Các mẹo cơ bản để tạo một danh sách từ khóa

Bạn có thể tạo danh sách từ khoá phù hợp cho chiến dịch của mình để hiển thị quảng cáo cho những khách hàng mà bạn muốn. Từ khoá của bạn phải khớp với các cụm từ mà khách hàng tiềm năng sẽ sử dụng để tìm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Tìm hiểu thêm về cách Thêm từ khoá.

Bài viết này hướng dẫn một số cách cơ bản để tạo danh sách từ khoá phù hợp.

Trên trang này

Nghĩ như khách hàng

Trước khi tạo danh sách từ khoá, hãy nghĩ đến cách khách hàng tìm thông tin. Xác định danh mục kinh doanh chính của bạn, rồi soạn thảo một danh sách gồm những từ khoá hoặc cụm từ có thể thuộc từng danh mục đó. Bạn có thể sử dụng kết quả của mình để tạo một danh sách gồm những từ khoá mà khách hàng sẽ sử dụng để mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ

Nếu bán giày dép thể thao nam, bạn có thể bắt đầu bằng một số danh mục cơ bản mà khách hàng sẽ sử dụng, chẳng hạn như "giày thể thao nam". Bạn cũng có thể thêm "giày chơi quần vợt nam" hoặc "giày quần vợt nam" nếu bạn thấy các cụm từ này thông dụng cho sản phẩm của mình. Mở rộng danh sách của bạn hơn nữa bằng cách thêm tên thương hiệu và tên sản phẩm của bạn.

Nhắm đến những khách hàng cụ thể

Bạn nên chọn những từ khoá cụ thể có liên quan trực tiếp đến chủ đề của quảng cáo nếu bạn muốn nhắm đến những khách hàng có thể quan tâm đến một sản phẩm cụ thể. Khi bạn sử dụng từ khoá cụ thể hơn, quảng cáo chỉ xuất hiện cho những từ khoá phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Xin lưu ý rằng nếu từ khoá quá cụ thể, bạn có thể sẽ không tiếp cận được nhiều người như mong muốn.

Ví dụ

Nếu bán giày thể thao nam, bạn có thể chọn những từ khoá cụ thể như "giày bóng rổ nam" (một loại giày mà bạn cung cấp). Bằng cách đó, quảng cáo của bạn sẽ đủ điều kiện xuất hiện khi có người tìm thông tin về những loại giày này hoặc truy cập vào một trang web về bóng rổ.

Tiếp cận thêm nhiều khách hàng

Bạn nên chọn từ khoá chung chung nếu muốn tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Khi bạn sử dụng từ khoá chung chung, Google có thể hiển thị quảng cáo cho những cụm từ tìm kiếm không liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Trước khi sử dụng từ khoá chung chung, xin lưu ý rằng:

  • Bạn có thể sẽ khó tiếp cận đối tượng mục tiêu hơn
  • Bạn có thể phải trả số tiền giá thầu cao hơn nếu các từ khoá của bạn đang cạnh tranh

Bạn phải luôn kiểm tra kết quả để đảm bảo các từ khoá chung chung phù hợp với nhu cầu của mình. Các từ khoá phải luôn liên quan đến quảng cáo và trang web của bạn, cho dù từ khoá có khái quát đến mức nào. Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp tiêu chí nhắm mục tiêu rộng với chiến lược Đặt giá thầu thông minh. Với chiến lược Đặt giá thầu thông minh, công nghệ AI của Google có thể ưu tiên những cụm từ tìm kiếm hiệu quả nhất, bất kể cụm từ đó thuộc kiểu khớp nào. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về chiến lược Đặt giá thầu thông minh.

Ví dụ

Nếu có cửa hàng giày lớn, bạn có thể chọn một từ khóa chung chung như "giày". Bằng cách đó, quảng cáo của bạn sẽ đủ điều kiện xuất hiện khi có người tìm thông tin về nhiều loại giày hoặc truy cập vào trang web về thời trang.

Nhóm các từ khoá tương tự

Để hiển thị quảng cáo phù hợp hơn cho khách hàng tiềm năng, hãy nhóm các từ khóa và quảng cáo của bạn vào các nhóm quảng cáo dựa trên sản phẩm, dịch vụ hoặc các danh mục khác. Nếu nhiều từ khoá trùng khớp với một cụm từ tìm kiếm nhất định thì Google sẽ chọn từ khoá để phân phát dựa trên thứ hạng như đã nêu trong bài viết Giới thiệu về các từ khoá tương tự trong cùng một nhóm quảng cáo. Việc có cùng một từ khoá trong nhiều kiểu khớp sẽ không làm tăng chi phí của bạn hoặc làm giảm hiệu suất dưới bất kỳ hình thức nào.

Nếu bạn thêm tất cả các từ khoá và quảng cáo vào một nhóm quảng cáo, thì những khách hàng tìm thông tin về "giày dự tiệc nữ" có thể thấy quảng cáo của bạn về "giày quần vợt nam". Tìm hiểu thêm về cách tạo nhóm quảng cáo mới.

