Các vấn đề về việc thiết lập chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất

 

Trình khắc phục sự cố có hướng dẫn của chúng tôi có thể giúp bạn xác định, giải thích và giải quyết các nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến những biến động ngoài dự kiến về mức chi tiêu của chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất.
 

Nếu chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất của bạn không hoạt động như mong đợi, thì nguyên nhân có thể là do các vấn đề cụ thể về tiêu chí nhắm mục tiêu, tính năng theo dõi lượt chuyển đổi hoặc chế độ cài đặt chiến dịch. Bài viết này sẽ giúp bạn khắc phục sự cố cho chiến dịch trong các trường hợp sau:

Trước khi bắt đầu

Bạn có thể tạo chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất để quảng cáo mà không cần tốn nhiều công sức cho việc thiết lập hoặc cung cấp mẫu quảng cáo. Các chiến dịch dựa trên mục tiêu này sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) và tính năng thử nghiệm của Google để giúp bạn đạt được mục tiêu, đồng thời tối ưu hoá hiệu suất trên các kênh như nguồn cấp dữ liệu Khám phá, Mạng Hiển thị, Gmail, Google Maps, các trang web đối tác của Google, Google Tìm kiếm và YouTube. Tìm hiểu thêm về cách Tạo chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất

Khi đến thời điểm xem xét hiệu suất của chiến dịch, hãy lưu ý những điều sau:

  • Các thay đổi cần có thời gian để kiểm chứng: Để nhận được kết quả chính xác, sau khi thực hiện thay đổi cho chiến dịch, bạn cần đợi một khoảng thời gian ngắn (ít nhất từ 2 đến 3 ngày) rồi mới tiến hành phân tích kết quả.
  • Xem xét những chỉ số phù hợp: Nếu bạn sử dụng bất kỳ chiến lược giá thầu nào trong số các chiến lược Đặt giá thầu thông minh, hãy xác nhận rằng các chỉ số thành công của bạn phù hợp với mục tiêu của chiến dịch.

Hướng dẫn

Các bước khắc phục lỗi trong quá trình thiết lập chiến dịch

  1. Kiểm tra thông tin thiết lập nhóm thành phần và xác định xem bạn có vượt quá giới hạn nào hay không.
    • Tìm hiểu thêm về cách Tạo nhóm thành phần.
    • Ví dụ: Bạn đã thêm 16 dòng tiêu đề trong khi chiến dịch chỉ được phép có tối đa 15 dòng tiêu đề.
  2. Đối với những nhà quảng cáo đã gửi kèm nguồn cấp dữ liệu Merchant Center, hãy đảm bảo URL cuối cùng khớp với URL được đính kèm trong Merchant Center.
    • Các URL này phải khớp với nhau thì bạn mới có thể tạo chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất.
Lưu ý: Nếu tính năng Mở rộng URL cuối cùng đang bật, thì Google có thể thay thế URL cuối cùng bằng một trang đích phù hợp hơn dựa trên cụm từ tìm kiếm của người dùng và tạo dòng tiêu đề linh động, dòng mô tả cũng như các thành phần bổ sung để phù hợp với nội dung trên trang đích của bạn. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về thành phần được tạo tự động.

Các bước khắc phục những vấn đề khác trong hoạt động phân phát của chiến dịch

Lưu ý: Hướng dẫn bên dưới là một phần trong thiết kế mới của trải nghiệm người dùng Google Ads. Để sử dụng thiết kế trước đây, hãy nhấp vào biểu tượng "Giao diện" rồi chọn Sử dụng bản thiết kế trước. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản trước đây của Google Ads, hãy xem Sơ đồ tham khảo nhanh hoặc sử dụng thanh Tìm kiếm trong bảng điều hướng trên cùng của Google Ads để thấy trang mà bạn đang tìm.

Chiến dịch đang phân phát quảng cáo trên những trang đích không đúng như dự kiến hoặc không phù hợp

Nếu bạn thấy quảng cáo của mình đang được phân phát trên những trang đích mà bạn không dự định sử dụng cho chiến dịch, thì nguyên nhân có thể là do tính năng Mở rộng URL cuối cùng đang bật. Khi bạn bật tính năng này, Google sẽ linh động tạo dòng tiêu đề, nội dung mô tả và các thành phần khác cho phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng. Tìm hiểu thêm về tính năng Mở rộng URL cuối cùng của chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất

Nếu không muốn Google chọn các trang đích thay thế, bạn có thể chọn không sử dụng tính năng Mở rộng URL cuối cùng bằng cách làm theo các bước bên dưới:

  1. Trong tài khoản Google Ads của bạn, hãy nhấp vào biểu tượng Chiến dịch Campaigns Icon.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Chiến dịch trong trình đơn khu vực.
  3. Nhấp vào Chiến dịch.
  4. Nhấp vào tab Cài đặt.
  5. Chọn chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất mà bạn muốn chỉnh sửa.
  6. Trong phần “Cài đặt bổ sung”, hãy mở rộng mục “Mở rộng URL cuối cùng”.
  7. Chọn tắt tính năng này.
  8. Nhấp vào Lưu.

