đang sử dụng thiết bị chạy phiên bản Hệ điều hành Android mới hơn. Nếu trước đó người dùng từng cài đặt ứng dụng này qua Cửa hàng Google Play, thì họ sẽ vẫn có thể tìm thấy, cài đặt lại và sử dụng được ứng dụng này trên một phiên bản Hệ điều hành Android bất kỳ mà ứng dụng này hỗ trợ.

Để được tư vấn kỹ thuật về cách đáp ứng yêu cầu về cấp độ API mục tiêu, vui lòng tham khảo hướng dẫn di chuyển

Để nắm được lịch trình chính xác và các trường hợp ngoại lệ, vui lòng tham khảo bài viết này trên Trung tâm trợ giúp.

Yêu cầu về SDK

Nhà phát triển thường phải sử dụng mã của bên thứ ba (ví dụ: SDK) để tích hợp các chức năng và dịch vụ quan trọng vào ứng dụng. Khi dùng một SDK trong ứng dụng của mình, bạn cần đảm bảo rằng bạn có thể giữ an toàn cho người dùng cũng như bảo vệ ứng dụng khỏi mọi lỗ hổng. Trong mục này, chúng tôi sẽ mô tả cách một số yêu cầu hiện hành về quyền riêng tư và bảo mật áp dụng với SDK và được thiết kế để giúp nhà phát triển tích hợp SDK vào ứng dụng sao cho an toàn và bảo mật.

Khi dùng một SDK trong ứng dụng của mình, bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mã của bên thứ ba và cách thức hoạt động của SDK đó không khiến ứng dụng vi phạm Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play. Bạn cần phải nắm rõ cách SDK trong ứng dụng của bạn xử lý dữ liệu người dùng. Bạn cũng cần đảm bảo rằng mình biết các SDK đó dùng những quyền gì, thu thập dữ liệu nào và lý do cho việc thu thập.  Lưu ý: cách SDK thu thập và xử lý dữ liệu người dùng phải phù hợp với chính sách mà ứng dụng tuân thủ về việc sử dụng những dữ liệu đó.

Để chắc chắn rằng việc sử dụng SDK của bạn không vi phạm yêu cầu của chính sách, hãy đọc kỹ để hiểu rõ toàn bộ những chính sách dưới đây, đồng thời lưu ý một số yêu cầu hiện hành liên quan đến SDK:

Chính sách dữ liệu người dùng

Bạn phải minh bạch về cách thức xử lý dữ liệu người dùng (ví dụ: thông tin bạn thu thập về người dùng hoặc do người dùng cung cấp, bao gồm cả thông tin thiết bị). Tức là công bố thông tin về quyền truy cập, thu thập, sử dụng, xử lý và chia sẻ dữ liệu người dùng trên ứng dụng của bạn, cũng như giới hạn phạm vi sử dụng dữ liệu đó cho các mục đích tuân thủ chính sách đã công bố.

Nếu dùng mã của bên thứ ba (ví dụ: SDK) trong ứng dụng, thì bạn phải đảm bảo rằng đoạn mã đó và phương pháp xử lý của bên thứ ba liên quan đến dữ liệu người dùng trong ứng dụng của bạn cũng phải tuân thủ Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play (bao gồm cả các yêu cầu về việc sử dụng và công bố thông tin). Ví dụ: bạn phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp SDK của bạn không bán dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng lấy qua ứng dụng của bạn. Yêu cầu này áp dụng bất kể dữ liệu người dùng được chuyển sau khi được gửi đến máy chủ, hay bằng cách nhúng mã của bên thứ ba vào ứng dụng của bạn.

Dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng

  • Chỉ truy cập, thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng có được qua ứng dụng cho mục đích chức năng của ứng dụng và dịch vụ cũng như các mục đích tuân thủ chính sách đúng như sự mong đợi chính đáng của người dùng:
    • Nếu mở rộng phạm vi sử dụng dữ liệu riêng tư và cá nhân của người dùng nhằm phân phát quảng cáo, ứng dụng phải tuân thủ Chính sách quảng cáo của Google Play.
  • Xử lý an toàn tất cả dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng, bao gồm cả hoạt động truyền dữ liệu đó bằng phương thức mã hoá hiện đại (ví dụ như qua HTTPS).
  • Yêu cầu quyền khi bắt đầu chạy bất cứ khi nào có thể, trước khi truy cập dữ liệu do các quyền của Android kiểm soát

Bán dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng

Không được bán dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng.

  • "Bán" tức là trao đổi hoặc chuyển dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng cho bên thứ ba để lấy tiền.
    • Hành động chuyển dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng theo yêu cầu của chính người dùng (ví dụ: khi người dùng sử dụng một tính năng của ứng dụng để chuyển tệp cho bên thứ ba hoặc khi người dùng chọn sử dụng một ứng dụng dành riêng cho mục đích nghiên cứu) không được coi là bán.

Yêu cầu về sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật

Trong trường hợp hoạt động truy cập, thu thập, sử dụng hoặc chia sẻ dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng trong ứng dụng có thể không như mong đợi chính đáng của người dùng sản phẩm hoặc tính năng liên quan, bạn phải đáp ứng những yêu cầu về sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật trong Chính sách dữ liệu người dùng.

Nếu ứng dụng của bạn tích hợp đoạn mã của bên thứ ba (ví dụ: SDK) được thiết kế để thu thập dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng theo mặc định, thì trong vòng 2 tuần kể từ khi nhận được yêu cầu của Google Play (hoặc nếu yêu cầu của Google Play đề xuất khoảng thời gian dài hơn, trong khoảng thời gian đó), bạn phải cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng ứng dụng của bạn đáp ứng các Yêu cầu về sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật theo chính sách này, bao gồm cả hoạt động truy cập, thu thập, sử dụng hoặc chia sẻ dữ liệu qua mã của bên thứ ba.

Bạn cần phải đảm bảo rằng việc sử dụng đoạn mã của bên thứ ba (ví dụ: SDK) không khiến ứng dụng của bạn vi phạm Chính sách dữ liệu người dùng.

Tham khảo bài viết này trong Trung tâm trợ giúp để biết thêm thông tin về Yêu cầu về sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật

Ví dụ về trường hợp vi phạm do SDK gây ra

  • Ứng dụng có SDK thu thập dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng nhưng không coi dữ liệu này là đối tượng phải tuân thủ các yêu cầu của Chính sách dữ liệu người dùng này, các yêu cầu về quyền truy cập, xử lý dữ liệu (bao gồm cả hành vi bán thông tin không được phép) cũng như các yêu cầu về sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật.
  • Ứng dụng có SDK thu thập dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng theo mặc định vi phạm yêu cầu về sự đồng ý của người dùng và thông tin công bố nổi bật trong chính sách này. 
  • Ứng dụng có SDK tuyên bố chỉ thu thập dữ liệu riêng tư và nhạy cảm của người dùng nhằm cung cấp tính năng bảo vệ ứng dụng khỏi hành vi gian lận và sai trái nhưng lại chia sẻ dữ liệu thu thập được với bên thứ ba cho mục đích quảng cáo hoặc phân tích. 
  • Ứng dụng có SDK truyền thông tin về các gói người dùng đã cài đặt nhưng không đáp ứng nguyên tắc về thông tin công bố nổi bật và/hoặc nguyên tắc trong chính sách quyền riêng tư

Yêu cầu bổ sung về hoạt động Truy cập dữ liệu riêng tư và nhạy cảm

Bảng dưới đây mô tả yêu cầu đối với một số hoạt động cụ thể.

Hoạt động  Yêu cầu
Ứng dụng của bạn thu thập hoặc liên kết các giá trị nhận dạng cố định của thiết bị (ví dụ: IMEI, IMSI, số sê-ri của SIM, v.v.)

Không được liên kết các giá trị nhận dạng cố định của thiết bị với dữ liệu riêng tư và nhạy cảm khác của người dùng hoặc với các giá trị nhận dạng thiết bị có thể đặt lại, trừ trường hợp phục vụ các mục đích liên quan đến:

  • Cuộc gọi liên kết với mã nhận dạng SIM (ví dụ: cuộc gọi qua Wi-Fi liên kết với tài khoản của nhà mạng), và
  • Ứng dụng quản lý thiết bị của doanh nghiệp thông qua chế độ chủ sở hữu thiết bị.

Những mục đích sử dụng này phải được công bố nổi bật cho người dùng theo quy định trong Chính sách về dữ liệu người dùng.

Vui lòng tham khảo tài nguyên này để nắm được những loại giá trị nhận dạng riêng biệt khác thay cho loại mã nhận dạng đã nêu.

Vui lòng đọc Chính sách quảng cáo để nắm được các nguyên tắc khác đối với mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android.
Ứng dụng của bạn nhắm đến trẻ em Ứng dụng của bạn chỉ được dùng những SDK đã tự xác nhận là dành cho dịch vụ hướng tới trẻ em. Tham khảo Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình để nắm được nội dung và yêu cầu đầy đủ của chính sách. 

 

Ví dụ về trường hợp vi phạm do SDK gây ra

  • Ứng dụng dùng một SDK liên kết mã nhận dạng Android với thông tin Vị trí 
  • Ứng dụng dùng một SDK liên kết AAID (mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android) với mã nhận dạng cố định của thiết bị nhằm mục đích quảng cáo hoặc phân tích. 
  • Ứng dụng dùng một SDK liên kết AAID (mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android) với địa chỉ email nhằm mục đích phân tích.

Mục An toàn dữ liệu

Các nhà phát triển phải hoàn tất nội dung trong mục An toàn dữ liệu một cách rõ ràng và chính xác cho mọi ứng dụng, trong đó nêu chi tiết việc thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu của người dùng. Thông tin này bao gồm cả dữ liệu được thu thập và xử lý thông qua thư viện hoặc SDK của bên thứ ba mà các ứng dụng sử dụng. Nhà phát triển chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong mục An toàn dữ liệu và phải đảm bảo rằng thông tin này luôn được cập nhật kịp thời. Nếu thích hợp, thông tin trong mục này phải nhất quán với thông tin công bố trong chính sách quyền riêng tư của ứng dụng.

Vui lòng tham khảo bài viết này trong Trung tâm trợ giúp để biết thêm thông tin về cách hoàn tất nội dung trong Mục An toàn dữ liệu.

Xem nội dung toàn bộ Chính sách dữ liệu người dùng.

Chính sách về các quyền và API truy cập thông tin nhạy cảm

Yêu cầu cấp các quyền và API truy cập thông tin nhạy cảm phải hợp lý đối với người dùng. Bạn chỉ được yêu cầu cấp các quyền và API này khi đó là yêu cầu cần thiết để triển khai các tính năng hay dịch vụ hiện có (mà bạn đã quảng bá trong trang thông tin trên Google Play) trong ứng dụng của mình. Bạn không được sử dụng quyền hoặc API truy cập thông tin nhạy cảm (có thể giúp bạn truy cập vào dữ liệu thiết bị hoặc dữ liệu người dùng) nhằm phục vụ các tính năng hay mục đích chưa công bố, chưa triển khai hoặc không được phép. Trong mọi trường hợp, bạn không được bán hoặc chia sẻ nhằm mục đích bán đối với dữ liệu riêng tư hoặc nhạy cảm mà bạn truy cập được bằng các quyền hoặc API truy cập thông tin nhạy cảm.

Xem toàn bộ Chính sách về các quyền và API truy cập thông tin nhạy cảm.

Ví dụ về trường hợp vi phạm do SDK gây ra

  • Ứng dụng dùng một SDK yêu cầu thông tin vị trí ở chế độ nền nhằm mục đích chưa được cho phép hay công bố. 
  • Ứng dụng dùng một SDK truyền IMEI có được từ quyền read_phone_state của Android khi chưa được người dùng cho phép.

Chính sách về phần mềm độc hại

Chính sách của chúng tôi về phần mềm độc hại rất đơn giản. Mục đích của chính sách này là nhằm đảm bảo không có những hành vi gây hại (ví dụ: phần mềm độc hại) trên thiết bị của người dùng và trong hệ sinh thái Android (bao gồm cả Cửa hàng Google Play). Dựa trên nguyên tắc cơ bản này, chúng tôi luôn cố gắng xây dựng một hệ sinh thái Android an toàn cho người dùng cũng như cho các thiết bị Android của họ.

Phần mềm độc hại là các mã có thể gây rủi ro cho người dùng, dữ liệu của người dùng hoặc thiết bị. Phần mềm độc hại bao gồm nhưng không chỉ gồm những ứng dụng có khả năng gây hại (PHA), tệp nhị phân hoặc nội dung chỉnh sửa khung ứng dụng. Có nhiều loại phần mềm độc hại, chẳng hạn như phần mềm trojan, phần mềm lừa đảo và ứng dụng gián điệp. Chúng tôi không ngừng cập nhật và bổ sung danh mục các loại phần mềm độc hại mới.

Xem toàn bộ Chính sách về phần mềm độc hại.

Ví dụ về trường hợp vi phạm do SDK gây ra

  • Ứng dụng vi phạm mô hình quản lý quyền của Android hoặc đánh cắp thông tin xác thực (như mã thông báo OAuth) qua các ứng dụng khác.
  • Ứng dụng lợi dụng các tính năng để ngăn người dùng gỡ cài đặt hoặc vô hiệu hóa ứng dụng.
  • Ứng dụng vô hiệu hoá SELinux.
  • Ứng dụng dùng một SDK vi phạm mô hình quản lý quyền của Android do chiếm lấy đặc quyền cấp cao bằng việc truy cập vào dữ liệu của thiết bị nhằm một mục đích chưa được công bố
  • Ứng dụng dùng một SDK có đoạn mã đánh lừa người dùng đăng ký hoặc mua nội dung qua hoá đơn cước phí điện thoại di động.

Nếu sở hữu đặc quyền cấp cao để can thiệp vào hệ thống của thiết bị khi chưa được người dùng cho phép, ứng dụng sẽ được phân loại là ứng dụng can thiệp hệ thống.

Chính sách về phần mềm không mong muốn trên thiết bị di động

Hành vi minh bạch và công bố rõ ràng

Tất cả các mã phải thực hiện những nội dung đã cam kết với người dùng. Ứng dụng cần cung cấp tất cả chức năng đã quảng cáo. Ứng dụng không được khiến người dùng nhầm lẫn. 

Ví dụ về trường hợp vi phạm:

  • Gian lận trong quảng cáo
  • Tấn công phi kỹ thuật

Bảo vệ dữ liệu người dùng

Hãy rõ ràng và minh bạch về việc truy cập, sử dụng, thu thập và chia sẻ dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng. Việc sử dụng dữ liệu của người dùng phải tuân thủ tất cả Chính sách về dữ liệu của người dùng có liên quan (nếu có), đồng thời, bạn phải thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để bảo vệ dữ liệu của người dùng.

Ví dụ về trường hợp vi phạm:

  • Thu thập dữ liệu (hãy tham khảo tài liệu về Phần mềm gián điệp)
  • Lợi dụng quyền bị hạn chế

Xem toàn bộ Chính sách về phần mềm không mong muốn trên thiết bị di động

Chính sách về việc sử dụng sai trái thiết bị và mạng

Chúng tôi không cho phép các ứng dụng can thiệp, làm gián đoạn, làm hư hỏng hoặc truy cập trái phép vào thiết bị của người dùng, thiết bị khác hoặc máy tính, máy chủ, mạng, giao diện lập trình ứng dụng (API) hoặc dịch vụ, bao gồm nhưng không chỉ gồm các ứng dụng khác trên thiết bị đó, các dịch vụ của Google, hoặc mạng của nhà cung cấp dịch vụ được uỷ quyền.

Nếu dùng ngôn ngữ thông dịch (JavaScript, Python, Lua, v.v.) trong quá trình chạy (ví dụ: không đi kèm với ứng dụng), thì ứng dụng hoặc đoạn mã của bên thứ ba (ví dụ: SDK) không được chấp nhận hành vi có nguy cơ vi phạm chính sách của Google Play.

Chúng tôi không chấp nhận các đoạn mã tạo ra hoặc lợi dụng lỗ hổng bảo mật. Hãy tham khảo Chương trình cải thiện độ bảo mật của ứng dụng để tìm hiểu về các vấn đề bảo mật mới nhất được báo cáo tới các nhà phát triển.

Xem toàn bộ Chính sách về việc sử dụng sai trái thiết bị và mạng.

Ví dụ về trường hợp vi phạm do SDK gây ra

  • Ứng dụng cung cấp dịch vụ proxy cho bên thứ ba chỉ được phép thực hiện việc này trong ứng dụng nếu đó là chức năng chính của ứng dụng mà người dùng thấy được.
  • Ứng dụng dùng một SDK tải mã thực thi xuống (chẳng hạn như tệp dex hay mã gốc) qua một nguồn không phải Google Play.
  • Ứng dụng dùng một SDK có chứa chế độ xem web có thêm giao diện JavaScript nhằm tải nội dung không đáng tin cậy trên web (ví dụ: URL loại http://) hoặc các URL chưa được xác minh và thu thập qua nguồn không đáng tin cậy (ví dụ: URL thu thập qua các ý định (Intent) không đáng tin cậy).
  • Ứng dụng dùng một SDK có chứa đoạn mã được dùng để cập nhật tệp APK của chính nó
  • Ứng dụng dùng một SDK có thể khiến người dùng gặp phải lỗ hổng bảo mật do tải tệp xuống qua kết nối không an toàn.
  • Ứng dụng dùng một SDK có chứa đoạn mã để tải hoặc cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc ở bên ngoài Google Play.

Chính sách về hành vi lừa đảo

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng tìm cách lừa dối người dùng hoặc tạo điều kiện cho hành vi bất chính, bao gồm nhưng không giới hạn ở những ứng dụng được xác định là có chức năng không khả thi. Ứng dụng phải đưa ra thông báo, các thông tin mô tả và hình ảnh/video chính xác về chức năng của ứng dụng trong tất cả phần mục siêu dữ liệu. Ứng dụng không được tìm cách bắt chước chức năng hoặc cảnh báo của hệ điều hành hoặc của các ứng dụng khác. Ứng dụng phải thông báo cho người dùng biết và có được sự đồng ý của người dùng khi thực hiện thay đổi đối với chế độ cài đặt của thiết bị, đồng thời phải cho phép người dùng khôi phục chế độ cài đặt trước đây.

Xem toàn bộ Chính sách về hành vi lừa đảo.

Minh bạch về hành vi

Chức năng của ứng dụng phải được thể hiện một cách rõ ràng và hợp lý cho người dùng, trong đó có việc không sử dụng tính năng ẩn, tính năng không hoạt động, hoặc không được mô tả trong ứng dụng. Không được phép sử dụng thủ thuật nhằm né tránh quy trình đánh giá ứng dụng. Ứng dụng có thể được yêu cầu cung cấp thêm thông tin chi tiết để đảm bảo an toàn cho người dùng, tính toàn vẹn của hệ thống cũng như việc tuân thủ chính sách.

Ví dụ về lỗi vi phạm do SDK gây ra

  • Trong ứng dụng của bạn có một SDK sử dụng các kỹ thuật né tránh quy trình xem xét ứng dụng.

Vi phạm do dùng SDK thường liên quan tới những Chính sách nào của Google Play dành cho Nhà phát triển?

Để đảm bảo mọi đoạn mã của bên thứ ba mà ứng dụng của bạn đang sử dụng đều tuân thủ Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play, vui lòng tham khảo toàn bộ những chính sách dưới đây:

Tuy đây là những chính sách thường xuyên gặp vấn đề, bạn cũng cần lưu ý rằng đoạn mã SDK có hại cũng có thể khiến ứng dụng của bạn vi phạm một chính sách khác chưa được liệt kê ở trên. Với trách nhiệm của một nhà phát triển ứng dụng, bạn cần phải liên tục xem lại và nắm bắt toàn bộ nội dung mới nhất của chính sách để đảm bảo rằng tất cả SDK đều tuân thủ chính sách khi xử lý dữ liệu ứng dụng của bạn.

Để tìm hiểu thêm, vui lòng truy cập Trung tâm trợ giúp của chúng tôi.


Phần mềm độc hại

Chính sách của chúng tôi về phần mềm độc hại là rất đơn giản. Mục đích của chính sách là nhằm đảm bảo không có hành vi gây hại (chẳng hạn như phần mềm độc hại) trong hệ sinh thái Android, bao gồm cả Cửa hàng Google Play và thiết bị của người dùng. Dựa trên nguyên tắc cơ bản này, chúng tôi luôn cố gắng xây dựng một hệ sinh thái Android an toàn cho người dùng cũng như cho các thiết bị Android của họ.

Phần mềm độc hại là các mã có thể gây rủi ro cho người dùng, dữ liệu của người dùng hoặc thiết bị. Phần mềm độc hại bao gồm nhưng không chỉ gồm những ứng dụng có khả năng gây hại (PHA), tệp nhị phân hoặc nội dung chỉnh sửa khung ứng dụng. Có nhiều loại phần mềm độc hại, chẳng hạn như phần mềm trojan, phần mềm lừa đảo và ứng dụng gián điệp. Chúng tôi cũng đang không ngừng cập nhật và bổ sung danh mục các loại phần mềm độc hại mới.

Dù phần mềm độc hại có đa dạng về loại hình và khả năng, nhưng mục tiêu chung của những phần mềm này thường là:

  • Xâm phạm tính toàn vẹn trong thiết bị của người dùng.
  • Giành quyền kiểm soát thiết bị của người dùng.
  • Cho phép kẻ tấn công thực hiện điều khiển từ xa để xâm nhập, sử dụng hoặc khai thác thiết bị đã nhiễm mã độc.
  • Truyền dữ liệu cá nhân hoặc thông tin đăng nhập ra khỏi thiết bị mà không công bố đầy đủ và không có sự đồng ý của người dùng.
  • Phát tán thư rác hoặc lệnh từ thiết bị đã nhiễm mã độc để gây ảnh hưởng tới các thiết bị hoặc mạng khác.
  • Lừa gạt người dùng.

