Tài nguyên Ad Grants trong giai đoạn COVID-19

Dịch COVID-19 ắt hẳn đã gây ảnh hưởng đến các mục tiêu mà tổ chức của bạn đang hướng đến. Do đó, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn.
Chúng tôi hiểu rằng các tổ chức phi lợi nhuận đang đứng trước những thách thức chưa từng có. Trong đại dịch COVID-19 này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là tiếp cận những người mà bạn phục vụ và những nhà tài trợ mà bạn tin tưởng. Đồng thời, bạn cũng cần tích cực tương tác với họ thông qua tài khoản Ad Grants.
 
Sau đây là một số mẹo và tài nguyên mà bạn có thể dùng để đánh giá và điều chỉnh quảng cáo Ad Grants của mình cho phù hợp với tình hình biến động hiện tại của thị trường.

Lên kế hoạch cho tương lai

Trả lời những câu hỏi sau để lên kế hoạch cho tương lai:

  1. Tổ chức của tôi bị ảnh hưởng như thế nào? Bắt đầu bằng những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát. Hãy sử dụng các nguyên tắc dưới đây để thay đổi tài khoản Ad Grants của bạn theo cách hiệu quả và dễ dàng quản lý.
  2. Ưu tiên hàng đầu của chúng ta hiện nay là gì?  Những ưu tiên đó có bị thay đổi do ảnh hưởng của dịch COVID-19 hay không? Dùng những câu hỏi này để giúp bạn tìm ra hướng đi khi suy nghĩ về nội dung cho quảng cáo và lời kêu gọi hành động.
  3. Chúng ta đang làm gì để điều chỉnh hoạt động truyền thông và dịch vụ cho những nhà tài trợ và người hưởng dịch vụ?  Trong quá trình bạn xem xét cách tiếp cận môi trường Internet toàn diện của mình, thì việc thay đổi hoạt động truyền thông và sản phẩm/dịch vụ cũng đồng nghĩa với việc thay đổi nội dung quảng cáo.

Tiếp cận những người dùng quan trọng nhất

Điều quan trọng nhất hiện nay là tiếp cận những người hưởng dịch vụ của tổ chức cũng như những người có thể đóng góp cho tổ chức. Khi người dùng tìm thông tin về sứ mệnh của bạn trên Google.com, quảng cáo của bạn sẽ trở nên nổi bật nhất nếu quảng cáo đó phù hợp với điều mà họ đang tìm kiếm.

Tập trung vào những từ khóa hiệu quả khi tổ chức tài khoản

Bạn có thể dùng Công cụ lập kế hoạch từ khóa để tìm ý tưởng mới về từ khóa cho chiến dịch Mạng tìm kiếm, liên quan đến các dịch vụ mà tổ chức của bạn cung cấp. Trong tài khoản Ads, ở góc trên bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng Công cụ và cài đặt , sau đó nhấp vào Công cụ lập kế hoạch từ khóa trong mục "Lập kế hoạch".
  1. Chọn các từ khóa mà bạn muốn một quảng cáo xuất hiện, và nhóm các từ khóa này thành các nhóm quảng cáo theo chủ đề.
  2. Viết từ 3 đến 5 quảng cáo cho mỗi nhóm quảng cáo. Nội dung cần phải hấp dẫn và có liên quan đến các từ khóa đã chọn.
  3. Các quảng cáo sẽ chạy xoay vòng. Những quảng cáo hoạt động hiệu quả cao sẽ được ưu tiên hơn so với các quảng cáo khác trong nhóm quảng cáo.

Từ khóa càng liên quan đến quảng cáo, cũng như quảng cáo và trang đích càng liên quan đến nhau, thì người dùng sẽ càng hài lòng và chất lượng quảng cáo sẽ càng tăng cao.

Đánh giá mức độ rõ ràng trong thông điệp quảng cáo

  • Cân nhắc đến ngữ cảnh và giọng điệu của bạn. Hãy cân nhắc đến mức độ nhạy cảm của một số từ đối với người xem. Thận trọng khi sử dụng các từ mang nhiều sắc thái ý nghĩa như "bảo vệ", "kiểm tra", "phòng ngừa" hoặc "vi rút". Đối với các chiến dịch quốc tế, hãy lưu ý đến các từ ngữ địa phương đã được dùng để nói đến COVID-19 và tình trạng gián đoạn tại khu vực.
  • Kiểm tra xem thông điệp của bạn có hữu ích không. Ví dụ: hãy chỉnh sửa quảng cáo (nếu cần) để người hưởng dịch vụ biết bạn đã điều chỉnh hình thức cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như nhận thực phẩm quyên góp không cần tiếp xúc.

