Giới thiệu về thành phần quảng cáo

Thành phần là nội dung tạo nên quảng cáo, chứa thông tin hữu ích về doanh nghiệp, thuyết phục người dùng lựa chọn doanh nghiệp của bạn. Thành phần bao gồm dòng tiêu đề, nội dung mô tả, đường liên kết đến những phần cụ thể trên trang web, nút gọi, thông tin vị trí và những thành phần khác. Chúng phối hợp với nhau để tạo thành định dạng quảng cáo cuối cùng mà người dùng nhìn thấy.

Bài viết này trình bày chức năng của từng loại thành phần và cách chọn thành phần phù hợp với bạn.

Cách hoạt động

Để tối đa hoá hiệu suất của quảng cáo tìm kiếm thích ứng, Google Ads chọn những thành phần bổ sung phù hợp để hiển thị cho từng lượt tìm kiếm trên Google. Vì vậy, bạn nên sử dụng tất cả thành phần phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.

Khi bạn thêm nhiều nội dung hơn vào quảng cáo, các thành phần như đường liên kết của trang web và hình ảnh sẽ giúp quảng cáo đó xuất hiện rõ ràng và nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là bạn có xu hướng nhận được giá trị cao hơn từ quảng cáo của mình. Thành phần thường giúp bạn tăng tổng số lượt nhấp và có thể giúp mọi người liên hệ với bạn theo nhiều cách tương tác khác (như thông qua bản đồ hoặc cuộc gọi).

Nhiều loại thành phần yêu cầu bạn thiết lập một chút – đó là thành phần thủ công. Google Ads sẽ tự động thêm một số thành phần khi dự đoán rằng thành phần đó sẽ cải thiện hiệu suất của bạn – đó là thành phần được tạo tự động và bạn không cần phải thiết lập. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về thành phần được tạo tự động cấp tài khoản.

Chi phí

Bạn không phải trả phí khi thêm các thành phần khác vào chiến dịch của mình. Lượt nhấp vào bất kỳ thành phần nào trong quảng cáo cuối cùng (vào dòng tiêu đề, đường liên kết của trang web, hình ảnh và các thành phần khác) sẽ bị tính phí như bình thường. (Ngoại lệ: lượt nhấp vào điểm xếp hạng của người bán không bị tính phí.) Vì vậy, bạn phải trả phí cho một lượt nhấp khi người dùng nhấp vào biểu tượng gọi trên quảng cáo cuối cùng để gọi cho bạn, hoặc khi người dùng nhấp vào ứng dụng hiển thị trên quảng cáo cuối cùng để tải ứng dụng của bạn xuống. Google Ads chỉ tính phí tối đa 2 lượt nhấp cho mỗi lượt hiển thị của từng quảng cáo và thành phần của quảng cáo đó.

Chi phí thực tế cho mỗi lượt nhấp

Bạn không phải trả phí khi thêm thành phần vào chiến dịch của mình. Tuy nhiên, bạn sẽ bị tính phí như bình thường đối với lượt nhấp vào quảng cáo của mình, cũng như cho những lượt tương tác nhất định mà thành phần mang lại. Ví dụ: khi một người nhấp vào nút tải xuống (thành phần ứng dụng), nút gọi (thành phần cuộc gọi), biểu tượng đường đi (thành phần địa điểm) và các thành phần khác. Ngoại lệ: bạn không phải trả phí cho lượt nhấp vào bài đánh giá và điểm xếp hạng của người bán. Google Ads chỉ tính phí tối đa 2 lượt nhấp (cho mỗi lượt hiển thị) của từng quảng cáo và thành phần của quảng cáo đó.

Số tiền tối đa mà bạn phải trả là số tiền tối thiểu cần thiết để đáp ứng yêu cầu tối thiểu về Thứ hạng quảng cáo và vượt qua Thứ hạng quảng cáo của đối thủ cạnh tranh ngay bên dưới bạn (nếu có).

