Kháng nghị thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID

Nếu bạn đã phản đối một thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID nhưng thông báo đó đã được khôi phục, thì bạn có thể đủ điều kiện kháng nghị quyết định này. Nếu thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có chính sách chặn video của bạn, thì bạn có thể bỏ qua bước phản đối ban đầu và bắt đầu quy trình bằng đơn kháng nghị.

Khi bạn kháng nghị một thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID, người xác nhận quyền sở hữu video của bạn (tức là bên xác nhận quyền sở hữu) sẽ được thông báo và có 7 ngày để phản hồi.

 

Trước khi bạn kháng nghị

Bạn có thể kiểm tra trên trang tính năng của kênh xem mình có đủ điều kiện kháng nghị hay không. Nếu không đủ điều kiện, bạn có thể phải hoàn tất quy trình xác minh một lần trước khi kháng nghị.

Xin lưu ý rằng bạn chỉ nên kháng nghị nếu tin rằng mình có tất cả các quyền cần thiết để sử dụng nội dung đã được xác nhận quyền sở hữu. Nếu sử dụng sai quy trình kháng nghị nhiều lần hoặc có mục đích xấu, thì video hoặc kênh của bạn có thể không đủ điều kiện để kháng nghị hoặc phải chịu những hình phạt khác.

Kháng nghị thông báo xác nhận quyền sở hữu đã được khôi phục

 Nếu bạn phản đối một thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID và bị từ chối, thì thông báo đó sẽ được khôi phục trên video của bạn. Bạn có thể kháng nghị quyết định này. Cách kháng nghị một thông báo xác nhận quyền sở hữu đã được khôi phục:

Ứng dụng YouTube Studio dành cho Android

  1. Mở ứng dụng YouTube Studio .
  2. Trong trình đơn dưới cùng, hãy nhấn vào mục Nội dung .
  3. Chọn một video có quy định hạn chế rồi nhấn vào quy định hạn chế đó.
    • Để dễ tìm thấy video hơn, bạn có thể nhấp vào thanh bộ lọc sau đó Bản quyền.
  4. Nhấn vào Xem xét vấn đề.
  5. Nhấn vào thông báo xác nhận quyền sở hữu có liên quan.
  6. Nhập lý do kháng nghị của bạn rồi nhấp vào Gửi.

Chuyển thẳng tới bước kháng nghị

Nếu nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có chính sách chặn video, thì bạn có thể bỏ qua bước phản đối ban đầu và bắt đầu quy trình bằng đơn kháng nghị. Lựa chọn này được gọi là “Chuyển thẳng tới bước kháng nghị”.

Đối với những thông báo xác nhận quyền sở hữu có chính sách chặn mà bạn tin là không hợp lệ, phương án "Chuyển thẳng tới bước kháng nghị" có thể là giải pháp nhanh hơn cho quy trình phản đối tổng thể vì bên xác nhận quyền sở hữu sẽ có 7 ngày để phản hồi các đơn kháng nghị. Điều này cũng có nghĩa là video của bạn sẽ xem được trên YouTube sớm nhất có thể.

Lưu ý: Nếu từ chối đơn kháng nghị thì bên xác nhận quyền sở hữu có thể gửi yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền. Nếu yêu cầu gỡ bỏ đó hợp lệ, thì video của bạn sẽ bị gỡ bỏ khỏi YouTube và kênh của bạn sẽ phải nhận một cảnh cáo vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, nếu vẫn tin rằng bạn có tất cả các quyền cần thiết để sử dụng nội dung được xác nhận quyền sở hữu, thì bạn vẫn có thể gửi thông báo phản đối.

Cách chọn Chuyển thẳng tới bước kháng nghị:

Ứng dụng YouTube Studio dành cho Android

  1. Mở ứng dụng YouTube Studio .
  2. Trong trình đơn dưới cùng, hãy nhấn vào mục Nội dung .
  3. Chọn một video có quy định hạn chế rồi nhấn vào quy định hạn chế đó.
    • Để dễ tìm thấy video hơn, bạn có thể nhấp vào thanh bộ lọc sau đó Bản quyền.
  4. Nhấn vào Xem xét vấn đề.
  5. Nhấn vào thông báo xác nhận quyền sở hữu có liên quan.
  6. Nhấn vào Phản đối. Trên trang Lựa chọn, hãy chọn mục Chuyển thẳng tới bước kháng nghị.