Chiến dịch đang phân phát thành phần không mong muốn

Nếu bạn nhận thấy quảng cáo của mình đang phân phát thành phần không mong muốn, thì có thể là do tính năng Mở rộng URL cuối cùng đang bật. Khi bạn bật tính năng này, Google sẽ linh động tạo dòng tiêu đề, nội dung mô tả và các thành phần khác cho phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng. Tìm hiểu thêm về tính năng Mở rộng URL cuối cùng của chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất.

Nếu không muốn Google chọn các trang đích thay thế, bạn có thể chọn không sử dụng tính năng Mở rộng URL cuối cùng bằng cách làm theo các bước bên dưới:

  1. Trong tài khoản Google Ads của bạn, hãy nhấp vào biểu tượng Chiến dịch Campaigns Icon.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Chiến dịch trong trình đơn khu vực.
  3. Nhấp vào Chiến dịch.
  4. Nhấp vào tab Cài đặt.
  5. Chọn chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất mà bạn muốn chỉnh sửa.
  6. Trong phần “Cài đặt bổ sung”, hãy mở rộng mục “Mở rộng URL cuối cùng”.
  7. Chọn tắt tính năng này.
  8. Nhấp vào Lưu.

Quảng cáo phân phát trên các vị trí không liên quan hoặc không mong muốn

Với tính năng loại trừ vị trí, bạn có thể ngăn quảng cáo phân phát ở một số vị trí trên những trang, trang web, ứng dụng di động và video cụ thể mà bạn không muốn quảng cáo xuất hiện. Tính năng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của chiến dịch vì nó giới hạn phạm vi phân phát. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng tính năng này cho mục đích bảo vệ thương hiệu. Cụ thể là bạn có thể loại trừ những trang web và ứng dụng di động không phù hợp với thương hiệu của mình. Chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất sẽ tuân thủ mọi tiêu chí loại trừ vị trí ở cấp tài khoản và cấp tài khoản người quản lý (MCC). Hiện tại, chúng tôi chưa hỗ trợ tiêu chí loại trừ vị trí ở cấp chiến dịch. Tìm hiểu thêm về cách Loại trừ vị trí ở cấp tài khoản

Quảng cáo phân phát ở những vị trí không như mong muốn

Có 2 phương pháp nhắm mục tiêu theo vị trí trong chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất:

  • Sự hiện diện hoặc mối quan tâm: Những người ở các vị trí mà bạn nhắm đến hoặc những người thường xuyên ở các vị trí mà bạn nhắm đến, hoặc những người đã thể hiện sự quan tâm đến các vị trí mà bạn nhắm đến (Đề xuất)
  • Sự hiện diện: Những người ở các vị trí mà bạn nhắm đến hoặc những người thường xuyên ở các vị trí mà bạn nhắm đến

Sau khi chiến dịch đi vào hoạt động, bạn có thể xem vị trí của những người dùng nhìn thấy quảng cáo trên cả chế độ xem bản đồ của trang "Tổng quan" và bằng cách nhấp vào thẻ "Vị trí". Chiến dịch này dự kiến sẽ nhận được một ít lưu lượng truy cập từ người dùng bên ngoài những vị trí được nhắm mục tiêu.

Ví dụ: Nếu một chiến dịch nhắm đến người dùng ở Hoa Kỳ dựa trên tiêu chí "Sự hiện diện", thì chiến dịch đó sẽ chỉ hiển thị quảng cáo cho người dùng ở Hoa Kỳ. Nếu một chiến dịch nhắm đến người dùng ở Hoa Kỳ dựa trên tiêu chí "Sự hiện diện hoặc mối quan tâm", thì chiến dịch đó sẽ hiển thị quảng cáo cho cả người dùng ở Hoa Kỳ và những người đã bày tỏ sự quan tâm ở Hoa Kỳ.