Ứng dụng, tệp nhị phân, hoặc nội dung chỉnh sửa khung ứng dụng có thể tiềm ẩn khả năng gây hại, và do đó có thể tạo ra hành vi có hại, cho dù ban đầu ứng dụng, tệp hoặc nội dung đó không nhằm mục đích gây hại. Lý do là ứng dụng, tệp nhị phân hoặc nội dung chỉnh sửa khung ứng dụng có thể hoạt động không giống nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, những yếu tố gây hại cho thiết bị Android này không nhất thiết sẽ gây rủi ro cho một thiết bị Android khác. Ví dụ: Một thiết bị đang chạy phiên bản Android mới nhất sẽ không chịu ảnh hưởng của những ứng dụng độc hại thực hiện hành vi gây hại bằng các API không còn được dùng nữa. Tuy nhiên, thiết bị đang chạy phiên bản Android thuộc những đời đầu tiên thì có thể gặp nguy hiểm. Nếu gây rủi ro một cách rõ ràng cho một số hoặc tất cả người dùng và thiết bị Android, thì ứng dụng, tệp nhị phân hoặc nội dung chỉnh sửa khung ứng dụng có thể bị đánh dấu là phần mềm độc hại hoặc ứng dụng có khả năng gây hại.

Danh mục các loại phần mềm độc hại dưới đây thể hiện niềm tin cốt lõi của Google rằng người dùng cần phải hiểu rõ cách thức các ứng dụng sử dụng thiết bị của họ, đồng thời thúc đẩy phát triển một hệ sinh thái an toàn, có khả năng đem đến sự đổi mới mạnh mẽ và trải nghiệm đáng tin cậy cho người dùng.

Vui lòng truy cập vào Google Play Protect để biết thêm thông tin.

Cửa hậu

Loại mã tạo điều kiện cho việc thực hiện những thao tác điều khiển từ xa, ngoài ý muốn và có thể gây hại trên thiết bị.

Những thao tác này có thể bao gồm hành vi khiến ứng dụng, tệp nhị phân, hoặc nội dung chỉnh sửa khung ứng dụng rơi vào một trong các danh mục phần mềm độc hại khác (nếu thao tác được thực hiện một cách tự động). Nhìn chung, cửa hậu được mô tả là cách thức xảy ra hoạt động có khả năng gây hại trên thiết bị. Vì vậy, cửa hậu không hoàn toàn thuộc các danh mục như lừa đảo qua giao dịch thanh toán hoặc phần mềm gián điệp thương mại. Kết quả là trong một số trường hợp, Google Play Protect sẽ coi một nhóm nhỏ các mã cửa hậu là lỗ hổng.

Mã lừa đảo qua giao dịch thanh toán

Loại mã có chủ ý lừa đảo để tự động tính phí người dùng.

Trên thiết bị di động, có 3 loại mã lừa đảo qua giao dịch thanh toán: lừa đảo bằng tin nhắn SMS, lừa đảo bằng cách gọi điện và lừa đảo qua cước phí.

Lừa đảo bằng tin nhắn SMS
Loại mã tính phí người dùng để gửi tin nhắn đến các đầu số dịch vụ mặc dù chưa được người dùng cho phép, hoặc không công khai hành vi gửi tin nhắn SMS bằng cách giấu đi thỏa thuận tiết lộ thông tin hay tin nhắn SMS từ nhà mạng di động để thông báo về các khoản phí hoặc yêu cầu xác nhận gói đăng ký.

Một số mã mặc dù về nguyên tắc có tiết lộ về hành động gửi tin nhắn SMS nhưng vẫn thực hiện những hành động khác tạo điều kiện lừa đảo bằng tin nhắn SMS. Ví dụ như mã có thể ẩn một số phần trong thỏa thuận tiết lộ thông tin nên người dùng không đọc được những phần này, từ đó tạo điều kiện chặn giữ tin nhắn SMS thông báo từ nhà mạng di động về các khoản phí hoặc yêu cầu xác nhận mua một gói đăng ký.

Lừa đảo bằng cách gọi điện
Loại mã tính phí người dùng bằng cách gọi đến các đầu số dịch vụ mà chưa được người dùng cho phép.

Lừa đảo qua cước phí
Loại mã lừa người dùng đăng ký hoặc mua nội dung thông qua hóa đơn tiền điện thoại di động.

Hành vi lừa đảo qua cước phí áp dụng cho tất cả hình thức thanh toán, trừ tin nhắn SMS và cuộc gọi đến các đầu số dịch vụ. Ví dụ: Thanh toán trực tiếp qua nhà mạng, điểm truy cập không dây (WAP), và giao dịch nạp tiền qua điện thoại di động. Lừa đảo bằng điểm truy cập không dây là một trong các hình thức lừa đảo qua cước phí phổ biến nhất. Hình thức lừa đảo này có thể lừa người dùng nhấp vào một nút trên một chế độ xem web trong suốt, tự tải mà không thông báo cho người dùng. Khi người dùng thực hiện thao tác này, hệ thống sẽ bắt đầu đăng ký gói dịch vụ tự động gia hạn, đồng thời xâm nhập và kiểm soát email hoặc tin nhắn xác nhận để ngăn không cho người dùng nhận thấy có giao dịch tài chính nào diễn ra.

Phần mềm theo dõi

Mã thu thập dữ liệu cá nhân hoặc nhạy cảm của người dùng từ một thiết bị và truyền dữ liệu cho bên thứ ba (doanh nghiệp hoặc cá nhân khác) nhằm mục đích giám sát.

Các ứng dụng phải cung cấp đầy đủ thông tin công bố nổi bật và nhận được sự đồng ý theo yêu cầu của chính sách Dữ liệu người dùng.

Nguyên tắc áp dụng cho các ứng dụng giám sát

Loại ứng dụng giám sát duy nhất được chúng tôi chấp nhận là ứng dụng được thiết kế và tiếp thị riêng cho mục đích giám sát người khác, ví dụ như cha mẹ giám sát con cái hoặc ban quản lý doanh nghiệp giám sát từng nhân viên, với điều kiện ứng dụng đó hoàn toàn tuân thủ những yêu cầu dưới đây. Không ai được dùng những ứng dụng này để theo dõi người khác (ví dụ: vợ/chồng) kể cả khi họ biết và đồng ý với việc theo dõi đó, bất kể những ứng dụng này có hiển thị thông báo liên tục về hoạt động theo dõi hay không. Các ứng dụng này phải sử dụng cờ siêu dữ liệu IsMonitoringTool trong tệp kê khai để tự chỉ định việc ứng dụng đó là ứng dụng giám sát một cách thích hợp.

Ứng dụng giám sát phải tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Ứng dụng không được tự giới thiệu là một giải pháp gián điệp hoặc giám sát bí mật.
  • Ứng dụng không được ẩn hay che giấu hành vi theo dõi hoặc tìm cách khiến người dùng nhầm lẫn về chức năng đó.
  • Ứng dụng phải hiển thị cho người dùng một thông báo liên tục mỗi lần chạy và phải có một biểu tượng độc nhất giúp dễ dàng nhận dạng ứng dụng.
  • Các ứng dụng phải công bố chức năng giám sát hoặc theo dõi trong nội dung mô tả trên cửa hàng Google Play.
  • Ứng dụng và trang thông tin ứng dụng trên Google Play không được cung cấp phương thức kích hoạt hay truy cập chức năng nào vi phạm những điều khoản trên, chẳng hạn như hành vi liên kết đến một APK không tuân thủ được lưu trữ bên ngoài Google Play.
  • Ứng dụng phải tuân thủ mọi luật hiện hành. Bạn chịu toàn bộ trách nhiệm xác định tính hợp pháp của ứng dụng tại địa điểm mà ứng dụng hướng tới.
Vui lòng tham khảo bài viết Sử dụng cờ isMonitoringTool trong Trung tâm trợ giúp để biết thêm thông tin.

Mã từ chối cung cấp dịch vụ (DoS)

Loại mã tấn công bằng cách từ chối cung cấp dịch vụ cho người dùng (DoS), hoặc là một phần của cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhắm đến các tài nguyên và hệ thống khác. Người dùng có thể không biết rằng mình đã bị mã này tấn công.

Ví dụ: Khi một số lượng lớn yêu cầu HTTP được gửi đi khiến các máy chủ từ xa bị quá tải.

Phần mềm tải ứng dụng có khả năng gây hại xuống

Loại mã về bản chất không có nguy cơ gây hại, nhưng lại tải các ứng dụng có khả năng gây hại khác xuống.

Bạn có thể nhận biết các mã của phần mềm tải ứng dụng có khả năng gây hại xuống khi:

  • Bạn nhận thấy rằng mã được tạo ra để lan truyền các ứng dụng có khả năng hại và đã tải các ứng dụng này xuống, hoặc thấy rằng phần mềm có chứa mã có thể tải và cài đặt ứng dụng, hoặc
  • Ít nhất 5% số ứng dụng đã tải xuống thông qua mã này là ứng dụng có khả năng gây hại, căn cứ theo mức tối thiểu là 500 lượt tải xuống ghi nhận được, trong đó phát hiện 25 ứng dụng có khả năng gây hại.

Các trình duyệt lớn và ứng dụng phổ biến có chức năng chia sẻ tệp không được coi là phần mềm tải ứng dụng có khả năng gây hại xuống vì:

  • Trình duyệt/ứng dụng không tải nội dung xuống khi người dùng không thực hiện thao tác tải xuống, và
  • Tất cả ứng dụng có khả năng gây hại đã tải xuống đều có sự cho phép của người dùng.

Ứng dụng gây nguy hiểm cho nền tảng không phải Android

Loại mã gây nguy hiểm cho những nền tảng khác ngoài Android.

Những ứng dụng này không thể gây hại cho người dùng hoặc thiết bị Android, nhưng lại chứa những thành phần có thể gây hại cho nền tảng khác.

Lừa đảo

Loại mã giả mạo mã từ một nguồn đáng tin cậy, yêu cầu người dùng cung cấp thông tin xác thực hoặc thông tin thanh toán, rồi gửi dữ liệu này cho bên thứ ba. Những mã chặn lấy thông tin xác thực của người dùng trong quá trình truyền dữ liệu cũng thuộc loại này.

Các mục tiêu điển hình của hành vi lừa đảo bao gồm thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, và thông tin đăng nhập tài khoản trực tuyến để sử dụng mạng xã hội hoặc chơi trò chơi.

Hành vi lợi dụng đặc quyền cao cấp

Loại mã làm tổn hại tính toàn vẹn của hệ thống bằng việc phá vỡ hộp cát của ứng dụng, chiếm lấy đặc quyền cao cấp, hoặc thay đổi hay vô hiệu hóa quyền truy cập các chức năng cốt lõi liên quan đến bảo mật.

Các ví dụ bao gồm:

  • Ứng dụng vi phạm mô hình quản lý quyền của Android hoặc đánh cắp thông tin xác thực (như mã thông báo OAuth) từ các ứng dụng khác.
  • Ứng dụng lợi dụng các tính năng để ngăn người dùng gỡ cài đặt hoặc vô hiệu hóa ứng dụng.
  • Ứng dụng vô hiệu hóa SELinux.

Những ứng dụng sở hữu đặc quyền cao cấp để can thiệp vào hệ thống của thiết bị khi chưa được người dùng cho phép được phân loại là ứng dụng can thiệp hệ thống.

Phần mềm tống tiền

Loại mã kiểm soát một phần hoặc phần lớn thiết bị hay dữ liệu trên thiết bị và yêu cầu người dùng trả tiền hoặc thực hiện một hành động để lấy lại quyền kiểm soát.

Một số phần mềm tống tiền mã hóa dữ liệu trên thiết bị, rồi yêu cầu người dùng phải trả tiền thì mới giải mã dữ liệu và/hoặc lợi dụng các tính năng của quản trị viên thiết bị để người dùng thông thường không thể xóa phần mềm này. Các ví dụ bao gồm:

  • Khóa thiết bị để người dùng không mở được, rồi đòi tiền để khôi phục quyền điều khiển cho người dùng.
  • Mã hóa dữ liệu trên thiết bị rồi đòi tiền, vờ như để giải mã dữ liệu.
  • Lợi dụng các tính năng quản lý chính sách của thiết bị và khiến người dùng không thể xóa phần mềm.

Loại mã được phân phối cùng với thiết bị có mục đích chính là hỗ trợ quản lý thiết bị có thể được loại trừ khỏi danh mục phần mềm tống tiền, với điều kiện là mã này đáp ứng các yêu cầu về việc quản lý và khóa an toàn, cùng các yêu cầu về việc công bố đầy đủ thông tin cho người dùng và có được sự đồng ý của họ.

Ứng dụng can thiệp vào hệ thống

Loại mã can thiệp vào hệ thống của thiết bị.

Có một số điểm khác biệt giữa mã can thiệp vào hệ thống có tính chất gây hại với mã không gây hại. Ví dụ: các ứng dụng can thiệp vào hệ thống mà không gây hại sẽ báo trước cho người dùng biết rằng ứng dụng sẽ có quyền kiểm soát hệ thống của thiết bị mà không thực hiện thêm hành động gây hại nào được xếp vào các danh mục khác về ứng dụng có khả năng gây hại.

Ứng dụng can thiệp vào hệ thống mà gây hại sẽ không báo cho người dùng biết rằng ứng dụng sẽ có quyền kiểm soát hệ thống trên thiết bị, hoặc ứng dụng có báo trước nhưng lại thực hiện thêm những hành động được xếp vào các danh mục khác về ứng dụng có khả năng gây hại.

Thư rác

Loại mã gửi tin nhắn không mong muốn đến những người liên hệ trong danh bạ của người dùng hoặc sử dụng chính thiết bị để chuyển tiếp email rác.

Phần mềm gián điệp

Phần mềm gián điệp là một ứng dụng, đoạn mã hoặc hành vi độc hại thu thập, trích xuất hoặc chia sẻ dữ liệu người dùng hoặc dữ liệu thiết bị không liên quan đến chức năng tuân thủ chính sách.

Đoạn mã hoặc hành vi độc hại có thể bị coi là có hành vi theo dõi người dùng hoặc trích xuất dữ liệu mà không có thông báo hoặc sự đồng ý đầy đủ cũng bị coi là phần mềm gián điệp.

Ví dụ: vi phạm phần mềm gián điệp bao gồm nhưng không giới hạn ở:

  • Hành vi ghi âm hoặc ghi lại cuộc gọi đến điện thoại
  • Hành vi lấy cắp dữ liệu ứng dụng
  • Ứng dụng có đoạn mã độc hại của bên thứ ba (ví dụ: SDK) truyền dữ liệu ra khỏi thiết bị theo cách mà người dùng không ngờ tới và/hoặc không có thông báo hoặc sự đồng ý đầy đủ của người dùng.

Tất cả ứng dụng cũng đều phải tuân thủ toàn bộ Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play, kể cả những chính sách về dữ liệu thiết bị và dữ liệu người dùng, chẳng hạn như Phần mềm không mong muốn trên thiết bị di động, Dữ liệu người dùng, Các quyền và API truy cập thông tin nhạy cảm cũng như Yêu cầu về SDK.

Phần mềm Trojan

Loại mã có vẻ vô hại, chẳng hạn như một trò chơi cho rằng đó chỉ là trò chơi đơn thuần, nhưng lại thực hiện những hành động không mong muốn và gây hại cho người dùng.

Nhóm này thường được sử dụng kết hợp cùng các loại PHA (ứng dụng có khả năng gây hại) khác. Phần mềm trojan chứa một thành phần vô hại và một thành phần gây hại được che giấu. Ví dụ: Một trò chơi sử dụng thiết bị của người dùng ở chế độ nền để gửi tin nhắn SMS có tính phí mà người dùng không biết.

Lưu ý về ứng dụng không phổ biến

Những ứng dụng hiếm gặp và mới xuất hiện có thể được phân loại dưới dạng không phổ biến trong trường hợp Google Play Protect không có đủ thông tin để xác định rằng những ứng dụng này an toàn. Điều này không nhất thiết có nghĩa là ứng dụng đó có hại. Tuy nhiên, vì chưa thể tiến hành đánh giá đầy đủ, nên chúng tôi cũng không thể xác định rằng ứng dụng đó an toàn.

Lưu ý về danh mục Cửa hậu

Cách thức hoạt động của mã quyết định việc mã đó có thuộc loại cửa hậu trong các loại phần mềm độc hại hay không. Một điều kiện cần thiết để xác định mã thuộc loại cửa hậu là việc mã đó tạo điều kiện cho những hành vi khiến mã đó trở thành một loại phần mềm độc hại khác (nếu được thực hiện một cách tự động). Ví dụ: Nếu một ứng dụng cho phép thực thi cơ chế tải mã linh hoạt và mã được tải theo cách linh hoạt đó trích xuất các tin nhắn văn bản, thì ứng dụng này sẽ được xác định là phần mềm độc hại loại cửa hậu.

Tuy nhiên, nếu ứng dụng cho phép thực thi mã tùy ý, và chúng tôi không có lý do để cho rằng chức năng thực thi mã này được thêm vào nhằm thực hiện hành vi gây hại, thì chúng tôi sẽ xem là ứng dụng đó có lỗ hổng, chứ không phải là phần mềm độc hại loại cửa hậu. Đồng thời, chúng tôi sẽ yêu cầu nhà phát triển vá lỗi.

Phần mềm trá hình

Loại ứng dụng sử dụng nhiều loại công nghệ trá hình nhằm cung cấp cho người dùng chức năng ứng dụng giả mạo hoặc không giống như giới thiệu. Những ứng dụng như vậy giả dạng thành những ứng dụng hoặc trò chơi chính thống để đánh lừa cửa hàng ứng dụng, đồng thời sử dụng những kỹ thuật như làm rối, tải mã động hoặc kỹ thuật che giấu để nội dung độc hại không bị phát hiện.

Phần mềm trá hình cũng tương tự các danh mục ứng dụng có khả năng gây hại khác, đặc biệt là Trojan. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất là những kỹ thuật được dùng để làm rối mã nguồn của hoạt động gây hại.


Mạo danh

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng đánh lừa người dùng bằng cách mạo danh người khác (ví dụ như nhà phát triển, công ty, tổ chức khác) hoặc ứng dụng khác. Không được ngụ ý rằng ứng dụng của bạn có liên quan đến ai đó hoặc được ai đó ủy quyền nhưng thực tế thì không phải.  Hãy thận trọng, tránh sử dụng biểu tượng ứng dụng, thông tin mô tả, tên hoặc các yếu tố trong ứng dụng theo cách có thể khiến người dùng hiểu lầm về mối quan hệ của ứng dụng với người khác hoặc với ứng dụng khác.
 
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Nhà phát triển ngầm thể hiện sai sự thật về mối quan hệ với một công ty/nhà phát triển/thực thể/tổ chức khác.

    ① Tên nhà phát triển được liệt kê cho ứng dụng này ám chỉ một mối quan hệ chính thức với Google, mặc dù mối quan hệ như vậy không tồn tại.

  • Các ứng dụng có biểu tượng và tiêu đề ngầm thể hiện sai sự thật về mối quan hệ với một công ty/nhà phát triển/thực thể/tổ chức khác.

    ①Ứng dụng sử dụng quốc huy và khiến người dùng nhầm tưởng rằng ứng dụng được liên kết với chính phủ.
    ②Ứng dụng sao chép biểu trưng của một thực thể kinh doanh để ám chỉ sai sự thật rằng đó là ứng dụng chính thức của doanh nghiệp đó.

  • Tên và biểu tượng của ứng dụng giống với tên và biểu tượng của các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có đến mức có thể gây nhầm lẫn cho người dùng.


    ①Ứng dụng sử dụng biểu trưng của một trang web tiền mã hoá phổ biến trong biểu tượng ứng dụng để ám chỉ rằng đó là trang web chính thức.
    ②Ứng dụng sao chép nhân vật và tiêu đề của một chương trình truyền hình nổi tiếng trong biểu tượng ứng dụng và khiến người dùng hiểu nhầm rằng ứng dụng có liên kết với một chương trình truyền hình.

  • Những ứng dụng tuyên bố sai sự thật rằng đây là ứng dụng chính thức của một tổ chức có uy tín. Không được phép sử dụng các tiêu đề như “Trang chính thức của Justin Bieber” nếu chưa được cấp phép hoặc có các quyền cần thiết.

  • Ứng dụng vi phạm Nguyên tắc về thương hiệu của Android.

Mobile Unwanted Software

Tại Google, chúng tôi tin rằng khi chúng tôi đặt người dùng làm trọng tâm thì mọi vấn đề khác sẽ được cải thiện dành cho người dùng. Trong Nguyên tắc về phần mềmChính sách phần mềm không mong muốn, chúng tôi đưa ra các đề xuất chung để giúp các phần mềm mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Dựa trên Chính sách của Google về phần mềm không mong muốn, trong chính sách này chúng tôi đưa ra các nguyên tắc cho hệ sinh thái Android và Cửa hàng Google Play. Phần mềm vi phạm các nguyên tắc này có thể gây hại cho trải nghiệm người dùng và chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ người dùng khỏi phần mềm đó.

Như đã đề cập trong Chính sách phần mềm không mong muốn, chúng tôi nhận thấy hầu hết các phần mềm không mong muốn đều có một hoặc nhiều đặc điểm cơ bản giống nhau:

  • Phần mềm lừa đảo, hứa hẹn cung cấp giá trị mà phần mềm đó không đáp ứng được.
  • Phần mềm tìm cách lừa người dùng cài đặt hoặc xâu chuỗi với quá trình cài đặt chương trình khác.
  • Phần mềm không cho người dùng biết về tất cả chức năng chính và quan trọng của phần mềm đó.
  • Phần mềm gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến hệ thống của người dùng.
  • Phần mềm thu thập hoặc truyền thông tin cá nhân nhưng người dùng không biết.
  • Phần mềm thu thập hoặc truyền thông tin cá nhân nhưng xử lý không an toàn (ví dụ: truyền qua HTTPS)
  • Phần mềm được đóng gói với phần mềm khác mà sự hiện diện của phần mềm đó không được tiết lộ.

