Nắm bắt cách mới để sắp xếp không gian. Tìm hiểu thêm về tính năng tạo chuỗi tin nhắn tại chỗ.

Ngăn tình trạng thư gửi đến người dùng Gmail bị chặn hoặc chuyển vào thư mục Thư rác

Các nguyên tắc trong bài viết này sẽ giúp bạn gửi và chuyển email đến những người có tài khoản Gmail cá nhân. Bài viết này trước đây có tên là Nguyên tắc dành cho người gửi email hàng loạt.

Quan trọng: Kể từ tháng 11 năm 2022, những người gửi mới nếu gửi email đến tài khoản Gmail của Google thì phải thiết lập SPF hoặc DKIM. Tìm hiểu thêm.

Hãy làm theo các đề xuất trong bài viết này để đảm bảo thư của bạn được gửi thành công đến tài khoản Gmail. Những đề xuất này giúp ngăn Gmail giới hạn tần suất gửi, chặn thư và đánh dấu thư là thư rác.

Các nguyên tắc trong bài viết áp dụng cho bất kỳ ai gửi email đến tài khoản Gmail của Google. Tài khoản Gmail có thể thuộc một trong những loại tài khoản sau:

  • Tài khoản Gmail cá nhân có đuôi là @gmail.com hoặc googlemail.com
  • Tài khoản Gmail công việc hoặc trường học trong Google Workspace. Địa chỉ email của tài khoản công việc hoặc trường học trong Google Workspace không có đuôi là @gmail.com.

Google Workspace: Nếu bạn sử dụng tài khoản Google Workspace để gửi một lượng lớn email, hãy xem xét Chính sách về thư rác và hành vi sai trái trong Gmail. Chính sách này nằm trong Chính sách sử dụng của Google Workspace.

Nội dung bài viết này

Những vấn đề không được giải quyết trong bài viết này

Bài viết này không có giải pháp cho các vấn đề sau:

  • Thư gửi cho một người dùng bị trả lại: Nếu thư bị trả lại khi bạn gửi đến một tài khoản Gmail cụ thể, hãy tìm hiểu cách khắc phục trường hợp email bị trả lại.
  • Thư bị Google Groups từ chối: Nếu bạn không thể gửi thư đến một nhóm công việc hoặc trường học, hãy xem qua nguyên tắc dành cho người gửi thư đến tài khoản công việc hoặc tài khoản trường học.
  • Thêm người gửi vào danh sách cho phép: Gmail không chấp nhận các yêu cầu đưa người gửi email bên thứ ba vào danh sách cho phép. Chúng tôi không thể đảm bảo rằng thư do nhà cung cấp dịch vụ email bên thứ ba gửi sẽ vượt qua được bộ lọc thư rác của Gmail. Nếu sử dụng một nhà cung cấp bên thứ ba để gửi email cho miền của mình, bạn cần:
    • Đảm bảo rằng nhà cung cấp đó tuân thủ các nguyên tắc trong bài viết này. Các nhà cung cấp dịch vụ email lớn như Google, AOL và Yahoo thường tuân theo các nguyên tắc này.
    • Đảm bảo rằng bản ghi SPF cho miền của bạn có bao gồm tất cả người gửi email cho miền của bạn. Nếu người gửi bên thứ ba không nằm trong bản ghi SPF, thì thư do các nhà cung cấp này gửi có nhiều khả năng sẽ bị đánh dấu là thư rác. Tìm hiểu cách thiết lập bản ghi SPF để cho phép tất cả người gửi email cho miền của bạn.

Làm theo các phương pháp hay nhất khi gửi thư đến tài khoản Gmail

Để giảm khả năng các thư gửi từ miền của bạn bị chuyển vào thư mục Thư rác hoặc bị Gmail chặn, hãy làm theo các phương pháp hay nhất nêu trong phần này.

