Câu hỏi thường gặp về chiến dịch Tạo nhu cầu

Chiến dịch Tạo nhu cầu giúp bạn tiếp cận đến 3 tỷ người dùng hoạt động hằng tháng khi họ duyệt xem nội dung trên YouTube (YouTube Shorts hiện có trung bình hơn 50 tỷ lượt xem mỗi ngày) và nguồn cấp dữ liệu của Google, bao gồm cả Gmail và Khám phá. Tìm hiểu thêm về chiến dịch Tạo nhu cầu và cách tạo chiến dịch Tạo nhu cầu.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi thường gặp nhất.

Chuyển từ chiến dịch Khám phá sang chiến dịch Tạo nhu cầu

Tôi có phải làm gì để nâng cấp chiến dịch Khám phá lên chiến dịch Tạo nhu cầu không?

Không, hệ thống sẽ tự động nâng cấp chiến dịch Khám phá cho bạn. Tìm hiểu thêm về cách nâng cấp chiến dịch quảng cáo Khám phá thành chiến dịch Tạo nhu cầu.

 

Vì sao Google nâng cấp từ chiến dịch Khám phá lên chiến dịch Tạo nhu cầu?

Chiến dịch Tạo nhu cầu mang đến cho bạn các lợi ích giống như chiến dịch Khám phá, với các tính năng, khoảng không quảng cáo, thông tin chi tiết mới và quy trình tạo quảng cáo cải tiến nhằm giúp bạn thúc đẩy nhu cầu và khả năng cân nhắc mua hàng.

Mọi thứ mà bạn tìm thấy trong chiến dịch Khám phá sẽ có trong chiến dịch Tạo nhu cầu (trừ một vài trường hợp ngoại lệ được lưu ý bên dưới). Tuy nhiên, với chiến dịch Tạo nhu cầu, chiến dịch của bạn sẽ có các tính năng và chức năng mới, bao gồm cả phạm vi tiếp cận tiềm năng lớn hơn trên các nền tảng trực quan sinh động nhất của Google (Gmail, YouTube và Khám phá), nơi khách hàng có nhiều khả năng sẽ có ý định mua hàng hơn, trải nghiệm quảng cáo phù hợp hơn và đặt giá thầu cũng như đo lường hiệu quả hơn. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về chiến dịch Tạo nhu cầu.

 

Chiến dịch Tạo nhu cầu có hình thức và hoạt động khác với chiến dịch Khám phá như thế nào? 

  • Các tính năng mới của chiến dịch Tạo nhu cầu:
    • Sử dụng giao diện người dùng mới của Google Ads
    • Nhắm mục tiêu theo nhóm quảng cáo/nhắm mục tiêu theo vị trí (không bắt buộc)
    • Quảng cáo dạng video
  • Bạn sẽ không còn phần mở rộng về biểu mẫu khách hàng tiềm năng nữa
 

Các chiến dịch Khám phá hiện tại của tôi có cạnh tranh với chiến dịch Tạo nhu cầu không?

Không, chúng không cạnh tranh với nhau mà có thể hoạt động song song. Cuối cùng, bạn nên nâng cấp chiến dịch Khám phá lên chiến dịch Tạo nhu cầu mới và đã cải tiến.

 

Làm cách nào để xem dữ liệu trong quá khứ của chiến dịch quảng cáo Khám phá sau khi chiến dịch đó được nâng cấp lên chiến dịch Tạo nhu cầu?

Tất cả dữ liệu trong quá khứ sẽ được chuyển liền mạch từ chiến dịch Khám phá sang chiến dịch Tạo nhu cầu và cách thức truy cập vào dữ liệu này sẽ không thay đổi. Ví dụ: bạn sẽ có thể truy cập dữ liệu này trong bảng "Chiến dịch".

 

Chiến dịch Tạo nhu cầu có giai đoạn chạy đà không?