Trên thiết bị di động, phần mềm được mã hóa dưới dạng ứng dụng, tệp nhị phân, nội dung chỉnh sửa khung ứng dụng, v.v. Để ngăn chặn phần mềm có hại cho hệ sinh thái phần mềm hoặc làm gián đoạn trải nghiệm người dùng, chúng tôi sẽ xử lý các mã vi phạm các nguyên tắc này.

Chúng tôi đã mở rộng phạm vi của Chính sách phần mềm không mong muốn để áp dụng cho phần mềm trên thiết bị di động như nêu dưới đây. Cũng giống như Chính sách phần mềm không mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp tục tinh chỉnh chính sách Phần mềm không mong muốn trên thiết bị di động để xử lý các hình thức sai trái mới.

Hành vi minh bạch và công bố rõ ràng

Tất cả các mã phải thực hiện những nội dung đã cam kết với người dùng. Ứng dụng cần cung cấp tất cả chức năng đã quảng cáo. Ứng dụng không được khiến người dùng nhầm lẫn.

  • Ứng dụng phải nêu rõ ràng về chức năng và mục tiêu của ứng dụng.
  • Giải thích rõ ràng và minh bạch cho người dùng về những thay đổi do ứng dụng gây ra với hệ thống. Cho phép người dùng xem xét và phê duyệt tất cả tùy chọn cài đặt và thay đổi quan trọng. 
  • Phần mềm không được trình bày sai về trạng thái của thiết bị với người dùng, ví dụ như tuyên bố hệ thống đang ở trạng thái có rủi ro bảo mật nghiêm trọng hoặc bị nhiễm vi-rút.
  • Không được lợi dụng hoạt động không hợp lệ nhằm tăng lưu lượng truy cập quảng cáo và/hoặc lượt chuyển đổi.
  • Chúng tôi không cho phép các ứng dụng đánh lừa người dùng bằng cách mạo danh người khác (ví dụ như nhà phát triển, công ty, pháp nhân khác) hoặc ứng dụng khác.  Không được ngụ ý rằng ứng dụng của bạn có liên quan đến ai đó hoặc được ai đó ủy quyền nhưng thực tế thì không phải.

Ví dụ về các vi phạm:

  • Gian lận trong quảng cáo
  • Tấn công phi kỹ thuật

Bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cho người dùng

Hãy rõ ràng và minh bạch về việc truy cập, sử dụng, thu thập và chia sẻ dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng. Khi sử dụng dữ liệu người dùng, bạn phải tuân thủ tất cả các Chính sách dữ liệu người dùng có liên quan (nếu có), đồng thời phải thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để bảo vệ dữ liệu đó.

  • Trước khi bạn bắt đầu thu thập dữ liệu của người dùng và gửi ra khỏi thiết bị, người dùng phải có cơ hội thể hiện sự đồng ý với việc này. Dữ liệu ở đây bao gồm cả tài khoản của bên thứ ba, email, số điện thoại, ứng dụng đã cài đặt, tệp, thông tin vị trí, cũng như dữ liệu cá nhân và dữ liệu nhạy cảm mà người dùng cho rằng sẽ không bị thu thập.
  • Sau khi được thu thập, dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng phải được xử lý an toàn, chẳng hạn như truyền dữ liệu đó qua phương thức mã hoá hiện đại (ví dụ: qua HTTPS).
  • Phần mềm, kể cả ứng dụng di động, chỉ được phép truyền dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng đến máy chủ nếu dữ liệu đó phù hợp với chức năng của ứng dụng.
  • Không được yêu cầu hay đánh lừa người dùng tắt những biện pháp bảo vệ thiết bị như Google Play Protect. Ví dụ: bạn không được phép hứa hẹn cung cấp thêm phần thưởng hoặc tính năng của ứng dụng cho người dùng nếu họ chịu tắt Google Play Protect.

Ví dụ về trường hợp vi phạm:

Ví dụ về Chính sách dữ liệu người dùng:

Đừng làm suy giảm trải nghiệm trên thiết bị di động

Trải nghiệm người dùng phải đơn giản, dễ hiểu và dựa trên những lựa chọn rõ ràng của người dùng. Trải nghiệm này phải thực sự hữu ích cho người dùng và không ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của người dùng như đã quảng cáo hoặc được người dùng mong đợi.

  • Đừng hiển thị quảng cáo theo cách người dùng không mong muốn, chẳng hạn như làm suy giảm hoặc cản trở khả năng sử dụng các chức năng của thiết bị hoặc hiển thị quảng cáo bên ngoài ứng dụng đã kích hoạt quảng cáo mà không cho người dùng dễ dàng tắt, không có đầy đủ thông tin đồng thuận và ghi nhận tác giả.
  • Ứng dụng không được cản trở các ứng dụng khác hoặc cản trở khả năng hữu dụng của thiết bị
  • Việc gỡ cài đặt, nếu có, phải rõ ràng.
  • Phần mềm dành cho thiết bị di động không được bắt chước lời nhắc của hệ điều hành thiết bị hoặc của các ứng dụng khác. Bạn không được chặn thông báo của các ứng dụng khác hoặc của hệ điều hành khiến người dùng không thấy được những thông báo này, đặc biệt là loại thông báo cho người dùng biết về những thay đổi đối với hệ điều hành của họ.;

Ví dụ về các vi phạm:

  • Quảng cáo gây phiền toái
  • Sử dụng trái phép hoặc bắt chước chức năng của hệ thống

Phần mềm tải ứng dụng có khả năng gây hại xuống

Loại mã về bản chất không phải là phần mềm không mong muốn, nhưng lại tải phần mềm không mong muốn khác xuống thiết bị di động.

Mã có thể xem là phần mềm tải ứng dụng có khả năng gây hại khi:

  • Có lý do để tin rằng mã đó được tạo ra để lan truyền phần mềm không mong muốn trên thiết bị di động (MUwS) và đã tải các phần mềm đó xuống, hoặc mã đó có chứa mã có thể tải và cài đặt ứng dụng; hoặc
  • Ít nhất 5% số ứng dụng đã tải xuống thông qua mã đó là phần mềm không mong muốn trên thiết bị di động dựa trên ngưỡng tối thiểu là 500 lượt tải xuống ghi nhận được (nghĩa là ghi nhận được 25 lượt tải phần mềm không mong muốn trên thiết bị di động).

Các trình duyệt lớn và ứng dụng phổ biến có chức năng chia sẻ tệp không được coi là phần mềm tải ứng dụng có khả năng gây hại xuống vì:

  • Trình duyệt/ứng dụng không tải nội dung xuống khi người dùng không thực hiện thao tác tải xuống; và
  • Tất cả phần mềm đã tải xuống đều có sự cho phép của người dùng.

Gian lận trong quảng cáo

Chúng tôi nghiêm cấm hành vi gian lận trong quảng cáo. Gian lận trong quảng cáo là loại tương tác quảng cáo được tạo ra nhằm mục đích lừa mạng quảng cáo rằng lưu lượng truy cập thực sự bắt nguồn từ mối quan tâm của người dùng. Đây được coi là một dạng lưu lượng truy cập không hợp lệ. Hành vi gian lận trong quảng cáo có thể là hậu quả của việc nhà phát triển thực hiện quảng cáo theo hình thức trái quy định, chẳng hạn như hiển thị quảng cáo ẩn, tự động nhấp vào quảng cáo, thay đổi hoặc chỉnh sửa thông tin và lợi dụng thao tác máy móc (trình thu thập dữ liệu, bot, v.v.) hay thao tác của con người để tạo ra lưu lượng truy cập quảng cáo không hợp lệ. Lưu lượng truy cập không hợp lệ và gian lận trong quảng cáo là hành vi gây hại cho các nhà quảng cáo, nhà phát triển và người dùng, làm tổn hại lâu dài đến niềm tin vào hệ sinh thái quảng cáo trên thiết bị di động.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Một ứng dụng hiển thị quảng cáo mà người dùng không thấy được.
  • Một ứng dụng tự động tạo lượt nhấp vào quảng cáo nằm ngoài ý định của người dùng hoặc tạo lưu lượng truy cập mạng tương đương để cung cấp số lượt nhấp giả tạo.
  • Một ứng dụng gửi lượt nhấp ghi nhận lượt cài đặt giả mạo để nhận thanh toán cho những lượt cài đặt không bắt nguồn từ mạng của người gửi. 
  • Một ứng dụng bật cửa sổ quảng cáo bên ngoài giao diện của ứng dụng.
  • Một ứng dụng trình bày sai khoảng không quảng cáo, ví dụ: một ứng dụng thông báo với mạng quảng cáo rằng ứng dụng này đang chạy trên thiết bị iOS nhưng trên thực tế, ứng dụng này đang chạy trên thiết bị Android; một ứng dụng mô tả sai tên gói sản phẩm đang ở chế độ kiếm tiền.

Sử dụng trái phép hoặc bắt chước chức năng của hệ thống

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng hoặc quảng cáo bắt chước hoặc can thiệp vào chức năng của hệ thống, chẳng hạn như thông báo hoặc cảnh báo. Chỉ được sử dụng thông báo cấp hệ thống cho các tính năng thiết yếu của ứng dụng, chẳng hạn như một ứng dụng hàng không thông báo cho người dùng về các chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc một trò chơi thông báo cho người dùng về các ưu đãi trong trò chơi.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Những ứng dụng hoặc quảng cáo được phân phát thông qua tính năng thông báo hoặc cảnh báo của hệ thống:
    ① Ứng dụng này đang sử dụng thông báo của hệ thống để phân phát một quảng cáo.
 

Để biết thêm các ví dụ liên quan đến quảng cáo, vui lòng tham khảo Chính sách quảng cáo.

 


Social Engineering

We do not allow apps that pretend to be another app with the intention of deceiving users into performing actions that the user intended for the original trusted app.


Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng chứa quảng cáo lừa đảo hoặc gây phiền toái. Quảng cáo chỉ được hiển thị trong ứng dụng phân phát các quảng cáo đó. Chúng tôi coi quảng cáo được phân phát trong ứng dụng của bạn là một phần của ứng dụng. Quảng cáo hiển thị trong ứng dụng của bạn phải tuân thủ tất cả các chính sách của chúng tôi. Để tham khảo chính sách về quảng cáo cờ bạc, vui lòng nhấp vào đây.
Google Play hỗ trợ nhiều chiến lược kiếm tiền giúp ích cho các nhà phát triển và người dùng, bao gồm khả năng phân phối có tính phí, sản phẩm trong ứng dụng, gói đăng ký và các mô hình doanh thu dựa trên quảng cáo. Nhằm đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, chúng tôi yêu cầu bạn tuân thủ các chính sách này.

Thanh toán

  1. Khi tính phí các ứng dụng tải xuống qua Google Play, nhà phát triển phải dùng hệ thống thanh toán của Google Play làm phương thức thanh toán cho những giao dịch đó.
  1. Khi yêu cầu hoặc chấp nhận việc người dùng thanh toán để được truy cập vào các tính năng hoặc dịch vụ trong ứng dụng (bao gồm chức năng, hàng hoá hoặc nội dung kỹ thuật số của ứng dụng (gọi chung là “mua hàng trong ứng dụng”)), các ứng dụng do Play phân phối phải dùng hệ thống thanh toán của Google Play cho những giao dịch như vậy, trừ trường hợp thuộc phạm vi của Mục 3, Mục 8 hoặc Mục 9.

    Ví dụ về các tính năng hoặc dịch vụ của ứng dụng phải sử dụng hệ thống thanh toán của Google Play bao gồm nhưng không chỉ gồm các giao dịch mua những mặt hàng sau trong ứng dụng:

    • Vật phẩm (chẳng hạn như tiền ảo, lượt chơi thêm, thời gian chơi thêm, vật phẩm bổ sung, nhân vật và hình đại diện);
    • dịch vụ thuê bao (chẳng hạn như dịch vụ thể dục, trò chơi, hẹn hò, giáo dục, âm nhạc, video, bản nâng cấp dịch vụ và các dịch vụ thuê bao nội dung khác);
    • chức năng hoặc nội dung của ứng dụng (chẳng hạn như phiên bản ứng dụng không có quảng cáo hoặc những tính năng mới không có trong phiên bản miễn phí của ứng dụng); và
    • dịch vụ và phần mềm đám mây (chẳng hạn như dịch vụ lưu trữ dữ liệu, phần mềm tăng năng suất dành cho doanh nghiệp và phần mềm quản lý tài chính).
  1. Không được dùng hệ thống thanh toán của Google Play trong các trường hợp:
    1. khoản thanh toán chủ yếu là dùng cho:
      • việc mua hoặc thuê hàng hoá thực (chẳng hạn như hàng tạp hoá, quần áo, đồ gia dụng, đồ điện tử);
      • việc mua các dịch vụ thực (chẳng hạn như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ vệ sinh, vé máy bay, gói thành viên tại phòng tập thể dục, dịch vụ giao đồ ăn, vé tham dự sự kiện trực tiếp); hoặc
      • khoản thanh toán hoá đơn thẻ tín dụng hoặc hoá đơn dịch vụ tiện ích (chẳng hạn như dịch vụ truyền hình cáp và viễn thông);
    2. các khoản thanh toán bao gồm thanh toán ngang hàng, đấu giá trực tuyến và khoản quyên góp miễn thuế;
    3. thanh toán cho nội dung hoặc dịch vụ hỗ trợ cờ bạc trực tuyến như mô tả tại mục Ứng dụng cờ bạc trong Chính sách về cờ bạc, trò chơi và cuộc thi bằng tiền thật;
    4. thanh toán cho danh mục sản phẩm không được chấp nhận theo Chính sách nội dung của Trung tâm thanh toán của Google.
      Lưu ý: Tại một số thị trường, dịch vụ Google Pay vẫn được cung cấp cho các ứng dụng bán hàng hoá và/hoặc dịch vụ thực. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang của Google Pay dành cho nhà phát triển.
  1. Ngoài những trường hợp được mô tả trong Mục 3, Mục 8 và Mục 9, các ứng dụng không được dẫn người dùng đến một phương thức thanh toán khác với hệ thống thanh toán của Google Play. Quy định cấm này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc dẫn người dùng đến các phương thức thanh toán khác thông qua:
    • Trang thông tin của ứng dụng trên Google Play;
    • Quảng cáo trong ứng dụng liên quan đến nội dung có thể mua được;
    • Chế độ xem web, nút, đường liên kết, tin nhắn, quảng cáo hoặc lời kêu gọi hành động khác trong ứng dụng; và
    • Các quy trình trên giao diện người dùng của ứng dụng, bao gồm cả quy trình tạo tài khoản hoặc đăng ký, trong đó hướng người dùng đến một phương thức thanh toán khác ngoài hệ thống thanh toán của Google Play.
  1. Tiền ảo trong ứng dụng mà người dùng mua cho một ứng dụng hoặc trò chơi chỉ được phép sử dụng trong ứng dụng hoặc trò chơi đó.

  1. Nhà phát triển phải thông báo rõ ràng và chính xác cho người dùng về các điều khoản và giá của ứng dụng cũng như của tính năng/gói đăng ký (trong ứng dụng) được chào bán cho người dùng. Giá trong ứng dụng phải khớp với mức giá có trong giao diện mà người dùng thấy được trên Play Billing. Nếu thông tin mô tả sản phẩm của bạn trên Google Play đề cập đến những tính năng trong ứng dụng có thể yêu cầu người dùng phải trả một khoản phí cụ thể hoặc trả thêm phí, thì trang thông tin của ứng dụng phải thông báo rõ cho người dùng rằng họ sẽ phải trả phí để sử dụng các tính năng đó.

  1. Ứng dụng và trò chơi cung cấp cơ chế nhận vật phẩm ảo ngẫu nhiên từ một giao dịch mua (bao gồm nhưng không giới hạn ở hình thức "hộp vật phẩm may mắn") phải công bố rõ ràng xác suất nhận được những vật phẩm đó trước khi giao dịch mua được thực hiện, vào một thời điểm gần với thời điểm mua.

  1. Trừ những trường hợp nêu tại Mục 3, đối với những nhà phát triển cung cấp ứng dụng do Play phân phối, khi yêu cầu hoặc chấp nhận khoản thanh toán của người dùng ở những quốc gia/khu vực này cho việc mua các mặt hàng trong ứng dụng, nhà phát triển có thể cung cấp cho người dùng một hệ thống thanh toán thay thế (ngoài hệ thống thanh toán của Google Play) cho những giao dịch như vậy (nếu đã hoàn tất biểu mẫu khai báo hệ thống thanh toán thay thế và đồng ý với các yêu cầu của chương trình cũng như điều khoản bổ sung có trong biểu mẫu).

  1. Nhà phát triển ứng dụng do Play phân phối có thể đưa người dùng tại Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) ra bên ngoài ứng dụng, kể cả cho mục đích quảng bá ưu đãi cho tính năng và dịch vụ kỹ thuật số trong ứng dụng. Nhà phát triển ứng dụng đưa người dùng tại EEA ra bên ngoài ứng dụng phải hoàn tất biểu mẫu khai báo cho chương trình và đồng ý với các yêu cầu của chương trình cùng các điều khoản bổ sung có trong biểu mẫu.

Lưu ý: Để xem tiến trình và các câu hỏi thường gặp về chính sách này, vui lòng truy cập vào Trung tâm trợ giúp của chúng tôi.

Quảng cáo

Để đảm bảo trải nghiệm chất lượng cao, chúng tôi sẽ xét đến cả nội dung quảng cáo, đối tượng người dùng, trải nghiệm người dùng, hành vi, cũng như tính bảo mật và quyền riêng tư. Chúng tôi coi quảng cáo và nội dung liên quan mà ứng dụng của bạn cung cấp là một phần trong ứng dụng của bạn. Do đó, những nội dung này cũng phải tuân theo mọi chính sách khác của Google Play. Chúng tôi cũng đưa ra các yêu cầu bổ sung dành cho quảng cáo trong trường hợp bạn đang kiếm tiền từ một ứng dụng có nhắm đến trẻ em trên Google Play.

Bạn cũng có thể đọc thêm về Chính sách quảng cáo ứng dụng và Chính sách về trang thông tin trên Cửa hàng Play tại đây, trong đó có cả cách chúng tôi xử lý hành vi quảng bá có tính lừa đảo.

Nội dung quảng cáo

Quảng cáo và nội dung liên quan mà ứng dụng của bạn cung cấp được coi là một phần trong ứng dụng của bạn và phải tuân theo Chính sách về nội dung bị hạn chế. Nếu ứng dụng của bạn liên quan đến hoạt động cờ bạc, bạn sẽ phải đáp ứng thêm các yêu cầu bổ sung.

Quảng cáo không phù hợp

Các quảng cáo và ưu đãi liên quan (ví dụ: quảng cáo khuyến khích tải một ứng dụng khác xuống) xuất hiện trong ứng dụng của bạn phải phù hợp với mức phân loại nội dung của ứng dụng, ngay cả khi bản thân nội dung đó tuân thủ các chính sách của chúng tôi.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Quảng cáo không phù hợp với mức phân loại nội dung của ứng dụng.

① Quảng cáo này không phù hợp (Thanh thiếu niên) với mức phân loại nội dung của ứng dụng (Mọi người)
② Quảng cáo này không phù hợp (Người trưởng thành) với mức phân loại nội dung của ứng dụng (Thanh thiếu niên)
③ Nội dung quảng cáo mà ứng dụng đưa ra (khuyến khích tải một ứng dụng dành cho người lớn) không phù hợp với mức phân loại nội dung của ứng dụng trò chơi nơi quảng cáo xuất hiện (Mọi người)

Yêu cầu về quảng cáo dành cho gia đình

Nếu bạn đang kiếm tiền trên Play qua một ứng dụng có nhắm đến trẻ em, thì ứng dụng của bạn bắt buộc phải tuân thủ các yêu cầu trong Chính sách về hoạt động kiếm tiền và quảng cáo dành cho gia đình:

Quảng cáo lừa đảo

Quảng cáo không được mô phỏng hoặc mạo danh giao diện người dùng của bất cứ tính năng nào trong ứng dụng, chẳng hạn như các phần tử thông báo hoặc cảnh báo của hệ điều hành. Bạn phải cho người dùng biết rõ ứng dụng nào đang phân phát quảng cáo nào.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Quảng cáo bắt chước giao diện người dùng của một ứng dụng:

    ① Biểu tượng dấu hỏi trong ứng dụng này là một quảng cáo đưa người dùng tới một trang đích bên ngoài.

  • Quảng cáo bắt chước thông báo của hệ thống:

    ① ② Những ví dụ trên minh hoạ quảng cáo bắt chước nhiều loại thông báo của hệ thống.


    ① Ví dụ trên minh hoạ một phần tính năng bắt chước các tính năng khác nhưng lại chỉ đưa người dùng đến một hoặc nhiều quảng cáo.

Quảng cáo gây phiền toái

Quảng cáo gây phiền toái là quảng cáo xuất hiện theo cách người dùng không mong muốn, có thể khiến họ vô tình nhấp vào quảng cáo đó hoặc làm suy giảm/cản trở khả năng sử dụng các chức năng của thiết bị.