Giống như việc những quảng cáo ở vị trí cao hơn thường có CPC thực tế cao hơn (do sự cạnh tranh và một phần là do yêu cầu tối thiểu về Thứ hạng quảng cáo cao hơn), những quảng cáo có nhiều thành phần hơn cũng thường có CPC thực tế cao hơn do xuất hiện nổi bật hơn. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng chi phí gia tăng để thêm các thành phần khác vào quảng cáo thường thấp hơn chi phí gia tăng để nâng vị trí quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tăng số lượt nhấp với chi phí thấp hơn bằng cách sử dụng thêm nhiều thành phần quảng cáo, thay vì nâng vị trí quảng cáo.

Dòng tiêu đề và nội dung mô tả

Dòng tiêu đề và nội dung mô tả là các thành phần bắt buộc. Các thành phần này nên có hình thức độc đáo, hấp dẫn, và tập trung vào lợi ích dành cho người dùng. Bạn nhập càng nhiều dòng tiêu đề và nội dung mô tả, thì Google Ads càng có nhiều cơ hội phân phát quảng cáo phù hợp hơn với cụm từ tìm kiếm của khách hàng tiềm năng. Điều này có thể giúp cải thiện hiệu suất quảng cáo.

Sau khi bạn nhập dòng tiêu đề và nội dung mô tả, Google Ads sẽ ghép văn bản thành nhiều kiểu kết hợp quảng cáo nhưng vẫn đảm bảo không bị trùng lặp. Bạn có thể cung cấp tối đa 15 dòng tiêu đề và 4 nội dung mô tả cho một quảng cáo tìm kiếm thích ứng.

Trong một quảng cáo bất kỳ, tối thiểu một dòng tiêu đề và một nội dung mô tả sẽ được chọn để hiển thị theo các kiểu kết hợp và thứ tự khác nhau. Một phần văn bản quảng cáo của bạn có thể tự động xuất hiện ở dạng in đậm khi khớp hoặc gần khớp với cụm từ tìm kiếm của người dùng. Theo thời gian, Google Ads sẽ thử nghiệm những kiểu kết hợp quảng cáo khả thi nhất, và tìm ra những kiểu kết hợp phù hợp nhất với các cụm từ tìm kiếm khác nhau.

Quảng cáo tìm kiếm thích ứng sẽ hiển thị 1, 2 hoặc 3 dòng tiêu đề dựa trên những dòng tiêu đề được dự đoán sẽ hoạt động hiệu quả nhất cho cụm từ tìm kiếm riêng biệt của mỗi người. Văn bản thành phần dòng tiêu đề có thể xuất hiện ở đầu nội dung mô tả khi được dự đoán là sẽ hoạt động hiệu quả nhất. Nếu bạn có các thành phần được ghim vào vị trí dòng tiêu đề 1, vị trí dòng tiêu đề 2 hoặc vị trí nội dung mô tả 1, thì chúng sẽ tiếp tục xuất hiện ở vị trí được chỉ định khi quảng cáo của bạn phân phát. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về quảng cáo tìm kiếm thích ứng.

Lưu ý: Không giống như các thành phần khác, dòng tiêu đề và nội dung mô tả không thể áp dụng được ở các cấp tài khoản hoặc cấp chiến dịch khác nhau. Tìm hiểu thêm về Cách tối ưu hoá dòng tiêu đề và nội dung mô tả.

Cách chọn thành phần bổ sung nên sử dụng

Hãy ghi nhớ các phương pháp hay nhất sau đây khi bạn chọn và thiết lập thành phần:

  • Sử dụng mọi thành phần phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn. Các thành phần này hoàn toàn miễn phí và chỉ xuất hiện nếu được dự đoán là sẽ giúp cải thiện hiệu suất của quảng cáo.
  • Cân nhắc việc thêm 4 loại thành phần trở lên. Ví dụ: bạn có thể thêm đường liên kết của trang web, chú thích, hình ảnh và một thành phần khác do bạn chọn.
  • Nếu một thành phần phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn, hãy tạo thành phần ở cấp tài khoản cao hơn (ví dụ: ở cấp tài khoản hoặc cấp chiến dịch, nếu có).
  • Các loại thành phần chỉ có thể đọc không hiển thị và không được tính, nhưng vẫn có thể phân phát.

