Thông báo

Google Analytics: Thẻ cấu hình GA4 hiện là thẻ Google. Kể từ tháng 9, hệ thống sẽ tự động di chuyển các thẻ Cấu hình GA4 trong vùng chứa trên web. Chế độ đo lường hiện tại của bạn sẽ không thay đổi và bạn không cần phải làm gì cả. Tìm hiểu thêm

Quản lý thẻ Google

Quản lý thẻ Google Kết hợp các thẻ Cài đặt thẻ Google

Sau khi thiết lập thẻ Googlethiết lập chế độ cài đặt thẻ Google, bạn có thể quản lý và điều chỉnh thẻ Google. Trong mục "Quản lý thẻ Google" trên thẻ "Quản trị", bạn có thể:

  • Quản lý thẻ Google
    • Chỉnh sửa tên thẻ Google
    • Kết hợp các thẻ Google
    • Thêm/xoá đích đến
  • Kết hợp các thẻ để
    • Chia sẻ cấu hình
    • Tăng mức độ phù hợp của trang web
    • Chia sẻ người dùng thẻ Google
  • Cài đặt thẻ Google
  • Thiết lập chế độ đồng ý
    • Chọn loại biểu ngữ yêu cầu đồng ý mà bạn có hoặc dùng biểu ngữ yêu cầu đồng ý tuỳ chỉnh. 

Hình minh họa thẻ Quản trị trên thẻ Google.

Truy cập vào thẻ Google

Hướng dẫn dành cho Google Ads

Hướng dẫn dành cho Google Analytics

  1. Trên trang Quản trị, trong mục Thu thập và sửa đổi dữ liệu, hãy chọn Luồng dữ liệu.
  2.  Nhấp vào một luồng để xem chi tiết.
  3. Kết quả: Màn hình sẽ cho bạn thấy chế độ cài đặt Google Analytics và chế độ cài đặt thẻ Google.Ảnh chụp màn hình chế độ cài đặt luồng dữ liệu Google Analytics 4. Chế độ cài đặt thẻ Google nằm trong chế độ cài đặt luồng dữ liệu

Hướng dẫn dành cho Trình quản lý thẻ của Google

Lưu ý: Để xem mã thẻ Google trong Trình quản lý thẻ của Google, bạn cần phải quản lý thẻ Google Ads, thẻ Google Analytics hoặc thẻ Google trong một vùng chứa.

  1. Mở Trình quản lý thẻ của Google.
  2. Nhấp vào thẻ Thẻ Google để xem những thẻ Google mà bạn đã thiết lập.
    Tổng quan về thẻ Google trong Trình quản lý thẻ của Google
  3. Nhấp vào tên thẻ để chỉnh sửa chế độ cài đặt thẻ Google.

Quản lý thẻ Google

Chỉnh sửa tên thẻ Google, kết hợp các thẻ Google hoặc thêm/xoá đích đến

Hướng dẫn

  1. Truy cập vào màn hình thẻ Google.
  2. Chuyển đến thẻ "Quản trị".
  3. Trong mục "Quản lý thẻ Google", bạn có thể chọn:
    1. Chỉnh sửa tên thẻ Google.
      1. Đặt tên cho thẻ, rồi nhấp vào Lưu thay đổi.
    2. Kết hợp các thẻ Google
      1. Nhấp vào Kết hợp với thẻ khác. Bạn có thể làm theo hướng dẫn để Kết hợp thẻ Google. Bạn phải có quyền quản trị ở cấp thẻ để kết hợp các thẻ.
    3. Thêm/xoá đích đến
      1. Nhấp vào +Đích đến. Bạn có thể làm theo hướng dẫn để thêm đích đến vào thẻ Google ở bên dưới.
      2. Để xoá một đích đến, hãy làm theo hướng dẫn ở bên dưới. 
    4. Thiết lập chế độ đồng ý.
      1. Chọn loại biểu ngữ yêu cầu đồng ý mà bạn có. Hãy làm theo hướng dẫn để thiết lập chế độ đồng ý dưới đây.

Kết hợp các thẻ Google hoặc chỉ định mã thẻ cho một thẻ Google mới

Đơn giản hoá cấu hình của chế độ cài đặt thẻ, gửi dữ liệu tới nhiều đích đến từ cùng một thẻ và tăng mức độ phù hợp của thẻ.

Bạn có thể kết hợp hai hoặc nhiều thẻ để chia sẻ cấu hình gắn thẻ, mức độ phù hợp của trang web và người dùng thẻ. Nếu bạn kết hợp các thẻ, những thay đổi này sẽ tác động đến tất cả đích đến được liên kết với thẻ.