Ứng dụng của bạn không được ép buộc người dùng nhấp vào quảng cáo hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân cho mục đích quảng cáo trước khi họ có thể thực sự sử dụng ứng dụng. Quảng cáo chỉ được xuất hiện bên trong ứng dụng phân phát quảng cáo đó và không được gây trở ngại đến các ứng dụng khác, quảng cáo khác hoặc hoạt động khác của thiết bị, bao gồm cả các nút và cổng của hệ thống hoặc thiết bị. Trong đó bao gồm cả lớp phủ, chức năng đồng hành và đơn vị quảng cáo được thiết kế như một tiện ích. Nếu ứng dụng của bạn hiển thị quảng cáo gây ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng thông thường, thì quảng cáo này phải dễ dàng tắt được mà không gây bất lợi cho người dùng.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Quảng cáo chiếm hết màn hình hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng thông thường nhưng không đưa ra cách thức rõ ràng để người dùng tắt quảng cáo đó:

    ① Quảng cáo này không có nút đóng.

  • Quảng cáo buộc người dùng nhấp vào bằng cách sử dụng nút tắt giả mạo hoặc làm cho quảng cáo đột nhiên xuất hiện trong các khu vực của ứng dụng nơi người dùng thường nhấn vào để sử dụng một chức năng khác:

    ① Quảng cáo này sử dụng nút tắt giả mạo.

    ② Quảng cáo này đột nhiên xuất hiện trong khu vực nơi người dùng thường nhấn vào để sử dụng các chức năng trong ứng dụng.

  • Quảng cáo hiển thị bên ngoài ứng dụng phân phát quảng cáo đó:

    ① Người dùng chuyển đến màn hình chính từ ứng dụng này rồi quảng cáo đột ngột hiện ra trên màn hình chính.

  • Quảng cáo được kích hoạt bằng nút màn hình chính hoặc những tính năng khác rõ ràng được thiết kế cho thao tác thoát khỏi ứng dụng:

    ① Người dùng tìm cách thoát khỏi ứng dụng và chuyển về màn hình chính nhưng lại bị quảng cáo gây gián đoạn.

Trải nghiệm quảng cáo tốt hơn

Nhà phát triển phải tuân thủ các nguyên tắc quảng cáo sau đây để đảm bảo mang lại trải nghiệm chất lượng cao cho người dùng khi họ dùng các ứng dụng trên Google Play. Người dùng có thể không thấy được quảng cáo của bạn vì những lý do không mong muốn sau đây:

  • Không chấp nhận quảng cáo xen kẽ toàn màn hình ở tất cả định dạng (video, GIF, ảnh tĩnh, v.v.) hiển thị bất ngờ, thường là khi người dùng đã chọn làm việc khác. 
    • Không chấp nhận quảng cáo xuất hiện trong khi đang ở đầu một cấp độ của trò chơi hoặc đầu một phân đoạn nội dung. 
    • Không chấp nhận quảng cáo xen kẽ dạng video toàn màn hình xuất hiện trước màn hình tải (màn hình chờ) của ứng dụng.
  • Không chấp nhận quảng cáo xen kẽ toàn màn hình không thể đóng sau 15 giây, ở mọi định dạng. Quảng cáo xen kẽ toàn màn hình cho phép chọn nhận hoặc quảng cáo xen kẽ toàn màn hình không làm gián đoạn hành động của người dùng (ví dụ: sau màn hình điểm số trong ứng dụng trò chơi) có thể tồn tại hơn 15 giây.

Chính sách này không áp dụng cho quảng cáo có tặng thưởng mà người dùng chọn nhận một cách rõ ràng (ví dụ: quảng cáo mà nhà phát triển đề nghị người dùng xem một cách rõ ràng để được sử dụng một tính năng cụ thể trong trò chơi hoặc nhận một phần nội dung). Chính sách này cũng không áp dụng cho hoạt động kiếm tiền và quảng cáo không ảnh hưởng đến việc sử dụng ứng dụng hoặc chơi trò chơi thông thường (ví dụ: nội dung video có quảng cáo tích hợp, quảng cáo dạng biểu ngữ không hiển thị toàn màn hình).

Các nguyên tắc này dựa trên nguyên tắc Tiêu chuẩn quảng cáo tốt hơn – Trải nghiệm về ứng dụng dành cho thiết bị di động. Để biết thêm thông tin về Tiêu chuẩn quảng cáo tốt hơn, vui lòng tham khảo Liên minh các quảng cáo tốt hơn.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Quảng cáo không mong muốn xuất hiện trong khi chơi trò chơi hoặc trong khi bắt đầu một phân đoạn nội dung (ví dụ: sau khi người dùng nhấp vào một nút và trước khi nút có hiệu lực). Người dùng không muốn thấy những quảng cáo này mà muốn bắt đầu trò chơi hoặc tập trung vào nội dung.

    ① Quảng cáo tĩnh không mong muốn xuất hiện trong khi bắt đầu một cấp độ của trò chơi.

    ② Quảng cáo dạng video không mong muốn xuất hiện trong khi bắt đầu một phân đoạn nội dung.
  • Quảng cáo toàn màn hình xuất hiện trong khi chơi trò chơi và không thể đóng sau 15 giây.

    ①  Quảng cáo xen kẽ xuất hiện trong khi chơi trò chơi và không cho người dùng chọn bỏ qua trong vòng 15 giây.

Dành cho quảng cáo

Chúng tôi không chấp nhận các ứng dụng hiển thị quảng cáo xen kẽ nhiều lần nhằm khiến người dùng không còn tập trung tương tác với ứng dụng và thực hiện các tác vụ trong ứng dụng.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Các ứng dụng liên tiếp đặt quảng cáo xen kẽ sau một hành động của người dùng (bao gồm nhưng không giới hạn ở thao tác nhấp, vuốt, v.v.).

    ① Trang đầu tiên trong ứng dụng có nhiều nút tương tác. Khi người dùng nhấp vào Bắt đầu ứng dụng để dùng ứng dụng, một quảng cáo xen kẽ sẽ bật lên. Sau khi đóng quảng cáo, người dùng quay lại ứng dụng và nhấp vào Dịch vụ để bắt đầu sử dụng dịch vụ nhưng một quảng cáo xen kẽ khác lại xuất hiện.


    ② Trang đầu tiên hướng người dùng nhấp vào Chơi vì đây là nút duy nhất người dùng có thể nhấp vào để dùng ứng dụng. Khi người dùng nhấp vào nút này, một quảng cáo xen kẽ xuất hiện. Sau khi đóng quảng cáo, người dùng nhấp vào Chạy vì đây là nút duy nhất người dùng có thể tương tác, rồi một quảng cáo xen kẽ khác lại bật lên.

Kiếm tiền từ màn hình khóa

Ứng dụng không được phân phát quảng cáo hoặc tính năng kiếm tiền từ màn hình khóa của thiết bị trừ khi mục đích duy nhất của ứng dụng là để khóa màn hình.

Gian lận trong quảng cáo

Chúng tôi nghiêm cấm hành vi gian lận trong quảng cáo. Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo Chính sách về gian lận trong quảng cáo.

Sử dụng dữ liệu vị trí cho mục đích quảng cáo

Những ứng dụng sử dụng dữ liệu vị trí thiết bị dựa trên quyền truy cập nhằm mục đích phân phát quảng cáo phải tuân thủ chính sách về Thông tin riêng tư và nhạy cảm cũng như những yêu cầu sau đây:

  • Ứng dụng phải thông báo rõ ràng cho người dùng về việc sử dụng hoặc thu thập dữ liệu vị trí có được thông qua quyền truy cập vào thiết bị nhằm mục đích quảng cáo. Đồng thời, việc sử dụng hoặc thu thập này phải được nêu rõ trong chính sách quyền riêng tư bắt buộc của ứng dụng, bao gồm đường liên kết đến mọi chính sách quyền riêng tư có liên quan dành cho mạng quảng cáo, trong đó quy định rõ việc sử dụng dữ liệu vị trí.
  • Theo yêu cầu nêu trong chính sách về Quyền vị trí, ứng dụng của bạn chỉ được phép yêu cầu quyền vị trí để triển khai những tính năng hoặc dịch vụ hiện có trong ứng dụng chứ không được yêu cầu quyền này cho mục đích quảng cáo.

Sử dụng mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android

Dịch vụ của Google Play phiên bản 4.0 đã ra mắt các API mới cùng một mã nhận dạng để các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo và dịch vụ phân tích sử dụng. Dưới đây là Điều khoản sử dụng dành cho mã nhận dạng này.

  • Mục đích sử dụng. Chỉ được dùng mã nhận dạng quảng cáo của Android để quảng cáo và phân tích người dùng. Chế độ "Chọn không tham gia quảng cáo dựa trên mối quan tâm" hay "Chọn không tham gia cá nhân hóa quảng cáo" phải được xác minh mỗi khi truy cập mã nhận dạng này.
  • Liên kết với thông tin nhận dạng cá nhân hoặc các giá trị nhận dạng khác.
    • Sử dụng cho mục đích quảng cáo: Bạn không được liên kết mã nhận dạng cho quảng cáo với giá trị nhận dạng cố định của thiết bị (ví dụ: SSAID, địa chỉ MAC, IMEI, v.v.) nhằm mục đích quảng cáo. Chỉ được liên kết mã nhận dạng cho quảng cáo với thông tin nhận dạng cá nhân khi có sự đồng ý rõ ràng của người dùng.
    • Sử dụng cho mục đích phân tích: Bạn không được liên kết mã nhận dạng cho quảng cáo với thông tin nhận dạng cá nhân hoặc liên kết với giá trị nhận dạng cố định của thiết bị (ví dụ: SSAID, địa chỉ MAC, IMEI, v.v.) nhằm mục đích phân tích. Vui lòng đọc chính sách Dữ liệu người dùngđể tìm hiểu thêm các nguyên tắc về giá trị nhận dạng cố định của thiết bị.
  • Tôn trọng lựa chọn của người dùng.
    • Nếu đặt lại mã nhận dạng cho quảng cáo, bạn không được kết nối mã nhận dạng mới này với một mã nhận dạng cho quảng cáo trước đó hoặc với dữ liệu thu được qua một mã nhận dạng cho quảng cáo trước đó khi chưa có sự đồng ý rõ ràng của người dùng.
    • Bạn phải tuân thủ chế độ cài đặt “Chọn không tham gia quảng cáo dựa trên mối quan tâm” hay “Tắt tuỳ chọn cá nhân hoá quảng cáo” của người dùng. Nếu người dùng đã bật chế độ cài đặt này thì bạn không được dùng mã nhận dạng cho quảng cáo để tạo hồ sơ người dùng cho mục đích quảng cáo hoặc để phân phát quảng cáo được cá nhân hoá cho người dùng. Một số hoạt động được phép: Quảng cáo theo ngữ cảnh, giới hạn tần suất, theo dõi lượt chuyển đổi, báo cáo, bảo mật và phát hiện gian lận.
    • Trên những thiết bị mới hơn, khi người dùng xóa mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android, thì mã nhận dạng đó sẽ bị loại bỏ. Khi cố gắng truy cập mã nhận dạng đó, bạn sẽ nhận được một chuỗi số 0. Một thiết bị không có mã nhận dạng cho quảng cáo sẽ không được kết nối với dữ liệu liên kết hoặc bắt nguồn từ một mã nhận dạng cho quảng cáo trước đó.
  • Đảm bảo tính minh bạch trước người dùng. Bạn phải thông báo cho người dùng về việc thu thập và sử dụng giá trị nhận dạng cho quảng cáo và công bố rõ ràng với người dùng về việc cam kết tuân thủ những điều khoản này bằng một thông báo về quyền riêng tư hợp pháp. Để tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn đối với quyền riêng tư, vui lòng xem chính sách của chúng tôi về Dữ liệu của người dùng.
  • Tuân thủ điều khoản sử dụng. Bạn (và mọi bên mà bạn có thể chia sẻ mã nhận dạng cho quảng cáo trong quá trình hoạt động kinh doanh) chỉ được sử dụng mã nhận dạng cho quảng cáo theo Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play. Tất cả ứng dụng đã phát hành hay tải lên Google Play đều phải sử dụng mã nhận dạng cho quảng cáo (nếu có trên thiết bị) thay cho mọi giá trị nhận dạng thiết bị khác cho mục đích quảng cáo.
Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo Chính sách dữ liệu người dùng.

Gói đăng ký

Là nhà phát triển, bạn không được đánh lừa người dùng khi cung cấp nội dung hoặc dịch vụ thuê bao trong ứng dụng. Bạn bắt buộc phải cung cấp thông tin rõ ràng trên màn hình chờ hoặc quảng cáo trong ứng dụng. Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng khiến người dùng mắc phải những hành vi mua bán lừa đảo hoặc thao túng tâm lý (bao gồm cả việc mua hàng hoặc gói thuê bao trong ứng dụng).

Bạn phải minh bạch về những gì mình cung cấp. Yêu cầu này bao gồm việc bạn phải giải thích rõ các điều khoản của ưu đãi, chi phí của gói thuê bao, tần suất của chu kỳ thanh toán, cũng như việc liệu người dùng có bắt buộc phải đăng ký thì mới sử dụng được ứng dụng của bạn hay không. Hãy đảm bảo rằng người dùng không cần phải làm gì khác để kiểm tra những thông tin này.

Các gói thuê bao phải cung cấp giá trị lâu dài hoặc định kỳ cho người dùng trong suốt thời gian đăng ký. Đồng thời, bạn không được tạo gói thuê bao để cung cấp những lợi ích chỉ dùng được một lần cho người dùng (ví dụ: các SKU chỉ cung cấp các khoản tiền/tín dụng một lần trong ứng dụng, hoặc các vật phẩm hỗ trợ chỉ dùng được một lần trong trò chơi). Gói thuê bao của bạn có thể cung cấp phần thưởng khuyến khích hoặc khuyến mãi, nhưng đó phải là phần thưởng phụ thêm bên cạnh giá trị lâu dài hoặc định kỳ được cung cấp trong suốt thời gian đăng ký. Những sản phẩm không cung cấp giá trị lâu dài hoặc định kỳ phải được cung cấp dưới dạng sản phẩm trong ứng dụng thay vì gói thuê bao.

Bạn không được che giấu hoặc trình bày sai các lợi ích dùng một lần dưới dạng gói thuê bao. Quy định cấm này cũng áp dụng cho hành vi sửa đổi một gói thuê bao để biến nó thành một lợi ích dùng một lần (chẳng hạn như hành vi xoá, ngừng hỗ trợ một tính năng/dịch vụ hoặc giảm thiểu giá trị định kỳ) sau khi người dùng mua gói thuê bao.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Gói đăng ký hằng tháng mà không thông báo cho người dùng biết rằng gói này sẽ tự động gia hạn và tính phí hằng tháng cho người dùng.
  • Gói đăng ký hằng năm nhưng lại nêu bật chi phí hằng tháng.
  • Gói đăng ký chưa bản địa hóa toàn bộ điều khoản và giá tiền.
  • Quảng cáo trong ứng dụng không nêu rõ là người dùng có thể truy cập vào nội dung mà không cần đăng ký (khi ứng dụng cho phép như vậy).
  • Tên SKU không thể hiện chính xác bản chất của gói thuê bao (chẳng hạn như "Dùng thử miễn phí" hoặc "Dùng thử gói thành viên Cao cấp – 3 ngày miễn phí") đối với một gói thuê bao tự động tính phí định kỳ. 
  • Nhiều màn hình trong quy trình mua khiến người dùng vô tình nhấp vào nút đăng ký.
  • Những gói thuê bao không cung cấp giá trị lâu dài hoặc định kỳ — ví dụ như cung cấp 1000 viên ngọc trong tháng đầu rồi giảm xuống còn 1 viên trong những tháng tiếp theo của gói thuê bao.
  • Hành động yêu cầu người dùng đăng ký một gói thuê bao tự động gia hạn để được hưởng một lợi ích dùng một lần, và huỷ gói thuê bao của một người dùng dù họ không yêu cầu sau khi mua.
Ví dụ 1:

① Nút bỏ qua không hiện rõ và có thể khiến người dùng hiểu nhầm rằng họ phải chấp nhận mua gói thuê bao thì mới có thể dùng được ứng dụng.

② Lời mời đăng ký thuê bao chỉ cho biết mức giá theo tháng nên người dùng có thể không biết rằng họ phải trả phí theo gói 6 tháng tại thời điểm đăng ký.

③ Lời mời đăng ký thuê bao chỉ đưa ra mức giá ưu đãi cho người dùng mới nên người dùng có thể không biết rằng gói đăng ký sẽ tự động tính phí khi thời gian ưu đãi kết thúc.

④ Lời mời đăng ký thuê bao cùng các điều khoản và điều kiện phải được bản địa hóa sang cùng một ngôn ngữ để người dùng có thể hiểu rõ toàn bộ nội dung trong lời mời.

 

Ví dụ 2:

① Người dùng phải liên tục nhấp chuột trong cùng một khu vực nút, khiến họ vô tình nhấp vào nút "tiếp tục" cuối cùng để đăng ký thuê bao.

② Người dùng khó đọc được số tiền phải thanh toán sau khi hết thời gian dùng thử, nên có thể hiểu nhầm rằng gói này là miễn phí

Bản dùng thử miễn phí và ưu đãi cho người dùng mới

Trước khi người dùng đăng ký sử dụng gói dịch vụ của bạn: Bạn bắt buộc phải mô tả rõ ràng và chính xác các điều khoản của lời mời đăng ký, bao gồm cả thời hạn sử dụng, giá, cùng thông tin mô tả về các dịch vụ hoặc nội dung mà người dùng có thể sử dụng. Bạn cũng cần phải thông báo cho người dùng biết cách thức và thời điểm gói dùng thử miễn phí chuyển thành gói đăng ký có tính phí và mức phí của gói đăng ký đó. Đồng thời, bạn cũng phải cho người dùng biết rằng họ có thể hủy nếu không muốn chuyển sang gói đăng ký có tính phí.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Lời mời dùng thử không nêu rõ thời hạn dùng thử miễn phí hoặc thời hạn áp dụng mức giá ưu đãi cho người dùng mới.
  • Lời mời dùng thử không nêu rõ rằng người dùng sẽ tự động được chuyển sang gói đăng ký có tính phí khi hết thời gian ưu đãi.
  • Lời mời dùng thử không nêu rõ rằng người dùng có thể truy cập vào nội dung mà không cần đăng ký dùng thử (khi ứng dụng cho phép như vậy).
  • Lời mời dùng thử chưa bản địa hóa toàn bộ các điều khoản và giá tiền.
 

① Nút bỏ qua không hiện rõ và có thể khiến người dùng hiểu nhầm rằng họ phải đăng ký dùng thử miễn phí thì mới có thể dùng được ứng dụng.

② Lời mời tập trung giới thiệu việc dùng thử miễn phí. Do đó, người dùng có thể không biết rằng gói đăng ký sẽ tự động tính phí họ khi thời gian dùng thử kết thúc.

③ Lời mời không nêu rõ thời hạn dùng thử. Do đó, người dùng có thể không nắm rõ khoảng thời gian họ được sử dụng miễn phí nội dung của gói đăng ký.

④ Lời mời dùng thử cùng các điều khoản và điều kiện phải được bản địa hóa sang cùng một ngôn ngữ để người dùng có thể hiểu rõ toàn bộ nội dung trong lời mời đó.

Quản lý gói thuê bao, huỷ và hoàn tiền

Nếu bán gói thuê bao trong ứng dụng của mình, bạn phải đảm bảo rằng ứng dụng đó công bố rõ ràng cách người dùng có thể quản lý hoặc huỷ gói thuê bao. Bạn cũng phải đưa vào ứng dụng quyền truy cập vào một phương thức huỷ gói thuê bao dễ dàng trên mạng. Trong chế độ cài đặt tài khoản của ứng dụng (hoặc trang tương đương), bạn có thể đáp ứng yêu cầu này bằng cách đưa ra:

  • Đường liên kết đến Trung tâm đăng ký của Google Play (dành cho các ứng dụng sử dụng hệ thống thanh toán của Google Play); và/hoặc
  • quyền truy cập trực tiếp vào quá trình huỷ.

Nếu huỷ gói thuê bao đã mua qua hệ thống thanh toán của Google Play thì theo chính sách chung của chúng tôi, người dùng sẽ không được hoàn tiền cho kỳ thanh toán hiện tại nhưng sẽ tiếp tục nhận được nội dung gói thuê bao cho thời gian còn lại của kỳ thanh toán hiện tại bất kể ngày huỷ. Hành động huỷ của người dùng sẽ có hiệu lực sau khi kỳ thanh toán hiện tại kết thúc.

Là người cung cấp nội dung hoặc quyền truy cập vào gói thuê bao, bạn có thể trực tiếp áp dụng một chính sách hoàn tiền linh hoạt hơn cho người dùng. Bạn có nghĩa vụ thông báo cho người dùng mọi thay đổi trong các chính sách về gói thuê bao, cách thức huỷ và hoàn tiền, cũng như đảm bảo rằng các chính sách đó tuân thủ luật hiện hành.


Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình

Nếu bạn phân phát quảng cáo trong ứng dụng và ứng dụng đó chỉ hướng đến đối tượng trẻ em theo mô tả trong Chính sách về gia đình, thì bạn chỉ được sử dụng các phiên bản SDK quảng cáo tự xác nhận việc tuân thủ chính sách của Google Play, bao gồm cả những yêu cầu dưới đây đối với SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình.

Nếu ứng dụng của bạn hướng đến cả trẻ em và người lớn, bạn phải đảm bảo rằng quảng cáo mà trẻ em nhìn thấy chỉ xuất phát từ một trong các phiên bản SDK quảng cáo tự xác nhận này (ví dụ: thông qua việc sử dụng biện pháp sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận).

Lưu ý: Bạn có trách nhiệm đảm bảo tất cả phiên bản SDK được triển khai trong ứng dụng (bao gồm cả các phiên bản SDK quảng cáo tự xác nhận) đều tuân thủ tất cả chính sách, luật pháp của địa phương và quy định hiện hành. Google không đưa ra cam kết hoặc đảm bảo đối với tính chính xác của thông tin mà SDK quảng cáo cung cấp trong quá trình tự xác nhận.

