Tìm hiểu cách hoạt động của kết quả tìm kiếm trong Google Play

Bạn có thể khám phá các ứng dụng trong Google Play trên nhiều thiết bị theo một số cách:

  • Tìm một ứng dụng hoặc loại ứng dụng
  • Duyệt qua trang chủ và các trang khác
  • Duyệt qua các lựa chọn của nhóm biên tập viên Google Play
  • Đọc trang chi tiết của một ứng dụng

Để giúp bạn tìm thấy những ứng dụng mang lại trải nghiệm tốt, Google Play cố gắng cung cấp cho bạn những kết quả liên quan nhất. Trước tiên, chúng tôi sẽ hiện các ứng dụng có chất lượng cao mà nhiều người có thể sử dụng.

Chúng tôi xem xét nhiều yếu tố để quyết định ứng dụng nào sẽ xuất hiện khi bạn tìm kiếm. Chúng tôi luôn nỗ lực cải thiện trải nghiệm khám phá cũng như cách thức xếp hạng các ứng dụng trên Google Play.

Cách hoạt động của kết quả tìm kiếm trên Google Play

Google Play sử dụng thông tin chi tiết về các ứng dụng để quyết định ứng dụng nào sẽ xuất hiện khi bạn tìm kiếm. Ví dụ: chúng tôi sử dụng thông tin chi tiết do nhà phát triển ứng dụng cung cấp, chẳng hạn như:

  • Tên ứng dụng
  • Nội dung mô tả
  • Danh mục
  • Hình ảnh
  • Nội dung ứng dụng
  • Chức năng

Chúng tôi cũng sử dụng những thông tin chi tiết như:

  • Đặc điểm của ứng dụng (ví dụ: liệu ứng dụng là trò chơi nhiều người chơi hay một người chơi)
  • Ý kiến phản hồi của người dùng (chẳng hạn như điểm xếp hạng, bài đánh giá và mức độ tương tác)

Cách thức chúng tôi sắp xếp và xếp hạng các ứng dụng trong Google Play

Để giúp bạn dễ dàng tìm thấy ứng dụng, chúng tôi quyết định những ứng dụng nào xuất hiện trên một trang bất kỳ cũng như số lượng và cách thức ứng dụng xuất hiện. Chúng tôi xem xét nhiều yếu tố khi sắp xếp các ứng dụng, chẳng hạn như:

  • Mức độ liên quan: Chúng tôi cho bạn thấy những ứng dụng có liên quan đến trang mà bạn đang truy cập hoặc nội dung mà bạn tìm kiếm.
  • Chất lượng của ứng dụng: Chúng tôi cho hiện những ứng dụng đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
  • Giá trị biên tập: Chúng tôi tuyển chọn các đề xuất dựa trên những nội dung đáng chú ý và thú vị.
  • Quảng cáo: Khi nhà phát triển quảng cáo các ứng dụng của họ, chúng tôi đảm bảo quảng cáo đó được đánh dấu rõ ràng.
  • Trải nghiệm người dùng: Chúng tôi cho hiện những ứng dụng có hiệu suất tốt trên Cửa hàng Play và những ứng dụng duy trì được sự yêu thích của người dùng sau khi họ cài đặt.

Các yếu tố này được tính trọng số khác nhau, tuỳ thuộc vào thiết bị, lựa chọn ưu tiên của bạn và nơi bạn tìm nội dung trong Google Play. Ví dụ: chúng tôi ưu tiên mức độ liên quan, mức độ tương tác và chất lượng khi hiển thị các ứng dụng trong kết quả tìm kiếm trên Google Play. Mức ảnh hưởng của 3 yếu tố này sẽ khác nhau tuỳ theo loại nội dung tìm kiếm.