Sau khi bạn kháng nghị

Sau khi bạn kháng nghị, bên xác nhận quyền sở hữu có 7 ngày để phản hồi.

Những việc mà bên xác nhận quyền sở hữu có thể làm

  • Huỷ bỏ thông báo xác nhận quyền sở hữu: Nếu đồng ý với đơn kháng nghị của bạn, thì bên xác nhận quyền sở hữu có thể huỷ bỏ thông báo của mình. Nếu trước đây bạn đang kiếm tiền từ video của mình, thì các chế độ cài đặt kiếm tiền sẽ tự động khôi phục sau khi tất cả thông báo xác nhận quyền sở hữu đối với video đó được huỷ bỏ. Tìm hiểu thêm về khả năng kiếm tiền trong thời gian kháng nghị qua Content ID.
  • Gửi yêu cầu gỡ bỏ: Nếu bên xác nhận quyền sở hữu cho rằng thông báo xác nhận quyền sở hữu của họ vẫn hợp lệ, thì họ có thể gửi yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền để yêu cầu gỡ bỏ video của bạn khỏi YouTube. Họ có thể chọn một trong những cách sau:
  • Để thông báo xác nhận quyền sở hữu hết hạn: Nếu bên xác nhận quyền sở hữu không phản hồi trong vòng 7 ngày thì thông báo xác nhận quyền sở hữu sẽ hết hạn và sẽ được huỷ bỏ khỏi video của bạn.
Nếu video của bạn đã bị gỡ bỏ khỏi YouTube nhưng bạn vẫn tin rằng mình có tất cả các quyền cần thiết để sử dụng nội dung được xác nhận quyền sở hữu, thì bạn có thể gửi đơn kháng cáo.

Cách huỷ đơn kháng nghị

Nếu thay đổi quyết định, bạn có thể huỷ đơn kháng nghị sau khi gửi. Cách huỷ đơn kháng nghị:

Ứng dụng YouTube Studio dành cho Android

  1. Mở ứng dụng YouTube Studio .
  2. Trong trình đơn dưới cùng, hãy nhấn vào mục Nội dung .
  3. Chọn một video có quy định hạn chế rồi nhấn vào quy định hạn chế đó.
    • Để dễ tìm thấy video hơn, bạn có thể nhấp vào thanh bộ lọc sau đó Bản quyền.
  4. Nhấn vào Xem xét vấn đề.
  5. Nhấn vào thông báo xác nhận quyền sở hữu có liên quan rồi nhấn vào Huỷ đơn kháng nghị.
Lưu ý: Sau khi huỷ đơn kháng nghị, bạn sẽ không thể kháng nghị lại.
Tìm hiểu thêm về quy trình kháng nghị ở phân cảnh "Quy trình kháng nghị qua Content ID" trong video này:

Quy trình xác nhận quyền sở hữu và phản đối qua Content ID: Quản lý và xử lý thông báo xác nhận quyền sở hữu trong Studio

 

Câu hỏi thường gặp

Điểm khác biệt giữa lựa chọn kháng nghị và Chuyển thẳng tới bước khiếu nại là gì?

Đơn kháng nghị ban đầu có thể mất tối đa 30 ngày mới được bên xác nhận quyền sở hữu phản hồi. Nếu họ từ chối đơn kháng nghị của bạn, thì bạn có thể khiếu nại quyết định đó. Sau đó, bên xác nhận quyền sở hữu có 7 ngày để phản hồi đơn kháng nghị.

Lựa chọn Chuyển thẳng tới bước khiếu nại chỉ áp dụng cho những thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có chính sách chặn video của bạn. Lựa chọn này bỏ qua bước phản đối ban đầu (tức là bước cho phép bên xác nhận quyền sở hữu có 30 ngày để phản hồi) và bắt đầu quy trình bằng đơn kháng nghị. Sau đó, bên xác nhận quyền sở hữu có 7 ngày để phản hồi. Nhờ vậy, quy trình này có thể được giải quyết nhanh hơn.

Nếu từ chối đơn kháng nghị của bạn thì bên xác nhận quyền sở hữu có thể gửi yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền. Nếu yêu cầu gỡ bỏ đó hợp lệ, thì video của bạn sẽ bị gỡ bỏ khỏi YouTube và kênh của bạn sẽ nhận một cảnh cáo vi phạm bản quyền. Xin lưu ý rằng bạn vẫn có thể gửi đơn kháng cáo nếu tin rằng yêu cầu gỡ bỏ không hợp lệ.

