Giới thiệu về thông tin chi tiết và số liệu phân tích của Manufacturer Center

Bạn có thể kiểm tra thông tin chi tiết mang tính cạnh tranh, số liệu phân tích sản phẩm, biến thể và số liệu phân tích nhóm ngay trong tài khoản Manufacturer Center. Bài viết này mô tả cách xem, tải xuống và cách phân tích thông tin về sự quan tâm của người tiêu dùng với thương hiệu cũng như hiệu suất của các sản phẩm của bạn.

Thông tin chi tiết về thương hiệu cạnh tranh

Một hình minh hoạ về Giao diện người dùng của trang Thương hiệu cạnh tranh trong Manufacturer Center.

Xin lưu ý: Các tài khoản có ít nhất một thương hiệu được phê duyệt, có lưu lượng truy cập đáng kể sẽ có thể thấy được thông tin chi tiết về thương hiệu cạnh tranh. Bạn không cần phải tải nguồn cấp dữ liệu sản phẩm lên để xem thông tin chi tiết về thương hiệu cạnh tranh.

Thông tin chi tiết về thương hiệu cạnh tranh giúp bạn nâng cao vị thế trong hệ sinh thái thương mại vì thông tin này cho biết mọi người quan tâm đến những thương hiệu nào khác ngoài thương hiệu của bạn. Thông qua những thông tin chi tiết này, bạn có thể điều chỉnh một cách sáng suốt để cải thiện hoạt động tiếp thị cho sản phẩm, thích ứng với sự thay đổi trong bối cảnh cạnh tranh theo thời gian, cũng như tập trung vào đối tượng mục tiêu của mình.

Những thông tin chi tiết này sẽ xuất hiện khi bạn chọn "Thương hiệu cạnh tranh" trong trình đơn "Thông tin chi tiết".

Các thương hiệu cạnh tranh nhất

Biểu đồ và bảng về các thương hiệu cạnh tranh cho biết tỷ lệ phần trăm số người đã nhấp vào một sản phẩm mang thương hiệu của bạn, cũng như của một thương hiệu cạnh tranh. Nhờ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng.

Khi sử dụng các bộ lọc ở trên bảng, bạn có thể điều chỉnh biểu đồ và bảng để xem hành vi của người tiêu dùng thay đổi ra sao tại các quốc gia và danh mục sản phẩm cho thương hiệu của bạn:

  • Thương hiệu của bạn: Chọn từ danh sách của tất cả các thương hiệu được xác minh.
  • Danh mục: Danh mục sản phẩm chi tiết nhất.
  • Quốc gia: Tất cả các quốc gia có đủ lưu lượng truy cập trong danh mục sản phẩm được chọn.
  • Phạm vi thời gian: Được cố định theo dữ liệu tháng trước, có thể cập nhật sau tuần đầu tiên của tháng hiện tại. Ví dụ: Dữ liệu của tháng 11 sẽ có sau tuần đầu tiên của tháng 12.

Tìm hiểu thêm về cách quản lý dữ liệu sản phẩm trong Manufacturer Center

Số liệu phân tích về sản phẩm

Một hình minh hoạ về trang "Phân tích sản phẩm" trong mục "Thông tin chi tiết" của Google Manufacturer Center.

Xin lưu ý: Để bảo vệ quyền riêng tư của nhà bán lẻ, chỉ những sản phẩm được phê duyệt, có ít nhất 5 người bán và có thương hiệu được xác minh mới có biểu đồ số liệu phân tích về sản phẩm. Google cung cấp thông tin chi tiết và số liệu phân tích cho các sản phẩm đủ điều kiện mà bạn đã tạo hoặc tải lên tài khoản của mình.

Manufacturer Center cho phép bạn kiểm tra và so sánh tác động của sản phẩm của thương hiệu trên Google, cũng như theo dõi và so sánh hiệu suất sản phẩm qua thời gian. Trước khi tìm hiểu chi tiết hơn về các loại biểu đồ và đồ thị mà Manufacturer Center cung cấp, hãy cùng thảo luận về một số chỉ số chính mà chúng tôi theo dõi đối với sản phẩm của bạn. Bạn có thể sử dụng các chỉ số này để xác định thứ tự ưu tiên, cân đối khoản đầu tư của mình dựa trên tác động nhằm điều chỉnh vị trí trên thị trường của những sản phẩm khác nhau.

