Search Console có một số báo cáo hiệu suất cho biết tần suất người dùng nhìn thấy thông tin hoặc đường liên kết đến trang web của bạn trên Tìm kiếm, Tin tức hoặc Khám phá; có phải họ đã nhấp vào trang web của bạn hay không; v.v. Hãy sử dụng các báo cáo này để xem liệu trang web của bạn có hiệu suất như mong muốn hay không cũng như để xem thông tin có thể giúp bạn tối đa hoá hiệu suất của mình trên Google.
Những báo cáo này đo lường các chỉ số nào?
Những báo cáo này đo lường các chỉ số sau:
- Lượt hiển thị: Người dùng nhìn thấy một đường liên kết đến trang hoặc trang web của bạn trong một dịch vụ của Google (Tìm kiếm, Tin tức hoặc Khám phá). Việc người dùng có phải di chuyển đến để nhìn thấy đường liên kết đó hay không và các thông tin khác còn tuỳ thuộc vào loại báo cáo và tài nguyên. Tìm hiểu thêm về lượt hiển thị
- Lượt nhấp: Người dùng nhấp vào một đường liên kết đến trang hoặc trang web của bạn trong một dịch vụ của Google (Tìm kiếm, Tin tức hoặc Khám phá). Một số loại đường liên kết có hành vi cụ thể được tính theo cách khác. Tìm hiểu thêm về lượt nhấp
- Tỷ lệ nhấp: Số lượt nhấp chia cho số lượt hiển thị. Tỷ lệ nhấp cao đồng nghĩa với việc nội dung của bạn có vẻ phù hợp với nội dung mà người dùng đang tìm kiếm.
- Một số báo cáo cũng cho thấy dữ liệu bổ sung, chẳng hạn như cụm từ tìm kiếm của người dùng hoặc vị trí trong kết quả tìm kiếm, tuỳ thuộc vào loại báo cáo.
Bạn có thể lọc kết quả theo nhiều phương diện như URL của trang (khớp một phần hoặc toàn bộ), quốc gia và ngày. Kết quả sẽ được nhóm trước theo phương diện.
Dữ liệu chỉ xuất hiện đối với những đường liên kết đưa người dùng đến tài sản hiện có trong Search Console. Hệ thống không thể cung cấp dữ liệu cho các đường liên kết trỏ đến một tài sản khác vì lý do bảo mật. Do đó, nếu một hình ảnh được lưu trữ trên https://images.example.com, thì dữ liệu cho hình ảnh đó sẽ không xuất hiện trong tài sản https://news.example.com. Dữ liệu của https://example.com/images có thể xuất hiện trong tài sản https://example.com vì đó là một tài sản con.
Báo cáo hiệu suất trong Search Console – Chương trình đào tạo về Search Console của Google
Các phần sau đây cho biết cách bắt đầu sử dụng các loại Báo cáo hiệu suất.
Báo cáo này cho biết hiệu suất của trang web trên Google Tìm kiếm. Mọi kết quả trên Google Tìm kiếm trỏ đến trang web của bạn đều sẽ được tính khi tính số lượt nhấp và lượt hiển thị. Kết quả này bao gồm cả "đường liên kết màu xanh dương tiêu chuẩn" cũng như hình ảnh và video sẽ đưa người dùng đến trang của bạn khi được nhấp vào (tuy có trường hợp cần đến hai lượt nhấp, như với hình ảnh).
Bắt đầu
Bạn có thể lọc và nhóm theo loại tìm kiếm (hình ảnh, video hoặc tin tức), URL (khớp chính xác hoặc khớp một phần) và các tiêu chí khác trong báo cáo hiệu suất tìm kiếm.
1. Khám phá một chút
- Nhấp vào thẻ Cụm từ tìm kiếm, Trang và Quốc gia để xem hiệu suất của trang web theo nhiều danh mục.
- Trong thẻ Cụm từ tìm kiếm, hãy xem những cụm từ tìm kiếm đã giúp trang web của bạn được tìm thấy. Chúng có đúng như bạn mong đợi không? Bạn nghĩ mình nên đạt được tỷ lệ nhấp bao nhiêu đối với các cụm từ tìm kiếm đó? Nếu các cụm từ tìm kiếm quan trọng có CTR (tỷ lệ nhấp) thấp, hãy tìm kiếm theo cách tương tự trên Google để xem nội dung nào xuất hiện và có thể thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn so với trang web của bạn.
- Trong thẻ Trang, hãy xem trang nào có hiệu suất tốt nhất.
- Nhấp vào một cụm từ tìm kiếm để tự động lọc tất cả kết quả theo cụm từ tìm kiếm cụ thể đó. Bạn có thể nhấp vào một hàng bất kỳ để lọc theo phương diện đó. Để xoá bộ lọc, hãy nhấp vào dấu X bên cạnh bộ lọc đó.
