Bạn có thể sử dụng số liệu phân tích để hiểu rõ hơn về hiệu suất video và kênh của mình qua các chỉ số và báo cáo chính trong YouTube Studio.
Lưu ý: Một số dữ liệu như vị trí địa lý, nguồn lưu lượng truy cập hoặc giới tính có thể bị giới hạn. Tìm hiểu thêm về dữ liệu bị giới hạn trong YouTube Analytics.
Số liệu phân tích trong YouTube Studio
Truy cập vào YouTube Analytics
- Đăng nhập vào YouTube Studio.
- Trong trình đơn bên trái, hãy nhấp vào biểu tượng Số liệu phân tích
.
Bạn cũng có thể xem nhiều loại báo cáo ở cấp độ video theo các bước sau:
- Đăng nhập vào YouTube Studio.
- Trên trình đơn bên trái, hãy chọn biểu tượng Nội dung
.
- Trỏ chuột vào video của bạn rồi chọn biểu tượng Số liệu phân tích
.
Tìm hiểu các thẻ trong YouTube Analytics
Trong YouTube Analytics, bạn có thể tìm thấy nhiều thẻ giúp bạn hiểu rõ dữ liệu của mình.
Lưu ý: Một số báo cáo có thể không có trên thiết bị di động.
Tổng quan
Thẻ Tổng quan cung cấp thông tin vắn tắt về hiệu suất hoạt động của kênh và video. Thẻ chỉ số chính cho biết số lượt xem, thời gian xem, số người đăng ký và doanh thu ước tính (nếu bạn đang tham gia Chương trình Đối tác YouTube).
Lưu ý: Bạn có thể sẽ thấy các báo cáo tổng quan được cá nhân hoá có dữ liệu so sánh với hiệu suất thông thường của bạn. Những thông tin chi tiết này sẽ giúp bạn biết lý do lượt xem tăng hoặc giảm so với thông thường. Trong thẻ này, bạn cũng sẽ thấy các báo cáo về:
- Hiệu suất thông thường: Ở cấp độ kênh, đây là dữ liệu so sánh hiệu suất thông thường của kênh. Ở cấp độ video, đây là dữ liệu so sánh hiệu suất thông thường của video.
- Nội dung hàng đầu trong khoảng thời gian này: Nội dung của bạn theo thứ hạng số lượt xem trong 28 ngày qua.
- Thời gian thực: Hiệu suất hoạt động trong 48 giờ qua hoặc 60 phút vừa qua.
- Stories: Hiệu suất hoạt động trong 7 ngày qua của các story mới nhất.
-
Nội dung được phối lại nhiều nhất: Những nội dung của bạn được dùng để tạo video ngắn. Báo cáo này cũng cho biết số lần nội dung của bạn được phối lại và số lượt xem của các bản phối lại.
Lưu ý: Ở cấp độ video, bạn có thể xem những khoảnh khắc giữ chân người xem hiệu quả nhất và báo cáo Thời gian thực.
Thẻ Nội dung (cấp độ kênh)
Thẻ Nội dung cung cấp thông tin vắn tắt về cách khán giả tìm thấy và tương tác với nội dung của bạn và những nội dung mà khán giả xem. Bạn có thể xem các báo cáo sau đây về phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác trong thẻ Tất cả, Video, Video ngắn, Video phát trực tiếp và Bài đăng:
- Số lượt xem: Số lượt xem hợp lệ của video, video ngắn và sự kiện phát trực tiếp.
- Số lượt hiển thị và cách chỉ số này đã tạo ra thời gian xem: Số lần hệ thống giới thiệu hình thu nhỏ cho người xem trên YouTube (số lượt hiển thị), tần suất các hình thu nhỏ đó mang đến một lượt xem (tỷ lệ nhấp) và cách những lượt xem đó sau cùng đã tạo ra thời gian xem.
- Nội dung đã xuất bản: Số lượng video, video ngắn, sự kiện phát trực tiếp và bài đăng bạn đã xuất bản trên YouTube.
- Cách người xem tìm thấy nội dung/video/video ngắn/sự kiện phát trực tiếp của bạn: Cách người xem tìm thấy nội dung của bạn.
- Số người đăng ký: Số người đăng ký mà bạn có được từ mỗi loại nội dung: video, video ngắn, sự kiện phát trực tiếp, bài đăng và các loại nội dung khác. "Các loại nội dung khác" bao gồm các lượt đăng ký từ phần tìm kiếm trên YouTube và trang kênh của bạn.
