Điều kiện chung của Google Play về quyền truy cập tại Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA)

Để tuân thủ quy định của Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA), trang này đưa ra những điều kiện chung của Google Play về quyền truy cập đối với nhà phát triển cung cấp ứng dụng cho người dùng ở Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA). Các điều kiện chung của Google Play về quyền truy cập có thể khác đi trong trường hợp nhà phát triển cung cấp ứng dụng cho người dùng bên ngoài EEA.

A. Bắt đầu với vai trò nhà phát triển trên Google Play 

Nhà phát triển có thể đăng ký Google Play nhanh chóng và dễ dàng bằng cách làm theo các bước sau:

  1. Đăng ký tài khoản nhà phát triển trên Play Console bằng Tài khoản Google của mình. 
  2. Chấp nhận Thoả thuận phân phối dành cho nhà phát triển (DDA) và Điều khoản dịch vụ của Play Console
  3. Thanh toán phí đăng ký một lần là 25 USD. 
  4. Chọn tài khoản tổ chức hoặc tài khoản cá nhân. 
  5. Xác minh thông tin danh tính nhà phát triển. 
  6. Nếu nhà phát triển chọn sử dụng tài khoản cá nhân, thì họ phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm thử trước khi cung cấp ứng dụng lên Google Play.

B. Dịch vụ của Google Play trong vai trò một đối tác trọn vòng đời 

Google Play hỗ trợ các ứng dụng trong toàn bộ vòng đời để nhà phát triển có thể xây dựng, phát triển và kiếm tiền từ ứng dụng của họ sao cho hiệu quả nhất. Quy trình hỗ trợ vòng đời của Google Play bao gồm nhiều tính năng, chẳng hạn như:

I. Một môi trường đáng tin cậy giúp đảm bảo an toàn cho người dùng và nhà phát triển

Internet có thể là một nơi nguy hiểm đối với người tiêu dùng và không phải tất cả ứng dụng/nền tảng trực tuyến đều được đảm bảo an toàn.  Google Play không ngừng đầu tư vào những hệ thống bảo mật đẳng cấp thế giới để đảm bảo người dùng và nhà phát triển được bảo vệ khỏi những mối đe doạ mới và ngày càng tinh vi. Nhờ đó, người dùng có thể yên tâm tải xuống, cập nhật và giao dịch với ứng dụng của nhà phát triển, đồng thời giúp bảo vệ nhà phát triển khỏi hành vi gian lận. 

Khung bảo mật của Google Play xem xét mọi ứng dụng mới và bản cập nhật ứng dụng để phát hiện nhiều loại rủi ro, chẳng hạn như phần mềm độc hại, nội dung không phù hợp, kỹ thuật gian lận và nội dung giả mạo hoặc vi phạm bản quyền.  Quy trình xem xét của chúng tôi dựa trên sự kết hợp giữa quy trình xem xét thủ công, quy trình học máy và các công cụ xem xét nâng cao tự động. Google Play xem xét hàng nghìn ứng dụng mới và bản cập nhật ứng dụng theo cách này mỗi ngày, đồng thời đầu tư đáng kể vào đội ngũ xem xét trên toàn cầu để đảm bảo rằng Google Play có thể đánh giá mọi ứng dụng mới và ứng dụng vừa cập nhật.  Nhờ các biện pháp bảo mật của Google Play, năm 2022, Google Play đã:

  • Ngăn chặn các giao dịch gian lận và bất chính với tổng giá trị trên 2 tỷ USD;
  • Ngăn chặn xuất bản 1,4 triệu ứng dụng vi phạm chính sách trên Google Play;
  • Chặn 173.000 tài khoản nhà phát triển có hành vi xấu; và
  • Giúp các nhà phát triển khắc phục khoảng 500.000 điểm yếu bảo mật ảnh hưởng đến khoảng 300.000 ứng dụng với tổng số lượt cài đặt vào khoảng 250 tỷ.

