Khắc phục các vấn đề về việc kết nối Tài khoản Google với bên thứ ba

Hướng dẫn này có thể giúp bạn khắc phục những sự cố mà bạn gặp phải khi sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google để đăng nhập vào các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba hoặc khi bạn cho phép các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba truy cập vào một số dữ liệu của bạn. Bên thứ ba là một công ty hoặc nhà phát triển không phải Google.

Tìm hiểu thêm về tính năng Đăng nhập bằng Googlecách chia sẻ một số quyền truy cập vào Tài khoản Google của bạn với các ứng dụng bên thứ ba.

Khắc phục sự cố đăng nhập vào tài khoản

Lưu ý quan trọng:

  • Để dùng tính năng Đăng nhập bằng Google hoặc chia sẻ quyền truy cập vào một số dữ liệu của bạn, bạn cần đăng nhập vào Tài khoản Google của mình.
  • Khi bạn đăng nhập bằng Google hoặc chia sẻ quyền truy cập vào một số dữ liệu của mình, Tài khoản Google và tài khoản bên thứ ba của bạn vẫn tách biệt với nhau.

Nếu bạn gặp sự cố với các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba được liên kết, hãy tìm hiểu xem sự cố đó bắt nguồn từ Tài khoản Google hay tài khoản bên thứ ba.

Tài khoản Google hoặc tài khoản bên thứ ba của bạn bị tạm ngưng hoặc bị vô hiệu hoá

Khi tìm cách sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google hoặc chia sẻ quyền truy cập vào một số dữ liệu của mình, bạn có thể nhận được thông báo cho biết tài khoản của bạn bị vô hiệu hoá hoặc tạm ngưng. Trước tiên, bạn nên kiểm tra xem Tài khoản Google của mình có bị vô hiệu hoá hay không. Nếu không phải, thì có thể bên thứ ba đó đã vô hiệu hoá tài khoản của bạn trên trang web của họ.