 Theo dõi hiệu suất và luôn cập nhật thông tin cho người dùng 

Duy trì hiệu suất trong suốt thời gian này bằng cách xem xét những chỉ số chính thể hiện mức độ hiệu quả của quảng cáo, chẳng hạn như tỷ lệ nhấp. Nếu cần, hãy thay đổi quảng cáo để phản ánh tình trạng hiện tại của tổ chức.

Hiểu rõ hiệu suất hiện tại

CTR (Tỷ lệ nhấp): Đây là một trong những chỉ báo chính về mức độ hiệu quả của quảng cáo. Chỉ báo này sẽ cho biết tần suất mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn sau khi xem quảng cáo. Về nguyên tắc, nếu tỷ lệ nhấp dưới 1% trên Mạng tìm kiếm, tức là quảng cáo của bạn không nhắm đến đối tượng phù hợp. Nếu tỷ lệ nhấp của bạn dưới 1%, hãy thử cải thiện quảng cáo bằng các mẹo quảng cáo này.
  • Xem xét chỉ số hiệu suất và sẵn sàng đổi hướng. Ví dụ: khi có sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ nhấp và hiệu suất của từ khóa, thì có thể bạn cần phải điều chỉnh thông điệp quảng cáo của mình.  
  • Cân nhắc sử dụng các công cụ giúp bạn thích ứng. Ví dụ: ứng dụng Google Ads (trên iOSAndroid) có thể giúp bạn theo dõi chiến dịch của mình.

Cập nhật quảng cáo khi bạn thay đổi sản phẩm/dịch vụ

Tạm dừng nhóm quảng cáo hoặc quảng cáo, nếu cần. Hãy xem xét các dịch vụ và hoạt động cung cấp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 và điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bạn có sự kiện hoặc dịch vụ đã được chuyển sang hình thức trực tuyến hoặc bị hoãn, hãy nhớ tạm dừng những quảng cáo lỗi thời hoặc cập nhật quảng cáo để thông báo cho người dùng. 

 Đo lường tác động để đưa ra quyết định phù hợp và tiết kiệm thời gian

Khi mà tổ chức của bạn phải ứng phó với vô số thay đổi diễn ra từng ngày, thì thời gian lại càng quý giá hơn. Thế nhưng bạn vẫn có thể yên chí vì quảng cáo của bạn sẽ giúp bạn tìm thấy những người dùng phù hợp nhất.

Biết được người dùng có thực hiện những thao tác mong muốn trên trang web của bạn hay không

Khi sử dụng tính năng theo dõi lượt chuyển đổi, bạn có thể biết được quảng cáo có thúc đẩy người dùng thực hiện thao tác bạn mong muốn hay không.
Tính năng Theo dõi lượt chuyển đổi là một công cụ miễn phí dùng để báo cáo những thao tác mà bạn muốn khách truy cập vào trang web của bạn thực hiện sau khi họ tương tác với quảng cáo mà bạn đăng tải. Lượt nhấp chuột là chỉ số đo lường lưu lượng truy cập, còn lượt chuyển đổi là chỉ số đo lường giá trị và tác động mà quảng cáo mang lại đối với tổ chức của bạn. 
Nếu bạn sử dụng nền tảng của một bên thứ ba (ví dụ: PayPal, GiveLively) để theo dõi số lượt quyên góp, hãy tham khảo hướng dẫn dành riêng cho các đối tác bên thứ ba của chúng tôi.
  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Ads.
  2. Ở góc trên bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng công cụ , rồi nhấp vào Lượt chuyển đổi trong mục "Đo lường".
  3. Nhấp vào nút dấu cộng .
  4. Nhấp vào Trang web.
  5. Bên cạnh "Tên lượt chuyển đổi", hãy nhập tên cho lượt chuyển đổi mà bạn muốn theo dõi (chẳng hạn như "đăng ký nhận bản tin" hoặc "mua bó hoa cưới"). Việc này sẽ giúp bạn nhận ra hành động chuyển đổi này trong báo cáo lượt chuyển đổi sau này.
  6. Bên cạnh “Danh mục”, hãy chọn nội dung mô tả cho hành động chuyển đổi của bạn. Danh mục này cho phép bạn chia hành động chuyển đổi trong báo cáo thành nhiều phân đoạn để có thể xem những hành động chuyển đổi tương tự cùng lúc.
    • Danh mục chuyển đổi

