Danh mục ứng dụng sức khoẻ và thông tin bổ sung

Tháng 4 năm 2024, chúng tôi thông báo về việc một số nhà phát triển bắt buộc phải hoàn tất phần khai báo về Ứng dụng sức khoẻ trên trang Nội dung ứng dụng (Chính sách > Nội dung ứng dụng ) trong Play Console, trước khi hết ngày 31 tháng 5 năm 2024 hoặc muộn hơn trong năm nay, tuỳ thuộc vào thời hạn của nhà phát triển. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu thêm.

Ứng dụng sức khoẻ là loại ứng dụng nhằm mục đích hỗ trợ và cải thiện sức khoẻ (thể chất và tinh thần) cũng như quản lý thông tin y tế của người dùng. Ví dụ về ứng dụng sức khoẻ: ứng dụng y tế, ứng dụng sức khoẻ và thể dục, ứng dụng nghiên cứu sức khoẻ.

Bài viết này giải đáp một số thắc mắc thường gặp nhằm làm rõ cách chúng tôi phân loại ứng dụng sức khoẻ, việc áp dụng Chính sách về ứng dụng sức khoẻ đối với những ứng dụng như vậy và những quyền thuộc phạm vi của chính sách này. Bạn có thể nhấp vào từng mục dưới đây để mở rộng hoặc thu gọn nội dung tương ứng.

Ứng dụng sức khoẻ và thể dục là gì?

Ứng dụng giúp người dùng quản lý sức khoẻ và hoạt động thể dục của họ. Thường thì những ứng dụng này sẽ cung cấp thông tin hoặc giúp người dùng theo dõi hoặc đồng bộ hoá thông tin cá nhân về sức khoẻ và hoạt động thể dục, cũng như tiến độ đạt mục tiêu về các mặt như thể hình, dinh dưỡng, sức khoẻ và giấc ngủ. Ví dụ: ứng dụng theo dõi hoạt động thể dục, ứng dụng theo dõi dinh dưỡng, ứng dụng theo dõi giấc ngủ và ứng dụng kiểm soát căng thẳng.

Ứng dụng y tế là gì?

Ứng dụng cung cấp thông tin y tế, tài nguyên hoặc công cụ cho người dùng để tăng cường các hoạt động chăm sóc y tế, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị, cũng như cải thiện sức khoẻ nói chung. Ví dụ: ứng dụng được bệnh nhân, cơ quan chính phủ hoặc chuyên gia y tế sử dụng để quản lý và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, được phát triển bởi một nhà cung cấp dịch vụ y tế (ví dụ: một pháp nhân thuộc phạm vi áp dụng của Đạo luật về trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin bảo hiểm y tế – HIPAA) hoặc tổ chức tương tự. Trong đó bao gồm:

  • Ứng dụng của nhà cung cấp dịch vụ y tế, chẳng hạn như hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR) và cổng thông tin cho bệnh nhân, ứng dụng tham khảo dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ xa, ứng dụng theo dõi từ xa, ứng dụng quản lý bệnh, ứng dụng kiểm tra triệu chứng, v.v.
  • Ứng dụng do cơ quan chính phủ và tổ chức khác (ví dụ: tổ chức phi chính phủ) sử dụng và phát triển để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cộng đồng, bao gồm cả ứng dụng theo dõi tình trạng lây lan bệnh (ví dụ: ứng dụng y tế cộng đồng chống đại dịch), hoặc cung cấp thông tin về phúc lợi y tế cộng đồng. Thường thì đây là những ứng dụng do chính phủ và tổ chức phi chính phủ thiết kế cho cộng đồng, chẳng hạn như ứng dụng y tế cộng đồng giúp truy vết tiếp xúc.
  • Ứng dụng y tế cũng bao gồm những ứng dụng được xem là Phần mềm dưới dạng thiết bị y tế (SaMD) do một tổ chức hoặc cơ quan chính phủ quản lý, chẳng hạn như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoặc pháp nhân tương tự. Những ứng dụng như vậy là nhằm phục vụ một hoặc nhiều mục đích y tế và thực hiện những mục đích đó mà không phụ thuộc vào thiết bị y tế phần cứng nào. Những mục đích y tế này khá đa dạng, từ chẩn đoán và phòng ngừa, đến theo dõi và điều trị bệnh cũng như tình trạng sinh lý. Ví dụ: ứng dụng phân tích dữ liệu hình ảnh nhằm phát hiện và chẩn đoán tình trạng đột quỵ hoặc ung thư, ứng dụng diễn giải dữ liệu bệnh án để lập phác đồ điều trị hoặc các ứng dụng tương tự.
Ứng dụng nghiên cứu trên người là gì?

