Bắt đầu sử dụng phương thức mã hoá trên thiết bị

Cách phương thức mã hoá trên thiết bị giúp bảo vệ dữ liệu

Bạn có thể liên tưởng quy trình mã hoá dữ liệu tại Google giống như việc khoá các đồ vật có giá trị của bạn trong một két an toàn. Bạn khoá những đồ vật có giá trị và ngân hàng sẽ trông coi chiếc khoá này.

Mã hoá có nghĩa là gì?

Mã hoá chỉ là một cách giúp tăng cường bảo mật cho thông tin bạn lưu vào Google. Khi bạn dùng một khoá duy nhất, người khác sẽ không thể đọc được thông tin của bạn. Khi đó, cách duy nhất để đọc thông tin là mở khoá bằng chính khoá duy nhất đó.

Phương thức mã hoá mật khẩu và mã xác thực tại Google

Khi bạn lưu mật khẩu hoặc mã xác thực vào Trình quản lý mật khẩu của Google, mật khẩu hoặc mã xác thực đó sẽ được xáo trộn (mã hoá) bằng một khoá duy nhất.

Cách hoạt động

Sau khi dữ liệu đã lưu của bạn, chẳng hạn như mật khẩu hoặc mã xác thực, được mã hoá, Google sẽ khoá dữ liệu đó ở một nơi an toàn cho đến khi bạn cần đến. Khi bạn cần sử dụng một mật khẩu hoặc mã xác thực, Trình quản lý mật khẩu của Google sẽ mở khoá mật khẩu hoặc mã xác thực đó cho bạn khi chúng tôi biết bạn chính là người yêu cầu.

Ý nghĩa

Kiểu mã hoá này đồng nghĩa với việc bạn tin tưởng Google sẽ lưu giữ khoá và bảo mật dữ liệu của bạn.

Phương thức mã hoá trên thiết bị và dữ liệu của bạn

Với phương thức mã hoá trên thiết bị, bạn khoá mật khẩu hoặc mã xác thực bằng Trình quản lý mật khẩu của Google, nhưng bạn sẽ mang khoá theo bên mình. Điều này có nghĩa là chỉ bạn mới có thể nhìn thấy dữ liệu của mình. Xin lưu ý rằng nếu làm mất khoá này, bạn cũng có thể làm mất luôn cả dữ liệu của mình.

Cách hoạt động

Sau khi thiết lập phương thức mã hoá trên thiết bị, bạn có thể dùng mật khẩu trên Google hoặc phương thức khoá màn hình cho điện thoại hoặc máy tính bảng tương thích để mở khoá mật khẩu hoặc mã xác thực của mình.

Ý nghĩa

Kiểu mã hoá này đồng nghĩa với việc chỉ bạn mới có khoá để mở khoá dữ liệu của mình, chẳng hạn như mật khẩu hoặc mã xác thực.

Điều cần lưu ý

Hãy nhớ rằng nếu làm mất khoá của dữ liệu, bạn cũng có thể làm mất luôn cả mật khẩu và mã xác thực của mình.

Sự khác biệt giữa cụm mật khẩu đồng bộ hoá và phương thức mã hoá trên thiết bị

Phương thức mã hoá trên thiết bị và cụm mật khẩu đồng bộ hoá giúp tăng cường bảo mật cho dữ liệu mà bạn đồng bộ hoá với Google.

Phương thức mã hoá trên thiết bị chỉ áp dụng cho mật khẩu và mã xác thực của bạn. Cụm mật khẩu đồng bộ hoá áp dụng cho tất cả dữ liệu bạn đồng bộ hoá với Google qua Chrome.

Phương thức mã hoá trên thiết bị cho phép bạn thiết lập nhiều cách khoá và mở khoá dữ liệu, chẳng hạn như mật khẩu hoặc mã xác thực, qua đó giảm khả năng mất quyền truy cập vào dữ liệu của bạn.

Với cụm mật khẩu đồng bộ hoá, bạn sẽ chọn một cụm từ để khoá và mở khoá dữ liệu của mình. Bạn sẽ mất quyền truy cập vào dữ liệu của mình nếu quên cụm mật khẩu đồng bộ hoá. Tìm hiểu thêm về cách bảo mật thông tin của bạn bằng cụm mật khẩu đồng bộ hoá.