  • Cách tìm hiểu xem Tài khoản Google của bạn có bị vô hiệu hoá hay không:
    • Thử đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn. Nếu Tài khoản Google của bạn bị vô hiệu hoá, thì khi cố đăng nhập, bạn sẽ nhận được thông báo cho biết "Tài khoản đã bị vô hiệu hoá".
    • Kiểm tra thông tin đăng nhập của bạn vào các dịch vụ của Google. Ví dụ: nếu bạn có thể đăng nhập vào địa chỉ Gmail của Tài khoản Google, thì Tài khoản Google của bạn không bị vô hiệu hoá.
    • Nếu bạn đã lưu một địa chỉ email khác trong Tài khoản Google của mình, hãy kiểm tra địa chỉ email đó để tìm một email thông báo Tài khoản Google của bạn đã bị vô hiệu hoá.
  • Nếu Tài khoản Google của bạn bị vô hiệu hoá:
    • Thử đăng nhập vào ứng dụng hoặc dịch vụ bằng cách khác.
      • Hỏi bên thứ ba xem bạn có thể sử dụng email và mật khẩu hoặc một phương thức đăng nhập khác không.
    • Tìm hiểu cách khôi phục tài khoản.
  • Nếu bên thứ ba tạm ngưng tài khoản của bạn: Để được trợ giúp, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.
Tài khoản Google của bạn bị xoá
  • Dữ liệu bạn dùng để Đăng nhập bằng Google cũng sẽ bị xoá, kể cả thông tin đăng nhập của bạn trên trang web của bên thứ ba đó. Nghĩa là bạn không còn có thể sử dụng nút Đăng nhập bằng Google để đăng nhập bằng tài khoản đã bị xoá.
  • Ngay cả khi Tài khoản Google của bạn bị xoá, bạn vẫn có thể truy cập vào tài khoản riêng của bạn với bên thứ ba theo cách khác. Hãy thử đăng nhập vào ứng dụng hoặc dịch vụ bằng tên người dùng và mật khẩu, hoặc liên hệ trực tiếp với nhà phát triển. Bạn cũng có thể thử tạo thông tin đăng nhập mới trên trang web của bên thứ ba.
  • Nếu bạn xoá Tài khoản Google của mình, mọi ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba liên kết với tài khoản đó cũng sẽ đồng thời bị xoá. Ứng dụng hoặc dịch vụ bên thứ ba đó có thể giữ lại thông tin mà trước đây bạn đã chia sẻ với họ. Có thể bạn cần phải yêu cầu ứng dụng bên thứ ba đó xoá mọi dữ liệu mà họ đã có.
Tài khoản bên thứ ba của bạn bị xoá
  • Nếu bạn xoá tài khoản bên thứ ba, Tài khoản Google của bạn sẽ không bị ảnh hưởng vì các tài khoản bên thứ ba và Tài khoản Google độc lập với nhau.
  • Bên thứ ba không thông báo cho Google ngay cả khi bạn đã dùng tính năng Đăng nhập bằng Google để tạo tài khoản đó. Tài khoản Google của bạn vẫn có thể hiển thị ứng dụng hoặc dịch vụ đang liên kết với tài khoản của bạn.
  • Để hiểu cách bên thứ ba xử lý dữ liệu của bạn, hãy xem Điều khoản dịch vụ của họ. Một số bên thứ ba chỉ vô hiệu hoá tài khoản của bạn. Các bên khác xoá dữ liệu của bạn khỏi dịch vụ của họ.
    • Nếu dữ liệu của bạn đã bị xoá, bạn sẽ cần phải tạo một tài khoản mới trên ứng dụng hoặc dịch vụ đó. Bạn vẫn có thể sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google để thực hiện việc này. Tuy nhiên, có thể bạn cần dùng một Tài khoản Google khác.
  • Để ngừng chia sẻ dữ liệu của bạn với một ứng dụng hoặc dịch vụ bên thứ ba, hãy xoá ứng dụng/dịch vụ đó khỏi trang quản lý mối liên kết. Thao tác này sẽ thu hồi mọi quyền truy cập mà bạn từng cấp cho ứng dụng/dịch vụ đó.
Không sử dụng được tính năng Đăng nhập bằng Google với một tài khoản bên thứ ba mà bạn hiện đang dùng

Nếu đã có tài khoản trên một ứng dụng hoặc dịch vụ nào đó và cố dùng tính năng Đăng nhập bằng Google, thì bạn có thể nhận được thông báo lỗi.

Các dịch vụ của bên thứ ba sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google theo nhiều cách. Một số dịch vụ không hỗ trợ nhiều phương thức đăng nhập cho cùng một tài khoản. Nếu bạn gặp sự cố này, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.

Hiểu các mã lỗi và khắc phục

Nếu đã đăng nhập vào Tài khoản Google nhưng vẫn không thể sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google hoặc không thể cấp quyền truy cập vào dữ liệu tài khoản của bạn cho bên thứ ba, thì có thể bạn nhận được một thông báo và mã lỗi.

Một số sự cố gây ra thông báo lỗi có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của Google. Ví dụ: ứng dụng hoặc dịch vụ bạn muốn dùng được thiết lập theo cách không an toàn mà Google không cho phép. Mã lỗi giúp bạn hiểu lý do bạn không đăng nhập được hoặc không thể cấp quyền truy cập vào dữ liệu của mình; theo đó, bạn có thể giải quyết sự cố cho phù hợp hoặc liên hệ trực tiếp với nhà phát triển để tìm giải pháp.

400 access_ not _configured

Lỗi "400 access_not_configured" có nghĩa là Quản trị viên Workspace for Education chưa thiết lập ứng dụng đó theo đúng cách.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Nếu đây là ứng dụng mà bạn muốn sử dụng, hãy liên hệ với quản trị viên Workspace để thiết lập quyền truy cập cho ứng dụng đó.