Ứng dụng được dùng và phát triển bởi những nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế được chứng nhận, nhằm thu thập dữ liệu cho nghiên cứu liên quan đến sức khoẻ trên đối tượng là con người, được Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học (IRB) hoặc Uỷ ban Đạo đức (EC) hoặc một pháp nhân tương đương khác phê duyệt. Ví dụ: ứng dụng thu thập dữ liệu về nhiều loại tình trạng sức khoẻ, chẳng hạn như triệu chứng, tỷ lệ mắc bệnh, hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống. Một số ứng dụng được thiết kế để sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng, trong khi một số khác lại dành cho nghiên cứu dựa trên quan sát hoặc phương pháp nghiên cứu dựa trên kết quả do bệnh nhân báo cáo. Ứng dụng có thể chỉ dành cho nhà nghiên cứu, hoặc được thiết kế cho cả nhà nghiên cứu và người tham gia nghiên cứu.

Ứng dụng tiến hành nghiên cứu liên quan đến sức khoẻ trên đối tượng là con người phải có được sự đồng ý của người tham gia hoặc của cha mẹ/người giám hộ trong trường hợp người tham gia là trẻ vị thành niên.

Việc đồng ý của đối tượng phải được dựa trên những nội dung sau:

  • Tính chất, mục đích và thời gian nghiên cứu
  • Thủ tục, rủi ro và lợi ích đối với người tham gia
  • Thông tin về tính bảo mật và cách thức xử lý dữ liệu (kể cả việc chia sẻ với bên thứ ba nếu có)
  • Đầu mối liên hệ để trả lời thắc mắc của người tham gia
  • Quy trình rút lui

Có những yêu cầu nào liên quan đến Hội đồng đánh giá?

Hội đồng đánh giá đóng vai trò không thể thiếu trong tất cả nghiên cứu trên đối tượng là con người. Ứng dụng tham gia vào nghiên cứu trên người phải nhận được sự phê duyệt của một hội đồng độc lập (nếu phù hợp) với mục đích như sau:

  • Để bảo vệ quyền lợi, an toàn, và sức khoẻ của người tham gia.
  • Có thẩm quyền xem xét kỹ lưỡng, sửa đổi và phê duyệt nghiên cứu trên con người.

Bạn phải đưa ra được bằng chứng phê duyệt khi có yêu cầu.

Ứng dụng tiến hành nghiên cứu liên quan đến sức khoẻ con người có sử dụng dữ liệu thu thập được qua Health Connect có thể cần phải hoàn tất Biểu mẫu nghiên cứu này.

Những quyền nào thuộc phạm vi áp dụng của chính sách về ứng dụng sức khoẻ?