  • Thiết lập bản ghi DNS ngược hợp lệ cho địa chỉ IP trỏ đến miền của bạn.
  • Thiết lập để SPF và DKIM khớp với nhau.
  • Sử dụng cùng một miền để gửi email và lưu trữ trang web công khai của bạn. Thiết lập SPF và DKIM cho miền này.
  • Tốt nhất là nên gửi tất cả các thư từ cùng một địa chỉ IP. Nếu bạn phải gửi từ nhiều địa chỉ IP, hãy sử dụng địa chỉ IP khác nhau cho từng loại thư. Ví dụ: dùng một địa chỉ IP để gửi thông báo về tài khoản và một địa chỉ IP khác để gửi thư quảng cáo.
  • Đừng kết hợp nhiều loại nội dung trong cùng một thư. Ví dụ: đừng đưa nội dung về chương trình khuyến mãi vào thư biên nhận bán hàng.
  • Thư thuộc cùng một loại nên có cùng địa chỉ email Từ. Ví dụ: thư được gửi từ miền solarmora.com có thể có địa chỉ Từ như sau:
    • Thư biên nhận bán hàng: Sales@solarmora.com
    • Thư khuyến mãi: deals@solarmora.com
    • Thư thông báo về tài khoản: alert@solarmora.com
  • Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo miền của bạn không bị tính năng Duyệt web an toàn của Google đưa vào danh sách không an toàn. Để kiểm tra trạng thái của miền, hãy nhập miền đó vào trang kiểm tra trạng thái trang web của tính năng Duyệt web an toàn. Kiểm tra những miền khác được liên kết với miền của bạn.
  • Đừng gửi các chiến dịch thử nghiệm hoặc thư thử nghiệm cho thư lừa đảo từ miền của bạn. Việc này có thể khiến miền của bạn bị mang tiếng xấu và có nguy cơ bị đưa vào danh sách chặn trên Internet.
  • Không được mạo danh các miền hoặc người gửi khác khi chưa được phép. Phương thức này được gọi là giả mạo (spoofing) và Gmail có thể đánh dấu các thư này là thư rác.
  • Thư gửi từ địa chỉ nằm trong Danh bạ của người nhận ít có khả năng bị đánh dấu là thư rác hơn.

Đôi khi, thư hợp lệ có thể bị đánh dấu là thư rác. Trong trường hợp đó, người nhận có thể đánh dấu thư hợp lệ không phải là thư rác, nhờ vậy, trong tương lai, các thư của người gửi này sẽ được gửi tới hộp thư đến.

Đề xuất cho nhà cung cấp dịch vụ email

Google và Gmail không chấp nhận các yêu cầu đưa các nhà cung cấp dịch vụ email vào danh sách cho phép. Chúng tôi không thể đảm bảo rằng thư do các nhà cung cấp dịch vụ email gửi sẽ vượt qua được bộ lọc thư rác của Gmail.

Nếu sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ email bên thứ ba để gửi email cho miền của mình, bạn cần:

  • Xác minh rằng nhà cung cấp đó tuân theo các nguyên tắc trong bài viết này. Các nhà cung cấp dịch vụ email lớn như Google, AOL và Yahoo thường tuân theo các nguyên tắc này.
  • Đảm bảo bản ghi SPF cho miền của bạn bao gồm tất cả người gửi email cho miền của bạn. Nếu người gửi bên thứ ba không nằm trong bản ghi SPF, thì thư do các nhà cung cấp này gửi có nhiều khả năng sẽ bị đánh dấu là thư rác. Tìm hiểu cách thiết lập bản ghi SPF để thêm tất cả người gửi email cho miền của bạn.

Nếu sử dụng một nhà cung cấp miền nhưng lại quản lý email của riêng mình, bạn nên:

  • Xem xét và làm theo các phương pháp hay nhất trong bài viết này để gửi email cho tài khoản Gmail.
  • Sử dụng Công cụ Postmaster để giám sát thông tin về các thư gửi từ miền của bạn đến tài khoản Gmail.

