Xem thông tin về nội dung liên quan đến y tế

Lưu ý: Nếu bạn muốn kênh của mình đủ điều kiện sử dụng các tính năng của YouTube liên quan đến lĩnh vực y tế, hãy tìm hiểu thêm tại đây.

Tại YouTube, chúng tôi cam kết cung cấp cho bạn nội dung về sức khoẻ từ các nguồn đáng tin cậy để giúp bạn luôn nắm bắt thông tin và sống thật khoẻ mạnh. Chúng tôi đã phát triển một số tính năng giúp cung cấp thêm bối cảnh về nội dung y tế bạn tìm thấy trên YouTube.

Các tính năng bên dưới có thể không có tại một số quốc gia/khu vực và không hỗ trợ một số ngôn ngữ. Chúng tôi đang nỗ lực để cung cấp những tính năng này cho nhiều quốc gia/khu vực và ngôn ngữ hơn.

Bảng thông tin cung cấp bối cảnh về nguồn thông tin y tế

Khi xem một video trên YouTube có chủ đề liên quan đến y tế, có thể bạn sẽ thấy một bảng thông tin cung cấp bối cảnh về nguồn thông tin ở dưới video. Đây là bảng nhằm giúp bạn có thêm thông tin để hiểu rõ hơn về các nguồn nội dung y tế mà mình tìm thấy và xem trên YouTube.

Để xác định những nguồn thông tin y tế đủ điều kiện xuất hiện trong các bảng thông tin này, chúng tôi bắt đầu ở Hoa Kỳ bằng một bộ nguyên tắc và định nghĩa được phát triển bởi hội đồng chuyên gia do Học viện Y học Quốc gia (NAM) thành lập và được Hiệp hội Y tế Cộng đồng Hoa Kỳ (APHA) đánh giá. Những nguyên tắc cơ bản này được công bố trong bài viết Identifying Credible Sources of Health Information in Social Media: Principles and Attributes (Xác định những nguồn thông tin y tế đáng tin cậy trên mạng xã hội: Nguyên tắc và đặc điểm).

Khi mở rộng ra bên ngoài Hoa Kỳ, chúng tôi lấy nội dung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) làm nguồn tham khảo. Năm 2022, WHO và NAM đã triệu tập một cuộc họp gồm các chuyên gia liên ngành trên khắp thế giới để đánh giá và xác thực những nguyên tắc được phát triển đối với Hoa Kỳ cho việc áp dụng trên toàn cầu. Để mở rộng những nỗ lực này ra toàn cầu, chúng tôi cũng có thể tham khảo nội dung của các cơ quan khác, chẳng hạn như các cơ quan ở Vương quốc Anh.

Nhờ giai đoạn mới nhất của nỗ lực này, chúng tôi đã có thể xác định những nguồn thông tin y tế đáng tin cậy trong số các cá nhân và tổ chức chưa được công nhận. Các nguyên tắc xác định nguồn thông tin đáng tin cậy là do một hội đồng chuyên gia phát triển. Hội đồng Đoàn thể Chuyên khoa Y tế (CMSS), NAM và WHO đã phối hợp triệu tập các chuyên gia này.

Những nguyên tắc xác định nguồn thông tin y tế đáng tin cậy được phát triển trong bài viết của các tổ chức tương ứng nêu trên vẫn duy trì nguyên tắc rằng các nguồn thông tin phải dựa trên cơ sở khoa học, khách quan, minh bạch và cung cấp thông tin trên cơ sở có trách nhiệm giải trình. YouTube sử dụng những nguyên tắc sau để xác định các loại nguồn thông tin y tế có thể được coi là đáng tin cậy:

  • Những tổ chức có sẵn cơ chế rà soát thông tin đã được chuẩn hoá (trong đó có các tổ chức chăm sóc sức khoẻ, tổ chức giáo dục, cơ quan y tế cộng đồng và tổ chức chính phủ). Các cơ chế rà soát bao gồm: việc chứng nhận, việc xuất hiện trong mục lục trên tạp chí học thuật và các quy tắc về trách nhiệm giải trình của chính phủ. Để biết thêm thông tin, hãy xem hình 1 trong bài viết này của NAM.
  • Những cá nhân và tổ chức chưa được công nhận, có kênh YouTube tập trung vào chủ đề y tế/sức khoẻ. Các cá nhân và tổ chức phải đăng ký và vượt qua một loạt quy trình kiểm tra tính đủ điều kiện để có thể xuất hiện trong bảng thông tin. Trong quy trình đăng ký đó, chúng tôi sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng các cá nhân riêng biệt hoặc cá nhân thuộc tổ chức chưa được công nhận (người giám sát và đánh giá nội dung trên kênh của tổ chức đó) là một chuyên gia y tế có giấy phép hành nghề. Hiện tại, danh mục nguồn thông tin y tế này chỉ đủ điều kiện xuất hiện ở một số quốc gia.