II. Những công cụ giúp nhà phát triển kiểm thử, xây dựng và tối ưu hoá ứng dụng

Chúng tôi muốn các nhà phát triển đạt được thành công ngay từ đầu. Để giúp họ đạt được mục tiêu này, Google Play đưa ra các hướng dẫn thực hiện, nghiên cứu điển hình và mô-đun đào tạo cho nhà phát triển ở mọi mức kinh nghiệm thông qua Học viện Google Play.  Những tài nguyên này về mọi chủ đề, từ kiến thức cơ bản về cách phát triển ứng dụng cho đến các chiến lược tiếp thị và kiếm tiền. 

Các tính năng kiểm thử và xây dựng của Google Play cho phép nhà phát triển tạo ra các ứng dụng chất lượng cao và kiểm thử trước khi phát hành.  Nhà phát triển có thể đánh giá hiệu suất của các bản dựng thông qua nhiều tính năng của Google Play, chẳng hạn như báo cáo sự cố, công cụ hiệu suất và kiểm thử tính bảo mật. Nhà phát triển cũng có thể phân phối bản dựng của họ đến những người đánh giá đáng tin cậy và nhận báo cáo trước khi ra mắt mà Google Play dành riêng cho họ, để đảm bảo ứng dụng của họ có thể bắt đầu ngay được.  Trên thực tế, những ứng dụng sử dụng công cụ kiểm thử của Google Play nhận được trung bình số lượt cài đặt và mức độ tương tác của người dùng hơn gấp 3 lần so với những ứng dụng không sử dụng.

Công cụ của chúng tôi không chỉ hỗ trợ nhà phát triển xây dựng ứng dụng: nhà phát triển có thể dùng các công cụ tối ưu hoá của Google Play để liên tục cải thiện ứng dụng trong suốt vòng đời ứng dụng. Chẳng hạn những công cụ như Android Performance Tuner, Android Vitals, API Google Play Developer ReportingPlay Asset Delivery.

III. Cơ sở hạ tầng để phân phối, cập nhật và cài đặt lại các ứng dụng của bạn

Google Play cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến trên nhiều loại thiết bị để người dùng có thể tải ứng dụng xuống, nhận bản cập nhật ứng dụng và cài đặt lại ứng dụng thật dễ dàng và yên tâm khi thay đổi thiết bị. Cơ sở hạ tầng có thể mở rộng của Google Play cho phép nhà phát triển cập nhật ứng dụng sau vài cú nhấp chuột. Nhờ đó, người dùng có thể nhận được nội dung ứng dụng mới ở bất cứ đâu trên thế giới. Google Play triển khai hơn 24 tỷ bản cập nhật riêng lẻ mỗi tuần, đồng thời, 150.000 máy chủ của Google Play xử lý 2,4 triệu truy vấn mỗi giây nhằm đáp ứng nhu cầu phân phối nội dung kỹ thuật số cho hàng tỷ thiết bị.

IV. Những công cụ giúp thu nạp người dùng và mở rộng phạm vi thu hút người dùng mới

Google Play cung cấp một loạt công cụ xếp hạng và khám phá ứng dụng để người dùng có thể khám phá các ứng dụng. Chúng tôi cũng cung cấp những công cụ được thiết kế riêng để giúp nhà phát triển thu nạp người dùng mới. Trong đó có các công cụ đăng ký trước để thúc đẩy nhu cầu mua một ứng dụng trước thời điểm phát hành; nội dung quảng bá để nhà phát triển có thể quảng bá nội dung cho người dùng bên ngoài ứng dụng; dịch vụ dịch thuật để ứng dụng có thể tiếp cận đối tượng trên toàn cầu bằng ngôn ngữ họ ưa dùng; và số liệu thống kê để giúp nhà phát triển đánh giá hiệu suất của họ so với những ứng dụng tương tự.

V. Những công cụ giúp thu hút, tương tác lại và giữ chân người dùng

Play cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ việc thu hút người dùng tương tác và tương tác lại, chẳng hạn như trang thông tin tuỳ chỉnh trên Cửa hàng Play để nhắm đến người dùng không hoạt động, thông báo đẩy để thu hút người dùng tương tác và tương tác lại, cũng như khoá đào tạo tuỳ nhu cầu cụ thể về cách cải thiện mức độ tương tác của người dùng. 

C. Phí dịch vụ của chúng tôi

Phí dịch vụ của Google Play phản ánh giá trị không ngừng gia tăng mà chúng tôi mang lại.