      Mục tiêu chuyển đổi của tổ chức phi lợi nhuận
      Giao dịch mua/bán
      • Số lượt quyên góp
      • Số lượt mua hàng
      • Số lượt bán gói thành viên
      • Số lượt bán vé 
      Đăng ký
      • Số lượt đăng ký làm tình nguyện viên
      • Số lượt đăng ký nhận email/bản tin
      • Số lượt hoàn tất biểu mẫu dành cho thành viên mới
      • Số lượt đăng ký tài khoản miễn phí
      • Số lượt đăng ký tham gia sự kiện
      Khách hàng tiềm năng
      • Số lượt tải thông tin xuống
      • Số lượt nhấp để gọi
      • Số lượt nhấp để gửi email 
      • Số lượt nhấp vào tài khoản mạng xã hội
      • Số lượt gửi biểu mẫu Liên hệ với chúng tôi
      • Số lượt nhấp vào nút Liên hệ với chúng tôi
      Lượt xem một trang quan trọng
      • Lượt truy cập vào trang Liên hệ với chúng tôi nếu bạn không có biểu mẫu hoặc nút “Liên hệ với chúng tôi”
      • Những mục tiêu về thời gian trên trang web
      • Những mục tiêu về số trang ở mỗi phiên truy cập
      • Lượt xem video
      Khác
      • Tất cả hành động chuyển đổi còn lại
  7. Bên cạnh mục "Giá trị", hãy chọn cách theo dõi giá trị của mỗi lượt chuyển đổi.
    • Sử dụng cùng một giá trị cho mỗi lượt chuyển đổi. Hãy nhập số tiền mà mỗi lượt chuyển đổi đáng giá với doanh nghiệp của bạn.
    • Sử dụng giá trị riêng cho mỗi lượt chuyển đổi. Ví dụ: bạn có thể chọn tùy chọn này nếu đang theo dõi số lượng giao dịch mua những sản phẩm có nhiều mức giá. Sau này, khi thêm thẻ theo dõi lượt chuyển đổi, bạn cần tùy chỉnh thẻ đó để theo dõi giá trị riêng cho từng giao dịch
    • Không sử dụng giá trị
  8. Bên cạnh mục "Cách tính", hãy chọn cách tính những lượt chuyển đổi này.
    • Một. Tùy chọn cài đặt này phù hợp nhất cho khách hàng tiềm năng, chẳng hạn như biểu mẫu đăng ký trên trang web của bạn, khi chỉ có một chuyển đổi trên mỗi lần nhấp vào quảng cáo có khả năng tăng giá trị cho doanh nghiệp của bạn.
    • Mọi. Tùy chọn cài đặt này phù hợp nhất khi bạn bán hàng vì mỗi lượt chuyển đổi đều có khả năng gia tăng giá trị cho hoạt động kinh doanh của bạn.
  9. Nhấp vào Thời lượng chuyển đổi. Tiếp theo, hãy chọn thời lượng theo dõi các lượt chuyển đổi sau một lần tương tác với quảng cáo trên trình đơn thả xuống. Thời lượng này có thể kéo dài từ 1 đến 90 ngày. Tìm hiểu thêm về thời lượng chuyển đổi.
  10. Nhấp vào Thời lượng chuyển đổi xem hết. Chọn thời lượng theo dõi lượt chuyển đổi xem hết trên trình đơn thả xuống. Thời lượng này có thể kéo dài từ 1 đến 30 ngày.
  11. Nhấp vào tùy chọn Bao gồm trong “Lượt chuyển đổi” Tùy chọn cài đặt này (áp dụng theo mặc định) cho phép bạn quyết định bạn có đưa dữ liệu cho hành động chuyển đổi này vào trong cột báo cáo "Lượt chuyển đổi" hay không. Nếu bạn bỏ chọn tùy chọn này thì dữ liệu sẽ vẫn hiện ra trong cột "Tất cả lượt chuyển đổi". Nếu sử dụng chiến lược Đặt giá thầu thông minh và không muốn đưa hành động chuyển đổi cụ thể này vào chiến lược giá thầu của mình, thì bạn không nên đánh dấu bật tùy chọn cài đặt này. Tìm hiểu thêm về tùy chọn cài đặt "Bao gồm trong 'Lượt chuyển đổi'".
  12.  Nhấp vào Tạo và tiếp tục.

