Quản lý các chế độ cài đặt bảo mật và quyền riêng tư trên điện thoại Pixel

Bạn có thể bảo vệ điện thoại của mình bằng cách cập nhật các chế độ cài đặt quyền riêng tư và bảo mật. Tìm hiểu cách kiểm tra và quản lý trạng thái bảo mật của bạn theo hướng dẫn từng bước của chúng tôi.

Lưu ý quan trọng:

  • Trong những bước này, có một số bước chỉ hoạt động trên Android 10 trở lên. Tìm hiểu cách xem phiên bản Android.
  • Bạn có thể cần phải chạm vào màn hình trong một số bước.

Quản lý tùy chọn cài đặt bảo mật

  1. Mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại.
  2. Nhấn vào Bảo mật.
  3. Ở trên cùng, bạn sẽ thấy trạng thái bảo mật của thiết bị và Tài khoản Google của mình. Nếu bạn cần thực hiện các hành động quan trọng để bảo mật thiết bị hoặc tài khoản, một thông báo nhắc nhở sẽ xuất hiện.

Hiểu rõ trạng thái bảo mật

Không phát hiện thấy sự cố: Không có sự cố bảo mật nào trên thiết bị hoặc Tài khoản Google của bạn.

Khả năng bảo mật có thể cải thiện: Có các đề xuất về bảo mật dành cho bạn.

Bạn có thể gặp rủi ro về bảo mật: Vui lòng xem xét các đề xuất về bảo mật và thực hiện hành động để bảo vệ tài khoản hoặc thiết bị của bạn. 

Bạn đang gặp rủi ro về bảo mật: Có các sự cố bảo mật nghiêm trọng mà bạn cần chú ý. Vui lòng xem xét các đề xuất về bảo mật và thực hiện hành động để bảo vệ tài khoản hoặc thiết bị của bạn.

Các chế độ cài đặt bảo mật mà bạn có thể quản lý

  • Bảo mật ứng dụng:
    Play Protect thường xuyên kiểm tra các ứng dụng và thiết bị của bạn để phát hiện hành vi gây hại. Bạn sẽ nhận được thông báo nếu Play Protect phát hiện thấy bất kỳ rủi ro nào về bảo mật.
  • Tìm thiết bị
    Đảm bảo rằng bạn có thể tìm thấy điện thoại nếu bị mất. Tìm hiểu cách chuẩn bị sẵn sàng để tìm điện thoại bị mất.
  • Phương thức khóa màn hình
    Khóa điện thoại bằng mã PIN, hình mở khóa hoặc mật khẩu. Tìm hiểu cách đặt phương thức khóa màn hình
  • Mở khóa bằng khuôn mặt và vân tay
    Dùng vân tay hoặc khuôn mặt để mở khóa điện thoại và ủy quyền mua hàng. Tìm hiểu cách thiết lập vân tay hoặc mở khóa bằng khuôn mặt.
  • Kiểm tra bảo mật của Google
    Xem xét các thiết bị đã đăng nhập, mật khẩu đã lưu, hoạt động gần đây và nhiều thông tin khác liên quan đến Tài khoản Google của bạn.
  • Bản cập nhật hệ thống Google Play
    Kiểm tra các bản cập nhật dành cho hệ điều hành Android của bạn.