Để phản ánh giá trị mà Google Play mang lại cho toàn hệ sinh thái Google Play, chúng tôi tính phí nhà phát triển theo tỷ lệ phần trăm tính trên lượt tải ứng dụng có tính phí và giao dịch mua nội dung kỹ thuật số trong ứng dụng. Nhà phát triển có thể xem thêm thông tin về các khoản phí của chúng tôi trong Chính sách thanh toán.  

Với mô hình tính phí dựa trên giao dịch của Google Play, chúng tôi chỉ tính phí dịch vụ khi nhà phát triển trên Google Play bán hàng hoá và dịch vụ kỹ thuật số trong ứng dụng.  Theo đó, chúng tôi chỉ kiếm được tiền khi nhà phát triển kiếm được tiền.  

Mô hình tính phí dựa trên giao dịch của chúng tôi được thiết kế để giúp nhà phát triển linh hoạt lựa chọn mô hình kinh doanh mà họ muốn bằng cách: 

  • Cho phép nhà phát triển cung cấp nội dung miễn phí trong ứng dụng của họ mà không làm phát sinh bất kỳ khoản phí nào trên Google Play.
  • Khuyến khích nhà phát triển cung cấp nội dung miễn phí bên cạnh nội dung trả phí trong ứng dụng của họ (mô hình "thu phí trong miễn phí").  Điều này cho phép nhà phát triển thu nạp và thu hút người dùng bằng nội dung miễn phí mà không phát sinh bất kỳ khoản phí nào. 
  • Giảm chi phí trả trước cho nhà phát triển, vì Google Play chỉ tính phí dịch vụ sau khi người dùng hoàn tất giao dịch mua nội dung kỹ thuật số.

Bảng dưới đây trình bày phí dịch vụ của Google Play – đây là một trong những mức phí thấp nhất trong số các cửa hàng ứng dụng lớn.  Nhà phát triển có thể đọc thêm về phí dịch vụ của chúng tôi tại đây.

Phí dịch vụ của Google Play
Loại giao dịch Phí dịch vụ
Lượt tải xuống có tính phí và lượt mua hàng trong ứng dụng
  • 15% đối với khoản doanh thu 1 triệu USD đầu tiên mà nhà phát triển kiếm được trên toàn thế giới trong năm đó (nếu họ đã đăng ký tham gia chương trình mức phí dịch vụ 15%)
  • 30% đối với khoản thu nhập vượt quá 1 triệu USD mà nhà phát triển kiếm được trên toàn thế giới mỗi năm (nếu họ đã đăng ký tham gia chương trình 15%) hoặc 30% đối với toàn bộ doanh thu (nếu không đăng ký)
Gói thuê bao 15% đối với sản phẩm thuê bao mà người dùng thanh toán định kỳ
Các giao dịch khác Tối đa 15% đối với nhà phát triển đủ điều kiện thuộc những chương trình như Chương trình trải nghiệm nội dung đa phương tiện của Play
 

Như giải thích trong mục EF dưới đây, đối với nhà phát triển hoàn tất giao dịch qua một hệ thống thanh toán thay thế hoặc sử dụng những mô hình tính phí đã điều chỉnh theo chương trình chào bán bên ngoài.

D. Chính sách của chúng tôi

Các chính sách của Google Play bảo vệ cả người dùng và nhà phát triển, đồng thời duy trì môi trường chất lượng cao trên Google Play

Các chính sách của Google Play được áp dụng công bằng cho tất cả ứng dụng, kể cả ứng dụng của Google. Các chính sách của Google Play được quy định trong Thoả thuận Phân phối dành cho Nhà phát triển (DDA) của Google Play. DDA quy định mối quan hệ hợp đồng giữa nhà phát triển và Google liên quan đến việc sử dụng Google Play để phân phối sản phẩm. Trong thoả thuận này có nhiều Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển (DPP). Bạn có thể xem thêm thông tin về DPP trong Trung tâm chính sách dành cho nhà phát triển. DDA và DPP được áp dụng trên toàn cầu.  Nhà phát triển phải đảm bảo rằng ứng dụng của họ tuân thủ DDA và DPP tại tất cả khu vực tài phán nơi họ phân phối ứng dụng. 