Tổ chức có sẵn các cơ chế rà soát đã chuẩn hoá

Tổ chức có sẵn các cơ chế rà soát đã chuẩn hoá. Bạn có thể xem phần bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết về nội dung ở Vương quốc Anh.
Loại nguồn thông tin y tế hiện đủ điều kiện Cơ chế rà soát có sẵn và đã chuẩn hoá Phần tham khảo trong bài viết của hội đồng chuyên gia

Tổ chức giáo dục, chẳng hạn như*

  • Trường Y khoa
  • Trường Điều dưỡng
  • Trường Y tế cộng đồng

* không phải ví dụ nào cũng có ở tất cả các quốc gia/khu vực

Quy trình công nhận

Ví dụ: Tổ chức thực hiện quy trình công nhận cho các trường y.

Phụ lục B trong bài viết của NAM

Tổ chức cung cấp dịch vụ y tế, chẳng hạn như*

  • Bệnh viện
  • Phòng khám

* không phải ví dụ nào cũng có ở tất cả các quốc gia/khu vực

Quy trình công nhận

Ví dụ: Tổ chức thực hiện quy trình công nhận cho các bệnh viện.

Phụ lục B trong bài viết của NAM
Tạp chí y học

Đưa vào danh sách tạp chí khoa học

Ví dụ: Tạp chí y tế và sức khoẻ "phải đáp ứng các tiêu chuẩn rõ ràng về "phạm vi nghiên cứu, quy trình và chính sách biên tập", tiêu chí nghiêm ngặt về khoa học và phương pháp nghiên cứu, hoạt động xuất bản và quản lý, cũng như tác động".

Trang 12 trong bài viết của NAM
Tổ chức chính phủ Quy tắc về Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ Khung 7 trong bài viết của NAM

Những cá nhân và tổ chức chưa được công nhận, có kênh YouTube tập trung vào chủ đề y tế/sức khoẻ

Những cá nhân và tổ chức chưa được công nhận, có kênh YouTube tập trung vào chủ đề y tế/sức khoẻ.
Loại nguồn thông tin y tế hiện đủ điều kiện Cơ chế bên ngoài dùng để xác định trạng thái đủ điều kiện Phần tham khảo trong bài viết của hội đồng chuyên gia

Chuyên gia y tế là cá nhân có giấy phép hành nghề, ví dụ:*

  • Bác sĩ có giấy phép hành nghề
  • Y tá có giấy phép hành nghề
  • Chuyên gia sức khoẻ tâm thần có giấy phép hành nghề

* không phải ví dụ nào cũng có ở tất cả các quốc gia/khu vực

Cá nhân phải có giấy phép hành nghề còn hiệu lực để thực hành lĩnh vực chuyên môn của mình ở khu vực phù hợp

Ví dụ: Cơ quan cấp phép cho bác sĩ

Bảng 1 trong bài viết của CMSS/NAM/WHO

Tổ chức chưa được công nhận, có người đại diện là chuyên gia y tế có giấy phép hành nghề, chẳng hạn như*

  • Tổ chức từ thiện về y tế
  • Nhà xuất bản trong lĩnh vực y tế
  • Công ty y tế 

* không phải ví dụ nào cũng có ở tất cả các quốc gia/khu vực

Tổ chức phải có người đại diện là một chuyên gia y tế có giấy phép hành nghề, chuyên giám sát và xem xét nội dung của tổ chức trên YouTube

 

Ví dụ: Cơ quan cấp phép cho bác sĩ

 

Lưu ý: Đây là nỗ lực đầu tiên của chúng tôi nhằm nhận diện và chỉ định các nguồn thông tin y tế đáng tin cậy trên YouTube. Các loại nguồn thông tin y tế hiện tại chưa bao gồm hết các loại nguồn thông tin thuộc những danh mục này và điều kiện sử dụng tính năng có thể thay đổi. Chúng tôi sẽ nỗ lực bổ sung nguồn thông tin dựa trên các nguyên tắc và đặc điểm này. Chúng tôi cũng đang nỗ lực để có thêm nhiều loại nguồn thông tin y tế đủ điều kiện xuất hiện trong các bảng này.

Lưu ý: Nếu một bảng thông tin cung cấp bối cảnh về nguồn thông tin y tế có nhãn không chính xác hoặc nếu một cơ quan y tế có kênh không chính xác hay không có kênh liên kết, vui lòng gửi phản hồi có hashtag #healthinfo.