Thẻ Google cho phép bạn:

  • Kết hợp các thẻ
  • Chỉ định mã thẻ cho một thẻ Google mới
  • Cài đặt thẻ Google
Lưu ý: Bạn phải có vai trò Quản trị viên đối với thẻ Google để kết hợp thẻ này với một thẻ khác.

Lợi ích

  • Nếu các thẻ hiện đã được cài đặt trên nhiều phần của trang web, thì việc kết hợp các thẻ đó có thể giúp bạn nhận được dữ liệu chính xác hơn nhờ tăng mức độ phù hợp của thẻ.
  • Khi kết hợp hai hoặc nhiều thẻ, bạn có thể quản lý chế độ cài đặt thẻ ở một nơi để không tốn nhiều công sức và tránh gặp lỗi.
  • Nếu chưa cài đặt một trong các thẻ trên trang web, bạn có thể kết hợp các thẻ này để không phải cài đặt thêm mã.
Lưu ý: Nếu hai thẻ có cấu hình khác biệt đáng kể và bạn muốn tách biệt các chế độ cài đặt thẻ, thì bạn không nên kết hợp các thẻ đó.
Kết hợp các thẻ
  1. Truy cập vào màn hình thẻ Google.
  2. Chuyển đến thẻ "Quản trị".
  3. Trong phần "Cài đặt thẻ Google", hãy nhấp vào Kết hợp các thẻ.
  4. Nhấp vào Chọn thẻ Google để kết hợp.
  5. Trên trang "Chọn thẻ", bạn sẽ thấy danh sách tất cả các thẻ Google mà bạn có quyền truy cập.
Lưu ý: Nếu bạn không thấy thẻ mình cần tìm, hãy đảm bảo:
  • Bạn có quyền quản trị đối với thẻ này
  • Thẻ này thực tế là thẻ Google (tức là gtag.js). Bạn không thể kết hợp thẻ Google với vùng chứa Trình quản lý thẻ của Google (GTM) hoặc thẻ cũ; ví dụ: keyevent.js
  • Thẻ này được dùng cho tài khoản Google Ads hoặc Google Analytics. Hiện tại, bạn không thể kết hợp các thẻ từ các sản phẩm khác của Google; ví dụ: thẻ Universal Analytics (UA-), thẻ Floodlight (DC-)
  1. Đặt tên cho thẻ.
  2. Trong mục "Cấu hình thẻ", hãy chọn cấu hình của thẻ mà bạn muốn sử dụng.
  3. Nhấp vào Xem lại các lựa chọn.
Lưu ý: Hãy đảm bảo rằng bạn đã xem xét và hiểu rõ tác động của việc kết hợp các thẻ Google đối với dữ liệu mà đích đến của bạn sẽ nhận được. Bạn có thể sẽ khó huỷ kết hợp, vì vậy, hãy xem xét kỹ các lựa chọn của bạn. Việc sử dụng thẻ Google này thông qua một dịch vụ của Google phải tuân theo các điều khoản chi phối việc bạn sử dụng dịch vụ đó.
  1. Nhấp vào Lưu thay đổi.

Bạn sẽ thấy thông báo xác nhận ở cuối màn hình cho biết: "Thẻ Google này đã được kết hợp thành công".

Chỉ định mã thẻ cho một thẻ Google mới

Sau khi kết hợp thẻ, bạn sẽ không thể huỷ thao tác đó. Bạn sẽ có thể chỉ định một mã thẻ cho một thẻ Google mới – tức là bạn có thể tạo một thẻ mới bằng một trong các mã thẻ của thẻ hiện có. Bạn có thể chọn đích đến để kết nối với thẻ mới, chọn xem bạn nên sao chép chế độ cài đặt hay sử dụng chế độ cài đặt thẻ mặc định, và chọn xem bạn có sao chép người dùng thẻ hay không.
  1. Truy cập vào màn hình thẻ Google.
  2. Chuyển đến thẻ "Quản trị".
  3. Trong mục "Cài đặt thẻ Google", hãy chọn Quản lý thẻ Google.
  4. Chọn mã thẻ mà bạn muốn chuyển sang thẻ mới, rồi nhấp vào biểu tượng phân tách Arrow Split icon.
  5. Đặt tên cho thẻ mới.
  6. Trong mục "Cấu hình thẻ", hãy chọn Copy configuration from this tag (Sao chép cấu hình từ thẻ này) hoặc Use default tag configuration (Sử dụng cấu hình thẻ mặc định).
  7. Trong mục "Người dùng thẻ", hãy chọn Copy users from this tag (Sao chép người dùng từ thẻ này) hoặc Only I have access to this tag (Chỉ mình tôi có quyền truy cập vào thẻ này).
  8. Xem lại các nội dung chỉnh sửa thẻ, rồi nhấp vào Lưu

Thêm đích đến vào thẻ Google

Nếu có Vai trò quản trị viên, thì bạn có thể thêm hoặc xoá đích đến trên thẻ của mình. Hãy thêm đích đến vào thẻ Google để tránh việc tiếp tục gắn thẻ lại trên trang web của bạn và sử dụng lại cấu hình của thẻ hiện có. Khi bạn thêm đích đến, hệ thống sẽ xoá đích đến đó khỏi bất kỳ thẻ Google nào khác có cùng đích đến.