Bạn chỉ bắt buộc phải sử dụng SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình nếu dùng SDK quảng cáo để phân phát quảng cáo cho trẻ em. Đối với những trường hợp sau đây, bạn không bắt buộc phải sử dụng SDK quảng cáo tự xác nhận việc tuân thủ yêu cầu của Google Play (nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm đảm bảo nội dung quảng cáo và phương pháp thu thập dữ liệu của mình tuân thủ Chính sách dữ liệu người dùng và Chính sách về gia đình của Google Play):

  • Quảng cáo nội bộ, trong đó bạn sử dụng SDK để quản lý hoạt động quảng cáo chéo cho các ứng dụng của mình hoặc các nội dung truyền thông và thương mại khác mà bạn sở hữu.
  • Tham gia giao dịch trực tiếp với nhà quảng cáo, trong đó bạn sử dụng SDK để quản lý khoảng không quảng cáo.

Yêu cầu về SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình

  • Định nghĩa hành vi cũng như nội dung quảng cáo phản cảm và cấm những hành vi/nội dung đó trong các điều khoản hoặc chính sách của SDK quảng cáo. Các định nghĩa này cần tuân thủ Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play.
  • Tạo một phương pháp để phân loại mẫu quảng cáo theo các nhóm phù hợp với lứa tuổi. Nhóm độ tuổi thích hợp ít nhất phải bao gồm nhóm dành cho Mọi người và Người trưởng thành. Phương pháp phân loại này phải phù hợp với phương pháp mà Google đưa ra cho các SDK sau khi nhà cung cấp SDK điền vào biểu mẫu bày tỏ sự quan tâm dưới đây.
  • Cho phép các nhà xuất bản yêu cầu áp dụng phương thức xử lý đối với nội dung được dành cho trẻ em cho mục đích phân phát quảng cáo, theo từng yêu cầu và theo từng ứng dụng cụ thể. Phương thức xử lý này phải tuân thủ luật và quy định hiện hành, chẳng hạn như Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA) của Hoa KỳQuy định chung về việc bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh Châu Âu. Để tuân thủ quy định của phương thức xử lý nội dung được dành cho trẻ em, Google Play cũng yêu cầu SDK quảng cáo bắt buộc phải tắt cơ chế quảng cáo được cá nhân hoá, quảng cáo dựa trên mối quan tâm và tái tiếp thị.
  • Nhà xuất bản được phép chọn những định dạng quảng cáo tuân thủ Chính sách về hoạt động kiếm tiền và quảng cáo dành cho gia đình của Google Play và đáp ứng yêu cầu của Chương trình Được giáo viên phê duyệt
  • Đảm bảo rằng trước khi bạn dùng phương pháp đặt giá thầu theo thời gian thực để phân phát quảng cáo cho trẻ em, mẫu quảng cáo đã được xem xét và bên đặt giá thầu đã được phổ biến về các chỉ báo về quyền riêng tư.
  • Cung cấp cho Google đầy đủ thông tin (chẳng hạn như gửi một ứng dụng thử nghiệm và thông tin được nêu trong biểu mẫu bày tỏ sự quan tâm dưới đây) để xác minh rằng chính sách của SDK quảng cáo tuân thủ tất cả yêu cầu đối với việc tự xác nhận, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu cung cấp thông tin sau đó (chẳng hạn như gửi bản phát hành phiên bản mới để xác minh rằng phiên bản SDK quảng cáo tuân thủ tất cả yêu cầu về việc tự xác nhận) và cung cấp một ứng dụng thử nghiệm.
  • Tự xác nhận rằng tất cả các bản phát hành phiên bản mới đều tuân thủ Chính sách chương trình mới nhất dành cho nhà phát triển của Google Play, bao gồm cả yêu cầu của Chính sách về gia đình.

Lưu ý: SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình phải hỗ trợ hoạt động phân phát quảng cáo tuân thủ tất cả đạo luật và quy định liên quan đến trẻ em mà nhà xuất bản của những quảng cáo đó tuân thủ.

Bạn có thể xem thêm thông tin về cách tạo hình mờ cho các mẫu quảng cáo và cung cấp ứng dụng thử nghiệm tại đây.

Sau đây là yêu cầu về việc dàn xếp đối với các nền tảng phân phát khi phân phát quảng cáo cho trẻ em:

  • Chỉ sử dụng các SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình hoặc triển khai các biện pháp bảo vệ cần thiết để đảm bảo rằng tất cả quảng cáo phân phát qua quá trình dàn xếp đều tuân thủ những yêu cầu này; và
  • Chuyển thông tin cần thiết cho các nền tảng dàn xếp để cho biết mức phân loại nội dung quảng cáo và nội dung được dành cho trẻ em nếu có.

Nhà phát triển có thể xem danh sách SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình tại đây, đồng thời có thể kiểm tra xem phiên bản cụ thể nào trong số những SDK quảng cáo đó là tự xác nhận và có thể dùng trong các ứng dụng dành cho gia đình.

Ngoài ra, nhà phát triển cũng có thể chia sẻ biểu mẫu bày tỏ sự quan tâm này với những SDK quảng cáo muốn tự xác nhận.


Trang thông tin trên cửa hàng Play và Hoạt động quảng cáo

Hoạt động quảng cáo và hiển thị cho ứng dụng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cửa hàng. Hãy tránh các trang thông tin gây khó chịu cho người dùng, khuyến mãi chất lượng thấp cũng như các hành vi nhằm tăng mức hiển thị của ứng dụng một cách giả tạo trên Google Play.

Quảng cáo ứng dụng

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp hay thu lợi qua các thủ đoạn quảng bá (chẳng hạn như quảng cáo) mang tính lừa đảo hoặc có hại cho người dùng hay cộng đồng nhà phát triển. Hoạt động quảng bá được xem là lừa đảo hoặc có hại nếu hành vi hoặc nội dung trong đó vi phạm Chính sách chương trình của chúng tôi dành cho nhà phát triển.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Dùng quảng cáo lừa đảo trên trang web, ứng dụng hoặc các tài sản khác, bao gồm thông báo trông giống thông báo hay cảnh báo của hệ thống.
  • Dùng quảng cáo khiêu dâm nhằm dẫn dụ người dùng đến trang thông tin của ứng dụng trên Google Play để tải xuống.
  • Dùng thủ thuật quảng bá hoặc thủ thuật cài đặt nhằm chuyển hướng người dùng tới Google Play hay tải ứng dụng xuống mà không phải do thao tác chủ động của người dùng.
  • Quảng cáo không mong muốn qua các dịch vụ SMS.
  • Văn bản hoặc hình ảnh trong tên ứng dụng, biểu tượng ứng dụng hoặc tên nhà phát triển thể hiện hiệu suất/thứ hạng trên cửa hàng, giá/thông tin quảng bá, hoặc gợi ý mối quan hệ với các chương trình hiện có của Google Play.

Bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả mạng quảng cáo, đơn vị liên kết hay quảng cáo liên kết với ứng dụng của bạn đều tuân thủ những chính sách này.


Siêu dữ liệu

Nội dung mô tả ứng dụng của bạn giúp người dùng nắm được chức năng cũng như mục đích của ứng dụng đó. Chúng tôi không cho phép các ứng dụng chứa siêu dữ liệu sai lệch, có định dạng không hợp lệ, không mang tính mô tả, không liên quan, quá mức hoặc không phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn ở nội dung mô tả, tên nhà phát triển, tên ứng dụng, biểu tượng, ảnh chụp màn hình và hình ảnh quảng bá cho ứng dụng. Nhà phát triển phải cung cấp thông tin mô tả rõ ràng và chi tiết về ứng dụng của mình. Chúng tôi cũng không chấp nhận việc sử dụng lời chứng thực của người dùng ẩn danh hoặc người dùng không xác định được trong nội dung mô tả của ứng dụng.

Tên ứng dụng, biểu tượng ứng dụng và tên nhà phát triển rất có ích trong việc giúp người dùng tìm thấy và hiểu về ứng dụng. Đừng dùng biểu tượng cảm xúc hoặc lặp lại các ký tự đặc biệt trong những thành phần siêu dữ liệu này. Hãy tránh VIẾT HOA TOÀN BỘ, trừ phi đó là một phần trong tên thương hiệu của bạn. Chúng tôi không chấp nhận các biểu tượng gây hiểu lầm trong biểu tượng ứng dụng, ví dụ: dấu chấm báo hiệu thông báo mới khi không có thông báo mới hay biểu tượng tải xuống/cài đặt trong khi ứng dụng không liên quan đến việc tải nội dung xuống. Tên ứng dụng không được dài quá 30 ký tự. Đừng dùng văn bản hoặc hình ảnh trong tên ứng dụng, biểu tượng ứng dụng hoặc tên nhà phát triển để thể hiện hiệu suất/thứ hạng trên cửa hàng, giá/thông tin quảng bá, hoặc gợi ý mối quan hệ với các chương trình hiện có của Google Play.

Ngoài những yêu cầu nêu tại đây, có thể bạn phải cung cấp thêm thông tin siêu dữ liệu theo một số chính sách cụ thể của Google Play dành cho nhà phát triển.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.

        ① Lời chứng thực của người dùng ẩn danh hoặc người dùng không xác định được
        ② Thông tin so sánh dữ liệu giữa các ứng dụng hoặc thương hiệu
        ③ Khối từ hoặc danh sách từ theo chiều dọc/ngang

 

        ① VIẾT HOA TOÀN BỘ mặc dù không phải là một phần của tên thương hiệu
        ② Chuỗi ký tự đặc biệt không liên quan đến ứng dụng
        ③ Việc dùng biểu tượng cảm xúc (bao gồm văn tự hình mặt) và các ký tự đặc biệt
        ④ Biểu tượng gây hiểu lầm
        ⑤ Văn bản gây hiểu lầm

 

  • Hình ảnh hoặc văn bản thể hiện hiệu suất hoặc thứ hạng trên Cửa hàng Play, chẳng hạn như "Ứng dụng của năm", "Số 1", "Hay nhất trên Play năm 20XX", "Phổ biến", biểu tượng giải thưởng, v.v.

  • Hình ảnh hoặc văn bản thể hiện mức giá hoặc thông tin khuyến mãi, chẳng hạn như "Giảm giá 10%", "Hoàn lại $50", "miễn phí trong thời gian có hạn", v.v.

  • Hình ảnh hoặc văn bản thể hiện mối liên quan đến các chương trình trên Google Play, chẳng hạn như "Lựa chọn của biên tập viên", "Mới", v.v.

Sau đây là một số ví dụ về văn bản, hình ảnh hoặc video không phù hợp trên trang thông tin:

  • Hình ảnh hoặc video có nội dung khiêu dâm. Hãy tránh hình ảnh có nội dung khiêu dâm về ngực, mông, cơ quan sinh dục hay hình ảnh về bộ phận cơ thể hoặc nội dung khác có thể gây kích thích loạn dâm, cho dù là hình minh họa hay hình thật.
  • Sử dụng ngôn ngữ thô tục, tục tĩu hoặc ngôn ngữ khác không phù hợp với đối tượng chung tại trang thông tin của ứng dụng trên cửa hàng Play. 
  • Hình ảnh bạo lực hiển thị nổi bật trong biểu tượng ứng dụng, hình ảnh quảng cáo hoặc video.
  • Mô tả về hành vi sử dụng thuốc bất hợp pháp. Mọi nội dung, kể cả nội dung mang tính giáo dục, tư liệu, khoa học, hay nghệ thuật (EDSA) trong trang thông tin trên cửa hàng Play đều phải phù hợp với tất cả đối tượng.

Dưới đây là một số phương pháp hay nhất:

  • Nêu bật những điểm hay của ứng dụng. Chia sẻ thông tin hay và thú vị về ứng dụng, giúp người dùng hiểu tại sao ứng dụng của bạn lại đặc biệt.
  • Đảm bảo rằng tên và thông tin mô tả của ứng dụng mô tả chính xác chức năng của ứng dụng.
  • Tránh sử dụng các từ khóa hoặc tham chiếu lặp hoặc không liên quan.
  • Soạn mô tả ứng dụng ngắn gọn và dễ hiểu. Mô tả ngắn gọn thường mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, đặc biệt là trên các thiết bị có màn hình nhỏ. Mô tả quá dài, quá chi tiết, không đúng định dạng hoặc mô tả lặp lại có thể khiến cho ứng dụng của bạn vi phạm chính sách này.
  • Hãy nhớ rằng trang thông tin của bạn phải phù hợp với đối tượng người dùng nói chung. Tránh sử dụng văn bản, hình ảnh hoặc video không phù hợp trên trang thông tin, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc nói trên.

Điểm xếp hạng, bài đánh giá và số lượt cài đặt của người dùng

Nhà phát triển không được tìm cách thao túng vị trí của bất kỳ ứng dụng nào trên Google Play. Hành vi này bao gồm nhưng không chỉ gồm việc dùng cách thức bất chính để làm tăng số lượt xếp hạng, đánh giá và cài đặt sản phẩm, chẳng hạn như dùng cách gian lận hoặc phần thưởng để đổi lấy bài đánh giá và điểm xếp hạng hoặc khuyến khích người dùng cài đặt ứng dụng khác làm chức năng chính của ứng dụng.

Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Dùng quà khuyến khích để yêu cầu người dùng xếp hạng ứng dụng của bạn:


        ① Thông báo này đề xuất giảm giá cho người dùng nếu họ xếp hạng cao cho ứng dụng.
     
  • Nhiều lần giả danh người dùng gửi điểm xếp hạng để tác động đến vị trí của ứng dụng trên Google Play.
     
  • Gửi hoặc khuyến khích người dùng gửi bài đánh giá chứa nội dung không phù hợp, chẳng hạn như nội dung tiếp thị liên kết, phiếu giảm giá, mã trò chơi, địa chỉ email hoặc đường liên kết tới các trang web hay ứng dụng khác:

        ② Bài đánh giá này đề xuất tặng phiếu giảm giá để khuyến khích người dùng quảng cáo cho ứng dụng RescueRover.

Điểm xếp hạng và bài đánh giá là thước đo chất lượng ứng dụng. Người dùng dựa vào các thông tin này để đánh giá xem ứng dụng có đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Sau đây là một số phương pháp hay nhất khi phản hồi đánh giá của người dùng:

  • Trả lời tập trung vào những vấn đề được nêu ra trong nhận xét của người dùng và không yêu cầu xếp hạng cao hơn.
     
  • Đưa ra những tài nguyên hữu ích như địa chỉ hỗ trợ hoặc trang Câu hỏi thường gặp.

Phân loại nội dung

Mức phân loại nội dung trên Google Play do Liên minh phân loại theo độ tuổi quốc tế (IARC) cung cấp. Mục đích của hệ thống này là giúp các nhà phát triển đưa ra thông tin phân loại nội dung phù hợp cho người dùng theo từng địa phương. Các cơ quan theo khu vực của IARC quản lý các nguyên tắc dùng để xác định độ tuổi phù hợp với nội dung trong ứng dụng. Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng chưa được phân loại nội dung xuất hiện trên Google Play.

Cách thức sử dụng mức phân loại nội dung

Mức phân loại nội dung được dùng để thông báo cho người tiêu dùng, đặc biệt là cha mẹ, về nội dung phản cảm trong ứng dụng. Mức phân loại nội dung cũng hỗ trợ việc lọc hoặc chặn nội dung của bạn trong các vùng lãnh thổ nhất định hoặc tới những người dùng cụ thể theo yêu cầu của pháp luật cũng như xác định liệu ứng dụng của bạn có đủ điều kiện tham gia những chương trình đặc biệt dành cho nhà phát triển hay không.

Cách thức chỉ định mức phân loại nội dung

Để được phân loại nội dung cho ứng dụng, bạn phải điền vào bảng câu hỏi phân loại trên Play Console về bản chất của nội dung trong ứng dụng. Ứng dụng của bạn sẽ được nhiều cơ quan phân loại chỉ định mức phân loại nội dung dựa trên câu trả lời của bạn cho bảng câu hỏi. Việc mô tả sai nội dung ứng dụng của bạn có thể dẫn đến việc xóa hoặc tạm ngưng, vì thế điều quan trọng là cung cấp câu trả lời chính xác cho bảng câu hỏi về xếp hạng nội dung.

Để ứng dụng của bạn không bị liệt kê là "Chưa được phân loại", bạn phải hoàn tất bảng câu hỏi về phân loại nội dung cho từng ứng dụng mới được gửi tới Play Console, cũng như cho tất cả ứng dụng hiện có trên Google Play. Các ứng dụng chưa được phân loại nội dung sẽ bị xóa khỏi Cửa hàng Play.

Nếu bạn thay đổi nội dung hoặc tính năng của ứng dụng mà gây ảnh hưởng đến câu trả lời cho bảng câu hỏi phân loại, bạn phải gửi bảng câu hỏi phân loại nội dung mới trong Play Console.

Hãy truy cập vào Trung tâm trợ giúp để tìm thêm thông tin về các cơ quan phân loại cũng như cách thức hoàn thành bảng câu hỏi phân loại nội dung.

Khiếu nại về mức phân loại

Nếu không đồng ý với mức phân loại được chỉ định cho ứng dụng của mình, bạn có thể khiếu nại trực tiếp với cơ quan phân loại IARC thông qua đường liên kết có trong email chứng nhận của bạn.

Tin tức

Ứng dụng Tin tức là một ứng dụng:

  • Tự khai báo là ứng dụng "Tin tức" trong Google Play Console, hoặc
  • Tự liệt kê trong danh mục “Tin tức và tạp chí” trên Cửa hàng Google Play và tự mô tả là “tin tức” trong tiêu đề, biểu tượng, tên nhà phát triển hoặc phần mô tả của ứng dụng.

Sau đây là ví dụ về các ứng dụng thuộc danh mục “Tin tức và tạp chí” đủ điều kiện là ứng dụng Tin tức:

  • Ứng dụng tự mô tả là “tin tức” trong phần mô tả của ứng dụng, bao gồm nhưng không chỉ gồm:
    • Tin tức mới nhất
    • Báo
    • Tin nổi bật
    • Tin tức địa phương
    • Tin tức hằng ngày
  • Ứng dụng có từ “Tin tức” trong tiêu đề, biểu tượng hoặc tên nhà phát triển của ứng dụng.

Tuy nhiên, nếu ứng dụng chủ yếu chứa nội dung do người dùng tạo (ví dụ: ứng dụng mạng xã hội), thì ứng dụng đó không được phép tự khai báo là ứng dụng Tin tức và sẽ không được coi là ứng dụng Tin tức.

Các ứng dụng Tin tức yêu cầu người dùng mua gói thành viên phải cung cấp cho người dùng bản xem trước nội dung trong ứng dụng trước khi họ mua. 

Ứng dụng Tin tức phải:

  • Cung cấp thông tin về quyền sở hữu liên quan đến ứng dụng và nguồn tin bài, bao gồm nhưng không chỉ gồm nhà xuất bản ban đầu hoặc tác giả của mỗi bài viết. Trong những trường hợp mà thường không cần phải liệt kê từng tác giả của bài viết, ứng dụng tin tức phải là nhà xuất bản ban đầu của bài viết. Xin lưu ý rằng đường liên kết đến tài khoản mạng xã hội không được coi là hình thức đầy đủ để cung cấp thông tin về tác giả hoặc nhà xuất bản. 
  • Dành riêng một trang web hoặc trang trong ứng dụng để cung cấp thông tin liên hệ hợp lệ của nhà xuất bản tin tức, trong đó có một số điện thoại hoặc địa chỉ email liên hệ. Trang đó phải được gắn nhãn rõ ràng là chứa thông tin liên hệ, đồng thời phải dễ tìm (ví dụ: có đường liên kết ở cuối trang chủ hoặc thanh điều hướng của trang web). Xin lưu ý rằng đường liên kết đến tài khoản mạng xã hội không được coi là hình thức đầy đủ để cung cấp thông tin liên hệ của nhà xuất bản.

Ứng dụng Tin tức không được:

  • Mắc lỗi chính tả và/hoặc lỗi ngữ pháp nghiêm trọng,
  • Chỉ chứa nội dung không mang tính thời sự (ví dụ: nội dung cách đây hơn ba tháng), hoặc
  • Có mục đích chính là tiếp thị liên kết hoặc tạo doanh thu quảng cáo.  

Xin lưu ý rằng ứng dụng Tin tức có thể sử dụng quảng cáo và các hình thức tiếp thị khác để kiếm tiền, miễn là mục đích chính của ứng dụng đó không phải là bán sản phẩm và dịch vụ hay tạo doanh thu từ quảng cáo.

Các ứng dụng tin tức tổng hợp nội dung từ nhiều nguồn xuất bản phải cung cấp thông tin minh bạch về nguồn xuất bản của nội dung trong ứng dụng và mỗi nguồn đó cũng phải đáp ứng các yêu cầu của chính sách đối với tin tức.

Vui lòng tham khảo bài viết này để nắm được cách phù hợp nhất để cung cấp các thông tin bắt buộc. 


Nội dung rác và Chức năng tối thiểu

Ở mức tối thiểu, ứng dụng phải cung cấp cho người dùng các chức năng cơ bản và mang lại cho người dùng cảm giác được tôn trọng. Những ứng dụng bị trục trặc, biểu hiện những hành vi không phù hợp trong việc cung cấp trải nghiệm hữu dụng cho người dùng hoặc chỉ nhằm mục đích gửi nội dung rác tới người dùng trên Google Play được coi là những ứng dụng không có giá trị trong quá trình phát triển danh mục ứng dụng một cách có ý nghĩa cho người dùng.

Nội dung rác

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng gửi thư rác cho người dùng hoặc Google Play, chẳng hạn như những ứng dụng gửi cho người dùng thông báo không mong muốn hoặc những ứng dụng trùng lặp hoặc có chất lượng thấp.