Nếu bạn là một nhà cung cấp dịch vụ email bên thứ ba: Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn để gửi email, bạn chịu trách nhiệm cho những phương pháp gửi thư của họ. Bạn nên thực hiện các bước sau đây để giúp quản lý hoạt động gửi thư của khách hàng:

  • Cung cấp một địa chỉ email dành cho việc báo cáo hành vi sử dụng email sai mục đích. Ví dụ: abuse@mail-provider.com.
  • Đảm bảo thông tin liên hệ trong hồ sơ của bạn trên WHOIS và trên abuse.net là thông tin mới nhất.
  • Xoá ngay bất kỳ khách hàng nào sử dụng dịch vụ của bạn để gửi thư rác.

Thiết lập phương thức xác thực email cho miền của bạn (bắt buộc)

Bạn nên thiết lập phương thức xác thực email cho miền của mình. Thư được xác thực:

  • Giúp bảo vệ người nhận khỏi thư độc hại, chẳng hạn như thư giả mạo và lừa đảo.
  • Ít có khả năng bị Gmail từ chối hoặc đánh dấu là thư rác.

Thiết lập phương thức xác thực email cho từng miền bạn dùng để gửi thư thông qua nhà cung cấp miền của bạn. Làm theo hướng dẫn của nhà cung cấp miền để thiết lập phương thức xác thực. Để biết thông tin chi tiết về phương thức xác thực và cách phương thức đó bảo vệ email của tổ chức, hãy xem bài viết Ngăn chặn thư rác, giả mạo và lừa đảo bằng phương thức xác thực Gmail.

Important: Starting November 2022, new senders who send email to personal Gmail accounts must set up either SPF or DKIM. Google performs random checks on new sender messages to personal Gmail accounts to verify they’re authenticated. Messages without at least one of these authentication methods will be rejected or marked as spam. This requirement doesn’t apply to you if you’re an existing sender. However, we recommend you always set up SPF and DKIM to protect your organization’s email and to support future authentication requirements.

SPF

SPF giúp ngăn chặn những người gửi nội dung không liên quan gửi thư trái phép có vẻ là từ miền của bạn. Thiết lập SPF bằng cách phát hành bản ghi SPF trong miền của bạn. Bản ghi SPF cho miền của bạn phải bao gồm tất cả địa chỉ email gửi thư cho miền của bạn. Nếu người gửi bên thứ ba không nằm trong bản ghi SPF, thì thư do những người này gửi đi có nhiều khả năng sẽ bị đánh dấu là thư rác. Tìm hiểu cách thiết lập bản ghi SPF để cho phép tất cả người gửi email cho miền của bạn.

DKIM

Các máy chủ nhận thư dùng DKIM để xác minh rằng chủ sở hữu miền thực sự đã gửi thư. Bật DKIM cho miền gửi email của bạn.

Quan trọng: Cần sử dụng khoá DKIM 1024 bit trở lên để gửi thư đến tài khoản Gmail cá nhân.

ARC

ARC kiểm tra trạng thái xác thực trước đó của các thư được chuyển tiếp. Nếu một thư được chuyển tiếp vượt qua quá trình xác thực SPF hoặc DKIM, nhưng ARC cho biết trước đó thư này chưa được xác thực, Gmail sẽ coi thư này là chưa được xác thực.

DMARC

DMARC cho phép bạn thông báo cho máy chủ nhận thư việc nên làm với những thư từ miền của bạn mà không vượt qua được SPF hoặc DKIM. Thiết lập DMARC bằng cách phát hành bản ghi DMARC cho miền của bạn. Để vượt qua quy trình xác thực DMARC, thư phải được xác thực bằng SPF hoặc DKIM. Miền xác thực phải giống với miền trong tiêu đề Từ: của thư.

Khi thiết lập DMARC, bạn có thể thiết lập BIMI để thêm biểu trưng thương hiệu vào các thư gửi từ miền của bạn (không bắt buộc).

Làm theo các phương pháp hay nhất về việc đăng ký nhận thông tin qua email

Chỉ gửi email đến người dùng đã tương tác

Chỉ gửi email đến những người muốn nhận thư của bạn. Những người này ít có khả năng sẽ báo cáo thư từ miền của bạn là thư rác.