Sau khi bạn thay đổi chiến lược giá thầu trong chiến dịch Tạo nhu cầu mới, hiệu suất của chiến dịch sẽ biến động đôi chút khi Google Ads tối ưu hoá giá thầu của bạn. Trong giai đoạn này, trạng thái chiến lược giá thầu của bạn có thể được gắn nhãn là "Đang học". Bạn có thể di chuột qua trạng thái đó để tìm hiểu lý do khiến chiến lược giá thầu của bạn có trạng thái "Đang học". Bạn nên chờ 2 tuần để giai đoạn "Đang học" kết thúc, rồi mới thay đổi chiến lược đặt giá thầu.

Theo quy tắc chung, bạn nên đợi đến khi nhận được 50 lượt chuyển đổi rồi mới thực hiện các thay đổi cho chiến dịch.

Vui lòng đợi ít nhất 24 giờ để quảng cáo được xem xét và chấp thuận.

 

Tôi có nên thêm các thành phần khác vào chiến dịch Tạo nhu cầu mới sau khi chiến dịch Khám phá chuyển sang chiến dịch Tạo nhu cầu không?

Mặc dù không bắt buộc, nhưng bạn nên thử sử dụng nhiều thành phần và loại thành phần trong quảng cáo Tạo nhu cầu nhất có thể. Điều này sẽ tối ưu hoá mức độ phù hợp của nền tảng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, đồng thời đảm bảo bạn có thể đáp ứng nhu cầu ở mọi giai đoạn của phễu. Bạn có thể sử dụng nhiều loại thành phần như quảng cáo dạng một hình ảnh, quảng cáo dạng băng chuyền, quảng cáo dạng video và quảng cáo trên TV thông minh. Tìm hiểu thêm qua bài viết Quy cách và các phương pháp hay nhất về thành phần của chiến dịch Tạo nhu cầu.

 

Tại sao tôi chỉ thấy một định dạng quảng cáo được phân phát? (Ví dụ: Tại sao quảng cáo dạng hình ảnh của tôi không phân phát trong khi chỉ có quảng cáo dạng video đang phân phát?)

Việc có định dạng quảng cáo dạng video và quảng cáo dạng hình ảnh trong một nhóm quảng cáo sẽ cho phép tính năng đặt giá thầu tự động tối ưu hoá và hiển thị những quảng cáo hoạt động hiệu quả nhất theo các mục tiêu bạn đặt ra cho chiến dịch của mình. Vì vậy, nếu bạn chỉ thấy một định dạng phân phát, thì đây là định dạng tối ưu để thúc đẩy loại hình và mức độ tương tác phù hợp cho chiến dịch của bạn tại thời điểm này.

Thanh toán và đặt giá thầu

Chiến dịch Tạo nhu cầu thuộc loại thanh toán nào?

Chiến dịch Tạo nhu cầu sẽ sử dụng phương thức thanh toán kết hợp, bao gồm chiến lược đặt giá thầu CPMCPC. Danh sách bên dưới bao gồm loại đặt giá thầu cho mỗi nền tảng và định dạng quảng cáo của Google:

  • Video trên YouTube: CPM
  • Hình ảnh trên YouTube: CPC
  • Gmail: Lượt nhấp vào đoạn video giới thiệu (Lượt nhấp đầu tiên để mở rộng quảng cáo. Bạn không phải trả phí cho lượt nhấp phụ vào trang web)
  • Hình ảnh trong Nguồn cấp dữ liệu Khám phá: CPC
  • Video trong Khám phá: EV (Khi người dùng xem video của bạn từ 5 giây trở lên rồi nhấp để phát video hoặc nhấp vào một đường liên kết, thì đó được coi là một lượt xem được thực hiện).
 

Chiến dịch Tạo nhu cầu hỗ trợ những chiến lược đặt giá thầu nào?

Cả chiến lược đặt giá thầu có lượt chuyển đổi và không có lượt chuyển đổi đều được hỗ trợ. Các chiến lược này bao gồm chiến lược Tối đa hoá số lượt nhấp, Tối đa hoá lượt chuyển đổi, tROAS, CPA mục tiêuđặt giá thầu dựa trên giá trị.