Điều này có thể hữu ích khi bạn muốn gửi dữ liệu đến một tài khoản sản phẩm khác mà không cần kết hợp các thẻ Google. Ví dụ: Nếu bạn đang làm việc với một đại lý trước đây đã có thẻ Google của riêng họ và thẻ này gửi dữ liệu đến một trong các tài khoản sản phẩm của bạn, thì bạn có thể chọn thêm đích đến vào thẻ Google.

Đích đến phải luôn có thẻ được liên kết. Nếu quyết định xoá một đích đến, bạn cần chọn một thẻ hiện có hoặc tạo thẻ mới để kết nối. Một thẻ có thể hoạt động độc lập mà không có đích đến. Trong trường hợp đó, thẻ không gửi dữ liệu đến bất kỳ đích đến nào của Google.

Lưu ý: Nếu bạn thiết lập nhiều đích đến cho thẻ, thì thẻ sẽ gửi dữ liệu tới nhiều đích đến. Hãy đảm bảo rằng bạn đã xem xét và hiểu rõ tác động của việc thêm đích đến vào thẻ Google đối với dữ liệu mà đích đến sẽ nhận được. Bạn có thể sẽ khó huỷ thao tác thêm đích đến, vì vậy, hãy xem xét kỹ các lựa chọn của bạn. Việc sử dụng thẻ Google này thông qua một dịch vụ của Google phải tuân theo các điều khoản chi phối việc bạn sử dụng dịch vụ đó.
  1. Truy cập vào màn hình thẻ Google.
  2. Ở đầu trang, hãy nhấp vào thẻ "Quản trị".
  3. Trong mục "Quản lý thẻ Google", hãy nhấp vào Quản lý thẻ Google.
  4. Trong mục "Đích đến", hãy nhấp vào +Đích đến.
  5. Nhấp vào Chọn một đích đến.
  6. Chọn một đích đến để thêm vào thẻ Google.
Lưu ý: Bạn sẽ chỉ thấy những đích đến mà bạn có quyền quản trị.
  1. Nhấp vào đích đến mà bạn muốn thêm.
  2. Xem lại nội dung cập nhật, rồi nhấp vào Lưu.

Xoá một đích đến khỏi thẻ

  1. Truy cập vào màn hình thẻ Google.
  2. Chuyển đến trang "Quản trị".
  3. Trong mục "Quản lý thẻ Google", hãy nhấp vào Quản lý thẻ Google.
  4. Trong mục "Đích đến", hãy nhấp vào biểu tượng "Xoá đích đến" Remove icon ở bên phải của đích đến mà bạn muốn xoá.
  5. Trên màn hình "Xoá đích đến", hãy nhấp vào Chọn một thẻ hiện có hoặc Tạo thẻ mới.
Lưu ý: Nếu bạn đã xoá một thẻ hoặc đích đến cách đây hơn 30 ngày, thì thẻ của bạn sẽ không còn có đích đến được liên kết nữa và bạn sẽ thấy thông báo lỗi "Không có mã thẻ". Khi mở mục thẻ Google, bạn sẽ được nhắc để kết nối đích đến với thẻ Google mới hoặc hiện có. Bạn có thể khôi phục đích đến bằng cách thêm đích đến đó vào một thẻ Google hiện có hoặc tạo một đích đến mới.

Xem đích đến của thẻ

  1. Truy cập vào màn hình thẻ Google.
  2. Chuyển đến thẻ "Quản trị".
  3. Trong phần "Quản lý thẻ Google" của mục "Quản lý thẻ Google", bạn có thể xem các đích đến của thẻ Google được liệt kê ở bên dưới.

Mã trên trang xung đột

Ngoài các đích đến và chế độ cài đặt mà bạn thiết lập trong màn hình thẻ Google, thẻ Google cũng xử lý các lệnh gtag() trên trang để tải và thiết lập chế độ cài đặt cho thẻ Google.

