Đánh giá thông tin bạn tìm thấy trên Google

Trên mạng có rất nhiều thông tin và việc đánh giá thông tin bạn tìm thấy thì không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn có thể áp dụng những mẹo này để tìm hiểu thêm về nội dung bạn tìm thấy trên mạng.

Tìm hiểu thêm về một nguồn

Khi thấy thông tin trên mạng, bạn có thể sử dụng Google để tìm hiểu thêm về nguồn tin. Bạn có thể xem xét một số yếu tố như sau:

  • Đâu là nguồn tin
  • Nguồn tin này có am hiểu về chủ đề đó hay không
  • Tại sao nguồn tin này lại chia sẻ thông tin đó

Hãy áp dụng các mẹo này để tìm hiểu thêm về cách đánh giá nguồn tin. 

Tìm hiểu ý kiến của mọi người về nguồn tin

Khi bạn tìm kiếm thông tin, hãy kiểm tra nguồn của các kết quả mà bạn thấy lạ hoặc muốn tìm hiểu thêm. Bạn có thể dùng tính năng "Thông tin về kết quả này" hoặc tìm kiếm bằng toán tử -site.

Lưu ý quan trọng: Tính năng "Thông tin về kết quả này" hiện chỉ có bằng tiếng Anh.

Các tính năng như "Thông tin về kết quả này" có thể giúp bạn đánh giá:

  • Ý kiến của các bách khoa toàn thư chất lượng cao trên mạng về một nguồn tin
  • Thông tin mà một nguồn tin tự mô tả về mình
  • Ý kiến của các trang web khác về một nguồn tin

Tìm hiểu thêm về nguồn tin bằng cách dùng tính năng "Thông tin về kết quả này".

Bạn cũng có thể tìm kiếm bằng toán tử -site. Cách này sẽ loại các trang trên trang web của nguồn đó ra khỏi kết quả tìm kiếm của bạn. Ví dụ: để tìm hiểu thêm về Tổ chức Y tế Thế giới qua các nguồn khác, hãy tìm kiếm bằng cụm từ Tổ chức Y tế Thế giới -site:who.int.

Mẹo: Không phải lúc nào bạn cũng tìm được nhiều kết quả khi tìm kiếm về một nguồn tin. Có thể do đó là một nguồn mới, không nổi tiếng hoặc chưa có nhiều bài viết về nguồn này.

Tìm kiếm tác giả

Để tìm hiểu thêm về nguồn nội dung, hãy dùng Google để tìm kiếm thông tin về tác giả hoặc tổ chức liên quan đến nguồn tin đó. Có thể bạn sẽ nắm được thông tin về bài viết khác của họ hoặc quan điểm của người khác về họ. Trong lúc tìm kiếm, bạn có thể:

  • Đánh giá độ tin cậy cũng như mức độ chuyên môn của tác giả và tổ chức đó.
  • Sử dụng các tài nguyên như bách khoa toàn thư chất lượng cao trên mạng để tìm hiểu thêm và tìm nguồn thông tin khác.
  • Xem tài khoản mạng xã hội của tác giả và tổ chức đó để nắm sơ bộ nội dung họ hay đăng.
Tìm hiểu qua ngày xuất bản

Bạn có thể đánh giá mức độ liên quan của nội dung dựa trên ngày xuất bản (nếu có). Bạn có thể xem xét một số yếu tố như sau:

  • Thông tin cũ có thể không còn phù hợp đối với những chủ đề thay đổi theo thời gian. 
  • Đôi khi, chất lượng thông tin trên mạng được cải thiện theo thời gian. Có thể nguồn tin cần thêm thời gian để xuất bản thông tin đáng tin cậy về sự kiện và chủ đề mới (chẳng hạn như chứng bệnh và cách điều trị).

Khi bạn tìm kiếm, Google có thể cho thấy ngày cập nhật hoặc ngày xuất bản ước tính bên cạnh một số kết quả. Trong phần "Thông tin về kết quả này", đường liên kết "Thông tin khác về trang này" cũng cung cấp thông tin về ngày mà Google lần đầu lập chỉ mục trang web đó. Bạn có thể sử dụng những mốc thời gian này để đánh giá mức độ phù hợp và đáng tin.

Tìm bảng thông tin về nguồn tin

Bên cạnh một số kết quả, bạn có thể thấy bảng thông tin trình bày chi tiết về nguồn thông tin.

  • Đối với một số chủ đề, chẳng hạn như chủ đề liên quan đến sức khoẻ, bạn có thể thấy bảng cung cấp thông tin liên quan đến nguồn tin để giúp bạn nắm được nguồn gốc của nội dung.
  • Bảng thông tin có thể đưa ra nội dung làm rõ nguồn tài trợ cho nội dung, chẳng hạn như nguồn tài trợ của chính phủ hoặc công quỹ.

Tìm hiểu thêm về một hình ảnh

Phần "Giới thiệu về hình ảnh" chứa thông tin về hình ảnh trên trang. Phần này cho biết thời điểm lần đầu Google nhìn thấy một hình ảnh, kèm theo một đường liên kết đến trang "Giới thiệu về hình ảnh". Tìm hiểu thêm về một hình ảnh.