400 admin_policy_enforced

Lỗi "400 admin_policy_enforced" có nghĩa là quản trị viên tài khoản của bạn không cho phép bạn sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google hoặc chia sẻ một số dữ liệu riêng của tổ chức với ứng dụng đó. Việc này có thể xảy ra khi bạn dùng một tài khoản do nơi làm việc hoặc tổ chức khác cấp cho bạn. Đôi khi, chỉ một số ứng dụng cụ thể bị chặn.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Nếu bạn cho rằng mình lẽ ra phải có quyền truy cập vào ứng dụng đó, hãy liên hệ với quản trị viên Google Workspace trong tổ chức của bạn.

400 invalid_request

Lỗi "400 invalid_request" hoặc "Đã chặn truy cập" có nghĩa là ứng dụng đã gửi một yêu cầu không hợp lệ. Ứng dụng đó đang dùng một phương thức uỷ quyền mà Google không cho phép.

Google có những cách an toàn giúp bạn đăng nhập và chia sẻ dữ liệu của mình trong Tài khoản Google với các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba. Để giúp bảo vệ tài khoản của bạn, Google sẽ chặn những ứng dụng có thể khiến tài khoản của bạn gặp rủi ro.

Lưu ý: Tìm hiểu cách tính năng Đăng nhập bằng Google chia sẻ dữ liệu của bạn một cách an toàn.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Chỉ nhà phát triển bên thứ ba đó mới có thể khắc phục vấn đề này. Để báo cáo lỗi, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.

400 invalid_scope

Lỗi "400 invalid_scope" có nghĩa là ứng dụng yêu cầu một quyền mà chúng tôi không nhận dạng được hoặc không cho phép yêu cầu.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Chỉ nhà phát triển bên thứ ba mới có thể khắc phục vấn đề này trên ứng dụng. Để báo cáo lỗi, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.

400 invalid_user

Bạn đang sử dụng một tài khoản người dùng không hoạt động.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Sử dụng một Tài khoản Google khác hợp lệ và đang hoạt động.

400 origin_mismatch hoặc 400 redirect_uri_mismatch

Lỗi "400 origin_mismatch" hoặc "400 redirect_uri_mismatch" có thể có nghĩa là:

  • Nhà phát triển ứng dụng hoặc dịch vụ chưa thiết lập ứng dụng của họ đúng cách
  • Ứng dụng đó đã cố truy cập vào dữ liệu của bạn theo cách không tuân thủ chính sách của chúng tôi

Để giúp bảo vệ tài khoản của bạn, trước khi các bên thứ ba có thể sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google, chúng tôi yêu cầu họ đăng ký ứng dụng với chúng tôi. Họ cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn và chính sách về bảo mật của chúng tôi. Nếu một ứng dụng không tuân thủ các chính sách này, chúng tôi sẽ không cho phép ứng dụng đó sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google cho đến khi nhà phát triển ứng dụng khắc phục được sự cố.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Chỉ nhà phát triển bên thứ ba đó mới có thể khắc phục vấn đề này. Để báo cáo lỗi, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.

400 policy_enforced

Lỗi "400 policy_enforced" có nghĩa là Tài khoản Google của bạn có thể đang tham gia Chương trình Bảo vệ nâng cao. Để giúp bảo vệ tài khoản của bạn, tính năng bảo mật này không cho phép hầu hết ứng dụng hoặc dịch vụ bên thứ ba truy cập vào dữ liệu của bạn trong Tài khoản Google.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Để khắc phục lỗi này, bạn phải chọn không tham gia Chương trình Bảo vệ nâng cao. Nghĩa là bạn sẽ mất các lợi ích về bảo mật của chương trình.

Lỗi 401 invalid_client, deleted_client, disabled_client

Lỗi bắt đầu bằng "401" thường có nghĩa là nhà phát triển chưa đăng ký ứng dụng của họ với Google theo đúng cách.

