Các phương pháp hay nhất dành cho Thử nghiệm về mức tăng của ứng dụng

Bài viết này trình bày các phương pháp hay nhất dành cho Thử nghiệm về mức tăng của ứng dụng.

Trên trang này

 


Trước khi tạo thử nghiệm mới

Tìm hiểu cách Thử nghiệm về mức tăng của ứng dụng giúp giải quyết các trường hợp sử dụng

Thử nghiệm về mức tăng của ứng dụng là gì? Thử nghiệm về mức tăng của ứng dụng cho phép bạn thử nghiệm và tìm hiểu mức tăng về hiệu suất khi thêm các thành phần video vào chiến dịch hiện có của mình.

  • Dựa trên các trường hợp sử dụng, bạn nên áp dụng các phương pháp sau đây khi sử dụng Thử nghiệm về mức tăng của ứng dụng:

    • Dùng thử Video lần đầu tiên: Nếu bạn hiện chưa có video trong chiến dịch, thì Thử nghiệm về mức tăng của ứng dụng có thể giúp bạn biết mức tăng về hiệu suất khi thêm thành phần video
    • Chọn thành phần Video hoạt động hiệu quả nhất trong số các thành phần Video với kết quả mang tính định hướng: Nếu bạn có nhiều thành phần Video, thì Thử nghiệm về mức tăng của ứng dụng có thể giúp bạn biết được:
      • Trường hợp tất cả thành phần Video cùng giúp bạn nâng cao hiệu suất
      • Cách từng thành phần Video cùng góp phần vào mức tăng hiệu suất tổng thể theo cách định hướng

Ngân sách và giá thầu tối thiểu

Bạn nên đặt ngân sách và giá thầu để giúp chiến dịch nhận được ít nhất 100 lượt chuyển đổi (tốt nhất là 150 lượt chuyển đổi trở lên) mỗi ngày để đảm bảo mô hình của Google có thể tối ưu hoá chiến dịch của bạn. Trình mô phỏng chiến lược Đặt giá thầu thông minh giúp bạn hiểu rõ hơn về số lượt chuyển đổi mà bạn có thể sẽ nhận được khi thay đổi ngân sách và mục tiêu của chiến lược giá thầu.

  • Số lượt chuyển đổi hằng ngày trong thử nghiệm càng cao thì thử nghiệm càng sớm đạt được kết quả có ý nghĩa thống kê.
  • Nếu chiến dịch căn bản của bạn có nhiều thành phần video hiện có (khoảng trên 50 thành phần), thì ngân sách cần thiết để đánh giá từng thành phần hằng ngày có thể cao hơn nhiều.

Mục tiêu của chiến lược giá thầu ở cấp chiến dịch (tCPI/tCPE/tROAS)

Nếu chiến dịch bị ràng buộc ngân sách, hãy đảm bảo chi phí mỗi lượt cài đặt (CPI) hoặc chi phí mỗi lượt tương tác (CPE) thực tế không thấp hơn CPI hoặc CPE mục tiêu quá 2 lần (tương tự đối với lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo (tROAS)). Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng Google sẽ không gặp phải hành vi không mong muốn khi khởi động nguội/giảm giá thầu.

Nhìn chung, các chiến dịch không bị ràng buộc theo ngân sách hoặc giá thầu sẽ đạt được kết quả nhanh hơn và chính xác hơn.

Kiểm tra các thành phần video hiện có

Trường hợp chiến dịch bị ràng buộc ngân sách

  • Nếu chiến dịch hiện tại của bạn không có video nào hoặc có video nhưng không chi tiêu ngân sách, thì việc thử nghiệm thêm video mới ít có khả năng giúp tăng hiệu suất.
  • Cân nhắc việc tăng ngân sách của chiến dịch cho đến khi chiến dịch không còn bị ràng buộc, sau đó đánh giá mức độ cần thiết của việc triển khai một thử nghiệm về mức tăng.

Trường hợp chiến dịch không bị ràng buộc ngân sách

  • Nếu chiến dịch hiện tại của bạn có thành phần video nhưng những thành phần này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng mức chi tiêu của chiến dịch, thì việc thử nghiệm thêm thành phần video mới sẽ ít có khả năng giúp tăng hiệu suất.
  • Cân nhắc việc tăng chi phí mục tiêu cho mỗi lượt chuyển đổi (hoặc giảm tROAS) cho đến khi thành phần video hiện tại đạt đến mức chi tiêu đáng kể, sau đó đánh giá mức độ cần thiết của việc triển khai một thử nghiệm về mức tăng.

 


Chế độ thiết lập thử nghiệm

Mục tiêu thử nghiệm

  • Ưu tiên chọn các chỉ số thử nghiệm phù hợp với mục tiêu tối ưu hoá chiến dịch của bạn.
    • Ví dụ: chọn Số lượt cài đặt hoặc CPI nếu chiến dịch của bạn đang tối ưu hoá cho lượt cài đặt.
  • Ưu tiên chỉ số Chi phí mỗi hành động (lượt cài đặt/hành động trong ứng dụng) hơn so với các chỉ số về số lượt chuyển đổi trừ phi chiến dịch của bạn không bị ràng buộc theo ngân sách.