 

Tôi nên chuyển chiến dịch từ chiến lược Đặt giá thầu tối đa hoá lượt chuyển đổi hoặc chiến lược Đặt giá thầu tCPA sang chiến lược tROAS như thế nào? Bạn nên đặt giá thầu tROAS ban đầu là bao nhiêu?

Nếu mới sử dụng chiến dịch Tạo nhu cầu hoặc chưa có mục tiêu tCPA hoặc tROAS cụ thể, bạn nên bắt đầu chiến dịch bằng chiến lược đặt giá thầu Tối đa hoá lượt chuyển đổi và chuyển sang chiến lược đặt giá thầu tCPA/tROAS sau khi chiến dịch của bạn nhận được ít nhất 50 lượt chuyển đổi.

Bạn có thể thực hiện các bước sau:

  1. Xem lợi tức trên chi tiêu quảng cáo trong 30 ngày qua ở cấp chiến dịch.
  2. Đặt lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo thoải mái hơn, chẳng hạn như thấp hơn 20% so với lợi tức trên chi tiêu quảng cáo trong 30 ngày qua. Việc thiết lập giá thầu đủ cao sẽ cho phép hệ thống đặt giá thầu một cách cạnh tranh.
    • Lưu ý: Việc đặt lợi tức trên chi tiêu quảng cáo thấp hơn 20% có nghĩa là đặt giá thầu cao hơn 20%.
  3. Theo dõi chặt chẽ hiệu suất chiến dịch sau khi bạn chuyển sang chiến lược đặt giá thầu tROAS và chờ đến khi giai đoạn tự học kết thúc. Quá trình này thường mất khoảng 1 tuần, tuỳ thuộc vào số lượt chuyển đổi.
  4. Khi chiến dịch học và hoạt động hiệu quả hơn, bạn có thể từng bước thay đổi giá thầu +/-10% dựa trên kết quả của mình
 

Đâu là các phương pháp hay nhất cho chiến dịch Tạo nhu cầu khi sử dụng chiến lược đặt giá thầu Tối đa hoá số lượt nhấp?

  • Đối tượng: Chọn chủ đề có liên quan nhất cho khách hàng tiềm năng và khách hàng có nhiều khả năng tương tác với quảng cáo của bạn nhất. Bạn có thể truyền cảm hứng để họ muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn bằng cách sử dụng những trang đích hấp dẫn
  • Ngân sách: Không yêu cầu ngân sách tối thiểu cho chiến lược đặt giá thầu Tối đa hoá số lượt nhấp
  • Trang đích:
    • Bao gồm nội dung hấp dẫn trên trang đích của bạn
    • Chiến dịch Tối đa hoá số lượt nhấp tương thích với URL/miền của trang web, đường liên kết đến video trên YouTube, trang sản phẩm của bên thứ ba và/hoặc đường liên kết đến Sự kiện phát trực tiếp
  • Mẫu quảng cáo:
    • Sử dụng nhiều hình ảnh, video và thành phần văn bản để công nghệ AI của Google có thể tìm hiểu và mang lại kết quả tốt nhất bằng cách tối ưu hoá quảng cáo của bạn.
    • Sử dụng cả thành phần hình ảnh và video trong chiến dịch Tối đa hoá số lượt nhấp.
 

Tôi có nên bắt đầu chiến dịch Tạo nhu cầu bằng chiến lược Tối đa hoá số lượt nhấp để tăng tốc nhanh hơn, sau đó chuyển sang chiến lược đặt giá thầu tCPA hoặc tROAS để đạt được mục tiêu lượt chuyển đổi không?