Đối với nhà phát triển cung cấp những chương trình dành riêng cho Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) theo mục E dưới đây, họ cũng phải tuân theo các điều kiện bổ sung.  Đồng thời, nhà phát triển phải đảm bảo ứng dụng tuân theo các chương trình dành riêng cho EEA không được cung cấp cho người dùng bên ngoài EEA.

Tuân thủ các chính sách của Google Play

Các chính sách của Google Play giúp đảm bảo rằng người dùng được bảo vệ khỏi nội dung độc hại, gây hại và trục lợi, đồng thời ứng dụng đó đáp ứng những yêu cầu cơ bản để đảm bảo chức năng cho người dùng. Các chính sách của Google Play đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì môi trường đáng tin cậy của Google Play, giúp người dùng yên tâm tải và giao dịch với các ứng dụng trên Google Play.

Chúng tôi giúp nhà phát triển dễ dàng tuân thủ các chính sách của Google Play:

  • Các chính sách của chúng tôi sử dụng ngôn từ đơn giản và được cung cấp công khai trên mạng;
  • Nhà phát triển sẽ nhận được thông báo thoả đáng trước khi chính sách mới ra mắt hoặc chính sách hiện hành được cập nhật những yêu cầu mới;
  • Google Play cung cấp một công cụ theo dõi trạng thái tuân thủ chính sách cho ứng dụng của họ để giúp nhà phát triển quản lý việc tuân thủ các chính sách mới và hiện hành của Google Play;

Nhà phát triển có thể tìm thấy tài nguyên hướng dẫn về việc tuân thủ Chính sách của Google Play tại đây, cũng như trên Học viện Google Play, nơi cung cấp những khoá đào tạo miễn phí về việc tuân thủ các chính sách của Google Play.

E. Quản lý thanh toán theo cách của bạn

Nhà phát triển có thể chọn hoàn tất giao dịch mua hàng trong ứng dụng thông qua hệ thống thanh toán của Google hoặc thông qua một nhà cung cấp hệ thống thanh toán thay thế.

Với Google Play, nhà phát triển có thể linh hoạt lựa chọn hoàn tất giao dịch mua hàng trong ứng dụng thông qua hệ thống thanh toán của Google Play hoặc một hệ thống thanh toán riêng của nhà phát triển.  Những giao dịch diễn ra trong một ứng dụng trên Google Play nhưng phụ thuộc vào một hệ thống thanh toán thay thế cũng được hưởng lợi nhờ chính các dịch vụ của Play, tương tự như các giao dịch mua hàng khác trong ứng dụng, ngoại trừ dịch vụ thanh toán.  Do đó, những giao dịch này chỉ phải trả phí dịch vụ của Google Play trừ đi một khoản điều chỉnh.  

Nhà phát triển có thể hoàn tất giao dịch qua một hệ thống thanh toán thay thế bằng cách đăng ký tham gia ít nhất một chương trình sau đây: 

  • Chương trình phương thức thanh toán do người dùng chọn của Google Play, cho phép nhà phát triển cung cấp cho người dùng lựa chọn: hoàn tất giao dịch qua hệ thống thanh toán của Google Play hoặc qua một hệ thống thanh toán thay thế.  Trong trường hợp người dùng chọn hoàn tất giao dịch bằng một hệ thống thanh toán thay thế theo phương thức thanh toán do người dùng chọn, nhà phát triển sẽ phải trả phí dịch vụ tiêu chuẩn trừ đi mức điều chỉnh là 4 điểm phần trăm.  Trong trường hợp người dùng chọn sử dụng hệ thống thanh toán của Google Play để hoàn tất giao dịch theo phương thức thanh toán do người dùng chọn, phí dịch vụ tiêu chuẩn sẽ được áp dụng mà không điều chỉnh. Hãy đọc bài viết này trên Trung tâm trợ giúp để biết thêm thông tin về chương trình phương thức thanh toán do người dùng chọn.
  • Chương trình EEA (Chương trình thuộc Khu vực kinh tế Châu Âu) của Google Play cho phép nhà phát triển chỉ cung cấp cho người dùng một hệ thống thanh toán thay thế, không cần cung cấp hệ thống thanh toán của Google Play.  Các giao dịch hoàn tất qua hệ thống thanh toán thay thế theo chương trình EEA sẽ phải chịu phí dịch vụ tiêu chuẩn trừ đi mức điều chỉnh là 3 điểm phần trăm. Hãy đọc bài viết này trên Trung tâm trợ giúp để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình EEA.

