Quản lý quyền âm nhạc trên YouTube

Xác nhận quyền sở hữu

Cách đây nhiều thập kỷ, người hâm mộ âm nhạc chia sẻ các bài hát hoặc bài biểu diễn họ yêu thích bằng băng từ. Ngày nay, việc chia sẻ và thể hiện sự yêu thích đã chuyển sang không gian trực tuyến. Hàng nghìn hãng thu âm và chủ thể quyền có các thoả thuận cấp phép với YouTube thật ra là để video của người hâm mộ tiếp tục xuất hiện trên YouTube và để kiếm tiền từ đó. Họ đồng ý rằng việc người hâm mộ thể hiện sự yêu mến đối với nghệ sĩ yêu thích bằng cách đăng tải các cảnh quay buổi biểu diễn và các bản phối lại là một điều đáng tôn vinh. Họ cũng thấy rằng nội dung do người hâm mộ tải lên có thể là một cách để tăng mức độ hiển thị và tăng doanh số.

Tất cả những việc này có thể xảy ra là nhờ Content ID tự động hoá việc quản lý quyền. Khi người hâm mộ tải một video lên YouTube, hệ thống sẽ quét video đó theo một cơ sở dữ liệu gồm những nội dung do chủ sở hữu nội dung cung cấp. Khi tìm thấy video trùng khớp, hệ thống sẽ xác nhận quyền sở hữu video đó thay mặt cho chủ sở hữu nội dung và để họ quyết định biện pháp muốn áp dụng cho video đó. Chỉ có 0,5% thông báo xác nhận quyền sở hữu âm nhạc được đưa ra theo cách thủ công. 99,5% còn lại được hệ thống xử lý với độ chính xác là 99,7%. Hiện nay, doanh thu từ nội dung do người hâm mộ tải lên chiếm 50% doanh thu của ngành âm nhạc trên YouTube. 

Nhờ có Content ID, YouTube đã chi trả hàng tỷ đô la cho ngành âm nhạc và con số này đang tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Vì thế, thật ngạc nhiên khi một số hãng thu âm và nghệ sĩ có ý kiến rằng YouTube đã cho phép hàng loạt nội dung âm nhạc "không được cấp phép" xuất hiện trên nền tảng này và lấy đi doanh thu của nghệ sĩ. Sự thật là YouTube cực kỳ coi trọng việc quản lý bản quyền và chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo các chủ thể quyền kiếm được tiền bất kể ai là người tải nhạc của họ lên YouTube. Không có nền tảng nào khác chi trả nhiều tiền đến vậy cho các nhà sáng tạo, cả lớn lẫn nhỏ, trong mọi thể loại nội dung.

Quản lý giấy phép âm nhạc

Việc phát một bài hát trên YouTube đòi hỏi nhiều tập hợp quyền khác nhau và mỗi quyền trong đó thường do các bên khác nhau quản lý. Mỗi khi có người sử dụng một bài hát, các khoản thanh toán từ YouTube phải được chia ra cho hàng chục chủ thể quyền khắp thế giới và ai cũng có phần trong quá trình này. 

Chúng tôi tin rằng tính minh bạch đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo nghệ sĩ có thể hoạt động hiệu quả trong ngành âm nhạc. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về các quyền và chủ thể quyền có thể có ảnh hưởng.

Quyền sử dụng bản ghi âm chính

Thông thường, hãng thu âm ghi âm bài hát sẽ có các quyền đối với việc sử dụng bản ghi âm chính. Mỗi khi bản ghi âm chính được dùng trong video, hãng thu âm kiểm soát danh mục đó sẽ được trả phí bản quyền do có quyền sở hữu bản ghi âm chính. Hãng thu âm sẽ chia sẻ phí bản quyền này với nghệ sĩ. Thông thường sẽ không có nhiều hãng thu âm cùng nhau quản lý các bản ghi âm có bản quyền vì họ chịu trách nhiệm về bản quyền tại những lãnh thổ khác nhau. Tuy nhiên, các hãng thu âm có thể không có nguồn lực để tự phân phối hoặc quản lý nội dung. Trong những trường hợp này, họ có thể chọn cách làm việc thông qua một đơn vị tổng hợp dung hoặc nhà phân phối.

Quyền biểu diễn công khai

Tất cả các bản nhạc được ghi âm (bản ghi âm chính) đều có một tác phẩm âm nhạc cơ sở (bản sáng tác) và tác phẩm cơ sở này chịu ảnh hưởng của các tập hợp quyền khác nhau. Cho mục đích đăng trên YouTube, các quyền này có thể được chia thành 2 loại là quyền biểu diễn công khai và các quyền khác.

Giấy phép biểu diễn công khai thường do các tổ chức quyền biểu diễn kiểm soát. Các tổ chức quyền biểu diễn có trách nhiệm đảm bảo rằng các quán bar, nhà hàng, khách sạn, v.v. trả phí cho nhạc họ sử dụng tại cơ sở kinh doanh của mình. Khi một bài hát được phát trực tuyến trên YouTube, những tổ chức này sẽ thu phí bản quyền để phân phát cho các nhạc sĩ và nhà xuất bản âm nhạc nhằm trả phí cho việc biểu diễn công khai bản sáng tác. Trong nhiều trường hợp, những pháp nhân gọi là "hiệp hội thu phí tác quyền" sẽ phụ trách những việc tương tự như trên tại các quốc gia khác. Những tổ chức này được chỉ định để xử lý các công việc quản lý quyền chung và sẽ thường xuyên cung cấp các giấy phép tổng hợp cho phép bên được cấp phép sử dụng toàn bộ danh mục của hiệp hội thu phí tác quyền trong một khoảng thời gian, thay vì mua các giấy phép riêng lẻ cho từng tác phẩm.

Các quyền khác

Các quyền khác đối với bản sáng tác thường do các nhà xuất bản kiểm soát. Tương tự như các hãng thu âm, một số nhà xuất bản có thể không có nguồn lực để tự quản lý các quyền này và có thể chọn cách yêu cầu một pháp nhân lớn hơn thay mặt họ quản lý các quyền đó. Những pháp nhân này thường sẽ đóng vai trò là đơn vị tổng hợp nội dung hoặc nhà phân phối. Xin nhắc lại rằng các hiệp hội thu phí tác quyền có thể phụ trách việc bán các giấy phép không độc quyền để sử dụng tác phẩm, đồng thời thu và phân phát phí bản quyền tại các quốc gia khác.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
18362227654753442416
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
59
false
false