Phần tách thử nghiệm

  • Bạn nên sử dụng tỷ lệ lưu lượng truy cập và ngân sách là 50/50 trong hầu hết các trường hợp để thu được kết quả thử nghiệm nhanh nhất có thể với chi phí thấp nhất.
  • Trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như khi cho rằng các thành phần đang thử nghiệm sẽ gây ảnh hưởng lớn và tiêu cực, thì bạn nên sử dụng một mức phân tách lưu lượng truy cập khác (ví dụ: 40% trong chiến dịch thử nghiệm, 60% trong chiến dịch căn bản)

Mức độ tin cậy

  • Bạn nên sử dụng mức độ tin cậy 80%. Mức độ tin cậy này thường cung cấp độ chính xác hữu ích về kết quả thử nghiệm trong thời gian ngắn hơn và có chi phí thấp hơn so với mức độ tin cậy 85% hoặc 95%.
  • Nếu không chắc chắn về mức độ tin cậy mong muốn nên chọn cho thử nghiệm, thì bạn có thể sử dụng bảng trong phụ lục để tìm số lượt chuyển đổi cần thiết nhằm đạt được một mức độ tin cậy nhất định.

Ngày thử nghiệm

  • Bạn nên chạy thử nghiệm trong 30 ngày (nếu có thể) để tăng tối đa khả năng thu được kết quả thử nghiệm chính xác

Kiểm tra tình trạng của thử nghiệm

  • Tính năng Kiểm tra tình trạng sẽ đưa ra một loạt các bước chẩn đoán và kiểm tra để tăng khả năng nhận được kết quả thử nghiệm chính xác. Bạn nên khắc phục các vấn đề nghiêm trọng (màu đỏ), chẳng hạn như sử dụng ứng dụng iOS (hiện chưa được hỗ trợ) và cố gắng hết sức để khắc phục các vấn đề không nghiêm trọng lắm (màu vàng), chẳng hạn như sự ràng buộc về ngân sách. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về tính năng Kiểm tra tình trạng để tạo Thử nghiệm về mức tăng của ứng dụng.

Đề xuất chung

Hoạt động tương tác với các chiến dịch khác quảng bá cùng một ứng dụng

  • Đảm bảo rằng tài khoản không có một chiến dịch khác đang quảng bá cùng một ứng dụng ở cùng vị trí địa lý như chiến dịch đang được thử nghiệm để tránh tình trạng doanh thu của chiến dịch bị sụt giảm.

Lỗi vi phạm chính sách

  • Khắc phục các lỗi vi phạm chính sách cuối cùng mà bạn có thể có trong chiến dịch (nếu có thể) vì những lỗi vi phạm này có thể khiến một trong các chiến dịch thuộc thử nghiệm của bạn không chạy hoặc có thể làm chậm thời gian đưa ra kết quả.

 


Trong khi thử nghiệm đang chạy

Thay đổi về mục tiêu hiệu suất và ngân sách

  • Bạn không nên cập nhật các chế độ cài đặt này trong 7 ngày đầu tiên chạy thử nghiệm.
  • Nếu cần thực hiện thay đổi sau khoảng thời gian đó, hãy ưu tiên việc thay đổi từng chút một hằng ngày thay vì thực hiện những thay đổi lớn cùng một lúc.

Thay đổi về thành phần

  • Nếu bạn cần thay đổi một thành phần trong chiến dịch căn bản, hãy nhớ thực hiện đồng thời thay đổi đó trong chiến dịch thử nghiệm tương ứng.

Theo dõi thử nghiệm

  • Bạn nên loại trừ 5 đến 10 ngày đầu tiên của thử nghiệm khỏi kết quả (bằng cách sử dụng bộ chọn ngày) để tránh trường hợp giai đoạn tự học của chiến dịch ảnh hưởng đến các chỉ số.
  • Bạn có thể theo dõi kết quả thử nghiệm dựa trên 3 mức độ tin cậy (80%, 85%, 95%).
  • Nếu đã thêm nhiều thành phần video trong chiến dịch thử nghiệm, thì bạn có thể xem hiệu suất của một thành phần video riêng lẻ trong báo cáo Google Ads.

 


Khi thử nghiệm kết thúc

Diễn giải kết quả thử nghiệm

  • Kết quả có ý nghĩa thống kê
    • Kết quả tích cực đối với cả hai mục tiêu thử nghiệm: Bạn nên quảng bá thành phần cho chiến dịch căn bản và có thể cho cả những chiến dịch khác (nếu có) trong tài khoản (ví dụ: những chiến dịch có mục tiêu tương tự nhưng ở một vị trí địa lý khác) để nâng cao hiệu suất tổng thể.
    • Kết quả tiêu cực đối với cả hai mục tiêu thử nghiệm: Bạn không nên quảng bá thành phần cho chiến dịch hoặc tài khoản của mình. 
    • Kết hợp giữa kết quả tích cực và kết quả tiêu cực đối với các mục tiêu thử nghiệm: Bạn nên đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp và các điều kiện ràng buộc về lợi tức đầu tư (ROI). Ví dụ: nếu CPI tăng thêm 5%, số lượt cài đặt tăng thêm 10%, thì nhà quảng cáo nên quảng bá những thành phần đó nếu thấy hài lòng với số lượt cài đặt gia tăng khi CPI trung bình tăng lên.
  • Kết quả không có ý nghĩa thống kê
    • Bạn nên đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng chấp nhận rủi ro. Ví dụ: đối với những nhà quảng cáo hài lòng với kết quả mang tính định hướng, thì việc quảng bá các thành phần có kết quả tích cực nhưng không có ý nghĩa thống kê là hợp lý. Ngoài ra, bạn nên thay đổi thành phần và tiến hành một thử nghiệm khác.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
15183123805224514425
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
73067
false
false
false