Nếu thư từ miền của bạn thường xuyên bị báo cáo là thư rác, thì thư trong tương lai sẽ càng có nhiều khả năng bị đánh dấu là thư rác. Theo thời gian, nhiều báo cáo thư rác dồn lại có thể hạ thấp danh tiếng của miền. Tìm hiểu về danh tiếng của miền bằng Công cụ Postmaster.

Giúp người dùng dễ dàng đăng ký nhận thư

Để đảm bảo người nhận của bạn là người đã tương tác:

  • Đảm bảo người nhận chọn nhận thư của bạn.
  • Xác nhận địa chỉ email của từng người nhận trước khi đăng ký cho họ.
  • Định kỳ gửi thư để xác nhận rằng người nhận muốn tiếp tục nhận thư.
  • Cân nhắc huỷ đăng ký cho những người nhận không mở hoặc đọc thư của bạn.

Dễ dàng huỷ đăng ký

Luôn cho người nhận biết cách huỷ đăng ký nhận thư của bạn. Tạo điều kiện để họ có thể huỷ đăng ký dễ dàng. Việc cho phép người nhận từ chối nhận thư của bạn có thể cải thiện tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp và hiệu quả gửi thư.

Dưới đây là một số cách huỷ đăng ký nên áp dụng:

  • Thêm một đường liên kết nổi bật vào thư để đưa người nhận đến trang huỷ đăng ký.
  • Cho phép người nhận xem lại danh sách gửi thư riêng lẻ mà họ đã đăng ký. Cho phép họ huỷ đăng ký khỏi từng danh sách riêng lẻ hoặc tất cả danh sách cùng lúc.
  • Tự động huỷ đăng ký những người nhận có nhiều thư bị trả lại.

Nâng cao: Thiết lập tính năng huỷ đăng ký bằng một cú nhấp chuột

Nếu đã quen với việc quản lý email và thiết lập tiêu đề thư tuỳ chỉnh, bạn có thể thiết lập tính năng huỷ đăng ký bằng một cú nhấp chuột cho thư từ Gmail. Bạn có thể thêm một hoặc cả hai tiêu đề sau vào thư bạn gửi đi:

List-Unsubscribe-Post: List-Unsubscribe=One-Click
List-Unsubscribe: <https://solarmora.com/unsubscribe/example>

Nếu bạn thêm cả hai tiêu đề, Gmail sẽ sử dụng tiêu đề được ghi trước.

Khi người nhận huỷ đăng ký bằng tính năng một cú nhấp chuột, bạn sẽ nhận được yêu cầu POST sau:

"POST /unsubscribe/example HTTP/1.1
Host: solarmora.com
Content-Type: application/x-www-form-urlencoded
Content-Length: 26
List-Unsubscribe=One-Click"

Tìm hiểu thêm về tiêu đề List-Unsubscribe trong RFC 2369RFC 8058.

Tránh các phương pháp sau

  • Đừng đánh dấu thư nội bộ là thư rác. Vì việc đánh dấu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng miền của bạn và các thư sau này có thể bị đánh dấu là thư rác.
  • Đừng mua địa chỉ email từ các công ty khác.
  • Đừng gửi thư cho những người chưa đăng ký nhận thư của bạn. Những người nhận này có thể đánh dấu thư của bạn là thư rác và các thư sau này gửi đến họ sẽ bị đánh dấu là thư rác.
  • Bạn không nên dùng các biểu mẫu mặc định chọn đăng ký tham gia nhằm tự động đăng ký cho người dùng. Một số quốc gia và khu vực hạn chế việc tự động chọn nhận thư. Trước khi dùng chế độ tự động chọn nhận thư cho người dùng, hãy xem xét luật pháp tại khu vực của bạn.

Giám sát các nhà tiếp thị liên kết

Các chương trình tiếp thị liên kết sẽ thưởng cho các công ty hoặc cá nhân đưa khách truy cập đến trang web của bạn. Tuy nhiên, những người gửi nội dung không liên quan có thể lợi dụng các chương trình này. Nếu thương hiệu của bạn có liên quan đến thư rác tiếp thị, thì những thư khác mà bạn gửi có thể bị đánh dấu là thư rác.