Đến đây, bạn sẽ thấy màn hình hiện ra thông báo cho biết bạn đã tạo hành động chuyển đổi. Hãy làm theo hướng dẫn để thiết lập thẻ theo cách thủ công hoặc sử dụng Trình quản lý thẻ của Google.

Tự động đặt giá thầu để tiết kiệm thời gian quản lý tài khoản

Chúng tôi hiểu rằng các tổ chức phi lợi nhuận luôn chạy đua với thời gian để theo kịp những thay đổi trong hoạt động hằng ngày của tổ chức cũng như trong chiến lược tiếp thị. 

Việc sử dụng Google Ads để tự động đặt giá thầu giúp bạn không còn phải đoán mò và mất nhiều công sức khi đặt giá thầu để đạt được mục tiêu về mặt hiệu suất. Từ đó, bạn có thêm khoản thời gian quý báu để quản lý tài khoản và giúp chiến dịch tự động tối ưu hóa để các quảng cáo mang lại kết quả tốt nhất.

Chiến lược Đặt giá thầu thông minh mang tên "Tối đa hóa lượt chuyển đổi" sẽ tự động đặt giá thầu để chiến dịch của bạn nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất trong mức giới hạn ngân sách chi tiêu.
Mục tiêu Chiến lược đặt giá thầu

Nhận được nhiều lượt chuyển đổi hơn bằng chiến lược CPA mục tiêu.

Bằng chiến lược CPA mục tiêu, Google Ads sẽ tự động đặt giá thầu cho quảng cáo trên Tìm kiếm để giúp bạn nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể ở mức giá mỗi hành động (CPA) mục tiêu mà bạn chọn. Một số lượt chuyển đổi có thể có giá cao hơn hoặc thấp hơn so với mục tiêu bạn đặt ra.

Bạn có thể sử dụng chiến lược đặt giá thầu CPA mục tiêu ở dạng chiến lược thông thường trong một chiến dịch hoặc chiến lược giá thầu danh mục đầu tư trong nhiều chiến dịch.

Tìm hiểu thêm về chiến lược CPA mục tiêu.

Đạt mức lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) đúng với mục tiêu đề ra khi bạn đặt giá trị riêng cho từng lượt chuyển đổi. 

Chiến lược ROAS mục tiêu tự động đặt giá thầu để giúp bạn nhận được nhiều giá trị chuyển đổi nhất có thể ở mức lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) mục tiêu mà bạn đặt ra. Một số lượt chuyển đổi có thể có lợi tức cao hơn hoặc thấp hơn mục tiêu bạn đề ra.

Bạn có thể sử dụng chiến lược này ở dạng chiến lược giá thầu danh mục đầu tư và chiến lược thông thường cho từng chiến dịch.

Tìm hiểu thêm về chiến lược ROAS mục tiêu.

Nhận được nhiều lượt chuyển đổi hơn trong phạm vi ngân sách của bạn. 

    
Chiến lược Tối đa hóa lượt chuyển đổi tự động đặt giá thầu để giúp nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất cho chiến dịch trong phạm vi ngân sách của bạn.

Tìm hiểu thêm về chiến lược Tối đa hóa lượt chuyển đổi.

Nhận được giá trị chuyển đổi cao hơn trong phạm vi ngân sách của bạn.  

Chiến lược Tối đa hóa giá trị chuyển đổi tự động đặt giá thầu giúp bạn nhận được giá trị chuyển đổi cao nhất cho chiến dịch trong phạm vi ngân sách đặt ra.

Tìm hiểu thêm về chiến lược Tối đa hóa giá trị chuyển đổi.

 

Xem nhiều mẹo và tài nguyên khác giúp bạn ứng phó với dịch COVID-19 trong chương trình Google cho Tổ chức phi lợi nhuận.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về kế hoạch ứng phó chung của Google với dịch COVID-19 tại đây.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
16958012900473527135
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
false
false