2. Xem hiệu suất của trang web theo loại tìm bằng hình ảnh
Loại tìm kiếm mặc định là Web (là loại kết quả tìm kiếm mặc định trên Google Tìm kiếm). Hãy thay đổi loại để xem hiệu suất của trang web theo loại tìm bằng hình ảnh trên Google:
- Nhấp vào Loại tìm kiếm ở đầu trang
- Chọn Hình ảnh rồi Áp dụng để xem hiệu suất của trang web theo loại tìm bằng hình ảnh.
- Nhấp vào thẻ Trang (xin lưu ý rằng thẻ này không cho thấy URL của những hình ảnh người dùng tìm kiếm mà sẽ cho thấy URL của những trang người dùng truy cập sau khi họ nhấp vào một hình ảnh trong kết quả tìm kiếm hình ảnh trên Google).
3. So sánh hiệu suất trong tuần này với tuần trước đó
- Nhấp vào bộ lọc Ngày ở đầu trang
- Nhấp vào So sánh
- Chọn so sánh tuần trước với tuần trước nữa.
4. So sánh hiệu suất của cụm từ tìm kiếm hàng đầu của bạn ở hai quốc gia
- Nhấp vào hàng trên cùng trong thẻ Cụm từ tìm kiếm để lọc báo cáo theo cụm từ tìm kiếm đó. Xin lưu ý rằng bạn có thể nhấp vào dấu X bên cạnh bộ lọc ở đầu báo cáo để hiện lại tất cả cụm từ tìm kiếm.
- Nhấp vào + Mới ở đầu trang để thêm bộ lọc và lựa chọn so sánh vào báo cáo.
- Nhấp vào Quốc gia rồi chọn So sánh
- Chọn hai quốc gia trong danh sách. Danh sách sẽ chỉ bao gồm những quốc gia có dữ liệu liên quan đến trang web của bạn.
- Nhấp vào Áp dụng để xem dữ liệu.
- Khi xem xong, hãy nhấp vào dấu X bên cạnh bộ lọc so sánh ở đầu báo cáo để xoá kết quả so sánh.
5. Tìm danh sách đầy đủ các loại giao diện tìm kiếm mà báo cáo này hỗ trợ
Lưu ý: báo cáo sẽ không hiển thị tất cả các loại giao diện tìm kiếm mà chỉ hiển thị những loại có dữ liệu trên trang web của bạn (không trang web nào có đủ tất cả các loại).
- Nhấp vào nút trợ giúp ở đầu trang.
- Di chuyển xuống phần Giao diện tìm kiếm rồi mở rộng phần đó để xem danh sách đầy đủ các loại giao diện tìm kiếm được hỗ trợ.
6. Xem hiệu suất hiện tại của trang web đối với một số cụm từ tìm kiếm cụ thể
- Nhấp vào thẻ Cụm từ tìm kiếm.
- Nhấp vào các thẻ Tổng số lượt nhấp, Tổng số lượt hiển thị và CTR trung bình trên biểu đồ
- Xem tần suất các trang trên trang web của bạn xuất hiện cho những cụm từ tìm kiếm mà bạn cho là có liên quan đến trang web của mình. Nếu các trang này không xuất hiện thường xuyên như bạn mong muốn, hãy cải thiện hoạt động SEO trên trang web theo những chủ đề mà bạn cho rằng trang web của mình nên đạt thứ hạng cao.
- Xem những cụm từ tìm kiếm mà bạn muốn người dùng nhấp vào đó để đến được trang web của bạn nhưng họ chưa làm vậy. Tìm kiếm các trang có số lượt hiển thị cao nhưng CTR thấp. Nếu có cụm từ tìm kiếm nào mà bạn cho rằng có thể giúp trang web của bạn đạt được hiệu suất tốt hơn, hãy xem tiêu đề và đoạn trích được tạo cho các trang đó. Bạn nên xem liệu các tiêu đề và đoạn trích này có trả lời chính xác cụm từ tìm kiếm hay không hoặc nên cập nhật nội dung trang của bạn như thế nào để cải thiện chúng. Đừng cho rằng bạn cần phải thu hút 100% người dùng nhấp vào trang web của bạn đối với một cụm từ tìm kiếm; có rất nhiều biến xác định trang mà một người dùng nhấp vào.
- Xem quốc gia và thiết bị được sử dụng để xem số lượt hiển thị hoặc CTR của bạn có chịu sự ảnh hưởng của quốc gia hoặc thiết bị đó hay không. Có phải các trang của bạn có hiệu suất kém hơn trên thiết bị di động không? Có thể bạn sẽ phải cải thiện khả năng sử dụng trên thiết bị di động.