Nhà phát triển bắt buộc phải tuân thủ điều khoản của những chương trình này. Cụ thể, nhà phát triển phải sử dụng API của chương trình để báo cáo chính xác những giao dịch được hoàn tất thông qua những chương trình này, đồng thời phải tuân thủ những yêu cầu liên quan đến trải nghiệm người dùng để đảm bảo người dùng không hiểu lầm hoặc tiếp xúc với nội dung không an toàn hoặc bất hợp pháp.

F. Quảng bá và giao kết giao dịch giữa nhiều nền tảng

Nhà phát triển được tự do quảng bá việc chào bán bên ngoài và giao kết hợp đồng tương ứng.

Nhà phát triển có nhiều lựa chọn quảng bá cho người dùng Google Play nội dung có thể mua được bên ngoài ứng dụng của họ (chẳng hạn như trên cửa hàng trực tuyến riêng của nhà phát triển).  

Nhà phát triển có thể thoải mái liên hệ với người dùng của họ trên Google Play về những chương trình xúc tiến thông qua các kênh bên ngoài Google Play, chẳng hạn như qua email hoặc tin nhắn văn bản. Nhà phát triển cũng có thể quảng bá việc chào bán bên ngoài trong ứng dụng của họ trên Google Play, kể cả bằng cách sử dụng "đường liên kết ra bên ngoài". Google Play cung cấp một chương trình về việc chào bán bên ngoài để hỗ trợ những hoạt động xúc tiến như vậy trong ứng dụng, theo mô tả dưới đây.  

Google Play không hạn chế người dùng giao kết hợp đồng bên ngoài ứng dụng của nhà phát triển qua những hoạt động xúc tiến như vậy.  Đồng thời, người dùng có thể sử dụng nội dung trong các ứng dụng trên Google Play mà họ đã mua bên ngoài ứng dụng.  

Chương trình của Google Play về việc chào bán bên ngoài cho phép nhà phát triển giới thiệu tại ứng dụng của mình trên Google Play những thông điệp quảng bá và siêu liên kết cho việc chào bán bên ngoài trên trang web của họ, nơi người dùng giao kết hợp đồng tương ứng. Nhà phát triển tham gia chương trình chào bán bên ngoài (kể cả nội dung quảng bá trong ứng dụng đưa người dùng ra bên ngoài ứng dụng) phải triển khai những biện pháp giúp người dùng biết được rằng họ đang giao dịch bên ngoài ứng dụng mà không có những biện pháp bảo mật và an toàn do Play cung cấp. Các yêu cầu có liên quan được xuất bản tại đây

Đối với những nhà phát triển đã đăng ký tham gia chương trình chào bán bên ngoài, Google Play sẽ áp dụng một mô hình tính phí mới đối với giao dịch mua của người dùng có liên kết với một ứng dụng trên Play nhưng diễn ra ở bên ngoài ứng dụng. Theo mô hình này, Google Play sẽ tính hai khoản phí riêng biệt: 

  • Phí "thu nạp ban đầu" (DMA, Mục 40) sẽ được tính dưới dạng phần chia sẻ doanh thu dựa trên những giao dịch mua được liên kết với một ứng dụng trên Play nhưng diễn ra bên ngoài ứng dụng. Khoản phí này sẽ được giới hạn trong khoảng thời gian 2 năm và sẽ là 5% đối với gói thuê bao tự động gia hạn và 10% đối với sản phẩm khác được tiêu thụ trong ứng dụng.  
  • Một khoản phí riêng cho những dịch vụ mà Google Play duy trì cung cấp, chẳng hạn như dịch vụ bảo mật, cập nhật ứng dụng và hỗ trợ kiếm tiền. Google Play sẽ thu khoản phí này trong suốt thời gian cung cấp những dịch vụ đó. Sau giai đoạn thu nạp ban đầu là 2 năm, nhà phát triển có thể chọn không sử dụng các dịch vụ duy trì của Google Play nếu người dùng đồng ý và bật tính năng chọn không sử dụng.  Khi việc không sử dụng diễn ra, nhà phát triển sẽ ngưng việc trả phí. Mức phí sẽ là 7% đối với gói thuê bao tự động gia hạn và 17% đối với sản phẩm khác được tiêu thụ bên trong ứng dụng. 