Tìm hiểu những yếu tố chúng tôi xem xét khi sắp xếp ứng dụng

Mức độ liên quan

Trước tiên, chúng tôi cho bạn thấy những ứng dụng có liên quan nhất. Để xác định mức độ liên quan của một ứng dụng, chúng tôi xem xét:

  • Thiết bị bạn đang sử dụng. Chúng tôi đề xuất các ứng dụng có thể sử dụng và sử dụng tốt trên thiết bị của bạn.
  • Vị trí của bạn. Chúng tôi chỉ đề xuất những ứng dụng có thể sử dụng tại quốc gia/khu vực của bạn.
  • Trang bạn đang truy cập. Ví dụ: khi bạn truy cập vào thẻ "Trẻ em", chúng tôi sẽ đề xuất các ứng dụng dành cho trẻ em.
  • Nội dung bạn tìm kiếm. Chúng tôi sử dụng các từ trong nội dung tìm kiếm của bạn và những từ đồng nghĩa để xác định xem bạn đang tìm một ứng dụng cụ thể hay loại ứng dụng (chẳng hạn như “trò chơi đua xe”). Sau đó, chúng tôi dùng dữ liệu và những tín hiệu khác về ứng dụng để xác định ứng dụng nào phù hợp nhất với nội dung tìm kiếm của bạn.
    • Khi nội dung tìm kiếm hẹp, chẳng hạn như tên của một ứng dụng, chúng tôi sẽ cố gắng cho hiện ứng dụng đó.
    • Khi nội dung tìm kiếm rộng hơn, chẳng hạn như khi bạn tìm kiếm "chỉnh sửa ảnh", chúng tôi sẽ hiển thị nhiều ứng dụng. Chúng tôi sử dụng các yếu tố khác được mô tả ở đây để cho hiện những ứng dụng mà chúng tôi cho rằng sẽ mang lại trải nghiệm tốt. Chúng tôi cũng có thể cung cấp đề xuất từ Play Sách.
  • Mức độ liên quan của ứng dụng với một nhóm đối tượng người dùng rộng. Đối với những ứng dụng có đối tượng người dùng hẹp, có thể chúng tôi chỉ hiển thị ứng dụng nếu tin rằng đó là nội dung bạn đang tìm.

Chúng tôi cũng có thể cá nhân hoá kết quả sau khi bạn tìm kiếm. Để biết thêm thông tin về cách Google cá nhân hoá các dịch vụ và chế độ kiểm soát quyền riêng tư, hãy truy cập vào Chính sách quyền riêng tư của Google.

Trải nghiệm trong ứng dụng

Chúng tôi cho bạn thấy những ứng dụng có chất lượng cao, hoạt động hiệu quả và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Để đánh giá trải nghiệm của một ứng dụng, chúng tôi xem xét:

  • Trải nghiệm trong chính ứng dụng đó
  • Thông tin của ứng dụng mà người dùng có thể thấy trên Cửa hàng Play, chẳng hạn như biểu tượng, tên, ảnh chụp màn hình, video, nội dung mô tả và đường liên kết của ứng dụng
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng mà nhà phát triển cung cấp
  • Kiểu thiết kế hình ảnh và kiểu tương tác với người dùng của ứng dụng đó
  • Trải nghiệm quảng cáo trong ứng dụng đó (nếu có)
  • Liệu hoạt động, nội dung và tính năng của ứng dụng đó có đáp ứng mong muốn của người dùng hay không
  • Liệu ứng dụng đó có cung cấp khả năng tương thích, hiệu suất, độ ổn định và tốc độ phản hồi mà người dùng mong muốn hay không

Cụm từ tìm kiếm đề xuất

Để giúp bạn tìm thấy ứng dụng, chúng tôi đề xuất cụm từ tìm kiếm nhằm cung cấp kết quả có chất lượng cao cho bạn.

Trước khi bạn bắt đầu nhập, các cụm từ đề xuất được dựa trên những lần tìm kiếm gần đây của bạn trên Cửa hàng Play.

Trong khi bạn nhập, chúng tôi đề xuất các cụm từ tìm kiếm để giúp bạn tìm kiếm hiệu quả. Những cụm từ đề xuất này được dựa trên mẫu cụm từ tìm kiếm của tất cả người dùng trên Google Play.

Quảng cáo

Nhà phát triển có thể trả phí quảng cáo để ứng dụng của họ xuất hiện trong những phần được đánh dấu rõ ràng trên Google Play. Quảng cáo luôn được đánh dấu bằng một nhãn, chẳng hạn như "Quảng cáo" hoặc "Được tài trợ".

Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố được mô tả ở đây, chúng tôi còn xem xét:

  • Nội dung dành cho người trưởng thành: Google Play có thể lọc các ứng dụng dành cho người trưởng thành khỏi những cụm từ tìm kiếm không liên quan đến nội dung cho người trưởng thành.
  • Kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn: Một số nội dung tìm kiếm có thể hiển thị kết quả dành riêng cho vị trí của bạn và đã được đánh giá theo một số tiêu chuẩn. Ví dụ: đối với nội dung tìm kiếm chứa “COVID-19”, “vi-rút corona” và những từ khoá liên quan khác, nội dung của ứng dụng sẽ được xem xét kỹ lưỡng cùng với nhóm phụ trách vấn đề Tin cậy và An toàn, nhóm Chính sách công và Vấn đề toàn cầu cũng như các chính phủ và tổ chức phi chính phủ đối tác trên khắp thế giới.

Tìm hiểu về kết quả tìm kiếm trong Play Sách

Cách hoạt động của kết quả tìm kiếm trong Play Sách

Google Play sử dụng thông tin chi tiết về sách điện tử và sách nói để quyết định nội dung nào sẽ xuất hiện khi bạn tìm kiếm. Ví dụ: chúng tôi sử dụng thông tin chi tiết do nhà xuất bản cung cấp, chẳng hạn như:

  • Tên sách
  • Ngôn ngữ xuất bản sách
  • Mức phân loại nội dung theo độ tuổi
  • Thể loại
  • Nội dung sách

Chúng tôi cũng sử dụng những thông tin chi tiết như:

  • Định dạng (ví dụ: sách nói hoặc sách điện tử)
  • Đặc điểm của sách
  • Ý kiến phản hồi của người dùng (chẳng hạn như điểm xếp hạng và bài đánh giá)

Cách thức chúng tôi sắp xếp và xếp hạng sách

Để giúp bạn dễ dàng tìm thấy sách, chúng tôi chọn những cuốn sách nào xuất hiện trên một trang bất kỳ cũng như số lượng và cách thức sách xuất hiện. Chúng tôi xem xét nhiều yếu tố khi sắp xếp sách, chẳng hạn như:

  • Mức độ liên quan: Chúng tôi cho hiện sách có liên quan đến trang bạn đang truy cập hoặc nội dung bạn tìm kiếm.
  • Chất lượng của sách: Chúng tôi cho hiện những cuốn sách chứa nội dung có chất lượng cao và nhận được ý kiến phản hồi tốt từ người dùng.
  • Giá trị biên tập: Chúng tôi tuyển chọn các đề xuất dựa trên những nội dung đáng chú ý và thú vị.
  • Quảng cáo: Khi nhà xuất bản quảng cáo sách của họ trên Google Play, chúng tôi đảm bảo quảng cáo đó được đánh dấu rõ ràng.
  • Trải nghiệm người dùng: Chúng tôi cho hiện những cuốn sách mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
  • Bộ sách: Đối với bộ sách, chúng tôi sẽ nhóm những cuốn sách trong bộ sách lại với nhau. Thứ tự này có thể thay đổi tuỳ theo nội dung bạn đã tìm kiếm. Những cuốn sách trong một bộ sách cũng được nhóm lại theo định dạng.
  • Nhóm thể loại: Khi bạn tìm một thể loại, chúng tôi sẽ nhóm kết quả dựa trên mức độ phổ biến, yếu tố mới lạ, hoặc thể loại con.

Quản lý chế độ cá nhân hoá

Nếu muốn tắt tính năng cá nhân hoá trải nghiệm qua lịch sử đặt hàng và hoạt động trên Google, hãy thực hiện các bước sau:

  1. Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
  2. Chuyển đến mục Kiểm soát hoạt động.
  3. Tắt Hoạt động trên web và ứng dụng.


Để tìm và xoá hoạt động trước đây cũng như xoá các hoạt động này khỏi chế độ cá nhân hoá, hãy làm như sau:

  1. Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
  2. Chuyển đến mục Kiểm soát hoạt động.
  3. Chuyển đến mục Quản lý hoạt động.

Để biết thêm thông tin, hãy đọc nội dung Xoá hoạt động của bạn.

Lưu ý: Nếu bạn xoá hoạt động trước đây thì điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn khi sử dụng các dịch vụ khác của Google, chẳng hạn như Google Tìm kiếm và Trợ lý Google. Bạn luôn có thể bật lại chế độ cài đặt Hoạt động trên web và ứng dụng, xoá thông tin trong chế độ này hoặc thay đổi chế độ cài đặt tại account.google.com.

Tìm hiểu thêm về Hoạt động trên web và ứng dụng.

false
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
6537756173458330906
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
84680
false
false