Cách hoạt động của phương thức mã hoá mật khẩu tiêu chuẩn

Hiện nay, những mật khẩu bạn đã lưu được mã hoá khi chúng được gửi qua các mạng và khi được lưu vào Google. Khoá mã hoá (dùng để truy cập vào mật khẩu của bạn) được lưu trữ an toàn trong Tài khoản Google của bạn. Sau đó, Google sử dụng khoá này để truy cập (giải mã) các mật khẩu của bạn khi:

  • Bạn truy cập vào các mật khẩu này trên trang passwords.google.com, trên các thiết bị Android hoặc trong phần cài đặt Chrome.
  • Mật khẩu của bạn được kiểm tra để tìm các vấn đề về bảo mật trong tính năng Kiểm tra mật khẩu.

Cách hoạt động của phương thức mã hoá trên thiết bị

Khi đã thiết lập phương thức mã hoá trên thiết bị, bạn chỉ có thể mở khoá các dữ liệu như mật khẩu trên thiết bị của mình bằng mật khẩu Google hoặc phương thức khoá màn hình của một thiết bị Android đủ điều kiện. Bạn chỉ có thể mở khoá các mã xác thực trên thiết bị của mình bằng phương thức khoá màn hình của một thiết bị Android đủ điều kiện. Với phương thức mã hoá trên thiết bị, không ai khác ngoài bạn có thể truy cập vào dữ liệu đã mã hoá của bạn.

Bắt đầu

Lưu ý quan trọng:

  • Sau khi thiết lập phương thức mã hoá trên thiết bị, bạn không thể xoá phương thức đó. Theo thời gian, Google sẽ thiết lập biện pháp bảo mật này cho mọi người dùng để giúp bảo mật mật khẩu và khoá truy cập.
  • Nếu mất quyền truy cập vào Tài khoản Google của mình, bạn sẽ có nguy cơ bị mất quyền truy cập vào các mật khẩu hoặc khoá truy cập đã lưu. Việc đảm bảo rằng thông tin về số điện thoại và email khôi phục trong tài khoản của mình là thông tin chính xác và hiện thời có thể giúp bạn lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình nếu bạn không đăng nhập được.

Thiết lập phương thức mã hoá trên thiết bị Android cho dữ liệu của bạn

  1. Truy cập vào trang passwords.google.com.
  2. Nhấn vào biểu tượng Cài đặt Cài đặt sau đó Thiết lập phương thức mã hoá trên thiết bị.
Mẹo: Nếu không muốn thiết lập phương thức khoá màn hình ngay lập tức, thì bạn có thể làm việc này sau trong phần cài đặt của Trình quản lý mật khẩu.
Lưu ý quan trọng: Để sử dụng khoá truy cập, bạn phải luôn đặt phương thức khoá màn hình.

Thiết lập phương thức mã hoá trên thiết bị cho mật khẩu của bạn trên Chrome

  • Trong trình duyệt Chrome, ở trên cùng bên phải, hãy chọn biểu tượng Thêm Thêm sau đó Cài đặt sau đó Mật khẩu sau đó Thiết lập phương thức mã hoá trên thiết bị.

Cách truy cập vào mật khẩu hoặc khoá truy cập của bạn trên thiết bị mới

Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể tự động truy cập vào dữ liệu của mình, chẳng hạn như mật khẩu, trên một thiết bị mới khi đăng nhập vào Tài khoản Google của mình. Đối với khoá truy cập, bạn cần sử dụng phương thức khoá màn hình để có thể truy cập vào dữ liệu đã mã hoá của mình.

Truy cập mật khẩu đã lưu trên thiết bị Android
  1. Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
  2. Bật tính năng Tự động điền bằng Google.
Truy cập mật khẩu đã lưu trên Chrome
  1. Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
  2. Bật tính năng Đồng bộ hoá trong Chrome.
  3. Chrome có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số bước, chẳng hạn như nhập phương thức khoá màn hình của thiết bị Android để giải mã mật khẩu bạn đã lưu.