- Thẻ chỉ số chính: Phần thông tin tổng quát và trực quan về số lượt xem, thời lượng xem trung bình, số lượt hiển thị, tỷ lệ nhấp của số lượt hiển thị, số người đăng ký, số lượt thích và số lượt chia sẻ.
- Những khoảnh khắc giữ chân người xem hiệu quả nhất: Hiệu quả giữ chân người xem của các khoảnh khắc khác nhau trong video của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng tỷ lệ giữ chân người xem thông thường để so sánh 10 video mới nhất có thời lượng tương tự.
- Video/video ngắn/bài đăng hàng đầu: Các video, video ngắn và bài đăng phổ biến nhất của bạn.
- Số lượt xuất hiện trên trang Shorts: Số lần video ngắn của bạn xuất hiện trên trang Shorts.
- Tỷ lệ chọn xem (so với bỏ qua): Tỷ lệ phần trăm số lần người dùng chọn xem video ngắn của bạn so với số lần bỏ qua.
- Nội dung được phối lại nhiều nhất: Phần thông tin tổng quát và trực quan về số lượt xem bản phối lại, tổng số bản phối lại và những nội dung được phối lại nhiều nhất.
- Số lượt hiển thị bài đăng: Số lần bài đăng được giới thiệu cho người xem.
Phạm vi tiếp cận (cấp độ video)
- Loại nguồn lưu lượng truy cập: Cách người xem tìm thấy nội dung của bạn.
- Nguồn bên ngoài: Lưu lượng truy cập từ những trang web và ứng dụng có liên kết hoặc nhúng video trên kênh của bạn.
- Video đề xuất: Lưu lượng truy cập từ những video được đề xuất bên cạnh hoặc sau các video khác và từ các đường liên kết trong phần mô tả video. Những video này có thể là video của bạn hoặc video của người khác.
- Danh sách phát: Lưu lượng truy cập từ các danh sách phát được xem nhiều nhất có video của bạn.
- Số lượt hiển thị hình thu nhỏ và cách chỉ số này đã tạo ra thời gian xem: Số lần hệ thống giới thiệu hình thu nhỏ video của bạn cho người xem trên YouTube (Số lượt hiển thị), tần suất các hình thu nhỏ đó mang lại một lượt xem (Tỷ lệ nhấp) và cách những lượt xem đó sau cùng đã tạo ra thời gian xem.
- Số thông báo qua chuông đã gửi: Số lượng thông báo qua chuông mà hệ thống đã gửi đến những người đăng ký chọn nhận thông báo về kênh của bạn.
- Tìm kiếm trên YouTube: Lưu lượng truy cập từ các cụm từ tìm kiếm giúp người xem tìm thấy nội dung của bạn.
Thẻ Mức độ tương tác (cấp độ video)
- Tỷ lệ giữ chân người xem: Hiệu quả giữ chân người xem ở mỗi khoảnh khắc trong video của bạn. Bạn có thể sử dụng tỷ lệ giữ chân người xem thông thường để so sánh 10 video mới nhất có thời lượng tương tự. Hoạt động chi tiết cho bạn thấy số lượt xem tuyệt đối ở các đoạn trong video, cũng như thời điểm người dùng bắt đầu xem và dừng xem.
- Tỷ lệ giữ chân người xem: Hiệu quả giữ chân người xem ở mỗi khoảnh khắc trong video của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng tỷ lệ giữ chân người xem thông thường để so sánh 10 video mới nhất có thời lượng tương tự.
- Lượt thích (%): Cảm nhận của người xem về video của bạn.
- Tỷ lệ nhấp vào thành phần màn hình kết thúc: Tần suất người xem nhấp vào một thành phần màn hình kết thúc.
- Những sản phẩm được gắn thẻ hiệu quả nhất: Những sản phẩm có mức độ tương tác cao nhất mà bạn gắn thẻ trong video của mình.
Thẻ Đối tượng người xem
- Những video giúp tăng lượng khán giả: Hoạt động trực tuyến của khán giả trên kênh của bạn. Dữ liệu dựa trên số người xem mới của bạn trên mọi thiết bị trong 90 ngày qua.
- Thời điểm khán giả xem YouTube: Hoạt động trực tuyến của khán giả trên kênh của bạn và trên toàn bộ YouTube. Dữ liệu dựa trên số người xem của bạn trên mọi thiết bị trong 28 ngày qua.
- Thông báo qua chuông của người đăng ký: Số lượng người đăng ký chọn nhận tất cả thông báo từ kênh của bạn. Thẻ này cũng cho biết số người dùng thật sự nhận được thông báo, dựa trên các chế độ cài đặt trên YouTube và thiết bị của họ.