Chọn thành phần dựa trên mục tiêu của bạn

Chọn các thành phần khác dựa trên mục tiêu quảng cáo chính của bạn. Dưới đây là một số mục tiêu phổ biến của nhà quảng cáo và những thành phần có thể hỗ trợ họ đạt được các mục tiêu đó:

Mục tiêu: Thu hút khách hàng mua hàng tại địa điểm của doanh nghiệp

Nếu bạn muốn hướng mọi người đến địa điểm thực tế của bạn (như cửa hàng hoặc nhà hàng), thì dưới đây là những thành phần mà bạn có thể cân nhắc sử dụng:

Thành phần địa điểm

Khuyến khích mọi người ghé thăm doanh nghiệp của bạn bằng cách cung cấp thông tin về địa điểm, nút gọi và đường liên kết đến trang thông tin chi tiết về doanh nghiệp. Trang này có thể bao gồm thông tin đường đi, giờ hoạt động và hình ảnh về doanh nghiệp. Nếu bạn muốn khách hàng ghé thăm địa điểm của doanh nghiệp nhưng cũng muốn họ gọi đến một số điện thoại chung (thay vì số của một địa điểm cụ thể), hãy sử dụng thành phần cuộc gọi cùng với thành phần địa điểm. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về thành phần địa điểm.

Mục tiêu: Thu hút khách hàng liên hệ với bạn

Nếu bạn muốn mọi người gọi điện hoặc gửi câu hỏi qua tin nhắn văn bản cho bạn, hãy sử dụng thành phần cuộc gọi:

Thành phần cuộc gọi

Thêm số điện thoại hoặc nút gọi vào quảng cáo để khuyến khích mọi người gọi điện cho doanh nghiệp của bạn. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về thành phần cuộc gọi.

Mục tiêu: Thu hút khách hàng chuyển đổi trên trang web của bạn

Nếu bạn muốn đưa mọi người đến trang web của bạn, hãy sử dụng các thành phần sau:

Thành phần đường liên kết của trang web

Đường liên kết đưa mọi người đến thẳng những trang cụ thể trên trang web của bạn (như "giờ hoạt động" và "đặt hàng ngay"). Tìm hiểu thêm qua bài viết Tạo và chỉnh sửa thành phần đường liên kết của trang web.

Thành phần chú thích

Thêm văn bản bổ sung vào quảng cáo của bạn, như "giao hàng miễn phí" hoặc "hỗ trợ khách hàng 24/7".

Thành phần đoạn thông tin có cấu trúc

Trình bày thông tin quan trọng nhất đối với khách hàng tiềm năng bằng cách chọn một tiêu đề được tạo sẵn (như danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ) và liệt kê các mặt hàng. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về thành phần đoạn thông tin có cấu trúc.

Thành phần giá

Giới thiệu các danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo giá để mọi người có thể duyệt xem sản phẩm ngay trong quảng cáo. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về thành phần giá.

Mục tiêu: Thu hút mọi người tải ứng dụng của bạn xuống

Nếu bạn muốn mọi người tải ứng dụng xuống, hãy sử dụng thành phần ứng dụng:

Thành phần ứng dụng

Thu hút mọi người tải ứng dụng của bạn xuống. Bạn có thể sử dụng thành phần này cho các thiết bị di động Android và iOS (kể cả máy tính bảng) trên phạm vi toàn cầu. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về thành phần ứng dụng.

Mục tiêu: Thu hút mọi người gửi thông tin của họ

Nếu bạn muốn thu hút mọi người gửi thông tin liên hệ của họ (như địa chỉ email, số điện thoại và thông tin khác) để hỏi thêm thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, hãy sử dụng thành phần biểu mẫu khách hàng tiềm năng.