Lưu ý: Báo cáo "WHO online consultation meeting to discuss global principles for identifying credible sources of health information on social media" (Cuộc họp tham vấn trực tuyến của WHO để thảo luận về các nguyên tắc trên toàn cầu giúp xác định nguồn thông tin y tế đáng tin cậy trên mạng xã hội) của Tổ chức Y tế Thế giới được cấp phép theo CC BY-NC-SA 3.0 IGO.

Dành cho Vương quốc Anh

Ở Vương quốc Anh, chúng tôi đã làm việc với Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) để phát triển một phương pháp xác định những kênh đủ điều kiện xuất hiện trong bảng thông tin. Dịch vụ Y tế Quốc gia là thuật ngữ bao quát dành cho các hệ thống y tế có nguồn tài trợ công tại Vương quốc Anh. Phương pháp này bao gồm việc NHS 1) xem xét các nguyên tắc được phát triển bởi hội đồng chuyên gia do NAM thành lập đối với bối cảnh của Vương quốc Anh và 2) xuất bản Bộ tiêu chuẩn tạo nội dung y tế, trong đó nêu ra các yêu cầu thiết yếu và hướng dẫn những phương pháp hay nhất để các tổ chức làm theo, từ đó tạo ra nội dung y tế chất lượng cao.

Ở giai đoạn đầu triển khai ở Vương quốc Anh, chỉ những tổ chức thuộc NHS mới được mời để tự xác nhận theo "Bộ tiêu chuẩn tạo nội dung y tế" của NHS. Khi hoàn tất quy trình tự xác nhận, kênh của tổ chức thuộc NHS sẽ đủ điều kiện hiển thị bảng thông tin cho biết mức độ đáng tin cậy của NHS.

Phương pháp này dành cho Vương quốc Anh đã được Học viện Y tế Đại học Hoàng gia (AoMRC) đánh giá và kết luận là cơ sở vững chắc giúp xác định mức độ đáng tin cậy của nguồn thông tin y tế trên các nền tảng mạng xã hội.

Kệ nội dung y tế

Nếu tìm chủ đề liên quan đến một số tình trạng sức khoẻ thể chất hoặc sức khoẻ tâm thần trên YouTube, bạn có thể sẽ thấy kệ nội dung y tế trong trang kết quả tìm kiếm. Kệ nội dung y tế sẽ bao gồm những video có liên quan đến chủ đề y tế mà bạn tìm kiếm và có thể bao gồm nội dung ở những quốc gia/khu vực khác phù hợp với ngôn ngữ bạn dùng để tìm kiếm.

Để quyết định những kênh đủ điều kiện xuất hiện trên kệ này, chúng tôi áp dụng các nguyên tắc được phát triển bởi nhóm chuyên gia do NAM, WHO và CMSS triệu tập. Những nguyên tắc này giúp xác định danh sách ban đầu có các nguồn đủ điều kiện gồm các tổ chức y tế được công nhận, tạp chí y học, các cơ quan chính phủ. Đồng thời, những nguyên tắc này cũng được cân nhắc trong quá trình xét duyệt đơn đăng ký của các chuyên gia y tế có giấy phép hành nghề và các tổ chức chưa được công nhận.

Ở Vương quốc Anh, cơ quan chính phủ chính về y tế là NHS. Do đó, tất cả các tổ chức thuộc NHS ban đầu đều sẽ đủ điều kiện. Kênh của những tổ chức thuộc NHS cũng phải tự xác nhận theo "Bộ tiêu chuẩn tạo nội dung y tế" của NHS để đủ điều kiện xuất hiện trên kệ này.

Tại Pháp, các bác sĩ và điều dưỡng viên phải được ghi danh vào RPPS — Répertoire Partagé des Professions de Santé (Danh mục chung cho các chuyên gia y tế tại Pháp). Bạn có thể đọc thêm về quy trình và các tiêu chí ghi danh trên trang web của cơ quan này.

Kệ nội dung y tế có thể chưa bao quát hết tất cả những tình trạng sức khoẻ có trong trang kết quả tìm kiếm. Chúng tôi đang nỗ lực bổ sung thêm các tình trạng sức khoẻ cho kệ này và tăng số lượng kênh đủ điều kiện.

Bảng thông tin y tế trong trang kết quả tìm kiếm

Khi tìm các chủ đề liên quan đến sức khoẻ như COVID-19 trên YouTube, bạn có thể thấy bảng thông tin y tế xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm. Bảng này hiển thị thông tin như triệu chứng, cách phòng ngừa và phương án điều trị. Đây là thông tin lấy từ những nguồn đáng tin cậy như Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức y tế khác.