Nếu thấy quảng cáo được phân phát ở những vị trí không được nhắm đến, bạn có thể thêm những vị trí đó làm tiêu chí loại trừ.

  1. Trong tài khoản Google Ads của bạn, hãy nhấp vào biểu tượng Chiến dịch Campaigns Icon.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Đối tượng, từ khoá và nội dung trong trình đơn khu vực.
  3. Nhấp vào Vị trí.
  4. Nhấp vào thẻ "Loại trừ".
  5. Nhấp vào Chỉnh sửa vị trí hoặc biểu tượng bút chì để thêm vị trí muốn loại trừ.
  6. Nhập vị trí để loại trừ rồi nhấp vào Lưu.

Kiểm tra danh sách loại trừ vị trí cấp tài khoản trong các tài khoản phụ (trong MCC)

  1. Trong tài khoản người quản lý trên trình đơn trang ở bên trái, hãy nhấp vào phần Cài đặt, sau đó nhấp vào Cài đặt tài khoản phụ.
  2. Đảm bảo cột "Danh sách loại trừ vị trí đã áp dụng" xuất hiện trong bảng. Nếu chưa, hãy nhấp vào biểu tượng "Cột"Ảnh biểu tượng các cột trên Google Ads để thêm cột này.
  3. Trong cột "Danh sách loại trừ vị trí đã áp dụng" cho chiến dịch mà bạn đang kiểm tra,
    • Bạn sẽ thấy dấu gạch ngang nếu danh sách loại trừ không được áp dụng.
    • Bạn sẽ thấy tên danh sách nếu danh sách loại trừ được áp dụng.

Kiểm tra danh sách loại trừ vị trí cấp tài khoản trong các tài khoản phụ (trong tài khoản phụ)

  1. Trong tài khoản Google Ads của bạn, hãy nhấp vào biểu tượng Chiến dịch Campaigns Icon.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Đối tượng, từ khoá và nội dung trong trình đơn khu vực.
  3. Nhấp vào Nội dung.
  4. Trong trình đơn thả xuống, hãy nhấp vào Loại trừ vị trí.
  5. Nhấp vào Thêm bộ lọc, rồi chọn Cấp độ.
  6. Đánh dấu vào ô bên cạnh tài khoản mà bạn muốn xem chiến dịch.
  7. Nhấp vào Áp dụng.

Các bước khắc phục sự cố cho những chiến dịch sử dụng nguồn cấp dữ liệu Merchant Center

Đối với những nhà quảng cáo nâng cấp chiến dịch Mua sắm lên chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất:

  • Bạn không thể sử dụng thành phần được tạo tự động với quảng cáo Mua sắm.
  • Chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất sẽ được ưu tiên hơn so với những chiến dịch Mua sắm hiện đang quảng cáo cùng sản phẩm trong cùng một tài khoản Google Ads. Vì vậy, khi bạn bắt đầu chạy chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất, mức chi tiêu cho các chiến dịch Mua sắm đó có thể giảm (ngay cả khi chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất có ngân sách thấp hơn chiến dịch Mua sắm) và chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất sẽ bắt đầu tăng tốc.
  • Để giảm thiểu mức tác động đến hiệu suất, các nhà quảng cáo nên đặt ngân sách tương đương cho chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất so với chiến dịch Mua sắm hiện có cho cùng sản phẩm.
  • Chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất của bạn có thể mất 2 đến 3 ngày để tăng tốc. Sau khi thiết lập và chạy chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất, bạn nên tạm dừng chiến dịch Mua sắm. Nếu chiến dịch Mua sắm và chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất tiếp tục chạy cùng lúc, thì chiến dịch Mua sắm có thể tiếp tục chi tiêu trên một số nền tảng và không cho phép chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất tối ưu hoá hoàn toàn.

Hầu hết lưu lượng truy cập đến từ một nhóm thành phần:

  • Khi thiết lập nhóm thành phần cho chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất bán lẻ, tốt nhất là bạn không nên để các sản phẩm được nhắm đến bị trùng lặp giữa các nhóm thành phần (ví dụ: Nhóm thành phần 1 và Nhóm thành phần 2 không nên cùng nhắm đến các Sản phẩm từ A đến Z; Nhóm thành phần 1 chỉ nên nhắm đến các Sản phẩm từ A đến L và Nhóm thành phần 2 chỉ nên nhắm đến các Sản phẩm từ M đến Z).

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
12151101531672303248
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
73067
false
false
false