Để giúp bảo vệ tài khoản của bạn, trước khi một nhà phát triển bên thứ ba có thể sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google hoặc yêu cầu quyền truy cập vào một số dữ liệu của bạn, Google sẽ yêu cầu họ đăng ký ứng dụng. Chúng tôi không chia sẻ thông tin của bạn với nhà phát triển cho đến khi họ đăng ký với chúng tôi.

Một số thông báo lỗi bạn có thể nhận được bao gồm:

  • 401 invalid_client: Thông tin của ứng dụng không khớp với thông tin đăng ký ứng dụng hoặc nhà phát triển chưa cung cấp tất cả thông tin cần thiết cho Google.
  • 401 deleted_client: Ứng dụng hoặc dịch vụ đó không còn đăng ký với Google nữa.
  • 401 disabled_client: Ứng dụng bị chặn.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Chỉ nhà phát triển bên thứ ba đó mới có thể khắc phục vấn đề này. Để báo cáo lỗi, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.

403 access_denied

Lỗi "403 access_denied" có nghĩa là bạn không được phép sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google hoặc chia sẻ một số dữ liệu tài khoản với ứng dụng đó. Sau đây là một số lý do dẫn đến lỗi này:

  • Ứng dụng đang ở chế độ thử nghiệm và nhà phát triển chưa thêm bạn làm một người dùng thử nghiệm.
  • Loại Tài khoản Google bạn đã đăng nhập không cho phép bạn sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google hoặc chia sẻ một số dữ liệu tài khoản của bạn.
    • Ví dụ: tài khoản của trẻ không thể sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google khi chưa được cha mẹ hoặc người giám hộ cho phép.
    • Quản trị viên tổ chức cũng có thể không cho phép bạn sử dụng tính năng Đăng nhập bằng Google hoặc chia sẻ một số dữ liệu tài khoản với một số ứng dụng nhất định.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

  • Sử dụng một loại tài khoản khác để đăng nhập vào ứng dụng.
403 disallowed_useragent

Lỗi "403 disallowed_useragent" có nghĩa là ứng dụng đó đang sử dụng WebView được nhúng. Một số nhà phát triển sử dụng WebView để giúp hiển thị nội dung web trong một ứng dụng nào đó. WebView đã nhúng sẽ khiến bạn gặp rủi ro về bảo mật vì các WebView này có thể cho phép bên thứ ba truy cập và thay đổi thông tin liên lạc giữa bạn và Google.

Để bảo mật tài khoản của bạn, kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2021, Google không còn cho phép dùng WebView được nhúng.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Chỉ nhà phát triển bên thứ ba mới có thể khắc phục vấn đề này trên ứng dụng. Để báo cáo lỗi, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.

Nếu ứng dụng đó có trang web, bạn có thể thử đăng nhập trên trình duyệt.

403 invalid_account

Lỗi "403 invalid_account" có thể có nghĩa là Tài khoản Google của bạn bị vô hiệu hoá.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Kiểm tra xem Tài khoản Google của bạn đã bị vô hiệu hoá hay chưa.

Nếu bạn phát hiện thấy tài khoản của mình bị vô hiệu hoá, hãy tìm hiểu cách khôi phục tài khoản.

403 org_internal

Lỗi "403 org_internal" có nghĩa là chỉ những thành viên của một công ty hoặc tổ chức cụ thể mới có thể sử dụng ứng dụng đó. Ví dụ: có thể một tổ chức chỉ cho phép những địa chỉ email có đuôi là @example.com truy cập vào ứng dụng hoặc dịch vụ đó.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Nếu bạn là thành viên của tổ chức đó, hãy chuyển sang dùng tài khoản thành viên.

403 rate_limit_exceeded

Lỗi "403 rate_limit_exceeded" có nghĩa là ứng dụng này hiện đã dùng hết giới hạn số lần đăng nhập. Google giới hạn tốc độ mà một ứng dụng có thể cho phép người dùng mới đăng nhập.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Bạn có thể thử đăng nhập lại sau hoặc yêu cầu nhà phát triển tăng giới hạn số lần đăng nhập của ứng dụng đó.