Bạn nên tập trung vào mục tiêu khách hàng khi làm việc:

  • Nếu mục tiêu của bạn là nhận được nhiều lượt nhấp hơn: Chiến lược đặt giá thầu Tối đa hoá số lượt nhấp là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng chiến lược Tối đa hoá số lượt nhấp được tối ưu hoá cho những lượt truy cập có liên quan vào trang đích. Điều này rất phù hợp với những mục tiêu nâng cao mức độ cân nhắc hoặc mức độ nhận biết trong giai đoạn đầu tiên trên hành trình của người dùng.
    • Bạn cũng có thể sử dụng chiến lược đặt giá thầu Tối đa hoá số lượt nhấp để tạo danh sách tái tiếp thị, đồng thời thu hút thêm khách hàng và khách hàng tiềm năng vào phễu trong một chiến dịch riêng biệt ngoài chiến dịch "mục tiêu lượt chuyển đổi".
  • Nếu mục tiêu của bạn là tăng số lượt chuyển đổi: Hãy bắt đầu với chiến lược đặt giá thầu tCPA hoặc Tối đa hoá lượt chuyển đổi để công nghệ AI của Google có thể tìm hiểu và tối ưu hoá bằng cách sử dụng "dữ liệu lượt chuyển đổi" ngay từ đầu.

Đối tượng

Bạn có đề xuất hợp nhất nhiều nhóm quảng cáo không?

Có. Việc hợp nhất nhóm quảng cáo có thể giúp mở rộng phạm vi nhắm mục tiêu theo đối tượng mà không làm giảm mức độ liên quan của quảng cáo. Bằng cách kết hợp các loại đối tượng tương tự vào ít nhóm quảng cáo hơn, công nghệ AI của Google có thể thu thập thêm dữ liệu và đưa ra quyết định đặt giá thầu sáng suốt hơn, giúp công nghệ này thích ứng hiệu quả hơn với những thay đổi trong hành vi của người dùng, điều kiện thị trường và động lực cạnh tranh. Các chiến dịch của bạn sẽ tiếp tục trở nên cạnh tranh và hiệu quả hơn theo thời gian.

 

Phân khúc tương tự và tính năng Tối ưu hoá tiêu chí nhắm mục tiêu khác nhau như thế nào?

Phân khúc tương tự giúp bạn tìm thấy những khách hàng mới và phù hợp tương tự như đối tượng gốc để giúp bạn đạt được mục tiêu quảng cáo. Tính năng Tối ưu hoá tiêu chí nhắm mục tiêu sử dụng công nghệ trí AI của Google để xem xét các đối tượng (tín hiệu) không bắt buộc mà bạn chọn theo cách thủ công nhằm nâng cao hiệu suất của chiến dịch và thu nạp những khách hàng mà bạn có thể đã bỏ lỡ khi chỉ dùng đối tượng thủ công. Phân khúc tương tự giúp bạn tăng đối tượng dựa trên sự tương đồng còn tính năng tối ưu hoá tiêu chí nhắm mục tiêu giúp bạn nâng cao hiệu suất bằng cách hiển thị quảng cáo cho những người có nhiều khả năng chuyển đổi nhất. Chúng hoạt động hiệu quả cùng nhau để giúp bạn đạt được mục tiêu quảng cáo của mình.

 

Tôi có thể sử dụng lại đối tượng của mình trên các loại chiến dịch khác của Google không?

Có, nhưng cần lưu ý những điều sau: Nếu đối tượng của chiến dịch Tạo nhu cầu bao gồm một Phân khúc tương tự, thì đối tượng đó sẽ hiển thị là "Đủ điều kiện – Có giới hạn" đối với các loại chiến dịch khác vì bạn không thể sử dụng Phân khúc tương tự bên ngoài chiến dịch Tạo nhu cầu. Các phân khúc đối tượng còn lại của bạn sẽ không thay đổi và có thể sử dụng được trong các loại chiến dịch khác trên Google.

 

Tôi có thể sử dụng lại Phân khúc tương tự trên các loại chiến dịch khác của Google không?

Không, bạn không thể làm vậy, vì Phân khúc tương tự chỉ dành cho chiến dịch Tạo nhu cầu.