Bạn nên thường xuyên giám sát các đơn vị liên kết và xoá mọi đơn vị liên kết gửi thư rác.

Định dạng thư để gửi thư thành công

Các nguyên tắc định dạng thư sau đây giúp tăng khả năng Gmail gửi thư của bạn vào hộp thư đến, chứ không phải thư mục Thư rác:

  • Định dạng thư theo Tiêu chuẩn định dạng trên Internet (RFC 5322).
  • Nếu thư của bạn ở dạng HTML, hãy định dạng thư theo tiêu chuẩn HTML.
  • Không dùng HTML và CSS để ẩn nội dung trong thư của bạn. Việc ẩn nội dung có thể khiến thư bị đánh dấu là thư rác.
  • Tiêu đề Từ: của thư chỉ nên bao gồm một địa chỉ email, ví dụ:
    Từ: notifications@solarmora.com
  • Đảm bảo tất cả thư đều có Mã nhận dạng thư hợp lệ (RFC 5322).
  • Đảm bảo rằng mỗi thư chỉ hiện một ảnh chụp nhanh tiêu đề. Ví dụ ảnh chụp nhanh tiêu đề bao gồm Từ, Tới, Tiêu đề và Ngày (RFC 5322).
  • Tránh các tiêu đề thư quá dài.
  • Các đường liên kết trang web trong nội dung thư phải rõ ràng và dễ hiểu. Nội dung trên trang web phải phù hợp với dự đoán của người dùng khi họ nhấp vào đường liên kết.
  • Thông tin người gửi phải rõ ràng và dễ thấy.
  • Tiêu đề thư phải chính xác và không gây hiểu lầm.
  • Định dạng các miền quốc tế theo Nguyên tắc hạn chế cao trong mục 5.2 của Tiêu chuẩn kỹ thuật Unicode #39:
    • Miền xác thực
    • Miền phong bì từ
    • Miền tải trọng
    • Miền trả lời
    • Miền của người gửi

Tăng dần khối lượng gửi

Khi tăng khối lượng gửi, cần lưu ý:

  • Bạn có thể gặp phải sự cố gửi thư khi tăng khối lượng gửi quá nhanh. Khi bạn tăng dần khối lượng gửi thư của mình, hãy sử dụng Công cụ Postmaster để giám sát hiệu suất gửi thư.
  • Đối với tài khoản công việc và tài khoản trường học, hạn mức gửi sẽ áp dụng ngay cả khi người nhận thuộc các miền Google Workspace khác nhau. Ví dụ: bạn có thể gửi email cho người dùng có địa chỉ email thuộc miền congtycuaban.netsolarmora.com. Mặc dù miền khác nhau, nhưng nếu cả hai miền đều có bản ghi MX là google.com, các thư gửi đến những miền này sẽ được tính vào hạn mức của bạn.

  • Nếu bạn sử dụng Google Workspace hoặc Gmail để gửi: Khi bạn đạt đến hạn mức gửi, Google Workspace sẽ giới hạn tần suất gửi thư của địa chỉ IP đó.

Nếu gửi một số lượng lớn email, bạn nên:

  • Gửi email theo một tần suất cố định. Tránh gửi email dồn dập.
  • Bắt đầu gửi với khối lượng nhỏ cho người dùng đã tương tác, rồi tăng dần khối lượng theo thời gian.
  • Khi bạn tăng khối lượng gửi, hãy thường xuyên giám sát các phản hồi của máy chủ, tỷ lệ thư rác và danh tiếng của miền gửi. Việc giám sát thường xuyên giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh nếu tần suất gửi bị giới hạn, tỷ lệ thư rác tăng hoặc khi danh tiếng của miền gửi giảm xuống.
  • Tránh tăng khối lượng gửi đột ngột nếu trước đây bạn chưa gửi khối lượng lớn. Ví dụ: Việc đột ngột tăng gấp đôi số lượng thư so với số thư đã gửi trước đó có thể dẫn đến tình trạng giới hạn tần suất gửi hoặc làm giảm danh tiếng.
  • Nếu bạn thay đổi định dạng của email/bản tin hàng loạt, hãy tăng dần số lượng thư gửi đi theo định dạng mới.
  • Nếu thực hiện những điểm thay đổi quan trọng đối với cơ sở hạ tầng gửi hoặc cấu trúc email/tiêu đề, hãy bắt đầu lại từ số lượng nhỏ và tăng dần số lượng thư gửi đi khi áp dụng những thay đổi này.
  • Nếu thư bắt đầu bị gửi trả lại hoặc bị trì hoãn, hãy giảm khối lượng gửi cho đến khi tỷ lệ lỗi SMTP giảm. Sau đó, hãy tăng dần khối lượng.
    • Nếu thư vẫn tiếp tục bị từ chối hay trì hoãn ngay cả với khối lượng thấp, hãy xem xét từng thư để xác định vấn đề. Ví dụ: Bạn có thể thử gửi một thư trống và xem tin nhắn đó có gặp vấn đề hay không.
  • Không vượt quá hạn mức gửi thư của IP:
    • Nắm rõ các hạn mức gửi email khi gửi từ các miền có máy chủ lưu trữ MX là Google.com.
    • Hạn chế gửi email từ một địa chỉ IP duy nhất dựa trên miền bản ghi MX, chứ không phải miền trong địa chỉ email của người nhận.
    • Giám sát các phản hồi để bạn có thể thay đổi tần suất gửi nếu cần để không vượt quá những hạn mức này.

Các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng khối lượng gửi của bạn:

  • Số lượng email gửi đi: Bạn gửi càng nhiều email thì tốc độ tăng khối lượng gửi càng chậm càng tốt.
  • Tần suất gửi email: Bạn có thể tăng khối lượng gửi nhanh hơn khi gửi hằng ngày thay vì hằng tuần.
  • Phản hồi của người nhận về thư của bạn: Đảm bảo rằng bạn chỉ gửi cho những người đăng ký nhận email của bạn và cung cấp cho người nhận tuỳ chọn huỷ đăng ký.

Nếu gần đây hoạt động email tăng đột biến, việc tuân thủ các phương pháp hay nhất nêu trên có thể tự động giải quyết mọi vấn đề gửi thư trong những lần gửi tiếp theo.

Làm theo các phương pháp được đề xuất dành cho máy chủ email

Hãy làm theo các phương pháp hay nhất sau để quản lý các máy chủ email gửi thư đến tài khoản Gmail.

Xác minh bản ghi PTR của máy chủ gửi

Quan trọng: Địa chỉ IP gửi phải khớp với địa chỉ IP của tên máy chủ được chỉ định trong bản ghi Pointer (PTR). Bản ghi PTR còn gọi là bản ghi DNS ngược.

Địa chỉ IP gửi của bạn phải có bản ghi PTR. Bản ghi PTR xác minh rằng tên máy chủ gửi được liên kết với địa chỉ IP gửi. Mỗi địa chỉ IP phải liên kết với tên máy chủ trong bản ghi PTR. Tên máy chủ trong bản ghi PTR phải có DNS chuyển tiếp tham chiếu đến địa chỉ IP gửi.

Bạn có thể kiểm tra bản ghi PTR bằng công cụ intoDNS.

Giám sát danh tiếng của các địa chỉ IP dùng chung

Địa chỉ IP dùng chung (IP dùng chung) là địa chỉ IP được nhiều người gửi email sử dụng. Hoạt động của bất kỳ người gửi nào sử dụng địa chỉ IP dùng chung cũng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của tất cả người gửi dùng IP dùng chung đó.

Nếu bạn sử dụng một IP dùng chung để gửi email thì tiếng xấu của những người gửi khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của bạn. Tiếng xấu có thể ảnh hưởng đến tần suất gửi thư của bạn.

Nếu bạn sử dụng một IP dùng chung để gửi email, bạn cần:

  • Đảm bảo địa chỉ IP dùng chung đó không thuộc bất kỳ danh sách chặn nào trên Internet. Thư được gửi từ địa chỉ IP trong danh sách chặn sẽ có nhiều khả năng bị đánh dấu là thư rác.
  • Nếu bạn sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ email cho IP dùng chung của mình, hãy sử dụng Công cụ Postmaster để giám sát danh tiếng của địa chỉ IP dùng chung.