Hãy đọc bài viết này trên Trung tâm trợ giúp để biết thêm thông tin về chương trình chào bán bên ngoài.

G. Kháng nghị và hoà giải 

Kháng nghị

Nếu cho rằng chúng tôi đã áp dụng sai chính sách đối với một ứng dụng nào đó, thì nhà phát triển có thể kháng nghị biện pháp thực thi của chúng tôi thông qua quy trình kháng nghị nội bộ của Google Play.  Google Play sẽ khôi phục ứng dụng của nhà phát triển trong trường hợp biện pháp đó bị thực thi nhầm. Để gửi đơn kháng nghị, nhà phát triển có thể nhấp vào đường liên kết trong email thông tin của Google mà họ nhận được, hoặc hoàn tất và gửi biểu mẫu này

Nhà phát triển cũng có thể huỷ bỏ biện pháp thực thi của Google Play bằng cách khắc phục vấn đề xảy ra với ứng dụng rồi gửi phiên bản ứng dụng tuân thủ chính sách. Bài viết này trên Trung tâm trợ giúp cung cấp thêm thông tin về cách gửi lại ứng dụng.

Hoà giải

Trong trường hợp tranh chấp liên quan đến việc áp dụng chính sách của Google Play đối với ứng dụng được cung cấp qua Google Play cho người dùng ở EEA không được giải quyết thông qua quy trình khiếu nại nội bộ của Google, thì nhà phát triển cũng có thể giải quyết tranh chấp thông qua hình thức hoà giải độc lập của Trung tâm giải quyết tranh chấp hiệu quả (CEDR). Hoà giải là một quy trình linh hoạt, bảo mật và khách quan được thực hiện mà không có định kiến về vị thế pháp lý của bên nào, theo đó một bên hoà giải trung lập sẽ hỗ trợ các bên đang xung đột trong quá trình thương lượng để đạt được một giải pháp mà đôi bên cùng thống nhất.

Trừ trường hợp luật yêu cầu, việc hoà giải là tự nguyện. Nhà phát triển hay Google đều không có nghĩa vụ phải hoà giải tranh chấp.

Nhà phát triển có thể đăng ký hoà giải tranh chấp bằng cách điền vào biểu mẫu đăng ký tại đây. Nếu nhà phát triển và Google đồng ý hoà giải, thì Google sẽ chi trả chi phí hoà giải. Tuy nhiên, nhà phát triển sẽ chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí khác liên quan đến việc tham gia và chuẩn bị cho quá trình hoà giải, bao gồm cả chi phí pháp lý.

Để hỗ trợ quá trình này cho nhà phát triển, CEDR đã xuất bản hướng dẫn tại đây, trong đó nêu rõ cách chuẩn bị cho quá trình hoà giải và những nội dung cần cung cấp trong bản tóm tắt vụ việc bằng văn bản, thường được gửi đến bên hoà giải và được trao đổi trước khi tiến hành hoà giải. Kết quả hoà giải không có tính ràng buộc đối với nhà phát triển hoặc Google, và không ảnh hưởng đến việc nhà phát triển được khiếu hiện theo bất kỳ luật hiện hành nào.

H. Ngưng sử dụng Google Play

Nhà phát triển có thể chấm dứt tài khoản nhà phát triển trên Play Console bằng cách: 

  1. Huỷ xuất bản mọi phần mềm, nội dung, tài liệu kỹ thuật số cũng như những mặt hàng và dịch vụ khác mà họ đã cung cấp trên Play Console.
  2. Ngừng sử dụng Play Console và những thông tin đăng nhập khác có liên quan của nhà phát triển. 

Nhà phát triển có thể tìm thêm thông tin về cách chấm dứt tài khoản nhà phát triển trên Play Console trong Mục 10 của Thoả thuận Phân phối dành cho Nhà phát triển.

 

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

true
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
2953710734189183116
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
92637
false
false