Bảng thông tin y tế cũng có đường liên kết đến trang web của các tổ chức này để bạn tìm hiểu thêm. Chúng tôi ra mắt bảng thông tin này nhằm cung cấp bối cảnh về những thông tin đáng tin cậy tại địa phương về chủ đề sức khỏe.

Tại một số quốc gia/khu vực, bạn còn có thể nhìn thấy đường liên kết tới các bộ câu hỏi tự chẩn đoán đã được kiểm chứng lâm sàng, do Google hoặc các cơ quan y tế địa phương cung cấp. Dựa vào phần trả lời các câu hỏi tự chẩn đoán này, bạn sẽ biết thêm thông tin về loại hình dịch vụ y tế hoặc dịch vụ hỗ trợ có thể phù hợp với mình.

Nguồn thu thập thông tin

Chúng tôi luôn đảm bảo rằng thông tin trong bảng thông tin y tế trên YouTube được thu thập từ các cơ quan chính phủ, bộ y tế và các tổ chức y tế uy tín khác. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và đưa thêm thông tin của các tổ chức cũng như các chủ đề sức khoẻ khác vào những bảng thông tin này.

Thông tin sơ cứu trong trang tìm kiếm

Đối với một số tình trạng sức khoẻ, kệ Hướng dẫn sơ cứu của các nguồn thông tin y tế có thể được ghim lên đầu trang kết quả tìm kiếm. Kệ này sẽ giới thiệu nổi bật các video dễ làm theo nhằm giúp mọi người tìm thấy nguồn thông tin sơ cứu từ các nguồn đáng tin cậy khi cần thiết mà không cần phải đọc hoặc nghe hướng dẫn phức tạp.

Kệ này sẽ xuất hiện đối với nhiều chủ đề sơ cứu, chẳng hạn như hồi sức tim phổi, nghẹt thở và cách thực hiện nghiệm pháp Heimlich (ấn bụng), chảy máu, đau tim, đột quỵ, co giật và nhiều chủ đề khác.

Kệ này hiện chỉ có ở Hoa Kỳ và hỗ trợ tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Các trường hợp cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế

Thông tin y tế trên YouTube không áp dụng chung cho mọi người và không có giá trị tư vấn y tế. Nếu lo lắng về sức khoẻ, bạn cần liên hệ với một nhà cung cấp dịch vụ y tế. Nếu bạn cho rằng mình cần được cấp cứu, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc gọi đến số khẩn cấp tại địa phương.

Thông tin mà YouTube lưu trữ về nội dung bạn tìm kiếm

Các tính năng liên quan đến sức khoẻ chỉ xuất hiện khi nội dung tìm kiếm hiện tại hoặc video bạn đang xem có liên quan đến một chủ đề về sức khoẻ. Danh sách video đã xem và nhật ký tìm kiếm của bạn không kích hoạt những tính năng này, nhưng nếu bạn muốn tìm và xóa nội dung tìm kiếm của mình, hãy chuyển đến trang dữ liệu của bạn trong YouTube. Bạn cũng có thể tìm hiểu cách xem và xóa nhật ký tìm kiếm.

Báo cáo thông tin sai lệch

Bạn có thể gửi ý kiến phản hồi nếu phát hiện vấn đề trong các tính năng về thông tin y tế trên YouTube hoặc nếu bạn muốn đề xuất ý kiến:

  • Gửi ý kiến phản hồi thông qua biểu tượng Tuỳ chọn khác '' trong các bảng thông tin, hoặc
  • Gửi ý kiến phản hồi cho chúng tôi thông qua trình đơn bên dưới ảnh hồ sơ của bạn.
  • Vui lòng thêm hashtag "#healthinfo" vào nội dung phản hồi nếu bạn muốn phản hồi về những vấn đề sau đây liên quan đến bảng thông tin cung cấp bối cảnh của nguồn thông tin y tế:
    • Kênh có bảng thông tin không chính xác.
    • Bảng thông tin không xuất hiện trên kênh chính xác của một cơ quan y tế cụ thể.
    • Bạn cho rằng một kênh nên có bảng thông tin về bối cảnh của nguồn thông tin y tế, trong khi thực tế thì kênh này chưa có. Xin lưu ý rằng những cá nhân và tổ chức chưa được công nhận và có kênh YouTube tập trung vào chủ đề y tế/sức khoẻ cần phải đăng ký để có bảng thông tin.
Lưu ý: Bạn chỉ có thể gửi ý kiến phản hồi về kệ nội dung y tế thông qua trình đơn bên dưới ảnh hồ sơ của bạn.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
11006700193766319021
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
59
false
false