Các tuỳ chọn khôi phục mật khẩu

Để đảm bảo bạn luôn có thể khôi phục mật khẩu hoặc mã xác thực đã lưu của mình (chẳng hạn như nếu bạn mất điện thoại hoặc máy tính), bạn nên thêm các tuỳ chọn khôi phục. Hiện nay, bạn có thể sử dụng mật khẩu Google và những người có thiết bị Android có thể sử dụng phương thức khoá màn hình để truy cập dữ liệu đã mã hoá, chẳng hạn như mật khẩu hoặc mã xác thực. Chúng tôi sẽ dần dần thêm các tuỳ chọn khôi phục khác.
Sử dụng mật khẩu Google của bạn
Theo mặc định, bạn có thể truy cập vào mật khẩu đã mã hoá của mình trên thiết bị mới bằng mật khẩu Google. Nếu quên mật khẩu Google và tạo mật khẩu mới trong quá trình khôi phục tài khoản, bạn sẽ không thể truy cập lại vào các mật khẩu đã lưu cho đến khi bạn xác nhận mật khẩu Google mới. Trong trường hợp này, bạn sẽ nhận được lời nhắc xác nhận mật khẩu Google mới trước khi lấy lại quyền truy cập vào mật khẩu đã lưu. Để tránh gặp sự cố khi truy cập vào tài khoản, hãy xác nhận mật khẩu của bạn ngay lập tức.
Những thiết bị có thể đồng bộ hoá mật khẩu
Bạn cũng có thể đồng bộ hoá mật khẩu trên nhiều thiết bị để có thêm một cách khôi phục mật khẩu. Ví dụ: nếu bạn mất điện thoại, mật khẩu của bạn sẽ vẫn còn trên một thiết bị khác. Những thiết bị đó có thể được dùng để khôi phục, ngay cả khi bạn mất tất cả các tuỳ chọn khôi phục khác.
Sử dụng phương thức khoá màn hình của thiết bị Android
Người dùng thiết bị Android có thể sử dụng phương thức khoá màn hình như một cách bổ sung để truy cập vào dữ liệu đã mã hoá của mình. Khi bạn thiết lập phương thức mã hoá trên thiết bị, chúng tôi sẽ gửi thông báo đến các thiết bị Android đủ điều kiện của bạn để bạn có thể thêm tuỳ chọn khôi phục này.
Bạn cũng có thể thêm phương thức khoá màn hình làm tuỳ chọn khôi phục mật khẩu bất cứ lúc nào trong phần cài đặt Trình quản lý mật khẩu. Bạn phải làm việc này trên thiết bị sử dụng phương thức khoá màn hình mà bạn muốn thêm.
Lưu ý quan trọng: Để sử dụng khoá truy cập, bạn phải luôn đặt phương thức khoá màn hình.
Lưu ý quan trọng: Khi truy cập vào dữ liệu đã mã hoá trên một thiết bị, bạn có 5 lần để nhập đúng phương thức khoá màn hình. Nếu vượt quá giới hạn này, bạn sẽ không còn có thể sử dụng phương thức khoá màn hình để truy cập vào mật khẩu và khoá truy cập của mình nữa. Điều này khiến người khác không thể đoán được phương thức khoá màn hình của bạn.

Khi bạn mất quyền truy cập vào mật khẩu của mình

Bạn sẽ mất tất cả mật khẩu nếu bạn:

  • Mất tất cả các tuỳ chọn khôi phục như mật khẩu Google và phương thức khoá màn hình trên một thiết bị đủ điều kiện (nếu bạn đã thêm).
  • Mất quyền truy cập vào mọi thiết bị đã đăng nhập vào Tài khoản Google và đã lưu trữ mật khẩu của bạn.

Nếu mất quyền truy cập vào mật khẩu và muốn sử dụng lại Trình quản lý mật khẩu của Google, bạn cần làm theo các bước sau để bắt đầu lưu mật khẩu:

  1. Truy cập trang passwords.google.com/encryption/reset.
  2. Chọn Tắt.
  3. Xác nhận rằng bạn muốn xoá tất cả mật khẩu đã lưu.

Lưu ý: Bạn không bắt buộc phải thiết lập lại tính năng mã hoá trên thiết bị.

Khi bạn mất quyền truy cập vào khoá truy cập

Nếu có thể truy cập mật khẩu nhưng không thể truy cập vào khoá truy cập, thì bạn cần đặt lại dữ liệu phía máy chủ Chrome của mình. Dữ liệu này bao gồm cả dấu trang và chế độ cài đặt Chrome, ngoài mật khẩu và khoá truy cập bạn đã lưu. Để biết thêm thông tin về dữ liệu mà Chrome lưu trữ, hãy chuyển đến trang Dữ liệu Chrome trong tài khoản của bạn.

  1. Truy cập trang chrome.google.com/sync.
  2. Ở dưới cùng, hãy chọn Xoá dữ liệu.
  3. Trên thiết bị, hãy bật tính năng Đồng bộ hoá trong Chrome.

Lưu ý: Bạn không bắt buộc phải thiết lập lại tính năng mã hoá trên thiết bị.

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

true
Chào mừng bạn đến với Tài khoản Google!

Chúng tôi nhận thấy bạn có Tài khoản Google mới! Hãy tìm hiểu cách cải thiện trải nghiệm thông qua danh sách kiểm tra Tài khoản Google của bạn.

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
1521163239480351462
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
70975
false
false