Tin nhắn rác

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng gửi SMS, email hoặc các thông báo khác nhân danh người dùng mà không cung cấp cho người dùng khả năng xác nhận nội dung và những người nhận theo dự định.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Khi người dùng nhấn nút "Chia sẻ", ứng dụng này gửi tin nhắn nhân danh người dùng trong khi họ không thể xác nhận nội dung và danh sách người nhận mong muốn:

WebView và Thư rác của đơn vị liên kết

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng có mục đích chính là hướng lưu lượng truy cập của đơn vị liên kết tới một trang web hoặc cung cấp chế độ xem web của một trang web khi chưa được phép của chủ sở hữu trang web hoặc quản trị viên.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Một ứng dụng có mục đích chính là hướng lưu lượng truy cập giới thiệu tới một trang web để nhận được tiền cho các lượt đăng ký hoặc mua hàng của người dùng trên trang web đó.
  • Những ứng dụng có mục đích chính là cung cấp chế độ xem web của một trang web trong khi những ứng dụng đó chưa được phép làm như vậy:

         ① Ứng dụng này có tên là “Ưu đãi mua sắm của Ted” và ứng dụng này đơn giản chỉ cung cấp chế độ xem web của Google Mua sắm.

Nội dung trùng lặp

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng chỉ cung cấp trải nghiệm giống như các ứng dụng khác đã có trên Google Play. Ứng dụng phải cung cấp giá trị nhất định cho người dùng bằng cách tạo nội dung hoặc dịch vụ độc đáo.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Sao chép nội dung từ các ứng dụng khác mà không bổ sung thêm bất kỳ giá trị hay nội dung mới nào.
  • Tạo nhiều ứng dụng có chức năng, nội dung và trải nghiệm người dùng tương tự như nhau. Nếu mỗi ứng dụng trong số này chỉ có một ít nội dung, thì nhà phát triển nên cân nhắc tạo một ứng dụng duy nhất tổng hợp tất cả nội dung này.

Chức năng tối thiểu

Đảm bảo rằng ứng dụng của bạn mang tới trải nghiệm người dùng ổn định, thu hút và có tính thích ứng cao.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Những ứng dụng được thiết kế mà không có công dụng gì hoặc không cung cấp chức năng nào

Chức năng bị hỏng

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng bị trục trặc, buộc đóng, bị treo hoặc có hoạt động khác thường khác.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Những ứng dụng không cài đặt được
  • Những dụng cài đặt được nhưng không tải được
  • Những ứng dụng tải được nhưng không phản hồi

Các chương trình khác

Ngoài việc tuân thủ các chính sách nội dung khác được nêu trong Trung tâm chính sách này, những ứng dụng được thiết kế cho các trải nghiệm Android khác và được phân phối thông qua Google Play cũng có thể phải tuân thủ những yêu cầu chính sách riêng theo từng chương trình. Hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu danh sách bên dưới để xác định xem liệu ứng dụng có phải tuân thủ chính sách nào trong số các chính sách này không.

Ứng dụng Android tức thì

Với Ứng dụng Android tức thì, mục tiêu của chúng tôi là đem lại cho người dùng trải nghiệm suôn sẻ, thú vị, đồng thời tuân thủ những tiêu chuẩn cao nhất về quyền riêng tư và bảo mật. Chúng tôi xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ việc đạt được mục tiêu đó.

Ngoài các Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play, thì các nhà phát triển lựa chọn phân phối Ứng dụng Android tức thì thông qua Google Play cần phải tuân thủ những chính sách sau đây.

Nhận dạng

Đối với các ứng dụng tức thì có tính năng đăng nhập, nhà phát triển phải tích hợp Smart Lock cho Mật khẩu.

Hỗ trợ liên kết

Các nhà phát triển Ứng dụng Android tức thì phải hỗ trợ liên kết cho các ứng dụng khác một cách thích hợp. Nếu (các) ứng dụng tức thì hay ứng dụng cần cài đặt của nhà phát triển có chứa liên kết có khả năng dẫn đến một ứng dụng tức thì, thì nhà phát triển phải chuyển hướng người dùng đến ứng dụng tức thì đó thay vì chỉ chụp liên kết trong WebView.

Thông số kỹ thuật

Nhà phát triển phải tuân thủ những yêu cầu và thông số kỹ thuật của Ứng dụng Android tức thì do Google cung cấp và có thể được sửa đổi tùy từng thời điểm, bao gồm cả những yêu cầu và thông số được nêu trong tài liệu công khai của chúng tôi.

Cung cấp dịch vụ cài đặt ứng dụng

Ứng dụng tức thì có thể cung cấp cho người dùng ứng dụng cần cài đặt. Tuy nhiên, đây không phải là mục đích chính của ứng dụng tức thì. Trong quá trình cung cấp dịch vụ cài đặt, nhà phát triển phải:

  • Sử dụng biểu tượng "cài đặt ứng dụng" Material Design và nhãn "cài đặt" cho nút cài đặt.
  • Không đặt quá 2-3 lời nhắc cài đặt ngầm trong ứng dụng tức thì.
  • Không sử dụng biểu ngữ hoặc kỹ thuật tương tự quảng cáo khác để hiển thị lời nhắc cài đặt tới người dùng.

Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết về ứng dụng tức thì và hướng dẫn về trải nghiệm người dùng trong phần Các phương pháp hay nhất về Trải nghiệm người dùng.

Thay đổi trạng thái của thiết bị

Ứng dụng tức thì không được thay đổi thiết bị của người dùng trong khoảng thời gian lâu hơn phiên ứng dụng tức thì. Ví dụ: ứng dụng tức thì không được thay đổi hình nền của người dùng hay tạo tiện ích trên màn hình chính.

Chế độ hiển thị của ứng dụng

Nhà phát triển phải đảm bảo người dùng nhìn thấy ứng dụng tức thì, sao cho người dùng luôn biết được rằng ứng dụng tức thì đang chạy trên thiết bị của mình.

Thông tin nhận dạng thiết bị

Ứng dụng tức thì bị cấm truy cập vào thông tin nhận dạng thiết bị (1) vẫn tồn tại sau khi ứng dụng tức thì ngừng chạy và (2) người dùng không thể cài đặt lại thông tin đó. Các ví dụ bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

  • Số sê-ri bản dựng
  • Địa chỉ Mac của bất kỳ chip mạng nào
  • IMEI, IMSI

Ứng dụng tức thì có thể truy cập số điện thoại nếu được lấy qua quyền trong thời gian chạy. Nhà phát triển không được tìm cách xác định vân tay số của người dùng bằng cách sử dụng những thông tin nhận dạng này hoặc bất kỳ phương thức nào khác.

Lưu lượng truy cập mạng

Lưu lượng truy cập mạng bên trong ứng dụng tức thì phải được mã hóa bằng giao thức Bảo mật tầng truyền tải (TLS), chẳng hạn như HTTPS.

Chính sách đối với biểu tượng cảm xúc trên Android

Chính sách của chúng tôi đối với biểu tượng cảm xúc là nhằm hướng đến một trải nghiệm nhất quán, dành cho tất cả mọi người. Để đạt được mục tiêu này, mọi ứng dụng đều phải hỗ trợ phiên bản Unicode Emoji mới nhất khi chạy trên Android 12 trở lên. 

Các ứng dụng dùng Biểu tượng cảm xúc mặc định trên Android mà không có phương pháp triển khai tuỳ chỉnh hiện đã sử dụng phiên bản Unicode Emoji mới nhất khi chạy trên Android 12 trở lên. 

Các ứng dụng có phương pháp triển khai biểu tượng cảm xúc tuỳ chỉnh, bao gồm cả phương pháp do thư viện bên thứ ba cung cấp, phải hỗ trợ đầy đủ phiên bản Unicode mới nhất khi chạy trên Android 12 trở lên trong vòng 4 tháng sau khi phát hành Unicode Emoji mới.

Hãy tham khảo hướng dẫn này để tìm hiểu cách hỗ trợ biểu tượng cảm xúc hiện đại.


Gia đình

Google Play cung cấp nền tảng phong phú để nhà phát triển giới thiệu nội dung đáng tin cậy và phù hợp với độ tuổi cho cả gia đình. Trước khi gửi ứng dụng cho chương trình Thiết kế cho gia đình hoặc gửi ứng dụng dành cho trẻ em đến Cửa hàng Google Play, bạn có trách nhiệm đảm bảo ứng dụng của mình phù hợp với trẻ em và tuân thủ tất cả các luật liên quan.

Tìm hiểu thêm về quy trình đối với các ứng dụng thiết kế cho gia đình và xem danh sách kiểm tra giàu tính tương tác tại Học viện Ứng dụng thành công.

Chính sách của Google Play về gia đình

Ngày càng nhiều người sử dụng công nghệ như một công cụ để làm phong phú thêm cuộc sống của gia đình. Các bậc phụ huynh đều mong muốn tìm thấy những nội dung an toàn, chất lượng cao để chia sẻ với con cái. Có thể bạn thiết kế ứng dụng dành riêng cho trẻ em, hoặc cũng có thể là ứng dụng của bạn thu hút được sự chú ý của đối tượng này. Google Play muốn giúp bạn đảm bảo ứng dụng của bạn an toàn cho tất cả người dùng, kể cả gia đình.

Từ "trẻ em" có thể có nhiều nghĩa, tuỳ theo địa điểm và bối cảnh. Điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến của luật sư để giúp xác định những nghĩa vụ và/hoặc giới hạn theo độ tuổi mà ứng dụng của bạn có thể phải tuân thủ. Bạn là người biết rõ nhất cách thức hoạt động của ứng dụng. Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào sự hỗ trợ của bạn để giúp chúng tôi đảm bảo các ứng dụng trên Google Play là an toàn cho gia đình.

Tất cả ứng dụng tuân thủ Chính sách về gia đình của Google Play đều có thể chọn tham gia để được đánh giá cho Chương trình Giáo viên đã phê duyệt, nhưng chúng tôi không thể đảm bảo rằng ứng dụng của bạn sẽ được đưa vào Chương trình Giáo viên đã phê duyệt. 

Các yêu cầu của Play Console

Nội dung và đối tượng mục tiêu

Trước khi phát hành, bạn phải chỉ rõ đối tượng mục tiêu của ứng dụng, bằng cách chọn trong danh sách nhóm tuổi có trong phần Nội dung và đối tượng mục tiêu của Google Play Console. Bất kể đối tượng bạn xác định trong Google Play Console là gì, nếu bạn chọn đưa những hình ảnh và thuật ngữ có thể xem là hướng đến trẻ em vào ứng dụng, thì điều này có thể ảnh hưởng đến cách Google Play đánh giá đối tượng mục tiêu mà bạn đã khai báo. Google Play giữ quyền tiến hành đánh giá riêng về thông tin ứng dụng mà bạn cung cấp để xác định xem đối tượng mục tiêu mà bạn công bố có chính xác hay không.

Bạn chỉ nên chọn nhiều nhóm tuổi cho đối tượng mục tiêu của ứng dụng nếu bạn thiết kế ứng dụng cho người dùng thuộc (các) nhóm tuổi đã chọn và đảm bảo rằng ứng dụng phù hợp với những người dùng đó. Ví dụ như đối với ứng dụng được thiết kế cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo thì bạn chỉ nên chọn nhóm tuổi mục tiêu là "Từ 5 tuổi trở xuống". Nếu bạn thiết kế ứng dụng cho một cấp học cụ thể, hãy chọn nhóm tuổi thể hiện chính xác nhất cấp học đó. Bạn chỉ nên chọn các nhóm tuổi bao gồm cả người lớn và trẻ em nếu bạn thực sự thiết kế ứng dụng của mình cho mọi lứa tuổi.

Nội dung cập nhật trong phần Nội dung và đối tượng mục tiêu

Bạn luôn có thể cập nhật thông tin của ứng dụng trong phần Nội dung và đối tượng mục tiêu trong Google Play Console. Bạn phải có bản cập nhật ứng dụng để thông tin này được cập nhật trên cửa hàng Google Play. Tuy nhiên, chúng tôi có thể xem xét mọi thay đổi bạn thực hiện trong phần này của Google Play Console để kiểm tra việc tuân thủ chính sách ngay cả trước khi bạn gửi bản cập nhật ứng dụng.

Bạn nên thông báo cho người dùng hiện tại biết nếu bạn thay đổi nhóm tuổi mục tiêu cho ứng dụng của bạn hoặc bắt đầu sử dụng quảng cáo hoặc tính năng mua hàng trong ứng dụng. Bạn có thể làm điều này qua phần "Có gì mới" trên trang danh sách cửa hàng của ứng dụng hoặc thông qua chức năng thông báo trong ứng dụng.

Nội dung mô tả sai trong Play Console

Việc mô tả sai bất kỳ thông tin nào về ứng dụng trong Play Console, kể cả ở trong phần Nội dung và đối tượng mục tiêu, đều có thể khiến ứng dụng của bạn bị xóa hoặc tạm ngưng. Vì thế, quan trọng là bạn phải cung cấp thông tin chính xác.

Các yêu cầu của Chính sách về gia đình

Nếu một trong những đối tượng mà ứng dụng hướng đến là trẻ em, thì bạn phải tuân thủ các yêu cầu sau đây. Việc không đáp ứng các yêu cầu này có thể khiến ứng dụng bị xoá hoặc tạm ngưng.

  1. Nội dung ứng dụng: Nội dung mà trẻ em có thể truy cập được trong ứng dụng phải phù hợp với trẻ em. Nếu ứng dụng của bạn có chứa nội dung không hoàn toàn phù hợp trên toàn cầu nhưng nội dung đó được coi là phù hợp với người dùng là trẻ em ở một khu vực cụ thể, thì có thể ứng dụng sẽ được cung cấp ở khu vực đó (có giới hạn theo khu vực) nhưng vẫn không được cung cấp ở các khu vực khác.
  2. Chức năng của ứng dụng: Chúng tôi không chấp nhận việc một ứng dụng chỉ đơn thuần cho thấy một trang web hoặc có mục đích chính là hướng lưu lượng truy cập liên kết đến một trang web trong khi chưa được chủ sở hữu hoặc quản trị viên của trang web đó cấp quyền.
  3. Câu trả lời trên Play Console: Bạn cần phải trả lời chính xác các câu hỏi về ứng dụng của mình trong Play Console và cập nhật những câu trả lời đó để phản ánh chính xác mọi thay đổi trong ứng dụng. Yêu cầu này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc đưa ra phản hồi chính xác về ứng dụng trong phần Nội dung và đối tượng mục tiêu, mục An toàn dữ liệu và Bảng câu hỏi phân loại nội dung theo IARC.
  4. Cách thức xử lý dữ liệu: Bạn phải công bố thông tin về hoạt động thu thập thông tin cá nhân và nhạy cảm từ trẻ em trong ứng dụng của mình, bao gồm cả thông tin thu thập qua những API và SDK mà bạn gọi hoặc dùng trong ứng dụng. Thông tin nhạy cảm của trẻ em bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở thông tin xác thực, dữ liệu cảm biến của micrô và máy ảnh, dữ liệu thiết bị, mã nhận dạng Android và dữ liệu về việc sử dụng quảng cáo. Bạn cũng phải đảm bảo rằng ứng dụng của mình tuân thủ những cách thức xử lý dữ liệu dưới đây:
    • Ứng dụng chỉ dành cho trẻ em không được phép truyền mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android (AAID), Số sê-ri của SIM, Số sê-ri bản dựng, BSSID, MAC, SSID, IMEI và/hoặc IMSI.
      • Ứng dụng chỉ dành cho trẻ em không được yêu cầu quyền AD_ID khi nhắm đến API Android cấp 33 trở lên.
    • Ứng dụng dành cho cả trẻ em và người lớn không được truyền mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android (AAID), Số sê-ri SIM, Số sê-ri bản dựng, BSSID, MAC, SSID, IMEI và/hoặc IMSI từ trẻ em hoặc người dùng không rõ độ tuổi.
    • Lớp TelephonyManager trong API Android không được yêu cầu quyền truy cập vào thông tin về số điện thoại.
    • Ứng dụng chỉ dành cho trẻ em không được yêu cầu quyền truy cập thông tin vị trí, hoặc thu thập, sử dụng và truyền dữ liệu về vị trí chính xác.
    • Ứng dụng phải sử dụng Trình quản lý thiết bị đồng hành (CDM) khi yêu cầu kết nối qua Bluetooth, trừ phi ứng dụng của bạn chỉ nhắm đến các thiết bị chạy những phiên bản hệ điều hành không tương thích với CDM.
  5. API và SDK: Bạn phải đảm bảo ứng dụng triển khai tất cả API và SDK theo đúng cách.
    • Các ứng dụng chỉ dành cho trẻ em không được chứa API hoặc SDK nào chưa được phê duyệt để sử dụng trong các dịch vụ chủ yếu hướng tới trẻ em.
      • Ví dụ: một dịch vụ API dùng công nghệ OAuth để xác thực và uỷ quyền, trong khi điều khoản dịch vụ của công nghệ này nêu rõ việc không được phê duyệt để sử dụng trong các dịch vụ hướng tới trẻ em.
    • Ứng dụng dành cho cả trẻ em và người lớn không được triển khai API hoặc SDK chưa được phê duyệt để sử dụng trong các dịch vụ hướng tới trẻ em, trừ phi những API/SDK này có áp dụng biện pháp sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận hoặc được triển khai theo một cách thức không cần phải thu thập dữ liệu của trẻ em. Ứng dụng dành cho cả trẻ em và người lớn không được yêu cầu người dùng truy cập vào nội dung ứng dụng thông qua một API hoặc SDK chưa được phê duyệt để sử dụng trong các dịch vụ hướng tới trẻ em.
  6. Thực tế tăng cường (AR): Nếu ứng dụng của bạn sử dụng công nghệ Thực tế tăng cường thì bạn cần phải đưa ra cảnh báo an toàn ngay khi phần Thực tế tăng cường này bắt đầu chạy. Lời cảnh báo cần có những nội dung sau:
    • Thông báo thích hợp về việc cần có sự giám sát của cha mẹ.
    • Lời nhắc người dùng lưu ý về các mối nguy thực tế ngoài đời (ví dụ: nhắc người dùng lưu ý đến môi trường xung quanh họ).
    • Ứng dụng của bạn không được đòi hỏi người dùng phải sử dụng những thiết bị được khuyến cáo là không dành cho trẻ em (ví dụ: Daydream, Oculus).
  7. Tính năng và ứng dụng xã hội: Nếu ứng dụng của bạn cho phép người dùng chia sẻ hoặc trao đổi thông tin, thì bạn phải cung cấp thông tin một cách chính xác về những tính năng này trong bảng câu hỏi phân loại nội dung trên Play Console.
    • Ứng dụng xã hội: Ứng dụng xã hội là loại ứng dụng chủ yếu tập trung vào việc giúp người dùng chia sẻ nội dung dạng tự do hoặc giao tiếp với các cộng đồng lớn. Mọi ứng dụng xã hội có nhắm đến đối tượng trẻ em đều phải đưa ra lời nhắc trong ứng dụng về việc giữ an toàn trên mạng và việc ý thức được nguy cơ trong thế giới thực xuất phát từ việc tương tác trên mạng, trước khi cho phép người dùng là trẻ em trao đổi nội dung nghe nhìn hoặc thông tin dạng tự do. Ngoài ra, bạn cũng cần phải yêu cầu người lớn thực hiện một thao tác trước khi cho phép người dùng là trẻ em trao đổi thông tin cá nhân.
    • Tính năng xã hội: Tính năng xã hội là mọi chức năng bổ sung của ứng dụng giúp người dùng chia sẻ nội dung dạng tự do hoặc giao tiếp với các cộng đồng lớn. Mọi ứng dụng có nhắm đến đối tượng trẻ em và có tính năng xã hội đều phải đưa ra lời nhắc trong ứng dụng về việc giữ an toàn trên mạng và việc ý thức được nguy cơ trong thế giới thực xuất phát từ việc tương tác trên mạng, trước khi cho phép người dùng là trẻ em trao đổi nội dung nghe nhìn hoặc thông tin dạng tự do. Ngoài ra, bạn cũng cần phải cung cấp một phương thức để người lớn quản lý các tính năng xã hội cho người dùng là trẻ em, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc bật/tắt tính năng xã hội hoặc chọn nhiều cấp độ của chức năng. Cuối cùng, bạn bắt buộc phải yêu cầu người lớn thực hiện một thao tác trước khi bật các tính năng cho phép trẻ em trao đổi thông tin cá nhân.
    • Thao tác của người lớn là một cơ chế để xác minh rằng người dùng không phải là trẻ em, đồng thời, khiến trẻ em khó có thể khai man tuổi để truy cập vào những khu vực trong ứng dụng được thiết kế dành cho người lớn (ví dụ: mã PIN, mật khẩu, ngày sinh, quy trình xác minh bằng email, giấy tờ tuỳ thân có ảnh, thẻ tín dụng hoặc số an sinh xã hội của người lớn).
    • Các ứng dụng xã hội chủ yếu tập trung vào việc trò chuyện với người lạ sẽ không được nhắm đến trẻ em. Ví dụ: Ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên, ứng dụng hẹn hò, phòng trò chuyện mở hướng đến trẻ em, v.v.
  8. Tuân thủ pháp luật: Bạn phải đảm bảo ứng dụng của mình (bao gồm cả mọi API và SDK mà ứng dụng đó gọi hoặc sử dụng) tuân thủ Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA) của Hoa Kỳ, Quy định chung về việc bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh Châu Âu cũng như mọi quy định hoặc luật hiện hành khác.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Ứng dụng quảng cáo ở trang thông tin trên Cửa hàng Play rằng ứng dụng cung cấp trò chơi cho trẻ em nhưng nội dung ứng dụng chỉ phù hợp với người lớn.
  • Ứng dụng triển khai các API có điều khoản dịch vụ ngăn cấm việc sử dụng trong các ứng dụng hướng tới trẻ em.
  • Ứng dụng tán dương việc sử dụng rượu, thuốc lá hay các chất được kiểm soát.
  • Ứng dụng cho phép đánh bạc thật hoặc mô phỏng.
  • Ứng dụng chứa nội dung bạo lực, đẫm máu hoặc gây sốc không phù hợp cho trẻ em.
  • Ứng dụng cung cấp dịch vụ hẹn hò hoặc tư vấn về tình dục hay hôn nhân.
  • Ứng dụng chứa đường liên kết đến các trang web trình bày nội dung vi phạm Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play.
  • Ứng dụng cho trẻ em thấy quảng cáo cho người lớn (ví dụ: nội dung bạo lực, nội dung tình dục, nội dung cờ bạc). 