Ví dụ

Nếu sở hữu cửa hàng giày, bạn có thể tạo 2 nhóm quảng cáo: 1 nhóm cho giày chạy bộ và 1 nhóm cho giày dự tiệc. Nhóm quảng cáo cho giày chạy bộ có thể bao gồm những quảng cáo với các từ khóa như "giày chạy bộ" và "giày chạy đế mềm". Nhóm quảng cáo về giày dự tiệc có thể chứa các từ khoá như "giày dự tiệc" và "giày công sở".

Bằng cách đó, khách hàng tiềm năng có thể thấy quảng cáo của bạn về giày dự tiệc khi tìm thông tin về "giày dự tiệc", chứ không phải khi tìm thông tin về "giày chạy bộ".

Lưu ý: Bạn không phải thêm tất cả biến thể của mọi từ khoá, vì tất cả các kiểu khớp đều có thể nhận được lưu lượng truy cập qua các biến thể có liên quan chặt chẽ với từ khoá của bạn.

Sử dụng ký hiệu trong từ khoá

Bạn có thể sử dụng 2 ký hiệu: dấu và (&) và dấu trọng âm (á) trong từ khoá của mình. Những từ khoá sử dụng các ký hiệu này được coi là 2 từ khoá riêng biệt, như "quán cafe vỉa hè" và "quán café vỉa hè".

Dưới đây là một số loại ký hiệu mà hệ thống của chúng tôi không nhận dạng được:

Ký hiệu bị bỏ qua

Bạn có thể sử dụng các ký hiệu bị bỏ qua sau đây, nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng sẽ không tác động đáng kể đến lựa chọn từ khoá của bạn.

  • Dấu chấm – Bạn có thể thêm dấu chấm (.) vào từ khoá của mình, nhưng ký hiệu đó sẽ không được xem xét khi Google so sánh từ khoá. Ví dụ: "Fifth Ave." và "Fifth Ave" sẽ được coi là hai từ khoá giống hệt nhau.
  • Dấu cộng – Nếu bạn thêm dấu cộng (+) vào từ khoá của mình, thì ký hiệu đó thường sẽ bị bỏ qua (ví dụ: "ô tô+màu xanh dương"). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu dấu cộng (+) nằm ở cuối một từ (ví dụ: "C++"), thì dấu cộng đó sẽ không bị bỏ qua.

Ký hiệu không hợp lệ

Bạn sẽ nhận được thông báo lỗi nếu thêm những từ khoá có chứa bất kỳ ký hiệu không hợp lệ nào sau đây. Xin lưu ý rằng bạn chỉ có thể thêm dấu hoa thị (*) vào từ khoá phủ định.

  • Ký hiệu a còng: @
  • Dấu gạch chéo ngược: \
  • Dấu sót (dấu mũ): ^
  • Dấu phẩy: ,
  • Dấu bằng: =
  • Dấu chấm than: !
  • Dấu trọng âm: `
  • Dấu lớn hơn và dấu bé hơn: <>
  • Dấu ngoặc vuông mở và đóng: [ ]
  • Dấu ngoặc đơn mở và đóng: ( )
  • Ký hiệu phần trăm: %
  • Dấu gạch đứng (gạch dọc): |
  • Dấu hỏi: ?
  • Dấu chấm phẩy: ;
  • Dấu ngã: ~

Ký hiệu khác

  • Ký hiệu dấu trừ "-": Mặc dù toán tử trừ "-" bị bỏ qua khi so khớp, nhưng điều này ảnh hưởng đến cách so khớp các cụm từ trong từ khoá. Việc thêm dấu trừ "-" vào trước một từ trong từ khoá sẽ khiến từ này bị bỏ qua khi so khớp từ khoá. Ví dụ: nếu bạn dùng từ khoá phủ định "sô cô la -đen", thì từ khoá đó sẽ chỉ được coi là giống với "sô cô la". Dấu cách cũng có ý nghĩa quan trọng. Nếu ký hiệu "-" nằm ở giữa 2 từ (ví dụ: "tình trạng sức khoẻ") hoặc nếu có một dấu cách ở giữa ký hiệu "-" và từ khoá (ví dụ: "- đỏ"), thì ký hiệu này sẽ bị bỏ qua.
  • Các toán tử trang web và tìm kiếm: Toán tử "site:" sẽ bị xoá khỏi từ khoá của bạn. Điều đó có nghĩa là nếu bạn thêm từ khóa [site:www.example.com sô cô la đen], từ khóa đó sẽ được coi là giống với [sô cô la đen]. Các toán tử tìm kiếm cũng sẽ bị bỏ qua. Ví dụ: nếu bạn thêm toán tử tìm kiếm "OR" vào từ khoá "sô cô la đen" (như "OR sô cô la đen"), thì lệnh "OR" sẽ bị bỏ qua và từ khoá của bạn sẽ chỉ còn là "sô cô la đen".

Đường liên kết có liên quan

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Các ứng dụng của Google
Trình đơn chính
18016239749516244119
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
73067
false
false
false