403 restricted_client

Lỗi "403 restricted_client" có nghĩa là ứng dụng bên thứ ba đó chưa được thiết lập đúng cách. Để giúp bảo vệ tài khoản của bạn, Google yêu cầu nhà phát triển bên thứ ba tuân theo một số yêu cầu về bảo mật.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Chỉ nhà phát triển bên thứ ba đó mới có thể khắc phục vấn đề này. Để báo cáo lỗi, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.

500 internal_failure

Đã xảy ra lỗi trong khi chúng tôi xử lý yêu cầu này.

Bạn có thể làm gì với lỗi này?

Hãy thử lại sau.

Khắc phục các sự cố khác trên ứng dụng hoặc dịch vụ bên thứ ba

Đôi khi, bạn có thể đăng nhập vào trang web của bên thứ ba thông qua Google nhưng vẫn không thể sử dụng ứng dụng hoặc dịch vụ đó. Google không xử lý những dịch vụ do bên thứ ba cung cấp. Do đó, hầu hết lý do khiến điều này xảy ra đều nằm ngoài tầm kiểm soát của Google. Chúng tôi chỉ giúp ứng dụng hoặc trang web đó xác định danh tính của bạn.

Một số ví dụ về sự cố xảy ra với một ứng dụng hoặc dịch vụ có thể bao gồm:

  • Bạn đã mua phim trên một dịch vụ của bên thứ ba nhưng không xem được.
  • Bạn không mua được hàng trên một trang web của bên thứ ba.
  • Bạn đã chia sẻ dữ liệu Lịch Google với một ứng dụng lịch nhưng các sự kiện của bạn không xuất hiện trên ứng dụng đó.
  • Bạn đã chia sẻ ảnh trên Google với một ứng dụng chỉnh sửa ảnh nhưng ảnh đó không tải được.

Nếu bạn gặp sự cố như vậy, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.

Liên hệ với nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba

Cách tìm thông tin liên hệ của nhà phát triển bên thứ ba:

  1. Truy cập vào ứng dụng hoặc dịch vụ đó.
  2. Để chia sẻ một số dữ liệu của bạn trên Google, hãy nhấp vào Đăng nhập bằng Google hoặc nút kêu gọi hành động.
    • Để thấy màn hình Đăng nhập bằng Google, có thể bạn cần phải đăng xuất khỏi ứng dụng hoặc dịch vụ đó.

Để xem địa chỉ email của nhà phát triển, hãy chọn tên ứng dụng hoặc trang web ở đầu màn hình tiếp theo. Trong một số trường hợp, nhà phát triển có thể không cung cấp địa chỉ email.

Screenshot of developer email

Bảo mật tài khoản bị tấn công hoặc bị xâm nhập

  • Nếu bạn cho rằng ai đó đã xâm nhập vào Tài khoản Google của bạn: Hãy làm theo các bước để bảo mật Tài khoản Google bị xâm nhập.
    • Nếu Tài khoản Google của bạn bị tấn công, người khác có thể dùng tài khoản của bạn để đăng nhập vào ứng dụng hoặc dịch vụ của bên thứ ba. Để tăng cường bảo mật cho tài khoản, hãy bật tính năng Xác minh 2 bước.
    • Google bảo vệ an toàn cho các tài khoản bạn đã liên kết bằng tính năng Bảo vệ nhiều tài khoản. Chương trình này phát hiện các sự kiện đáng ngờ và chia sẻ thông báo bảo mật với các dịch vụ và ứng dụng bên thứ ba tương thích đang liên kết với Tài khoản Google của bạn.
  • Nếu bạn cho rằng ai đó đã xâm nhập vào tài khoản bên thứ ba của bạn: Hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển.

Thông tin có liên quan

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
9443812401874758156
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
70975
false
false