7. Tìm các từ khoá theo đúng dự kiến và ngoài dự kiến
Nếu từ khoá mà bạn cho là sẽ thấy lại không xuất hiện, thì có thể trang web của bạn chưa có đủ nội dung hữu ích liên quan đến các từ khoá đó.
Nếu những từ bất ngờ (như "Viagra" hoặc "sòng bạc") xuất hiện, thì có thể trang web của bạn đã bị tấn công.
8. Tìm tổng số cụm từ tìm kiếm có lồng ghép thương hiệu hoặc không lồng ghép thương hiệu.
Bạn nên xem có bao nhiêu cụm từ tìm kiếm làm trang web của bạn xuất hiện khi người dùng sử dụng hoặc không sử dụng một chuỗi cụ thể, chẳng hạn như tên thương hiệu. Lưu ý quan trọng: Các lượt truy vấn ẩn danh bị loại bỏ khi lọc theo cụm từ tìm kiếm, vì vậy bạn chỉ có thể ước tính giá trị này, nhưng nhìn chung thì phần trăm cụm từ tìm kiếm được gắn thương hiệu bằng:
(Cụm từ tìm kiếm có chứa "giá trị nào đó") (Cụm từ tìm kiếm không chứa "giá trị nào đó") + (Cụm từ tìm kiếm có chứa "giá trị nào đó") |
Cách sử dụng nâng cao...
Bạn sẽ thấy có nhiều chi tiết khác bạn có thể tìm hiểu trong quá trình khám phá dữ liệu, ví dụ như việc hệ thống gán dữ liệu cho URL nào (URL chính tắc), cách nhóm theo trang web hoặc URL, dữ liệu bị cắt và nhiều chi tiết khác.
Báo cáo này cho biết tần suất trang web của bạn xuất hiện trên Google Khám phá cũng như số lượt nhấp và tỷ lệ nhấp cho trang web trong các lần xuất hiện.
Xin lưu ý trang web của bạn phải đáp ứng điều kiện về số lượt hiển thị tối thiểu trong 3 tháng qua thì mới đủ điều kiện cho báo cáo này. Các trang cũng phải đạt được số lượt hiển thị tối thiểu trên Khám phá để có thể xuất hiện trong báo cáo. Lượt hiển thị chỉ được tính khi người dùng di chuyển đến để thấy đường liên kết đến một trang. Các lượt hiển thị và lượt nhấp luôn được gán cho URL của trang cuối cùng mà người dùng truy cập khi nhấp vào đường liên kết trên Khám phá.
Bắt đầu
Lọc và nhóm kết quả của bạn theo trang, quốc gia, ngày và nhiều phương diện khác.
So sánh hiệu suất trong tuần này với tuần trước đó
- Nhấp vào bộ lọc Ngày ở đầu trang
- Nhấp vào So sánh
- Chọn so sánh tuần trước với tuần trước nữa.
So sánh hiệu suất của trang web của bạn trên Khám phá ở 2 quốc gia hàng đầu
- Nhấp vào thẻ Quốc gia để xem 2 quốc gia hàng đầu của bạn
- Nhấp vào + Mới ở đầu trang để thêm bộ lọc và cách so sánh vào báo cáo.
- Nhấp vào Quốc gia rồi chọn So sánh
- Nhập tên của hai quốc gia mà bạn tìm thấy trong bước 1.
Cách sử dụng nâng cao...
Bạn sẽ thấy có nhiều chi tiết khác bạn có thể tìm hiểu trong quá trình khám phá dữ liệu.
Báo cáo này cho thấy dữ liệu về hiệu suất của trang web của bạn trên news.google.com cũng như trên ứng dụng Google Tin tức cho Android và iOS. Báo cáo này chỉ xuất hiện nếu bạn có đủ số lượt hiển thị trên những nền tảng này. Tìm hiểu thêm về cách quản lý sự xuất hiện của trang web trên Google Tin tức.
Bắt đầu
Lọc và nhóm kết quả của bạn theo trang, quốc gia, ngày và nhiều phương diện khác.
So sánh hiệu suất trong tuần này với tuần trước đó
- Nhấp vào bộ lọc Ngày ở đầu trang
- Nhấp vào So sánh
- Chọn so sánh tuần trước với tuần trước nữa.
So sánh hiệu suất của trang web của bạn trên Khám phá ở 2 quốc gia hàng đầu
- Nhấp vào thẻ Quốc gia để xem 2 quốc gia hàng đầu của bạn
- Nhấp vào + Mới ở đầu trang để thêm bộ lọc và cách so sánh vào báo cáo.
- Nhấp vào Quốc gia rồi chọn So sánh
- Nhập tên của hai quốc gia mà bạn tìm thấy trong bước 1.
Cách sử dụng nâng cao...
Bạn sẽ thấy có nhiều chi tiết khác bạn có thể tìm hiểu trong quá trình khám phá dữ liệu.