Tham khảo ý kiến của mọi người về một chủ đề

Sau khi đánh giá nguồn tin, bạn cũng có thể xem xét ý kiến của các nguồn khác về chủ để đó để xác định xem liệu thông tin có đáng tin cậy hay không. Ví dụ: một số trang web chỉ sao chép thông tin mà không tự kiểm tra, dẫn đến việc chia sẻ thông tin có thể không chính xác hoặc gây hiểu lầm. Hãy áp dụng các mẹo này để tìm hiểu thêm về cách đánh giá một chủ đề.

Tìm hiểu ý kiến của mọi người về một chủ đề

Google Tìm kiếm có các công cụ và tính năng giúp bạn tìm hiểu thêm về một chủ đề. Ví dụ: tính năng "Thông tin về kết quả này" có thể giúp bạn:

  • Tham khảo xem các nguồn khác viết gì về chủ đề đó
  • Tìm tin tức liên quan

Dùng tính năng "Thông tin về kết quả này" để tìm hiểu thêm về một chủ đề.

Tìm kiếm chủ đề theo những cách khác

Nếu bạn không tìm thấy thông tin mong muốn, hãy tìm kiếm một chủ đề theo nhiều cách để có được nhiều thông tin hữu ích. Bạn có thể cân nhắc một số cách sau:

  • Bắt đầu bằng một nội dung tìm kiếm chung, sau đó tìm nội dung cụ thể hơn.
  • Sử dụng từ khoá trung lập. Ví dụ: tìm thông tin chung về mèo thay vì tìm xem nuôi mèo có dễ hay không.
  • Sử dụng tính năng "Thông tin về kết quả này" để kiểm tra xem cụm từ tìm kiếm nào của bạn xuất hiện trong từng kết quả (ví dụ: "mèo" và "dễ" so với "mèo" và "khó").
  • Thử các cụm từ tìm kiếm khác.
  • Nếu bạn thử tìm kiếm nhiều lần về một chủ đề mà không tìm được nhiều kết quả phù hợp, thì có thể chủ đề đó quá mới mẻ hoặc chưa có nhiều bài viết liên quan. Bạn có thể phải đợi và tìm kiếm lại sau.
  • Hãy khám phá kết quả qua nhiều nguồn, chứ không chỉ mỗi kết quả hàng đầu.
Kiểm tra các nguồn tin tức để tìm thông tin mới đây

Tìm hiểu ý kiến của nguồn tin tức khác về một chủ đề Google ưu tiên hiện kết quả tin tức kịp thời qua các nguồn đáng tin cậy, nhờ đó bạn có thể nhanh chóng tìm thấy kết quả hữu ích. Bạn có thể sử dụng các nguồn tin tức để xác minh thông tin về một chủ đề. Hãy thử các mẹo sau:

  • Để tìm được tin bài có liên quan đến một chủ đề, hãy chọn Tin tức trong thanh tìm kiếm trên Google Tìm kiếm.
  • Để tìm nội dung và thông tin liên quan qua các nguồn tin tức khác, trên Google Tin tức, hãy chọn Thông tin toàn cảnh.
  • Bạn cũng có thể tìm được bài viết thể hiện quan điểm của một tác giả về một vấn đề. Thường thì bài viết có nội dung thể hiện ý kiến sẽ được gắn nhãn "Ý kiến".
  • Sử dụng mục "Tin bài hàng đầu" trong Google Tìm kiếm. Khi phát hiện một cụm từ tìm kiếm mang thiên hướng tin tức, Google sẽ hiện nội dung tin tức chất lượng và phù hợp cho cụm từ tìm kiếm đó.
Sử dụng bài viết xác minh tính xác thực

Với một số chủ đề, bạn cũng sẽ thấy thông tin xác minh tính xác thực do các tổ chức độc lập đưa ra. Trong các sản phẩm của Google, có thể bạn sẽ thấy bảng thông tin hoặc đoạn trích thông tin xác minh tính xác thực nếu các bên xác minh tính xác thực có bài viết liên quan đến chủ đề bạn đang xem. Bạn cũng có thể tìm kiếm nội dung qua các bên xác minh tính xác thực để tìm ra thông tin đáng tin cậy.

Tìm hiểu thêm về Google Fact Check Explorer (Trình xác minh tính xác thực của Google).

Tìm bảng thông tin về một chủ đề

Trên một số sản phẩm của Google, bạn có thể thấy bảng thông tin giải thích thêm về một chủ đề. Bảng thông tin có thể cho thấy:

  • Những chủ đề vẫn đang tiến triển.
  • Đường liên kết đến nội dung xác minh tính xác thực của các tổ chức độc lập.
  • Đường liên kết đến các bài viết tham khảo.

Giới thiệu về thông tin trong bài viết này

Các mẹo này dựa trên:

  • Chương trình Lý luận công dân trên mạng (Civic Online Reasoning –COR) do Nhóm Giáo dục lịch sử của Stanford (Stanford History Education Group) phát triển
  • Khung SIFT do Mike Caulfield phát triển
  • Khung Hướng dẫn về hình ảnh kỹ thuật số (DIG) do Dana Thompson phát triển

Những nguồn này đều đưa ra những chiến lược về cách tìm nguồn đáng tin cậy, phát hiện thông tin sai lệch và lấy bằng chứng để ủng hộ hoặc phản bác những tuyên bố mà bạn thấy trên mạng. Google không ngừng nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trên khắp thế giới để hướng dẫn trên trang này trở nên hữu ích hơn.

Tài nguyên liên quan

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
8225999181345780440
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
100334
false
false