Những quyền sau đây được xem là thuộc phạm vi dữ liệu nhạy cảm liên quan đến sức khoẻ (chưa phải là danh sách đầy đủ):

  • ACCESS_BACKGROUND_LOCATION
  • ACCESS_COARSE_LOCATION
  • ACCESS_FINE_LOCATION
  • ACTIVITY_RECOGNITION
  • BLUETOOTH_ADVERTISE
  • BLUETOOTH_CONNECT
  • BLUETOOTH_SCAN
  • BODY_SENSORS
  • BODY_SENSORS_BACKGROUND
  • CAMERA
  • READ_CALENDAR
  • READ_SMS
  • RECORD_AUDIO
  • SEND_SMS
  • WRITE_CALENDAR

Nếu yêu cầu bất cứ quyền nào trong số này, thì ứng dụng của bạn phải công bố rõ ràng về cách ứng dụng sử dụng dữ liệu người dùng, mô tả loại dữ liệu sẽ được truy cập, đồng thời có được sự đồng ý rõ ràng của người dùng đối với việc sử dụng dữ liệu đó. Bạn có thể xem đầy đủ danh sách quyền trên Android và nội dung mô tả tương ứng trên trang web dành cho Nhà phát triển Android.

Lưu ý quan trọng: Nếu sử dụng quyền hoặc API bị hạn chế, thì ứng dụng của bạn phải tuân thủ các yêu cầu về chính sách sử dụng, bao gồm cả việc không vi phạm Chính sách về hành vi lợi dụng đặc quyền cấp cao. Ứng dụng không được vi phạm hộp cát về quyền và bảo mật trên Android, bất kể người dùng có đồng ý hay không. Ví dụ: chúng tôi không cho phép sử dụng Android Accessibility API để tự động đồng ý cấp quyền trong các ứng dụng khác.

Yêu cầu cấp quyền truy cập vào dữ liệu/quyền và mục đích của yêu cầu này nên được viết dưới dạng như thế nào?

Những quyền sau đây được xem là thuộc phạm vi dữ liệu nhạy cảm liên quan đến sức khoẻ (chưa phải là danh sách đầy đủ):

Sau đây là nội dung tham khảo để đề cập đến yêu cầu truy cập vào dữ liệu/quyền cũng như mục đích của yêu cầu đó (cả trong chính sách quyền riêng tư và hộp thoại thông tin công bố nổi bật): 

  • "Ứng dụng này thu thập dữ liệu hoạt động thể chất để tính lượng calo đã đốt cháy"
  • "Ứng dụng này thu thập dữ liệu vị trí để định vị các tuyến đường chạy bộ"
Các phương pháp hay nhất đối với ứng dụng sức khoẻ

Để đảm bảo sự an toàn và sức khoẻ cho người dùng, nếu ứng dụng của bạn đưa ra tuyên bố liên quan đến sức khoẻ hoặc y tế, chẳng hạn như giúp chẩn đoán hoặc quản lý tình trạng sức khoẻ (bkể cả việc theo dõi, cải thiện hoặc điều trị), thì bạn phải công bố một số thông tin quan trọng cho người dùng sao cho rõ ràng và dễ hiểu.

Chẳng hạn như:

  • Mục đích của ứng dụng (ví dụ: chức năng và/hoặc mục đích sử dụng của ứng dụng)
  • Lợi ích theo tuyên bố của ứng dụng (ví dụ: cải thiện sức khoẻ, quản lý dịch vụ chăm sóc, theo dõi tình trạng, chẩn đoán, điều trị)
  • Cơ sở của tuyên bố (ví dụ: các bằng chứng, phương pháp hay nhất, tiêu chuẩn)
  • Đối tượng người dùng mà ứng dụng nhắm đến (ví dụ: người lớn, trẻ em, phụ nữ, chuyên gia lâm sàng, bệnh nhân)
  • Mọi rủi ro liên quan đến việc sử dụng ứng dụng
  • Tất cả tuyên bố từ chối trách nhiệm và cảnh báo bắt buộc (ví dụ: yêu cầu người dùng hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khác có đủ trình độ) được nêu rõ trong ứng dụng
Điền biểu mẫu khai báo về ứng dụng sức khoẻ như thế nào cho đúng?

Vui lòng điền biểu mẫu khai báo về ứng dụng sức khoẻ theo hướng dẫn trong bài viết này trên Trung tâm trợ giúp.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

true
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
8741500038683986585
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
92637
false
false