  • Lượt hiển thị: Số lần ô giới thiệu sản phẩm của bạn xuất hiện khi có người tìm kiếm trên Google
  • Lượt nhấp: Số lần người dùng nhấp vào ô giới thiệu sản phẩm của bạn
  • Tỷ lệ nhấp (CTR): Tỷ lệ cho biết tần suất nhấp vào ô giới thiệu sản phẩm của những người nhìn thấy ô giới thiệu đó.

Lượt hiển thị, lượt nhấp và tỷ lệ nhấp (CTR) được tính toán cho tất cả ô giới thiệu sản phẩm của bạn trên Google. Các ô giới thiệu này có thể do bạn hoặc bất kỳ người bán sản phẩm nào của bạn tạo ra. Các ô giới thiệu có thể là loại trả phí (quảng cáo Mua sắm) hoặc miễn phí (trang thông tin miễn phí).

Các yêu cầu về dữ liệu sản phẩm đối với số liệu phân tích về sản phẩm

Để xem một vài số liệu phân tích, bạn phải thêm các thuộc tính cụ thể vào dữ liệu sản phẩm:

Tìm hiểu thêm về quy cách dữ liệu sản phẩm

Biểu đồ số liệu phân tích về sản phẩm

Các biểu đồ này sẽ hiện ra khi bạn chọn "Số liệu phân tích về sản phẩm" trong trình đơn "Thông tin chi tiết":

  • KPI theo thời gian của các nhóm hoạt động tốt nhất: Biểu đồ tổng quan cho biết xu hướng của các chỉ số hiệu suất (lượt hiển thị, lượt nhấp hoặc CTR) cho các nhóm hoạt động tốt nhất
  • Các nhóm có hiệu suất tốt nhất: Các nhóm có số lượt hiển thị hoặc số lượt nhấp cao nhất trong khoảng thời gian đã chọn. (Phải có thuộc tính mã nhóm mặt hàng [item_group_id].)
  • Các nhóm thịnh hành nhất: Các nhóm có sự thay đổi lớn nhất về số lượt hiển thị hay số lượt nhấp giữa hai khoảng thời gian được so sánh. (Phải có thuộc tính mã nhóm mặt hàng [item_group_id].)
  • Các sự thay đổi giá lớn nhất: Bảng này cho biết những sản phẩm có tỷ lệ phần trăm thay đổi lớn nhất về mức giá trung bình (đã tính trọng số theo số lượt hiển thị hoặc số lượt nhấp) giữa hai khoảng thời gian được so sánh.
  • Các mức chênh lệch MSRP lớn nhất: Các sản phẩm có tỷ lệ phần trăm chênh lệch cao nhất giữa giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất (MSRP) và giá thị trường, được tính trọng số theo lượt hiển thị hoặc lượt nhấp. (Phải có thuộc tính giá bán lẻ đề xuất [suggested_retail_price].)

Theo mặc định, thông tin chi tiết về mọi sản phẩm sẽ xuất hiện. Bạn có thể dùng trình đơn thả xuống "Xem hiệu suất của" để chỉ hiện thông tin chi tiết của quảng cáo Mua sắm hoặc trang thông tin miễn phí. Trình đơn này có mọi số liệu phân tích của Manufacturer Center.

KPI theo thời gian của các nhóm hoạt động tốt nhất

Mô tả:

  • Biểu đồ này so sánh số lượt hiển thị, số lượt nhấp và tỷ lệ nhấp (CTR) giữa tối đa 4 nhóm sản phẩm trong khung thời gian đã chọn. Theo mặc định, công cụ này so sánh 4 nhóm hàng đầu theo số lượt hiển thị.

Giá trị và những việc có thể làm:

  • Theo dõi mối quan hệ giữa các nhóm có hiệu suất tốt nhất dựa trên số lượt hiển thị và số lượt nhấp.
  • Tìm những xu hướng và mức tăng đột biến đáng quan tâm đang ảnh hưởng đến các sản phẩm của bạn gần đây. Việc này có thể giúp bạn xác định xem các sự kiện hoặc chiến dịch tiếp thị gần đây có giúp mọi người quan tâm nhiều hơn đến một số sản phẩm hay không.

