Từ chối các đường liên kết đến trang web của bạn

Nếu trang web của bạn bị áp dụng hình phạt thủ công do có các đường liên kết bất thường đến trang web, hoặc nếu bạn cho rằng trang web của mình sắp bị áp dụng hình phạt thủ công (do có các đường liên kết trả tiền hoặc các mưu đồ liên kết khác vi phạm chính sách của chúng tôi về nội dung rác), thì bạn nên thử xoá đường liên kết đến từ các trang web khác tới trang web của bạn. Nếu không thể tự xoá, hoặc yêu cầu xoá những đường liên kết như vậy, thì bạn nên từ chối URL của các trang hoặc miền đáng ngờ có liên kết đến trang web của bạn.

Đây là một tính năng nâng cao và bạn nên sử dụng một cách thận trọng. Khi bị sử dụng không đúng cách, tính năng này có thể gây hại cho hiệu suất của trang web trong kết quả trên Google Tìm kiếm.

Bước 0: Quyết định xem thao tác này có cần thiết không

Trong đa số trường hợp, Google có thể đánh giá được đường liên kết nào đáng tin mà không cần hướng dẫn bổ sung, vậy nên phần lớn trang web sẽ không cần sử dụng công cụ này.

Bạn chỉ nên từ chối đường liên kết ngược nếu:

  1. Có một số lượng đáng kể các đường liên kết vi phạm, bất thường hoặc chất lượng thấp trỏ đến trang web của bạn,
  2. Những đường liên kết này dẫn đến hình phạt thủ công hoặc có thể sẽ dẫn đến hình phạt thủ công trên trang web của bạn.

Google hoạt động rất tích cực để đảm bảo rằng các thao tác trên trang web của bên thứ ba không ảnh hưởng tiêu cực đến một trang web. Trong một số trường hợp, các đường liên kết đến một trang hoặc trang web có thể ảnh hưởng đến cách Google nhìn nhận trang đó. Ví dụ: có thể bạn hoặc chuyên gia SEO mà bạn thuê đã tạo đường liên kết không hợp lệ đến trang web của bạn qua đường liên kết được trả tiền hoặc các mưu đồ liên kết khác vi phạm nguyên tắc về chất lượng của chúng tôi. Trước hết, bạn nên xoá khỏi trang web càng nhiều đường liên kết vi phạm hoặc đường liên kết chất lượng kém càng tốt.

Công cụ từ chối đường liên kết không hỗ trợ Tài sản miền. Nếu bạn có Tài sản miền, thì trang này không áp dụng cho trường hợp của bạn.

Bước 1: Tạo danh sách các đường liên kết cần từ chối

Tập hợp danh sách các trang hoặc miền cần từ chối trong một tệp văn bản rồi tải tệp đó lên Google.

Định dạng tệp liên kết:

  • Xác định một URL hoặc miền cần từ chối trên mỗi dòng. Bạn không từ chối được toàn bộ đường dẫn phụ, chẳng hạn như example.com/vi/
  • Để từ chối một miền (hoặc miền con), hãy thêm tiền tố "domain:" vào miền đó, ví dụ: domain:example.com
  • Tệp này phải là tệp văn bản được mã hoá theo UTF-8 hoặc 7-bit ASCII
  • Tên tệp phải kết thúc bằng .txt
  • Độ dài URL tối đa là 2.048 ký tự
  • Kích thước tệp tối đa là 100.000 dòng (bao gồm cả dòng trống và dòng nhận xét) và 2 MB.
  • Bạn có thể bao gồm nhận xét nếu muốn bằng cách đặt dấu # ở đầu một dòng. Google bỏ qua mọi dòng bắt đầu bằng #.