Nếu cùng một thẻ Google được thiết lập nhiều lần trên cùng một trang, thì điều này có thể sẽ dẫn đến dữ liệu trùng lặp hoặc các chế độ cài đặt hỗn hợp. Trường hợp này có thể xảy ra nếu bạn vô tình triển khai cùng một thẻ hai lần hoặc nếu bạn kết hợp hai thẻ Google trước đây đã được cài đặt trên cùng một trang. Để bỏ qua các bản sao trùng lặp của lệnh config trên trang, bạn có thể bật tuỳ chọn tương ứng trong mục "Quản lý thẻ Google" của thẻ Quản trị: "Bỏ qua các bản sao trùng lặp của cấu hình trên trang". Để tránh xảy ra sự cố, hệ thống sẽ tự động bật tuỳ chọn này khi bạn kết hợp hai thẻ Google.

Lưu ý: Một số trang web được gắn thẻ bằng hai thẻ Google có chế độ cài đặt cấu hình trên trang khác nhau. Nếu bạn kết hợp hai thẻ đó thành một thẻ Google duy nhất, chỉ có lệnh config đầu tiên sẽ được xử lý, đồng thời, các chế độ cài đặt và lệnh config tiếp theo cho thẻ Google đó sẽ bị bỏ qua. Do đó, việc kết hợp các thẻ có thể làm thay đổi hành vi gắn thẻ trên các trang đó. Cách tốt nhất là bạn nên xem xét các thẻ có cấu hình trên trang xung đột với nhau trước khi kết hợp các thẻ đó.

Thiết lập chế độ đồng ý

Để nắm bắt được thông tin chi tiết có giá trị trong khi vẫn bảo vệ được quyền riêng tư của người dùng, bạn cần có được sự đồng ý của người dùng trang web. Bạn nên sử dụng Nền tảng quản lý sự đồng ý (CMP) hoặc làm việc với Hệ thống quản lý nội dung (CMS) của mình để thu thập sự đồng ý và gửi thông tin đó cho Google.

  1. Truy cập vào màn hình thẻ Google.
  2. Chuyển đến thẻ "Quản trị".
  3. Trong mục "Quản lý thẻ Google", hãy mở mục "Thiết lập chế độ đồng ý", rồi chọn một trong các lựa chọn sau nếu bạn chưa thiết lập chế độ đồng ý:
    • Tôi sử dụng biểu ngữ yêu cầu đồng ý do bên thứ ba tạo.
      • Nếu biểu ngữ của bạn sử dụng một hệ thống quản lý nội dung (CMS), trình tạo trang web hoặc nền tảng quản lý sự đồng ý (CMP), bạn sẽ nhận được hướng dẫn từng bước về cách thiết lập chế độ đồng ý cho nền tảng đó. Nhấp vào Tiếp theo, rồi nhấp vào Chọn nền tảng. Chọn một nền tảng và làm theo hướng dẫn. 
    • Tôi sử dụng biểu ngữ yêu cầu đồng ý tuỳ chỉnh.
    • Tôi không có biểu ngữ yêu cầu đồng ý.
      • Nếu hiện tại chưa có biểu ngữ yêu cầu đồng ý, bạn có thể sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS), trình tạo trang web hoặc nền tảng quản lý sự đồng ý (CMP). Bạn sẽ được hướng dẫn từng bước về cách thiết lập biểu ngữ và yêu cầu đồng ý dành cho nền tảng đó. Nhấp vào Tiếp theo, rồi nhấp vào Chọn nền tảng. Chọn một nền tảng và làm theo hướng dẫn. 
  4. Sau khi bạn thiết lập xong biểu ngữ yêu cầu đồng ý và chế độ đồng ý, hãy nhấp vào Xong. Tín hiệu về sự đồng ý của bạn đang hoạt động.

Kiểm tra bằng tiện ích Tag Assistant

Bạn có thể sử dụng tiện ích Tag Assistant để kiểm tra việc triển khai thẻ. Để biết thêm thông tin về cách khắc phục vấn đề, hãy xem bài viết Khắc phục vấn đề về việc gắn thẻ trên toàn trang web hoặc Sử dụng Tag Assistant để khắc phục vấn đề về những sự kiện chính chưa được xác minh hoặc không hoạt động.

Tính bảo mật và quyền riêng tư cho hoạt động theo dõi trên trang web

Tiêu chuẩn bảo mật của Google rất nghiêm ngặt. Các sản phẩm của Google chỉ thu thập dữ liệu trên những trang mà bạn đã triển khai các thẻ được liên kết.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang cung cấp cho người dùng thông tin rõ ràng và đầy đủ về dữ liệu mà bạn thu thập trên trang web của mình, đồng thời nhận được sự đồng ý của người dùng cho hoạt động thu thập đó khi pháp luật yêu cầu.

Đường liên kết có liên quan

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
15519214497477445655
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
102259
false
false