Các nhóm có hiệu suất tốt nhất

Mô tả:

  • Biểu đồ này làm nổi bật những nhóm đang thu được nhiều lượt hiển thị và nhiều lượt nhấp nhất.

Giá trị và những việc có thể làm:

  • Theo dõi mối quan hệ giữa các nhóm có hiệu suất tốt nhất dựa trên số lượt hiển thị và số lượt nhấp.
  • Nếu bạn thấy có sự chênh lệch (ví dụ: nhóm có hiệu suất tốt nhất về số lượt hiển thị không phải là nhóm có hiệu suất tốt nhất về số lượt nhấp): Nếu nhóm có nhiều lượt hiển thị nhất không phải là nhóm có nhiều lượt nhấp nhất, thì nhóm có nhiều lượt hiển thị nhất có thể không trình bày thông tin hiệu quả như dự kiến, tức là các nhóm đó thiếu thông tin mà khách hàng quan tâm hoặc có thông tin kém chất lượng. Hãy liên hệ đối tác dữ liệu của bạn hoặc tự xử lý để đảm bảo Google có hình ảnh chất lượng cao nhất đối với các sản phẩm đó. Bạn có thể làm việc này bằng cách cải thiện nguồn cấp dữ liệu hoặc chỉnh sửa sản phẩm trong Manufacturer Center. Ngoài ra, hãy kiểm tra tiêu đề và nội dung mô tả sản phẩm, đồng thời kiểm tra trang Google Mua sắm mà bạn có thể truy cập từ Manufacturer Center của một số sản phẩm trong nhóm. Nếu bạn phát hiện lỗi trong dữ liệu xuất hiện trên trang Google Mua sắm, vui lòng thông báo cho chúng tôi biết. Bạn cũng có thể cân nhắc việc cung cấp thuộc tính nội dung mô tả tính năng [feature_description] hoặc nội dung đa dạng thức của sản phẩm [rich_product_content] để làm nổi bật những sản phẩm hàng đầu này.
    • Bạn cũng nên kiểm tra biểu đồ của những sản phẩm cùng chung lượt hiển thị. Việc này có thể giúp bạn xác định nguyên nhân CTR thấp: có thể không phải do chất lượng nội dung của bạn, mà là do một (hoặc nhiều) sản phẩm khác có nhiều khả năng được khách hàng nhấp vào hơn.

Các nhóm thịnh hành nhất

Mô tả:

  • Biểu đồ này làm nổi bật các nhóm có sự thay đổi lớn nhất về mức độ phổ biến.

Giá trị và những việc có thể làm:

  • Đảm bảo rằng các mặt hàng này được trình bày rõ ràng. Kiểm tra CTR của những mặt hàng đang trở nên phổ biến hơn bằng cách xem mục Thông tin chi tiết về nhóm sản phẩm. Nếu những mặt hàng đó ngang hàng với các mặt hàng thịnh hành nhất của bạn thì bạn không cần phải làm gì cả.
  • Nếu bạn thấy CTR của các nhóm này thấp hơn CTR của các nhóm hàng đầu khác, hãy làm việc với đối tác dữ liệu hoặc đại lý để đảm bảo rằng nội dung sản phẩm mà bạn cung cấp cho các mặt hành này có chất lượng cao. Đảm bảo cung cấp cho chúng tôi hình ảnh tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy cho các sản phẩm này, kiểm tra tiêu đề và nội dung mô tả, cũng như trang Google Mua sắm của một số sản phẩm trong nhóm. Nếu tìm thấy nội dung sản phẩm không chính xác hoặc có chất lượng thấp trên trang Google Mua sắm, bạn có thể gửi phản hồi cho Google. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc cung cấp thuộc tính nội dung mô tả tính năng [feature_description] hoặc nội dung đa dạng thức của sản phẩm [rich_product_content] để làm nổi bật những sản phẩm hàng đầu này.
    • Bạn cũng nên kiểm tra biểu đồ của những sản phẩm cùng chung lượt hiển thị. Việc này có thể giúp bạn xác định nguyên nhân CTR thấp: có thể không phải do chất lượng nội dung của bạn, mà là do một (hoặc nhiều) sản phẩm khác có nhiều khả năng được khách hàng nhấp vào hơn

Các sự thay đổi giá lớn nhất và các mức chênh lệch MSRP lớn nhất

Mô tả:

  • Các biểu đồ này cho biết tính ổn định về giá. Mức độ thay đổi được tính theo số lượt hiển thị hoặc số lượt nhấp mà các mặt hàng nhận được. Những sự thay đổi lớn có thể cho thấy có vấn đề đối với khả năng cạnh tranh về giá của mặt hàng, từ đó khiến giá thị trường trung bình của một sản phẩm giảm xuống. Nguồn cung giảm hoặc mức độ phổ biến của sản phẩm tăng lên ở một thị trường cũng có thể khiến giá tăng lên.