Quảng cáo và kiếm tiền

Nếu bạn đang kiếm tiền trên Play qua một ứng dụng nhắm đến trẻ em, thì điều quan trọng là ứng dụng của bạn phải tuân thủ các yêu cầu sau đây trong Chính sách về hoạt động kiếm tiền và quảng cáo dành cho gia đình:

Các chính sách dưới đây áp dụng cho mọi hoạt động kiếm tiền và quảng cáo trong ứng dụng của bạn, bao gồm cả quảng cáo, quảng cáo chéo (cho ứng dụng của bạn và ứng dụng của bên thứ ba), ưu đãi mua hàng trong ứng dụng hoặc nội dung thương mại khác (chẳng hạn như nội dung được trả tiền để lồng ghép sản phẩm). Mọi hoạt động kiếm tiền và quảng cáo trong những ứng dụng như vậy phải tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành (bao gồm mọi nguyên tắc có liên quan trong ngành hoặc tự quản lý).

Google Play giữ quyền từ chối, loại bỏ hoặc tạm ngưng những ứng dụng có các chiến lược thương mại quá mức.

Yêu cầu về quảng cáo

 Nếu ứng dụng của bạn hiện quảng cáo cho trẻ em hoặc người dùng thuộc độ tuổi không xác định, thì bạn phải:

  • Chỉ được sử dụng SDK quảng cáo tự xác nhận theo yêu cầu của Google Play về gia đình để hiện quảng cáo cho những người dùng như vậy;
  • Đảm bảo quảng cáo xuất hiện trước những người dùng đó không liên quan đến quảng cáo dựa trên mối quan tâm (quảng cáo nhắm đến những người dùng cá nhân có đặc điểm nhất định dựa trên hành vi duyệt web trực tuyến) hoặc tiếp thị lại (quảng cáo nhắm đến những người dùng cá nhân dựa trên hoạt động tương tác trước đó của họ với một ứng dụng hoặc trang web); 
  • Đảm bảo quảng cáo mà những người dùng đó nhìn thấy có nội dung phù hợp với trẻ em;
  • Đảm bảo quảng cáo mà những người dùng đó nhìn thấy tuân theo các yêu cầu về định dạng quảng cáo dành cho Gia đình; và
  • Đảm bảo việc tuân thủ tất cả quy định pháp luật hiện hành và các tiêu chuẩn ngành liên quan đến quảng cáo cho trẻ em.

Yêu cầu đối với định dạng quảng cáo

Nội dung kiếm tiền và quảng cáo trong ứng dụng của bạn không được chứa nội dung lừa đảo hoặc được thiết kế theo cách có thể khiến người dùng là trẻ em vô tình nhấp vào.

Nếu đối tượng mục tiêu duy nhất của ứng dụng của bạn là trẻ em, thì những điều sau đây đều bị cấm. Nếu đối tượng mục tiêu của ứng dụng của bạn là cả trẻ em và người lớn, thì những điều sau đây bị cấm khi phân phát quảng cáo cho trẻ em hoặc người dùng ở độ tuổi không xác định:

  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo gây phiền toái, bao gồm cả nội dung kiếm tiền và quảng cáo chiếm toàn bộ màn hình hoặc làm gián đoạn quá trình sử dụng bình thường nhưng không đưa ra cách thức rõ ràng để người dùng tắt quảng cáo (ví dụ: tường quảng cáo).
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo làm gián đoạn quá trình thao tác bình thường trên ứng dụng hoặc trải nghiệm chơi trò chơi (bao gồm cả quảng cáo có tặng thưởng hoặc quảng cáo chọn tham gia) không đóng được sau 5 giây.
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo không làm gián đoạn quá trình thao tác bình thường trên ứng dụng hoặc trải nghiệm chơi trò chơi thì có thể kéo dài lâu hơn 5 giây (ví dụ: nội dung video có tích hợp quảng cáo).
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo xen kẽ xuất hiện ngay khi ứng dụng khởi động.
  • Nhiều vị trí đặt quảng cáo trên một trang (ví dụ: không được phép đặt quảng cáo dạng biểu ngữ chứa nhiều lời mời chào trong một vị trí hoặc đặt nhiều vị trí quảng cáo dạng biểu ngữ hoặc video).
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo dễ gây nhầm lẫn với nội dung ứng dụng, như là offerwall và những trải nghiệm quảng cáo toàn màn hình khác.
  • Dùng các chiến thuật gây sốc hoặc đánh vào cảm xúc để kích thích người dùng xem quảng cáo hay mua hàng trong ứng dụng.
  • Quảng cáo lừa đảo buộc người dùng nhấp bằng cách sử dụng nút tắt để mở ra một quảng cáo khác hoặc làm cho quảng cáo đột nhiên xuất hiện trong các khu vực của ứng dụng nơi người dùng thường nhấn vào để sử dụng một chức năng khác.
  • Không phân biệt rõ ràng giữa việc sử dụng tiền ảo trong trò chơi và tiền thật để mua hàng trong ứng dụng.
Để đảm bảo Google Play luôn là một nền tảng an toàn và có tính tôn trọng, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định và cấm nội dung có hại hoặc không phù hợp đối với người dùng.
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo di chuyển để tránh ngón tay của người dùng khi người dùng cố gắng tắt quảng cáo đó
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo không đưa ra cho người dùng cách để thoát khỏi lời mời sau năm (5) giây, như mô tả trong ví dụ sau:

     
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo chiếm phần lớn màn hình mà không cung cấp cho người dùng cách thức rõ ràng để tắt quảng cáo đó, như mô tả trong ví dụ sau:

  • Quảng cáo dạng biểu ngữ chứa nhiều ưu đãi, như mô tả trong ví dụ sau:
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo có thể khiến người dùng tưởng nhầm là nội dung của ứng dụng, như mô tả trong ví dụ sau:
  • Các nút, quảng cáo hoặc nội dung kiếm tiền quảng bá trang thông tin khác của bạn trên Cửa hàng Google Play nhưng có thể gây nhầm lẫn với nội dung của ứng dụng, như mô tả trong ví dụ sau:

Sau đây là một số ví dụ về nội dung quảng cáo không phù hợp và không nên cho trẻ em thấy.

  • Nội dung nghe nhìn không phù hợp: Quảng cáo về các chương trình truyền hình, phim, album nhạc hoặc các nội dung nghe nhìn khác không phù hợp với trẻ em.
  • Phần mềm có thể tải xuống và trò chơi điện tử không phù hợp: Quảng cáo cho các phần mềm có thể tải xuống và trò chơi điện tử không phù hợp với trẻ em.
  • Các chất bị kiểm soát hoặc có hại: Quảng cáo về rượu, thuốc lá, các chất bị kiểm soát hoặc các chất có hại khác.
  • Cờ bạc: Quảng cáo cho chương trình khuyến mãi rút thăm trúng thưởng, cuộc thi hoặc cờ bạc được mô phỏng, ngay cả khi việc tham gia được miễn phí.
  • Nội dung khiêu dâm và dành cho người trưởng thành: Quảng cáo có nội dung tình dục, khiêu dâm và dành cho người trưởng thành.
  • Hẹn hò và làm quen: Quảng cáo về các trang web hẹn hò và làm quen cho người trưởng thành.
  • Nội dung bạo lực: Quảng cáo có nội dung bạo lực và phản cảm không phù hợp với trẻ em.

SDK quảng cáo

Nếu phân phát quảng cáo trong ứng dụng chỉ dành cho trẻ em thì bạn chỉ được sử dụng các phiên bản SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình. Nếu ứng dụng của bạn dành cho cả trẻ em và người lớn, bạn phải áp dụng biện pháp sàng lọc độ tuổi, chẳng hạn như biện pháp sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận, đồng thời đảm bảo rằng quảng cáo mà trẻ em nhìn thấy chỉ xuất phát từ những phiên bản SDK quảng cáo tự xác nhận theo quy định của Google Play. 

Vui lòng tham khảo trang chính sách của Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình để biết thêm thông tin chi tiết về các yêu cầu này. Bạn cũng có thể tham khảo danh sách phiên bản hiện tại của các SDK quảng cáo tự xác nhận tại đây.

Nếu bạn sử dụng AdMob, hãy tham khảo Trung tâm trợ giúp của AdMob để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của AdMob.

Bạn có trách nhiệm đảm bảo ứng dụng của mình đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan đến quảng cáo, mua hàng trong ứng dụng và nội dung thương mại. Hãy liên hệ với (các) nhà cung cấp SDK quảng cáo cho bạn để tìm hiểu thêm về chính sách nội dung và phương pháp quảng cáo của họ.


Chính sách về SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình

Google Play cam kết xây dựng một trải nghiệm an toàn cho trẻ em và gia đình. Một phần quan trọng trong cam kết này là đảm bảo rằng trẻ em chỉ thấy những quảng cáo phù hợp với lứa tuổi, đồng thời dữ liệu của các em sẽ được xử lý thích hợp. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi yêu cầu các SDK quảng cáo và nền tảng dàn xếp phải tự xác nhận là phù hợp với trẻ em và tuân thủ Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play cũng như Chính sách của Google Play về gia đình, bao gồm cả các yêu cầu trong Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình.

Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình trên Google Play là một cách quan trọng để nhà phát triển xác định SDK quảng cáo hoặc nền tảng dàn xếp nào đã tự xác nhận là phù hợp để sử dụng trong các ứng dụng được thiết kế riêng cho trẻ em. 

Việc trình bày sai bất kỳ thông tin nào về SKD của bạn (bao gồm cả nội dung bạn gửi trong biểu mẫu bày tỏ sự quan tâm) đều có thể khiến SDK của bạn bị xoá hoặc tạm ngưng trong Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình. Vì vậy, bạn phải cung cấp thông tin thật chính xác.

Yêu cầu về chính sách

Nếu SDK hoặc nền tảng dàn xếp của bạn có phân phát ứng dụng thuộc Chương trình dành cho Gia đình trên Google Play thì bạn phải tuân thủ toàn bộ Chính sách dành cho nhà phát triển của Google Play, bao gồm cả các yêu cầu sau đây. Nếu không đáp ứng một yêu cầu bất kỳ trong các chính sách này thì SDK của bạn có thể bị tạm ngưng hoặc xoá khỏi Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình.

Bạn có trách nhiệm đảm bảo tình trạng tuân thủ của SDK hoặc nền tảng dàn xếp của mình. Do đó, hãy nhớ tham khảo Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play, Chính sách về gia đình của Google Play cũng như các yêu cầu của Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình.

  1. Nội dung quảng cáo: Nội dung quảng cáo mà trẻ em có thể truy cập được phải phù hợp với trẻ em.
    • Trong các điều khoản hoặc chính sách của mình, bạn phải (i) định nghĩa hành vi cũng như nội dung quảng cáo gây khó chịu và (ii) cấm những hành vi/nội dung đó. Những định nghĩa này phải tuân theo Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play.
    • Bạn cũng phải tạo một phương pháp để phân loại mẫu quảng cáo theo các nhóm phù hợp với lứa tuổi. Các nhóm phù hợp với lứa tuổi ít nhất phải bao gồm nhóm dành cho Mọi người và Người trưởng thành. Phương pháp phân loại phải phù hợp với phương pháp mà Google đưa ra cho các SDK sau khi bạn điền vào biểu mẫu bày tỏ sự quan tâm.
    • Trước khi sử dụng phương pháp đặt giá thầu theo thời gian thực để phân phát quảng cáo cho trẻ em, bạn phải đảm bảo rằng các mẫu quảng cáo đã được xem xét và tuân thủ các yêu cầu nêu trên.
    • Ngoài ra, bạn phải có cơ chế để xác định trực quan mẫu quảng cáo đến từ khoảng không quảng cáo của bạn (ví dụ: đánh dấu mẫu quảng cáo bằng hình mờ biểu trưng của công ty hoặc thành phần có chức năng tương tự).
  2. Định dạng quảng cáo: Bạn phải đảm bảo rằng tất cả quảng cáo mà người dùng là trẻ em nhìn thấy đều tuân thủ Yêu cầu đối với định dạng quảng cáo dành cho gia đình, đồng thời phải cho phép nhà phát triển chọn định dạng quảng cáo tuân thủ Chính sách về gia đình của Google Play.
    • Quảng cáo không được chứa nội dung lừa đảo hoặc được thiết kế theo cách có thể khiến người dùng là trẻ em vô tình nhấp vào. Cấm quảng cáo lừa đảo buộc người dùng nhấp bằng cách sử dụng nút tắt để mở ra một quảng cáo khác hoặc làm cho quảng cáo đột nhiên xuất hiện trong các khu vực của ứng dụng nơi người dùng thường nhấn vào để sử dụng một chức năng khác.
    • Không cho phép quảng cáo gây phiền toái, bao gồm cả quảng cáo chiếm toàn bộ màn hình hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng thông thường nhưng không đưa ra cách thức rõ ràng để người dùng tắt quảng cáo đó (ví dụ: tường quảng cáo).
    • Quảng cáo làm gián đoạn quá trình thao tác bình thường trên ứng dụng hoặc trải nghiệm chơi trò chơi (bao gồm cả quảng cáo có tặng thưởng hoặc quảng cáo chọn tham gia) phải tắt được sau 5 giây.
    • Không được phép đặt quảng cáo ở nhiều vị trí trên một trang. Ví dụ: không được phép đặt quảng cáo dạng biểu ngữ chứa nhiều lời mời chào trong một vị trí hoặc đặt nhiều quảng cáo dạng biểu ngữ/video.
    • Quảng cáo phải dễ dàng phân biệt được với nội dung ứng dụng. Cấm sử dụng Offerwall và trải nghiệm quảng cáo toàn màn hình được thiết kế để khiến người dùng là trẻ em không dễ dàng nhận ra đó là quảng cáo.
    • Quảng cáo không được dùng các chiến thuật gây sốc hoặc thao túng cảm xúc để khuyến khích người dùng xem quảng cáo.
  3. Quảng cáo dựa trên mối quan tâm/Tái tiếp thị: Bạn phải đảm bảo rằng quảng cáo mà người dùng là trẻ em nhìn thấy không liên quan đến hoạt động quảng cáo dựa trên sở thích (quảng cáo nhắm đến người dùng cá nhân có các đặc điểm nhất định dựa trên hành vi duyệt xem của họ) hoặc hoạt động tái tiếp thị (quảng cáo nhắm đến người dùng cá nhân dựa trên tương tác trước đó với một ứng dụng hoặc trang web).
  4. Cách thức xử lý dữ liệu: Với tư cách nhà cung cấp SDK, bạn phải minh bạch trong cách thức xử lý dữ liệu người dùng (ví dụ: thông tin được thu thập qua người dùng hoặc về người dùng, bao gồm cả thông tin thiết bị). Tức là bạn phải công bố thông tin về việc truy cập, thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu của SDK, đồng thời chỉ được sử dụng dữ liệu cho các mục đích đã công bố. Những yêu cầu này của Google Play bổ sung cho mọi yêu cầu quy định trong các luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư hiện hành. Bạn phải công bố thông tin về mọi hoạt động thu thập thông tin cá nhân và nhạy cảm từ trẻ em, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở các thông tin xác thực, dữ liệu cảm biến từ micrô và máy ảnh, dữ liệu thiết bị, mã nhận dạng Android và dữ liệu về việc sử dụng quảng cáo.
    • Bạn phải cho phép các nhà phát triển yêu cầu áp dụng phương thức xử lý đối với nội dung được dành cho trẻ em cho mục đích phân phát quảng cáo, theo từng yêu cầu và theo từng ứng dụng cụ thể. Phương thức xử lý này phải tuân thủ luật và quy định hiện hành, chẳng hạn như Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA) của Hoa KỳQuy định chung về việc bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh Châu Âu.
      • Để tuân thủ quy định của phương thức xử lý nội dung được dành cho trẻ em, Google Play cũng bắt buộc SDK quảng cáo phải tắt cơ chế quảng cáo được cá nhân hoá, quảng cáo dựa trên mối quan tâm và tái tiếp thị.
    • Bạn phải đảm bảo việc phổ biến cho bên đặt giá thầu về các chỉ báo về quyền riêng tư trước khi sử dụng phương pháp đặt giá thầu theo thời gian thực để phân phát quảng cáo cho trẻ em.
    • Bạn không được truyền AAID, Số sê-ri SIM, Số sê-ri bản dựng, BSSID, MAC, SSID, IMEI và/hoặc IMSI từ trẻ em hoặc người dùng không rõ độ tuổi.
  5. Nền tảng dàn xếp: Khi phân phát quảng cáo cho trẻ em, bạn phải:
    • Chỉ sử dụng các SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình hoặc triển khai các biện pháp bảo vệ cần thiết để đảm bảo rằng tất cả quảng cáo phân phát qua quá trình dàn xếp đều tuân thủ những yêu cầu này; và
    • Chuyển thông tin cần thiết cho các nền tảng dàn xếp để cho biết mức phân loại nội dung quảng cáo và phương thức xử lý nội dung được dành cho trẻ em (nếu có).
  6. Tự xác nhận và tuân thủ: Bạn phải cung cấp cho Google đầy đủ thông tin (chẳng hạn như thông tin nêu trong biểu mẫu bày tỏ sự quan tâm) để xác minh rằng chính sách của SDK quảng cáo tuân thủ tất cả yêu cầu về việc tự xác nhận, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc:
    • Cung cấp phiên bản tiếng Anh của những tài liệu sau đây của SDK hoặc Nền tảng dàn xếp của bạn: Điều khoản dịch vụ, Chính sách quyền riêng tư và Hướng dẫn tích hợp dành cho nhà xuất bản
    • Gửi mẫu ứng dụng thử nghiệm có sử dụng phiên bản tuân thủ mới nhất của SDK quảng cáo đó. Mẫu ứng dụng thử nghiệm phải là một tệp APK Android được xây dựng hoàn chỉnh, có thể thực thi và sử dụng tất cả tính năng của SDK quảng cáo đó. Các yêu cầu đối với ứng dụng thử nghiệm:
      • Ứng dụng thử nghiệm phải được gửi dưới dạng một tệp APK Android được xây dựng hoàn chỉnh và có thể thực thi để chạy trên thiết bị có kiểu dáng điện thoại.
      • Ứng dụng thử nghiệm phải sử dụng phiên bản phát hành mới nhất hoặc phiên bản sắp phát hành của SDK quảng cáo đó. Phiên bản này phải tuân thủ các chính sách của Google Play.
      • Ứng dụng thử nghiệm phải sử dụng tất cả tính năng có trong SDK quảng cáo của bạn, bao gồm cả việc gọi SDK quảng cáo của bạn để truy xuất và hiện quảng cáo.
      • Ứng dụng thử nghiệm phải có toàn quyền truy cập vào tất cả khoảng không quảng cáo đang hoạt động/đang phân phát quảng cáo của mạng quảng cáo thông qua các mẫu quảng cáo mà ứng dụng thử nghiệm đó yêu cầu.
      • Không được hạn chế theo vị trí địa lý.
      • Nếu khoảng không quảng cáo của bạn là dành cho nhiều đối tượng, thì ứng dụng thử nghiệm phải có khả năng phân biệt các yêu cầu phân phát mẫu quảng cáo thuộc toàn bộ khoảng không quảng cáo với các yêu cầu quảng cáo thuộc khoảng không quảng cáo phù hợp cho trẻ em hoặc tất cả nhóm tuổi.
      • Ứng dụng thử nghiệm không được bị hạn chế sao cho chỉ phân phát một số quảng cáo cụ thể trong khoảng không quảng cáo, trừ phi ứng dụng đó được kiểm soát bằng cơ chế sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận.
  7. Bạn phải phản hồi kịp thời mọi yêu cầu cung cấp thông tin sau đó và tự xác nhận rằng tất cả bản phát hành phiên bản mới đều tuân thủ Chính sách mới nhất của chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play, bao gồm cả các yêu cầu của Chính sách về gia đình.
  8. Tuân thủ pháp luật: SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình phải hỗ trợ hoạt động phân phát quảng cáo tuân thủ tất cả đạo luật và quy định liên quan đến trẻ em mà nhà xuất bản của các quảng cáo đó phải tuân thủ.
    • Bạn phải đảm bảo rằng SDK hoặc nền tảng dàn xếp của mình tuân thủ Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA) của Hoa Kỳ, Quy định chung về việc bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh Châu Âu, cũng như mọi quy định hoặc luật hiện hành khác.

      Lưu ý: Từ "trẻ em" có thể có nhiều định nghĩa, tuỳ theo địa điểm và bối cảnh cụ thể. Quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến của cố vấn pháp lý để giúp xác định những nghĩa vụ và/hoặc giới hạn theo độ tuổi mà có thể ứng dụng của bạn phải tuân thủ. Bạn là người biết rõ nhất cách thức hoạt động của ứng dụng. Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào sự hỗ trợ của bạn để giúp chúng tôi đảm bảo các ứng dụng trên Google Play đều an toàn cho gia đình.

Vui lòng tham khảo trang Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình để biết thêm thông tin chi tiết về các yêu cầu của chương trình này.


Thực thi

Tránh vi phạm chính sách luôn tốt hơn giải quyết vi phạm đó. Tuy nhiên, khi lỗi vi phạm xảy ra, chúng tôi cam kết giúp nhà phát triển nắm được cách để ứng dụng của họ đáp ứng yêu cầu tuân thủ. Vui lòng cho chúng tôi biết nếu bạn phát hiện vi phạm hoặc có câu hỏi nào về việc quản lý vi phạm.