Sử dụng Công cụ Postmaster để giám sát email gửi đi

Sử dụng Công cụ Postmaster để lấy thông tin về email bạn gửi cho người dùng Gmail. Ví dụ:

  • Khi người nhận đánh dấu thư của bạn là thư rác
  • Lý do có thể khiến thư của bạn không gửi được
  • Liệu thư của bạn có được xác thực không
  • Danh tiếng của IP hoặc miền của bạn và tác động đến tỷ lệ gửi thư

Tỷ lệ thư rác

Người gửi nên thường xuyên giám sát tỷ lệ thư rác của miền bằng Công cụ Postmaster. Người gửi nên đặt mục tiêu giữ tỷ lệ thư rác dưới 0,10%; tránh để tỷ lệ thư rác ở mức từ 0,30% trở lên, nhất là trong một khoảng thời gian dài.

Việc duy trì tỷ lệ thư rác thấp giúp người gửi dễ dàng vượt qua việc thi thoảng số lượng báo cáo thư rác từ người dùng tăng đột biến. Tương tự, nhiều thư của bạn sẽ bị phân loại là thư rác hơn nếu tỷ lệ thư rác duy trì ở mức cao. Có thể mất một thời gian thì những cải thiện trên tỷ lệ thư rác mới tác động được đến việc phân loại thư rác.

Tỷ lệ mở email

Google không theo dõi tỷ lệ mở email và không thể xác minh mức độ chính xác của tỷ lệ mở email do bên thứ ba báo cáo. Tỷ lệ mở email thấp có thể không phải là chỉ báo chính xác về vấn đề gửi hoặc phân loại thư rác.

Khắc phục sự cố khi gửi email

Nếu bạn sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ email

Nếu bạn đang gặp vấn đề khi gửi thư bằng email do nhà cung cấp dịch vụ gửi, hãy xác minh rằng họ sử dụng các phương pháp được đề xuất trong bài viết này.

Sử dụng Hộp công cụ MX để xem lại các chế độ thiết lập miền

Sử dụng Google Admin Toolbox để kiểm tra và khắc phục vấn đề cho chế độ cài đặt miền của bạn.

Giải quyết nguyên nhân khiến email bị từ chối

Nếu thư của bạn bị từ chối, bạn có thể nhận được thông báo lỗi. Tìm hiểu thêm về lỗi để có thể khắc phục sự cố. Sau đây là các thông báo lỗi thường gặp:

  • 421, "4.7.0": Thư bị từ chối vì địa chỉ IP của máy chủ gửi không nằm trong danh sách được phép đối với miền của người nhận.
  • 550, "5.7.1": Thư bị từ chối vì địa chỉ IP của máy chủ gửi nằm trong danh sách IP bị tạm ngưng. Bạn có thể gặp phải lỗi này nếu đang gửi thư thông qua một IP dùng chung mang tiếng xấu.

Tìm hiểu thêm về email và thông báo lỗi SMTP:

Khắc phục lỗi uỷ quyền IPv6

Lỗi uỷ quyền IPv6 có thể đồng nghĩa với việc bản ghi PTR cho máy chủ gửi không sử dụng IPv6. Nếu bạn sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ email, hãy xác nhận rằng họ đang sử dụng bản ghi PTR IPv6.

Dưới đây là ví dụ về lỗi uỷ quyền IPv6:
550-5.7.1: Thư không đáp ứng các nguyên tắc gửi qua IPv6 liên quan đến bản ghi PTR và phương thức xác thực.

Sử dụng công cụ khắc phục sự cố

Nếu bạn vẫn gặp phải các sự cố gửi thư sau khi tuân theo các nguyên tắc trong bài viết này, hãy thử Khắc phục sự cố gửi email dành cho người gửi.

Thông tin này có hữu ích không?
Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Các ứng dụng của Google
Menu chính
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
false
true
true
17