Các chế độ cài đặt bảo mật nâng cao

  • Smart Lock
    Đặt thiết bị ở chế độ luôn mở khóa trong một số trường hợp nhất định. Tìm hiểu cách bật tính năng Smart Lock.
  • Ứng dụng quản trị thiết bị
    Tìm hoặc xóa các ứng dụng có thể quản lý điện thoại của bạn.
  • Khóa thẻ SIM:
    Yêu cầu phải có mã PIN để sử dụng thiết bị của bạn.
  • Mã hóa và thông tin xác thực
    Nếu điện thoại không được mã hóa theo mặc định, hãy tìm hiểu cách mã hóa dữ liệu trên điện thoại. Để quản lý chứng chỉ, hãy tìm hiểu cách thêm hoặc xóa chứng chỉ.
  • Cảnh báo tin nhắn đáng ngờ
    Nhận cảnh báo về các tin nhắn văn bản có thể chứa yêu cầu đáng ngờ, đường liên kết giả mạo hoặc tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo.
  • Tác nhân tin cậy
    Cho phép điện thoại sử dụng các tùy chọn mở khóa tự động như Địa điểm tin cậy hoặc Voice Match. Tìm hiểu cách bật tính năng tự động mở khóa.
  • Ghim ứng dụng
    Bạn có thể ghim màn hình để chỉ hiển thị màn hình đó cho đến khi bỏ ghim. Tìm hiểu cách ghim màn hình.
  • Xác nhận việc xóa SIM
    Xác minh danh tính của bạn trước khi xóa SIM đã tải xuống.
  • Giấy phép nguồn mở
    Xem các giấy phép nguồn mở của Android được liên kết với thiết bị của bạn.

Bảo mật hồ sơ công việc

Nếu dùng hồ sơ công việc trên thiết bị, bạn cũng có thể quản lý các chế độ cài đặt sau:

  • Sử dụng 1 kiểu khóa: Sử dụng một phương thức khóa màn hình thiết bị giống với tài khoản cá nhân của bạn trên thiết bị này.
  • Kiểu khóa hồ sơ công việc: Thiết lập một phương thức khóa màn hình khác với tài khoản cá nhân của bạn trên thiết bị này. 
  • Mở khóa bằng khuôn mặt và vân tay đối với hồ sơ công việc: Chỉ truy cập được vào hồ sơ công việc của bạn khi mở khóa thiết bị bằng khuôn mặt hoặc vân tay. 

Quản lý các chế độ cài đặt quyền riêng tư

  1. Mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại.
  2. Nhấn vào Quyền riêng tư.

Các chế độ cài đặt quyền riêng tư mà bạn có thể quản lý

  • Bảng tổng quan về quyền riêng tư
    Cho biết ứng dụng nào đã sử dụng quyền truy cập trong thời gian gần đây.
  • Trình quản lý quyền
    Kiểm soát quyền truy cập của ứng dụng vào dữ liệu của bạn.
  • Quyền truy cập vào máy ảnh
    Kiểm soát quyền truy cập vào máy ảnh của mọi ứng dụng và dịch vụ.
  • Quyền truy cập vào micrô
    Kiểm soát quyền truy cập vào micrô của mọi ứng dụng và dịch vụ.
  • Hiển thị mật khẩu
    Tính năng này hiển thị nội dung bạn nhập để giúp bạn sử dụng mật khẩu có độ phức tạp và an toàn cao hơn.
  • Thông báo trên màn hình khóa
    Chọn những thông báo sẽ xuất hiện trên màn hình khóa.
  • Lõi điện toán riêng tư
    Nhận nội dung đề xuất dựa trên những người, ứng dụng và nội dung mà bạn tương tác. Tìm hiểu thêm về công nghệ học của thiết bị.
  • Cá nhân hóa bằng dữ liệu ứng dụng
    Cho phép các ứng dụng gửi nội dung đến hệ thống Android.
  • Hiện thông báo khi truy cập vào bảng nhớ tạm
    Hiện một thông báo khi các ứng dụng truy cập vào văn bản, hình ảnh hoặc nội dung khác mà bạn đã sao chép.
  • Dịch vụ tự động điền của Google
    Quản lý các mật khẩu, thẻ tín dụng và địa chỉ đã lưu.
  • Nhật ký vị trí trên Google
    Lưu thông tin về những nơi bạn đến có mang theo thiết bị của mình.
  • Kiểm soát hoạt động
    Chọn các hoạt động và thông tin mà bạn cho phép Google lưu.
  • Quảng cáo
    Cá nhân hóa quảng cáo và quản lý mã nhận dạng cho quảng cáo của bạn.
  • Dữ liệu sử dụng và chẩn đoán
    Chia sẻ dữ liệu để giúp cải thiện Android.
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
8359345849343854957
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
1634144
false
false