Phạm vi áp dụng chính sách

Chính sách của chúng tôi áp dụng cho mọi nội dung mà ứng dụng của bạn hiển thị hoặc liên kết tới. Những nội dung này bao gồm tất cả quảng cáo mà người dùng nhìn thấy trên ứng dụng cũng như mọi nội dung do người dùng tạo mà ứng dụng lưu trữ hoặc liên kết tới. Ngoài ra, chính sách còn được áp dụng cho bất kỳ nội dung nào từ tài khoản nhà phát triển của bạn được hiển thị công khai trong Google Play, bao gồm tên nhà phát triển và trang đích của trang web dành cho nhà phát triển được liệt kê của bạn.

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng cho phép người dùng cài đặt ứng dụng khác vào thiết bị của họ. Những ứng dụng cung cấp quyền truy cập vào các ứng dụng, trò chơi hoặc phần mềm khác mà không cần cài đặt, bao gồm cả những tính năng và trải nghiệm do bên thứ ba cung cấp, phải đảm bảo rằng mọi nội dung mà ứng dụng cấp quyền truy cập đều tuân thủ tất cả chính sách của Google Play và cũng có thể phải trải qua quá trình xem xét chính sách bổ sung.

Những thuật ngữ dùng trong các chính sách này có cùng ý nghĩa với những thuật ngữ được quy định trong Thỏa thuận phân phối dành cho nhà phát triển (DDA). Ngoài việc tuân thủ những chính sách này và Thỏa thuận phân phối dành cho nhà phát triển, nội dung của ứng dụng cũng phải được phân loại theo Nguyên tắc về mức phân loại nội dung.

Chúng tôi không chấp nhận những ứng dụng hoặc nội dung ứng dụng làm giảm lòng tin của người dùng vào hệ sinh thái Google Play. Khi đánh giá xem nên thêm hay xóa ứng dụng khỏi Google Play, chúng tôi cân nhắc nhiều yếu tố, bao gồm nhưng không giới hạn ở biểu hiện lặp lại hành vi gây hại hoặc nguy cơ cao sẽ thực hiện hành vi sai trái. Chúng tôi xác định nguy cơ ứng dụng có hành vi sai trái dựa trên các yếu tố bao gồm nhưng không giới hạn ở các khiếu nại về ứng dụng và nhà phát triển, báo cáo qua tin tức, lịch sử vi phạm trước đó, phản hồi của người dùng và việc sử dụng những thương hiệu, nhân vật phổ biến cũng như các tài sản khác.

Cách hoạt động của Google Play Protect

Google Play Protect kiểm tra ứng dụng khi bạn cài đặt các ứng dụng này. Dịch vụ này cũng định kỳ quét thiết bị của bạn. Nếu tìm thấy một ứng dụng có khả năng gây hại, dịch vụ này có thể:

  • Gửi thông báo cho bạn. Để xóa ứng dụng có khả năng gây hại đó, hãy nhấn vào thông báo này rồi nhấn Gỡ cài đặt.
  • Tắt ứng dụng cho đến khi bạn gỡ cài đặt.
  • Tự động loại bỏ ứng dụng. Trong hầu hết trường hợp, nếu phát hiện thấy một ứng dụng có hại, dịch vụ này có thể thông báo với bạn là ứng dụng đã bị loại bỏ.

Cách hoạt động của tính năng bảo vệ trước phần mềm độc hại

Để bảo vệ bạn khỏi phần mềm độc hại từ bên thứ ba, URL độc hại và các vấn đề bảo mật khác, Google có thể nhận thông tin về:

  • Kết nối mạng trên thiết bị của bạn 
  • Các URL có khả năng gây hại 
  • Hệ điều hành và các ứng dụng mà bạn đã cài đặt trên thiết bị của mình thông qua Google Play hoặc các nguồn khác.

Google có thể cảnh báo bạn về một ứng dụng hoặc URL có khả năng không an toàn. Ứng dụng hoặc URL có thể bị Google xóa hoặc chặn cài đặt nếu ứng dụng hoặc URL đó có hại cho thiết bị, dữ liệu hoặc người dùng.

Bạn có thể chọn tắt một số tính năng bảo vệ này trong mục cài đặt của thiết bị. Tuy nhiên, Google có thể tiếp tục nhận thông tin về các ứng dụng được cài đặt qua Google Play. Các ứng dụng mà bạn cài đặt trên thiết bị của mình từ các nguồn khác có thể tiếp tục được kiểm tra nhằm mục đích bảo mật mà không cần gửi thông tin đến Google.

Cách hoạt động của Cảnh báo quyền riêng tư

Google Play Protect sẽ thông báo cho bạn khi một ứng dụng bị xóa khỏi Cửa hàng Google Play vì ứng dụng đó có thể truy cập vào thông tin cá nhân của bạn. Bạn cũng có thể chọn gỡ cài đặt ứng dụng này.


Quy trình thực thi

Khi xem xét nội dung hoặc tài khoản để xác định liệu nội dung hoặc tài khoản đó có bất hợp pháp hoặc vi phạm chính sách của chúng tôi hay không, chúng tôi sẽ cân nhắc một số thông tin để đưa ra quyết định, chẳng hạn như siêu dữ liệu của ứng dụng (ví dụ: tên ứng dụng, nội dung mô tả), trải nghiệm trong ứng dụng, thông tin tài khoản (ví dụ: những lỗi vi phạm chính sách trước đây), thông tin khác được cung cấp thông qua các cơ chế báo cáo (nếu có) và những lượt đánh giá do chúng tôi chủ động thực hiện.

Nếu ứng dụng hoặc tài khoản nhà phát triển của bạn vi phạm bất cứ chính sách nào của chúng tôi, chúng tôi sẽ thực thi biện pháp phù hợp theo mô tả dưới đây. Ngoài ra, chúng tôi sẽ gửi email cho bạn thông tin liên quan về biện pháp xử lý của chúng tôi, kèm theo hướng dẫn về cách khiếu nại nếu bạn cho rằng chúng tôi có sự nhầm lẫn.

Xin lưu ý rằng các thông báo xoá bỏ hoặc thông báo hành chính có thể không chỉ rõ hết mọi vi phạm chính sách trong tài khoản, ứng dụng hoặc danh mục ứng dụng của bạn. Nhà phát triển có trách nghiệm giải quyết mọi vấn đề về chính sách và tiến hành thẩm định thêm để đảm bảo rằng những phần khác của ứng dụng hoặc tài khoản hoàn toàn tuân thủ chính sách. Việc không giải quyết lỗi vi phạm chính sách trong tài khoản và tất cả ứng dụng của bạn có thể khiến chúng tôi áp dụng thêm biện pháp thực thi.

Hành vi vi phạm nhiều lần hoặc nghiêm trọng (chẳng hạn như phần mềm độc hại, hành vi lừa đảo và ứng dụng gây hại cho người dùng hoặc thiết bị) đối với những chính sách này hoặc Thoả thuận phân phối dành cho nhà phát triển (DDA) sẽ dẫn đến việc chấm dứt tài khoản của riêng nhà phát triển đó hoặc các tài khoản nhà phát triển có liên quan trên Google Play.

Biện pháp thực thi

Mỗi biện pháp thực thi có thể tác động đến ứng dụng của bạn theo cách riêng. Chúng tôi kết hợp quy trình đánh giá tự động và quy trình đánh giá do con người thực hiện để xem xét ứng dụng và nội dung ứng dụng. Việc này là để phát hiện và đánh giá nội dung vi phạm chính sách của chúng tôi cũng như có hại cho người dùng và hệ sinh thái Google Play nói chung. Các mô hình tự động giúp chúng tôi phát hiện nhiều vi phạm hơn, đồng thời đánh giá những vấn đề tiềm ẩn nhanh hơn, giúp đảm bảo an toàn cho mọi người trên Google Play. Nội dung vi phạm chính sách sẽ bị các mô hình tự động của chúng tôi xoá. Hoặc trong trường hợp khó xác định hơn, nội dung sẽ được gắn cờ để những nhân viên vận hành và nhân viên phân tích đã qua đào tạo của chúng tôi xem xét thêm (ví dụ: trong trường hợp cần phải nắm rõ ngữ cảnh của nội dung). Sau đó, kết quả của quy trình xem xét thủ công sẽ được dùng để xây dựng dữ liệu huấn luyện, giúp cải thiện các mô hình học máy của chúng tôi.

Phần sau đây mô tả những biện pháp xử lý mà Google Play có thể tiến hành và tác động của những biện pháp này đối với ứng dụng và/hoặc tài khoản nhà phát triển của bạn trên Google Play.

Trừ phi có ghi chú khác trong thông báo thực thi, những biện pháp xử lý này sẽ có hiệu lực ở tất cả khu vực. Ví dụ: nếu ứng dụng của bạn bị tạm ngưng, thì người dùng ở mọi khu vực đều không truy cập được ứng dụng đó. Ngoài ra, nếu không có ghi chú khác thì những biện pháp xử lý đó sẽ duy trì hiệu lực, trừ phi bạn khiếu nại về biện pháp đó và đơn khiếu nại được phê duyệt.

Từ chối

  • Một ứng dụng mới hoặc bản cập nhật ứng dụng được gửi để xem xét nhưng không được đưa lên Google Play.
  • Nếu một bản cập nhật dành cho ứng dụng hiện có bị từ chối, thì phiên bản ứng dụng được phát hành trước bản cập nhật này sẽ vẫn còn trên Google Play.
  • Việc ứng dụng bị từ chối không ảnh hưởng đến việc bạn có thể xem thông tin về số lượt cài đặt của người dùng, số liệu thống kê và điểm xếp hạng sẵn có của ứng dụng bị từ chối. 
  • Việc ứng dụng bị từ chối không ảnh hưởng đến trạng thái tài khoản nhà phát triển của bạn trên Google Play.

Lưu ý: Đừng tìm cách gửi lại ứng dụng bị từ chối cho đến khi bạn đã khắc phục tất cả lỗi vi phạm chính sách.

Xóa bỏ

  • Ứng dụng (và mọi phiên bản trước đó của ứng dụng) sẽ bị xoá khỏi Google Play và người dùng sẽ không tải ứng dụng đó xuống được nữa.
  • Do ứng dụng đã bị xoá nên người dùng sẽ không xem được trang thông tin của ứng dụng đó trên Cửa hàng Play. Thông tin này sẽ được khôi phục sau khi bạn gửi bản cập nhật đã tuân thủ chính sách cho ứng dụng bị xoá.
  • Người dùng sẽ không thể thực hiện giao dịch mua hàng nào trong ứng dụng hoặc sử dụng tính năng thanh toán nào trong ứng dụng đó cho đến khi phiên bản tuân thủ chính sách được Google Play phê duyệt.
  • Việc xoá ứng dụng không ảnh hưởng ngay đến trạng thái tài khoản nhà phát triển trên Google Play, nhưng tài khoản của bạn có thể bị tạm ngưng nếu bạn có nhiều ứng dụng bị xoá.

Lưu ý: Đừng tìm cách xuất bản lại ứng dụng đã bị xoá cho đến khi bạn khắc phục tất cả lỗi vi phạm chính sách.

Tạm ngưng

  • Ứng dụng (và mọi phiên bản trước đó của ứng dụng) sẽ bị xoá khỏi Google Play và người dùng sẽ không tải ứng dụng đó xuống được nữa.
  • Việc vi phạm chính sách nhiều lần hoặc nghiêm trọng cũng như việc ứng dụng bị xoá hoặc từ chối nhiều lần có thể khiến chúng tôi áp dụng biện pháp tạm ngưng.
  • Do ứng dụng đã bị tạm ngưng nên người dùng sẽ không xem được trang thông tin của ứng dụng đó trên Cửa hàng Play. Thông tin này sẽ được khôi phục sau khi bạn gửi bản cập nhật đã tuân thủ chính sách.
  • Bạn không thể sử dụng gói ứng dụng hoặc tệp APK của ứng dụng bị tạm ngưng được nữa.
  • Người dùng sẽ không thể mua hàng hay sử dụng tính năng thanh toán nào trong ứng dụng cho đến khi phiên bản tuân thủ chính sách được Google Play phê duyệt.
  • Việc tạm ngưng được xem là cảnh cáo cho trạng thái không tốt của tài khoản nhà phát triển trên Google Play Tình trạng cảnh cáo nhiều lần có thể dẫn đến việc chấm dứt tài khoản nhà phát triển trên Google Play (cả tài khoản của riêng nhà phát triển và tài khoản nhà phát triển có liên quan).

Lưu ý: Đừng tìm cách xuất bản lại ứng dụng bị tạm ngưng, trừ phi Google Play giải thích rằng bạn có thể làm như vậy.

Chế độ hiển thị bị hạn chế

  • Chúng tôi sẽ hạn chế để người dùng khó tìm thấy ứng dụng của bạn hơn trên Google Play. Ứng dụng của bạn sẽ vẫn có mặt trên Google Play và người dùng có thể truy cập bằng đường liên kết trực tiếp đến trang thông tin của ứng dụng trên Cửa hàng Play. 
  • Việc ứng dụng của bạn ở trạng thái Mức độ hiển thị bị hạn chế sẽ không ảnh hưởng đến trạng thái của tài khoản nhà phát triển của bạn trên Google Play. 
  • Việc ứng dụng của bạn ở trạng thái Mức độ hiển thị bị hạn chế sẽ không ảnh hưởng đến việc người dùng có thể nhìn thấy trang thông tin hiện tại của ứng dụng đó trên Cửa hàng Play.

Chỉ áp dụng ở một số khu vực

  • Chỉ người dùng ở một số khu vực nhất định mới có thể tải ứng dụng của bạn xuống qua Google Play.
  • Người dùng ở một số khu vực có thể sẽ không tìm được ứng dụng của bạn trên Cửa hàng Play.
  • Người dùng trước đây từng cài đặt ứng dụng đó có thể tiếp tục sử dụng ứng dụng đó trên thiết bị của họ, nhưng sẽ không nhận được bản cập nhật nữa.
  • Giới hạn theo khu vực không ảnh hưởng đến trạng thái của tài khoản nhà phát triển của bạn trên Google Play.

Trạng thái Tài khoản bị hạn chế

  • Khi tài khoản nhà phát triển ở trạng thái bị hạn chế, tất cả ứng dụng trong danh mục của bạn sẽ bị xoá khỏi Google Play và bạn sẽ không xuất bản ứng dụng mới hoặc xuất bản lại ứng dụng hiện tại được nữa. Bạn vẫn sẽ truy cập được Play Console.
  • Do tất cả ứng dụng đều đã bị xoá nên người dùng sẽ không xem được trang thông tin của ứng dụng cũng như hồ sơ nhà phát triển của bạn trên Cửa hàng Play.
  • Người dùng hiện tại của bạn sẽ không thể mua hàng hay sử dụng tính năng thanh toán nào trong các ứng dụng đó.
  • Bạn vẫn có thể sử dụng Play Console để cung cấp thêm thông tin cho Google Play cũng như sửa đổi thông tin tài khoản.
  • Bạn có thể xuất bản lại ứng dụng sau khi khắc phục tất cả lỗi vi phạm chính sách.

Chấm dứt tài khoản

  • Khi tài khoản nhà phát triển của bạn bị chấm dứt, tất cả ứng dụng trong danh mục của bạn sẽ bị xoá khỏi Google Play, đồng thời bạn sẽ không xuất bản ứng dụng mới được nữa. Vậy cũng có nghĩa là mọi tài khoản nhà phát triển có liên quan trên Google Play cũng sẽ bị tạm ngưng vĩnh viễn.
  • Việc bị tạm ngưng nhiều lần hoặc bị tạm ngưng do vi phạm chính sách nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến việc chấm dứt tài khoản của bạn trên Play Console.
  • Do các ứng dụng trong tài khoản bị chấm dứt bị xoá, nên người dùng sẽ không xem được trang thông tin của các ứng dụng đó cũng như hồ sơ nhà phát triển của bạn trên Cửa hàng Play.
  • Người dùng hiện tại của bạn sẽ không thể mua hàng hay sử dụng tính năng thanh toán nào trong các ứng dụng đó.

Lưu ý: Chúng tôi cũng sẽ chấm dứt mọi tài khoản mà bạn tìm cách tạo (và không hoàn lại phí đăng ký nhà phát triển). Vì vậy, vui lòng đừng đăng ký tài khoản Play Console mới khi một trong các tài khoản của bạn bị chấm dứt.

Tài khoản không hoạt động

Tài khoản không hoạt động là những tài khoản nhà phát triển không còn hoạt động nữa hoặc không còn ai sử dụng. Đó là những tài khoản không có trạng thái tốt theo yêu cầu trong Thoả thuận phân phối dành cho nhà phát triển.

Tài khoản nhà phát triển trên Google Play chỉ dành cho những nhà phát triển đang hoạt động, có phát hành sản phẩm và tích cực duy trì ứng dụng. Để ngăn chặn hành vi sử dụng sai mục đích, chúng tôi sẽ đóng những tài khoản không hoạt động, không được sử dụng hoặc không thường xuyên có hoạt động đáng kể (ví dụ: phát hành và cập nhật ứng dụng, truy cập số liệu thống kê hoặc quản lý trang thông tin trên Cửa hàng Play).

Khi chúng tôi đóng tài khoản không hoạt động, tài khoản đó và mọi dữ liệu liên kết sẽ bị xoá. Phí đăng ký của bạn sẽ bị mất và không được hoàn lại. Trước khi đóng tài khoản không hoạt động của bạn, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn qua thông tin liên hệ bạn đã cung cấp cho tài khoản đó. 

Sau khi tài khoản không hoạt động của bạn bị đóng, bạn vẫn có thể tạo tài khoản mới nếu sau này bạn quyết định phát hành ứng dụng trên Google Play. Bạn sẽ không thể kích hoạt lại tài khoản đã bị đóng. Mọi ứng dụng hay dữ liệu có từ trước sẽ không xuất hiện trong tài khoản mới tạo.  


Quản lý và báo cáo lỗi vi phạm chính sách

Khiếu nại Biện pháp thực thi

Chúng tôi sẽ khôi phục ứng dụng khi có nhầm lẫn và khi chúng tôi cho rằng ứng dụng của bạn không vi phạm Thoả thuận phân phối dành cho nhà phát triển cũng như chính sách chương trình của Google Play. Nếu bạn đã xem xét kỹ các chính sách này và cảm thấy quyết định của chúng tôi có thể có nhầm lẫn, vui lòng làm theo hướng dẫn mà chúng tôi cung cấp cho bạn trong email thông báo thực thi hoặc nhấp vào đây để khiếu nại về quyết định của chúng tôi. 

Tài nguyên khác

Nếu bạn cần thêm thông tin về biện pháp thực thi hoặc xếp hạng/nhận xét của người dùng, thì bạn có thể tham khảo một số tài nguyên dưới đây hoặc liên hệ với chúng tôi qua Trung tâm trợ giúp của Google Play. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tư vấn pháp lý cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn pháp lý, vui lòng tham khảo ý kiến của luật sư.


Các yêu cầu của Play Console

Google Play muốn mang đến cho người dùng trải nghiệm an toàn và tuyệt vời trong ứng dụng cũng như cơ hội tốt để mọi nhà phát triển đều có thể gặt hái thành công. Chúng tôi cố gắn đảm bảo quá trình cung cấp ứng dụng cho người dùng diễn ra suôn sẻ nhất có thể.

Để tránh các lỗi vi phạm phổ biến, đừng quên thực hiện những việc sau đây khi gửi thông tin qua Play Console cũng như mọi hồ sơ được liên kết với tài khoản nhà phát triển của bạn trên Play Console.

Trước khi gửi ứng dụng, bạn phải:

  • Cung cấp chính xác thông tin tài khoản nhà phát triển của bạn, bao gồm cả thông tin chi tiết sau đây:
    • Tên và địa chỉ pháp lý
    • Mã số D-U-N-S, nếu đăng ký với tư cách doanh nghiệp
    • Địa chỉ email và số điện thoại liên hệ
    • Địa chỉ email và số điện thoại của nhà phát triển sẽ xuất hiện trên Google Play (nếu áp dụng)
    • Phương thức thanh toán (nếu áp dụng)
    • Hồ sơ thanh toán trên Google được liên kết với tài khoản nhà phát triển của bạn
  • Nếu đăng ký với tư cách doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo thông tin tài khoản nhà phát triển luôn được cập nhật và nhất quán với thông tin của bạn lưu trữ trên hồ sơ Dun & Bradstreet.
  • Cung cấp chính xác mọi siêu dữ liệu và thông tin về ứng dụng
  • Tải chính sách quyền riêng tư của ứng dụng lên rồi điền nội dung bắt buộc trong mục An toàn dữ liệu.
  • Cung cấp một tài khoản minh hoạ đang hoạt động, thông tin đăng nhập và tất cả tài nguyên cần thiết khác để Google Play xem xét ứng dụng của bạn (cụ thể là thông tin đăng nhập, mã QR, v.v.)

Bạn luôn phải đảm bảo ứng dụng của mình mang lại cho người dùng trải nghiệm ổn định, hấp dẫn và thích ứng. Hãy kiểm tra kỹ để chắc chắn rằng mọi nội dung trong ứng dụng (bao gồm cả mạng quảng cáo, dịch vụ phân tích và SDK bên thứ ba) đều tuân thủ Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play. Ngoài ra, nếu đối tượng mục tiêu mà ứng dụng của bạn hướng tới có cả trẻ em, hãy nhớ tuân thủ Chính sách về gia đình.

Hãy nhớ rằng bạn có trách nhiệm tìm hiểu Thoả thuận phân phối dành cho nhà phát triển và mọi Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển để đảm bảo ứng dụng của bạn hoàn toàn tuân thủ.


Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
502462538147208605
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
92637
false
false