Giá trị và những việc có thể làm:

  • Những biểu đồ này có thể giúp bạn nắm được các tín hiệu cho biết:
    • Giá sản phẩm của bạn không ổn định. Nhà bán lẻ đang gặp khó khăn trong việc đưa ra một mức giá giúp sản phẩm bán chạy hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hãy liên hệ với các nhà bán lẻ hàng đầu và kiểm tra các mức giá trên Google để xác nhận xem chúng có đúng là đang chênh lệch như trên biểu đồ không. Xin lưu ý rằng một số chênh lệch trong biểu đồ này có thể là do việc bán kèm bằng nhiều đơn vị tiền tệ.
      • Luôn xem chi tiết của các biểu đồ này và kiểm tra biểu đồ về các biến thể của nhóm sản phẩm không ổn định.
      • Tìm các mặt hàng có mã nhóm mặt hàng [item_group_id] của nhóm đó trên trang biến thể, rồi kiểm tra xem có mặt hàng nào có giá đặc biệt không ổn định hay không.
      • Mỗi biến thể cần có ít nhất 5 người bán thì mới có thể hiển thị thông tin này.

Số liệu phân tích về biến thể sản phẩm và nhóm

Các biểu đồ này sẽ xuất hiện khi bạn chọn "Biến thể" hoặc "Nhóm" trong phần "Sản phẩm" và nhấp vào một biến thể hoặc nhóm trong danh sách.

Với biểu đồ này, bạn có thể xem một loạt số liệu phân tích cho từng biến thể sản phẩm và cho các nhóm sản phẩm. Nhờ dữ liệu này, bạn có thể hiểu rõ hiệu suất của những sản phẩm có thương hiệu trên Google. Một số chỉ số chỉ được hỗ trợ đối với các biến thể riêng lẻ của một sản phẩm, còn một số khác thì chỉ được hỗ trợ đối với nhóm sản phẩm. Để xem chỉ số của các nhóm sản phẩm, bạn phải cung cấp mã nhóm mặt hàng [item_group_id] cho những sản phẩm này.

Bạn có thể tải dữ liệu phân tích về thông tin chi tiết của biến thể hoặc nhóm sản phẩm xuống dưới dạng tệp CSV bằng cách nhấp vào biểu tượng tải xuống Download ở bên phải màn hình.

Theo mặc định, thông tin chi tiết về mọi sản phẩm sẽ xuất hiện. Bạn có thể dùng trình đơn thả xuống "Xem hiệu suất của" để chỉ hiện thông tin chi tiết của quảng cáo Mua sắm hoặc trang thông tin miễn phí. Trình đơn này có mọi số liệu phân tích của Manufacturer Center.

Các yêu cầu về dữ liệu sản phẩm đối với số liệu phân tích về biến thể và nhóm sản phẩm

Để xem một vài số liệu phân tích, bạn phải thêm các thuộc tính cụ thể vào dữ liệu sản phẩm:

Biểu đồ về biến thể

Một ảnh GIF động cho thấy các sản phẩm của bạn trên trang "Biến thể" trong mục "Sản phẩm" của Google Manufacturer Center.