Ví dụ:

# Từ chối hai trang
http://spam.example.com/stuff/binh-luan.html
http://spam.example.com/stuff/duong-lien-ket-duoc-tra-tien.html

# Từ chối một miền
domain:shadyseo.com

Nếu tìm thấy các URL hoặc trang web cần từ chối trong Báo cáo đường liên kết cho trang web của mình, thì bạn có thể tải dữ liệu trong Báo cáo đường liên kết xuống bằng cách nhấp vào nút xuất. Hãy nhớ xoá mọi URL mà bạn không muốn từ chối khỏi tệp đã tải xuống.

Bước 2: Tải danh sách của bạn lên

  • Bạn có thể đăng một danh sách các URL cần từ chối cho mỗi sản phẩm mà bạn sở hữu. Khi bạn tải danh sách mới lên cho một tài sản, danh sách đó sẽ thay thế danh sách hiện có cho tài sản đó.
  • Bạn phải là chủ sở hữu sản phẩm thì mới có thể tải danh sách từ chối lên.
  • Các đường liên kết bị từ chối sẽ tiếp tục xuất hiện trong Báo cáo đường liên kết.
  • Danh sách này chỉ áp dụng cho một tài sản cụ thể mà bạn đã tải lên, cùng với mọi tài sản con. Vì vậy, nếu có cả hai tài sản http và https, thì bạn nên tải một danh sách lên cho mỗi tài sản. Nếu bạn áp dụng danh sách từ chối cho example.com, thì danh sách đó cũng sẽ áp dụng cho cả m.example.com. Còn nếu bạn có danh sách từ chối cho cả example.com và m.example.com, thì danh sách cho cả hai tài sản sẽ là sự kết hợp của cả hai danh sách.

Cách tải danh sách trang hoặc miền cần từ chối lên:

  1. Truy cập trang công cụ từ chối đường liên kết.
  2. Chọn một tài sản trong danh sách tài sản. Danh sách bạn tải lên sẽ chỉ áp dụng cho sản phẩm này. Nếu đã có một danh sách cho tài sản này, bạn sẽ thấy một bản tóm tắt những trang và miền bị từ chối. Khi bạn tải danh sách mới lên cho tài sản này, danh sách đó sẽ thay thế danh sách hiện có cho tài sản này.
  3. Nhấp vào nút để tải danh sách của bạn lên.
  4. Chọn tệp danh sách từ chối trên máy tính của bạn theo hướng dẫn.
    1. Nếu tệp có lỗi, bạn sẽ thấy danh sách các lỗi ngay lập tức. Danh sách cũ của bạn sẽ không bị thay thế. Bạn có thể sửa danh sách mới của mình và thử tải lên lần nữa.
    2. Nếu việc tải lên thành công, thì có thể Google sẽ mất vài tuần để kết hợp danh sách của bạn vào chỉ mục trong quá trình thu thập lại dữ liệu trên trang web và xử lý lại các trang mà chúng tôi tìm thấy.

Xoá toàn bộ danh sách từ chối cho một sản phẩm

Nếu bạn muốn xoá toàn bộ danh sách từ chối cho một tài sản cụ thể, hãy làm theo các bước sau. Nếu muốn thay thế danh sách cũ bằng một danh sách mới thì bạn không cần thực hiện thao tác đó; bạn chỉ cần tải danh sách mới lên.

  1. Truy cập trang công cụ từ chối đường liên kết.
  2. Chọn một tài sản trong danh sách tài sản.
  3. Nhấp vào Huỷ danh sách từ chối. Danh sách từ chối cho tài sản đã chọn sẽ bị xoá. Có thể mất vài tuần để Google kết hợp danh sách của bạn vào chỉ mục của chúng tôi trong quá trình thu thập lại dữ liệu trên trang web cũng như xử lý lại các trang mà chúng tôi tìm thấy.

 

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

true
Bạn mới sử dụng Search Console?

Bạn chưa từng sử dụng Search Console trước đây? Hãy bắt đầu ở đây, cho dù bạn là một người mới sử dụng, chuyên gia SEO hay nhà phát triển trang web.

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
14815769446318922672
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
83844
false
false