- Thời gian xem từ người đăng ký: Thời gian xem phân bổ giữa người đăng ký và người không đăng ký.
- Độ tuổi và giới tính: Phân loại người xem của bạn theo độ tuổi và giới tính. Dữ liệu dựa trên số người xem đã đăng nhập trên mọi thiết bị.
- Kênh phổ biến: Hoạt động xem của khán giả trên các kênh YouTube khác. Dữ liệu dựa trên số người xem của bạn trên mọi thiết bị trong 28 ngày gần nhất.
- Nội dung mà khán giả của bạn xem: Hoạt động xem của khán giả bên ngoài kênh của bạn. Nếu có đủ dữ liệu, bạn có thể lọc theo Video, Video ngắn và Video phát trực tiếp. Dữ liệu dựa trên số người xem của bạn trên mọi thiết bị trong 7 ngày gần nhất.
- Các định dạng mà khán giả của bạn xem trên YouTube: Hoạt động xem của khán giả trên các định dạng video dài, video ngắn và sự kiện phát trực tiếp. Dữ liệu dựa trên nội dung của các kênh khác có người xem là những người đã xem kênh của bạn nhiều lần trong 28 ngày gần nhất.
- Các khu vực địa lý hàng đầu: Phân loại người xem của bạn theo khu vực địa lý. Dữ liệu dựa trên địa chỉ IP.
- Các ngôn ngữ phụ đề hàng đầu: Phân loại người xem của bạn theo ngôn ngữ của phụ đề. Dữ liệu dựa trên mức độ sử dụng phụ đề.
Lưu ý: Ở cấp độ video, bạn có thể tìm thấy báo cáo về thời gian xem của người đăng ký, khu vực địa lý hàng đầu, ngôn ngữ phụ đề hàng đầu, độ tuổi và giới tính.
Doanh thu
- Doanh thu của bạn: Số tiền kênh của bạn kiếm được trong 6 tháng qua (tính theo từng tháng).
- Hoạt động kiếm tiền của bạn: Hoạt động kiếm tiền của bạn qua YouTube. Một số ví dụ về nguồn doanh thu bao gồm Quảng cáo trên Trang xem, Quảng cáo trên Trang Shorts, Hội viên, Supers, Cửa hàng đã kết nối và Chương trình liên kết với YouTube Mua sắm. Doanh thu từ YouTube Premium sẽ xuất hiện trong trang Quảng cáo trên Trang xem hoặc Quảng cáo trên Trang Shorts.
- Hiệu suất video: Số tiền kiếm được từ video, video ngắn và sự kiện phát trực tiếp trong khoảng thời gian đã chọn. Báo cáo này cũng cho biết Doanh thu mỗi nghìn lượt xem (RPM).
- Những nội dung kiếm nhiều tiền nhất: Những nội dung có doanh thu ước tính cao nhất trong khoảng thời gian đã chọn.
Lưu ý:
- Việc khấu lưu thuế (nếu có) có thể ảnh hưởng đến thu nhập sau cùng của bạn. Khoản khấu lưu chỉ xem được trong tài khoản AdSense của bạn.
- Bạn cũng có thể xem hiệu suất doanh thu ở cấp độ video.
- Trong thẻ RPM ở cấp độ video, doanh thu của bạn có thể không bằng tổng doanh thu ước tính. Điều này là do một số nguồn doanh thu không được tính cho một video cụ thể. Ví dụ: Doanh thu từ chương trình hội viên của kênh không được tính cho một video cụ thể.
Thẻ Nghiên cứu (cấp độ kênh)
Thẻ Nghiên cứu cung cấp tóm lược thông tin về nội dung mà khán giả của bạn và người xem trên YouTube đang tìm kiếm. Thông tin chi tiết trong thẻ Nghiên cứu có thể giúp bạn tìm ra các mảng trống nội dung và ý tưởng để tạo video mà khán giả có thể sẽ muốn xem.
Trong thẻ này, bạn cũng sẽ thấy các báo cáo về:
- Nội dung tìm kiếm trên YouTube: Các chủ đề tìm kiếm hàng đầu mà bạn khám phá và lượng tìm kiếm mà khán giả của bạn và người xem trên YouTube thực hiện trong 28 ngày qua.
- Nội dung tìm kiếm của người xem: Các cụm từ tìm kiếm và lượng tìm kiếm mà khán giả của bạn và người xem của các kênh tương tự thực hiện trên YouTube trong 28 ngày qua.