Thành phần biểu mẫu khách hàng tiềm năng

Thu hút người dùng đăng ký từ quảng cáo của bạn. Bạn có thể sử dụng thành phần này trên toàn cầu cho thiết bị di động và máy tính bảng. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về thành phần biểu mẫu khách hàng tiềm năng.

Cách xoá thành phần

Thành phần giúp bổ sung thông tin về doanh nghiệp của bạn vào quảng cáo và thường giúp tăng hiệu suất của quảng cáo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xoá thành phần, hãy làm theo hướng dẫn ở bên dưới.

  1. Trong tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào biểu tượng Chiến dịch Biểu tượng Chiến dịch.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Thành phần trong trình đơn khu vực.
  3. Nhấp vào Thành phần.
  4. Chọn Liên kết trong trình đơn thả xuống "Chế độ xem theo bảng".
  5. Đánh dấu vào ô ở bên trái thành phần, rồi nhấp vào Chỉnh sửa trên thanh màu xanh dương.
  6. Chọn Xoá trong trình đơn thả xuống.

Nếu bạn xoá một thành phần khỏi một chiến dịch, thì thành phần đó sẽ không bị xoá khỏi những chiến dịch khác.

Cách tắt thành phần được tạo tự động cấp tài khoản

Để tắt thành phần được tạo tự động cấp tài khoản, hãy làm theo các bước sau:

  1. Trong tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào biểu tượng Chiến dịch Biểu tượng Chiến dịch.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Thành phần trong trình đơn khu vực.
  3. Nhấp vào Thành phần.
  4. Chọn Liên kết trong trình đơn thả xuống "Chế độ xem theo bảng".
  5. Nhấp vào trình đơn có biểu tượng ba dấu chấm ở bên phải, rồi chọn Thành phần được tạo tự động cấp tài khoản.
  6. Nhấp lại vào trình đơn có biểu tượng ba dấu chấm ở bên phải, rồi chọn Lựa chọn nâng cao.
  7. Chọn Tắt thành phần tự động cụ thể, rồi chọn thành phần cần tắt.
  8. Chọn lý do bạn tắt thành phần và thêm nhận xét khác.
  9. Nhấp vào Tắt.

Thông tin dành riêng cho những thành phần không phải là dòng tiêu đề hoặc nội dung mô tả

Thông tin dưới đây chỉ áp dụng cho những thành phần không phải là dòng tiêu đề hoặc nội dung mô tả.

Cách lên lịch cho thành phần

Đối với các thành phần được hỗ trợ, bạn có thể lên lịch để các thành phần này chỉ hiển thị vào những khoảng thời gian cụ thể trong ngày hoặc trong một khung thời gian cụ thể. Ví dụ: bạn có thể lên lịch cho thành phần cuộc gọi để thành phần này chỉ hiển thị trong những giờ mà doanh nghiệp của bạn có thể nghe máy.

Hướng dẫn

  1. Trong tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào biểu tượng Chiến dịch Biểu tượng Chiến dịch.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Thành phần trong trình đơn khu vực.
  3. Nhấp vào Thành phần.
  4. Chọn Liên kết trong trình đơn thả xuống "Chế độ xem theo bảng". Bây giờ, bạn sẽ thấy một bảng hiển thị tất cả thành phần.
  5. Chọn một loại thành phần trong danh sách ở phía trên thanh công cụ của bảng.
  6. Nhấp vào biểu tượng bút chì Biểu tượng bút chì/biểu tượng chỉnh sửa bên cạnh thành phần mà bạn muốn lên lịch, rồi chọn Chỉnh sửa.
  7. Nhấp vào trình đơn thả xuống Lựa chọn nâng cao.
  8. Đặt ngày bắt đầu và ngày kết thúc để chỉ hiển thị thành phần này trong khoảng thời gian đó.
  9. Trong mục "Lịch hiển thị thành phần", hãy chọn những ngày và giờ mà bạn muốn hiển thị thành phần. Nhấp vào Thêm lịch biểu để lên lịch những ngày và giờ khác.
  10. Nhấp vào Lưu.

