Xác minh danh tính khi bạn thực hiện một hành động nhạy cảm

Lưu ý quan trọng: Nếu là người dùng hoặc quản trị viên Google Workspace, bạn có thể xem hướng dẫn dành riêng cho tài khoản Workspace. Nếu có Tài khoản Google thông qua nơi làm việc, bạn có thể phải xác minh danh tính của mình bằng thiết bị của cơ quan.

Nhắm giúp bảo vệ tài khoản và dữ liệu của mình, bạn phải xác minh danh tính khi thực hiện các hành động nhạy cảm. Đây là cách Google cung cấp phương thức bảo mật nhiều lớp.

Google sử dụng cách này để giúp bảo vệ tài khoản của bạn khỏi bị thiệt hại mà tin tặc có thể gây ra. Với biện pháp bảo vệ này, ngay cả khi tin tặc lấy được thông tin cá nhân hoặc thông tin đăng nhập của bạn, chúng vẫn sẽ gặp trở ngại khi cố gắng thực hiện các hành động nhạy cảm trên tài khoản của bạn.

Các hành động nhạy cảm liên quan đến chế độ cài đặt của tài khoản:

  • Xem hoạt động đã lưu trong Tài khoản Google.
  • Thay đổi mật khẩu của bạn.
  • Xem mật khẩu đã lưu.
  • Bật tính năng Xác minh 2 bước.
  • Tải dữ liệu của bạn xuống.

Khi bạn thực hiện những thay đổi mang tính nhạy cảm trong các sản phẩm của Google, chúng tôi có thể yêu cầu bạn xác minh danh tính. Sau đây là một số ví dụ về những thay đổi mang tính nhạy cảm:

  • Thay đổi quyền sở hữu kênh trên YouTube Studio.
  • Thay đổi ngân sách của tài khoản Google Ads.
  • Khi bạn mua bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào khác của Google.
    • Ví dụ: Mua thiết bị Google Pixel hoặc Nest trên Google Store.
  • Trong Gmail, khi bạn tạo hoặc sửa đổi bộ lọc email có nội dung nhạy cảm, thêm địa chỉ chuyển tiếp, bật quyền truy cập IMAP hoặc thêm người được uỷ quyền. Tìm hiểu cách uỷ quyền và cộng tác trên email.

Để xác minh danh tính của bạn, hãy sử dụng một thiết bị hoặc khoá bảo mật mà bạn đã đăng ký cho tài khoản của mình từ ít nhất 7 ngày trước. Bạn có thể sử dụng:

  • Thiết bị được liên kết với số điện thoại khôi phục cho tài khoản của bạn
  • Thiết bị đã đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn
  • Đối với những tài khoản đã bật tính năng Xác minh 2 bước:

Lưu ý quan trọng: Nếu bạn không thể xác minh danh tính của mình, Google có thể không cho phép bạn thực hiện hành động nhạy cảm trong khoảng thời gian 7 ngày. Sự trì hoãn này là nhằm đảm bảo tài khoản và dữ liệu của bạn luôn được bảo vệ.

  • Trong khoảng thời gian 7 ngày: Bạn vẫn có thể sử dụng và truy cập vào tài khoản của mình, nhưng sẽ không được phép cập nhật các thông tin nhạy cảm hoặc thực hiện các hành động nhạy cảm trừ phi bạn xác minh được danh tính của mình.
  • Sau khoảng thời gian 7 ngày: Bạn có thể thực hiện hành động nhạy cảm đó mà không cần phải xác minh.

Chúng tôi hiểu rằng trong một số trường hợp, chủ sở hữu hợp pháp của tài khoản có thể mất quyền truy cập vào điện thoại hoặc số điện thoại. Chúng tôi chỉ giới hạn quyền thực hiện các hành động nhạy cảm trong khoảng thời gian 7 ngày. Để tiếp tục mua hàng trong một số quy trình mua, bạn có thể chọn thanh toán mà không cần đăng nhập.

Khắc phục sự cố

Nếu bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google của mình nhưng không thể xác minh danh tính để thực hiện một hành động, hãy chuyển đến phần liên quan ở bên dưới.

Bạn nhận được thông báo "Đã chặn hành động nhạy cảm"

Để bảo vệ tài khoản của bạn, chúng tôi có thể chặn không cho bạn thực hiện một số hành động nhạy cảm nếu Tài khoản Google của bạn không được liên kết với bất kỳ mục nào sau trong ít nhất 7 ngày:

  • Thiết bị dùng để đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn
  • Số điện thoại
  • Khoá bảo mật

Nếu không thấy lựa chọn xác minh danh tính của mình, bạn có thể:

Bạn không thể sử dụng thiết bị của mình

Thiết bị Android của bạn không có kết nối mạng

Nếu đã đăng nhập vào một thiết bị Android chưa kết nối Internet, bạn vẫn có thể sử dụng thiết bị này để xác minh danh tính của mình.

  1. Chọn hành động nhạy cảm bạn đang cố gắng thực hiện.
  2. Trên màn hình "Xác minh danh tính của bạn", hãy nhấn vào Cách xác minh khác sau đó Nhận mã bảo mật trên điện thoại Android.
  3. Làm theo hướng dẫn trên màn hình.

Tìm hiểu cách nhận mã bảo mật trên thiết bị Android.

Thiết bị của bạn không hoạt động

Nếu không thể sử dụng thiết bị của mình, bạn có thể thử lại trên một thiết bị khác bạn thường dùng và làm theo các bước này.

Bạn không nhận được lời nhắc trên thiết bị của mình

Nếu bạn không nhận được lời nhắc trong vòng một vài phút:

  1. Đảm bảo rằng thiết bị của bạn đã kết nối Internet.
    • Để nhận lời nhắc, bạn cần bật Wi-Fi hoặc dữ liệu di động.
  2. Xác nhận rằng bạn đã đăng nhập vào tài khoản trên thiết bị của bạn.
  3. Chuyển đến màn hình đăng nhập sau đó nhấn vào Gửi lại.
Mẹo: Nếu gần đây bạn đã cập nhật thông tin nhạy cảm, hãy chờ đủ 7 ngày sau khi cập nhật rồi thử lại. Nếu bạn vẫn không nhận được lời nhắc, hãy nhấn vào Thử cách khác rồi chọn một tuỳ chọn khác.
Bạn không nhận được tin nhắn văn bản

Nếu bạn không nhận được tin nhắn trong vòng vài phút:

  1. Đảm bảo rằng điện thoại của bạn đang liên kết với đúng số điện thoại khôi phục trên tài khoản của bạn.
  2. Đảm bảo bạn có tín hiệu mạng mạnh hoặc điện thoại đang kết nối với Wi-Fi.
  3. Chuyển đến màn hình đăng nhập rồi chọn Gửi lại.
  4. Nếu bạn vẫn không nhận được tin nhắn, hãy chọn Cách xác minh khác sau đó Nhận mã bảo mật trên điện thoại Android.
Mẹo: Nếu gần đây bạn đã cập nhật thông tin nhạy cảm, hãy chờ đủ 7 ngày sau khi cập nhật rồi thử lại. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách nhận mã bảo mật trên thiết bị Android.

Không thể đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn

Nếu bạn không thể đăng nhập vào Tài khoản Google để sử dụng các dịch vụ của Google như Gmail, Drive hoặc Photos, hãy tìm hiểu cách khôi phục Tài khoản Google của bạn.

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Các ứng dụng của Google
Trình đơn chính