 

Tại sao tôi không thể sử dụng một số phân khúc đang cân nhắc mua hàng và phân khúc khác trong chiến dịch Tạo nhu cầu?

Phân khúc Infinite Taxonomy được tạo cho từng loại chiến dịch dựa trên đối tượng riêng biệt có sẵn. Không phải phân khúc nào cũng dùng được trên tất cả các loại chiến dịch. Công cụ quản lý đối tượng không lọc các phân khúc theo khả năng sử dụng loại chiến dịch. Vì vậy, bạn có thể thấy những phân khúc chỉ dành cho chiến dịch Hiển thị, xuất hiện trong khi tạo chiến dịch Tạo nhu cầu.

Câu hỏi chung

Tôi có bắt buộc phải sử dụng cả thành phần video và thành phần tĩnh cho chiến dịch Tạo nhu cầu không?

Không, bạn không bắt buộc phải sử dụng cả hai thành phần. Bạn có thể thêm hình ảnh, video hoặc cả hai loại thành phần vào chiến dịch Tạo nhu cầu và những chiến dịch sử dụng một định dạng duy nhất sẽ vẫn phân phát. Những chiến dịch chỉ sử dụng một định dạng quảng cáo sẽ chỉ tự động phân phát cho những khoảng không quảng cáo đủ điều kiện để phân phát định dạng đó. Đối với những chiến dịch có cả mẫu quảng cáo dạng hình ảnh và dạng video, hệ thống sẽ tối ưu hoá kiểu kết hợp thành phần phù hợp nhất với mục tiêu chiến dịch.

 

Tôi có thể kiểm soát tần suất hiển thị trong chiến dịch Tạo nhu cầu không?

Không. Hệ thống tự động kiểm soát tần suất hiển thị để hiển thị quảng cáo của bạn cho đúng người, vào đúng thời điểm và đúng số lần. Nếu muốn xem lại báo cáo tần suất hiển thị, bạn có thể sử dụng dữ liệu về phạm vi tiếp cận người dùng riêng biệt (báo cáo ở cấp chiến dịch) và dữ liệu về lượt hiển thị.

 

Tại sao tôi không thể thay đổi vị trí hoặc ngôn ngữ trong chiến dịch Tạo nhu cầu?

Trong chiến dịch Tạo nhu cầu, bạn chỉ có thể đặt vị trí hoặc ngôn ngữ ở cấp chiến dịch hoặc cấp nhóm quảng cáo (không được đặt cả hai cấp). Bạn chỉ có thể chỉnh sửa vị trí và ngôn ngữ ở cấp đã đặt các mục này. Sau khi vị trí hoặc ngôn ngữ được xác định ở cấp đó, bạn chỉ có thể chỉnh sửa ở cấp đó.

  • Lưu ý: Bạn chỉ có thể đặt bán kính cho vị trí ở cấp chiến dịch.
 

Chiến dịch Tạo nhu cầu hỗ trợ những phần mở rộng nào?

Bạn có thể sử dụng phần mở rộng về đường liên kết của trang web cho chiến dịch Tạo nhu cầu.

 

Sự an toàn cho thương hiệu sẽ được xử lý như thế nào trong chiến dịch Tạo nhu cầu?

Bạn có thể quản lý tiêu chí loại trừ nội dung bằng cách sử dụng trang "Mức độ phù hợp của nội dung" ở cấp tài khoản. Các chế độ cài đặt chính về mức độ phù hợp (loại khoảng không quảng cáo, loại nội dung và nhãn) sẽ không có ở cấp chiến dịch. Thường thì bạn không thể sử dụng chủ đề và tiêu chí loại trừ vị trí ở cấp chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo. Bạn có thể sử dụng tiêu chí loại trừ từ khoá ở cấp tài khoản trong mục "Mức độ phù hợp của nội dung" trong phần "Từ khoá nội dung bị loại trừ".


Đường liên kết có liên quan

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
4481711108277092083
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
73067
false
false
false