Các yếu tố xác định thời điểm hiển thị thành phần

Google Ads hiển thị thành phần của bạn dựa trên một số yếu tố như:
  • Thứ hạng quảng cáo. Đây là sự kết hợp giữa giá thầu, chất lượng của quảng cáo và trang đích của bạn, yêu cầu tối thiểu về Thứ hạng quảng cáo, bối cảnh tìm kiếm của người dùng, cũng như tác động dự kiến của thành phần và các định dạng quảng cáo khác. Google Ads yêu cầu bạn phải đạt Thứ hạng quảng cáo tối thiểu (dựa trên thành phần) trước khi hiển thị các thành phần khác cùng với quảng cáo của bạn. Do đó, bạn có thể cần phải tăng giá thầu hoặc chất lượng quảng cáo (hoặc cả hai) để các thành phần khác có thể hiển thị.
  • Vị trí quảng cáo của bạn trên trang kết quả tìm kiếm trên Google. Trang kết quả tìm kiếm trên Google giới hạn không gian hiển thị thành phần quảng cáo. Quảng cáo ở vị trí cao hơn sẽ có cơ hội đầu tiên để hiển thị nhiều thành phần hơn. Quảng cáo ở vị trí thấp hơn thường sẽ hiển thị ít thành phần hơn so với những quảng cáo ở vị trí cao hơn. Ngoài ra, hệ thống Google Ads thường không cho phép quảng cáo ở các vị trí thấp hơn nhận được nhiều lượt nhấp gia tăng hơn từ các thành phần so với số lượt nhấp gia tăng mà quảng cáo này sẽ nhận được khi xuất hiện ở vị trí cao hơn. Để hiển thị quảng cáo ở vị trí cao hơn, thông thường, bạn cần tăng chất lượng của quảng cáo, giá thầu hoặc cả hai. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về Thứ hạng quảng cáo.
  • Các thành phần khác mà bạn đã bật. Trong mỗi phiên đấu giá, chúng tôi thường hiển thị kiểu kết hợp thành phần và định dạng đủ điều kiện mang lại hiệu quả cao nhất và hữu ích nhất. Bạn sẽ không thể kết hợp các thành phần có tỷ lệ nhấp (CTR) dự kiến cao hơn so với CTR dự kiến của vị trí quảng cáo cao hơn.

Cách tăng khả năng hiển thị thành phần

Đôi khi, thành phần mà bạn muốn sử dụng không hiển thị cùng với quảng cáo của bạn. Điều này không có nghĩa là đã xảy ra sự cố. (Ví dụ: nếu bạn thêm một đường liên kết của trang web và một hình ảnh vào quảng cáo của mình, thì có một số lý do khiến một trong các thành phần đó có thể hiển thị cho một số cụm từ tìm kiếm nhưng không hiển thị cho những cụm từ tìm kiếm khác.)

Đảm bảo thành phần của bạn được liên kết với một nhóm quảng cáo, chiến dịch hoặc tài khoản đang hoạt động.

Giống như quảng cáo và từ khoá, thành phần cũng có thể được phê duyệt hoặc bị từ chối. Những thành phần bị từ chối sẽ không hiển thị mà cần được chỉnh sửa và gửi để Google xem xét lại.

Ngay cả khi được phê duyệt, việc thêm một thành phần không đảm bảo rằng thành phần đó sẽ luôn hiển thị cùng với quảng cáo của bạn. Thành phần sẽ hiển thị cùng với quảng cáo của bạn khi:

  • Thành phần đó (hoặc kiểu kết hợp các thành phần) được dự đoán là sẽ giúp cải thiện hiệu suất của quảng cáo.
  • Vị trí của quảng cáo và Thứ hạng quảng cáo đủ cao để các thành phần hiển thị.

Đường liên kết có liên quan

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
17430177920845982305
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
73067
false
false
false