Các biểu đồ sau đây sẽ xuất hiện khi bạn chọn "Biến thể" trong phần "Sản phẩm" và nhấp vào một biến thể cụ thể trong danh sách:

  • KPI theo thời gian: Lượt hiển thị, lượt nhấp hoặc CTR tổng thể của các sản phẩm là biến thể riêng lẻ.
  • Các cụm từ tìm kiếm phổ biến nhất: Cho biết những cụm từ tìm kiếm có tần suất dẫn đến lượt nhấp hoặc lượt hiển thị cho sản phẩm cao nhất. Cột "Tỷ lệ" xếp hạng các cụm từ tìm kiếm theo tỷ lệ phần trăm của tất cả cụm từ tìm kiếm dẫn đến lượt nhấp hoặc lượt hiển thị của sản phẩm. Cột "CTR của bạn" cho biết CTR của cụm từ tìm kiếm liên quan đến sản phẩm của bạn. Các cụm từ tìm kiếm phổ biến nhất giúp bạn hiểu rõ hơn suy nghĩ của người tiêu dùng về sản phẩm của bạn.
  • Xu hướng giá: Cho biết sự thay đổi về giá thị trường của sản phẩm trong khoảng thời gian đã chọn. Bạn có thể xem giá trung bình theo số lượt hiển thị và số lượt nhấp cùng giá bán lẻ đề xuất gần đây nhất của nhà sản xuất (MSRP). 

KPI theo thời gian: xu hướng hiệu suất của biến thể

Mô tả:

  • Biểu đồ này cho biết số lượt hiển thị, lượt nhấp và CTR của sản phẩm.
    • Số lượt hiển thị và số lượt nhấp có cùng chức năng ở cấp biến thể nhưng không phải lúc nào cũng có. Các hành động được đề xuất ở đây giống với các hành động cho các biểu đồ KPI khác: kiểm tra sự chênh lệch về CTR, quyết định xem có nên thêm nội dung hay không và kiểm tra những sản phẩm xuất hiện bên cạnh sản phẩm của bạn.

Giá trị và những việc có thể làm:

  • Nếu bạn phát hiện một số biến thể bị thiếu trong biểu đồ, thì nguyên nhân có thể là chưa có đủ người bán có biến thể đó, người bán không giới thiệu nổi bật biến thể đó hoặc một số biến thể không phổ biến như các biến thể khác (ví dụ: một số kích thước giày được tìm thường xuyên hơn so với các kích thước khác). Hãy xem đây là một gợi ý dù ý này có thể phản ánh thông tin bạn đã biết.

Các cụm từ tìm kiếm phổ biến

Mô tả:

  • Đây là những cụm từ tìm kiếm mà khách hàng có nhiều khả năng đã nhập nhất dẫn đến việc sản phẩm của bạn xuất hiện và/hoặc được nhấp vào.

Giá trị và những việc có thể làm:

  • Biểu đồ này giúp bạn hiểu được cách nhận thức về sản phẩm. Kiểm tra xem có sản phẩm nào đang có xu hướng tăng hoặc giảm hay không. Khi dùng cùng với biểu đồ xu hướng, biểu đồ này có thể chỉ ra sự thay đổi về nhận thức dẫn đến việc hiệu suất tăng hoặc giảm, để bạn có thể lấy đó làm cơ sở để hành động.

Xu hướng giá

Mô tả:

  • Biểu đồ này cho biết giá sản phẩm đang thay đổi như thế nào và khoảng giá trung bình hoặc trung vị mà bạn có thể bán sản phẩm.

Giá trị và những việc có thể làm:

  • Sử dụng thông tin này kết hợp với thông tin về số lượt hiển thị và CTR để phát hiện chênh lệch và các xu hướng ngoài dự kiến để trao đổi với người bán cho phù hợp.

Biểu đồ cho nhóm

Một ảnh GIF động cho thấy các sản phẩm của bạn trên trang "Nhóm" trong mục "Sản phẩm" của Google Manufacturer Center.

Các biểu đồ sau đây sẽ xuất hiện khi bạn chọn "Nhóm" trong phần "Sản phẩm" (bắt buộc có mã nhóm mặt hàng [item_group_id])  và nhấp vào một nhóm cụ thể trong danh sách:

  • KPI theo thời gian: Số lượt hiển thị, lượt nhấp và CTR tổng thể của tất cả sản phẩm có chung một mã nhóm mặt hàng [item_group_id] hợp lệ. Bạn cũng có thể chọn các biểu đồ này cho danh mục sản phẩm có liên quan để có thể so sánh hiệu suất sản phẩm của mình với người khác.
  • Các sản phẩm hàng đầu cùng chung lượt hiển thị: Những sản phẩm cạnh tranh thường được kích hoạt cùng với một sản phẩm được chọn trong các kết quả tìm kiếm. Các sản phẩm này có thể được nhóm lại theo tất cả các thương hiệu hoặc những thương hiệu cạnh tranh. (Phải có thuộc tính mã nhóm mặt hàng [item_group_id].)
  • Các cụm từ tìm kiếm phổ biến nhất: Cho biết những cụm từ tìm kiếm có tần suất dẫn đến lượt nhấp hoặc lượt hiển thị cho sản phẩm cao nhất. Cột "Tỷ lệ" xếp hạng các cụm từ tìm kiếm theo tỷ lệ phần trăm của tất cả cụm từ tìm kiếm dẫn đến lượt nhấp hoặc lượt hiển thị của sản phẩm. Cột "CTR của bạn" cho biết CTR của cụm từ tìm kiếm liên quan đến sản phẩm của bạn. Các cụm từ tìm kiếm phổ biến nhất giúp bạn hiểu rõ hơn suy nghĩ của người tiêu dùng về sản phẩm của bạn.

KPI theo thời gian: dữ liệu hiệu suất của nhóm

Mô tả:

  • Biểu đồ này cho biết số lượt hiển thị, lượt nhấp và CTR của nhóm sản phẩm, cũng như cho phép bạn so sánh các giá trị này với điểm chuẩn của danh mục (bằng cách chọn "Lượt hiển thị theo chuẩn", "Lượt nhấp theo chuẩn" hoặc "CTR theo chuẩn").

Giá trị và những việc có thể làm:

  • So sánh CTR của bạn với CTR của các đối thủ cạnh tranh trong danh mục để xác định những sản phẩm có thể đạt hiệu suất cao hơn khi có thông tin trình bày chất lượng hơn trên mạng. Nếu CTR của bạn đang thấp so với điểm chuẩn của danh mục, hãy cung cấp cho chúng tôi tất cả các thuộc tính sản phẩm, hình ảnh chất lượng cao và nội dung mô tả chi tiết, đồng thời cân nhắc việc thêm cả thuộc tính nội dung mô tả tính năng [feature_description] hoặc nội dung đa dạng thức của sản phẩm [rich_product_content].

Các sản phẩm hàng đầu cùng chung lượt hiển thị

Mô tả:

  • Biểu đồ này cho biết liệu các sản phẩm của bạn có xu hướng xuất hiện trong cùng kết quả tìm kiếm hay không hoặc liệu các sản phẩm cạnh tranh có khả năng xuất hiện cùng với sản phẩm của bạn đối với một số cụm từ tìm kiếm hay không.

Giá trị và những việc có thể làm:

  • Hãy theo dõi các bảng này, đặc biệt là đối với các nhóm sản phẩm thịnh hành nhất của bạn. Nếu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đang xuất hiện cùng với sản phẩm của bạn trong hoàn cảnh bất hợp lý, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy có người đang cố tình tối ưu hóa theo các cụm từ tìm kiếm của bạn. Nếu bạn thấy có căn cứ để nghi ngờ điều này, hãy liên hệ với chúng tôi.
Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, việc các sản phẩm cạnh tranh xuất hiện cùng với sản phẩm của bạn là điều hoàn toàn hợp lý. Hãy dùng biểu đồ này kết hợp với các cụm từ tìm kiếm phổ biến nhất để tìm những kết quả bất hợp lý.

Các cụm từ tìm kiếm phổ biến

Mô tả:

  • Đây là những cụm từ tìm kiếm mà khách hàng có nhiều khả năng đã nhập nhất dẫn đến việc sản phẩm của bạn xuất hiện và/hoặc được nhấp vào.

Giá trị và những việc có thể làm:

  • Khi dùng kết hợp với "Các sản phẩm hàng đầu cùng chung lượt hiển thị", biểu đồ này có thể cho phép bạn phát hiện những thông tin giúp điều chỉnh chiến lược tiếp thị nhằm thay đổi nhận thức về sản phẩm (và bạn có thể xem phản hồi tại đây để biết phương pháp này có hiệu quả ở một khu vực cụ thể hay không). Ngoài ra, nếu bạn phát hiện những cụm từ đáng lý ra không áp dụng cho một sản phẩm đang xuất hiện cùng sản phẩm của bạn trong "Các sản phẩm hàng đầu cùng chung lượt hiển thị", hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
6007949014819208119
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
104514
false
false