Khi nào tôi nên chọn Chuyển thẳng tới bước kháng nghị?

Nếu video của bạn nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có chính sách chặn, thì bạn có thể chọn Chuyển thẳng tới bước kháng nghị. Chuyển thẳng tới bước kháng nghị là lựa chọn phù hợp nếu bạn tự tin về quyền sử dụng nội dung và muốn tìm cách giải quyết nhanh hơn đối với quy trình phản đối. 

Tuy nhiên, xin lưu ý rằng nếu từ chối đơn kháng nghị thì bên xác nhận quyền sở hữu có thể gửi yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền. Nếu yêu cầu gỡ bỏ đó hợp lệ, thì video của bạn sẽ bị gỡ bỏ khỏi YouTube và kênh của bạn sẽ phải nhận một cảnh cáo vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, nếu vẫn tin rằng bạn có tất cả các quyền cần thiết để sử dụng nội dung được xác nhận quyền sở hữu, thì bạn vẫn có thể gửi thông báo phản đối.

Suy cho cùng, bạn là người quyết định có nên chuyển thẳng tới bước kháng nghị hay không. Nếu không rõ mình nên làm gì, bạn nên xin ý kiến tư vấn pháp lý.

Tại sao lựa chọn Chuyển thẳng tới bước kháng nghị chỉ áp dụng cho các thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có chính sách chặn video của tôi?

Những video nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu có chính sách chặn sẽ không xem được trên YouTube trên khắp thế giới hoặc ở một số quốc gia/khu vực (tuỳ thuộc vào chính sách của bên xác nhận quyền sở hữu). Đối với những thông báo xác nhận quyền sở hữu có chính sách chặn mà bạn tin chắc là không hợp lệ, chọn "Chuyển thẳng tới bước kháng nghị" có thể giải quyết thông báo xác nhận quyền sở hữu này nhanh hơn. Điều này có nghĩa là video của bạn sẽ xem được trên YouTube sớm nhất có thể.

Đối với các loại thông báo xác nhận quyền sở hữu khác (như thông báo có chính sách kiếm tiền và theo dõi), video của bạn vẫn xuất hiện trên YouTube dù có thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID. Xin lưu ý rằng đối với thông báo xác nhận quyền sở hữu có chính sách kiếm tiền (cả bạn và bên xác nhận quyền sở hữu đều cố gắng kiếm tiền từ video đã được xác nhận quyền sở hữu), thì video sẽ tiếp tục tạo ra doanh thu trong lúc diễn ra quy trình phản đối. Sau khi đơn phản đối được giải quyết, doanh thu đó sẽ được thanh toán cho bên thích hợp. Tìm hiểu thêm về hoạt động kiếm tiền trong thời gian phản đối qua Content ID.
Tôi có thể huỷ đơn kháng nghị sau khi gửi không?
Bạn có thể huỷ đơn kháng nghị của mình sau khi gửi bằng cách làm theo các bước này. Xin lưu ý rằng sau khi huỷ thì bạn không thể kháng nghị lại thông báo xác nhận quyền sở hữu đó.
Tôi có thể làm gì nếu đơn kháng nghị của tôi bị từ chối và video của tôi đã bị gỡ bỏ?

Nếu bạn tin rằng đơn kháng nghị của mình đã bị từ chối do nhầm lẫn hoặc nhận dạng sai nội dung, bao gồm cả các trường hợp sử dụng hợp lý, thì bạn có thể gửi đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo là một yêu cầu pháp lý để YouTube khôi phục một video đã bị gỡ bỏ do cáo buộc vi phạm bản quyền.

Các lựa chọn khác bao gồm:

Nếu tôi kháng nghị cùng lúc nhiều thông báo xác nhận quyền sở hữu đối với một video, thì việc đó có thể dẫn đến nhiều cảnh cáo vi phạm bản quyền không?
Một video có thể nhận nhiều thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID hoặc nhiều yêu cầu gỡ bỏ nhưng chỉ phải nhận một cảnh cáo vi phạm bản quyền tại một thời điểm.
 

Thông tin khác

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
9335127778092987827
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
59
false
false