Tại sao trang web của tôi bị gắn nhãn là nguy hiểm trong Google Tìm kiếm?

Trang này dành cho những người có trang web bị Google hoặc trình duyệt Chrome chặn kèm theo thông báo trên trang kết quả/trình duyệt.

Bắt đầu

Bạn có sở hữu trang web này không?

  • Không, tôi không sở hữu trang web này
      • Đối với nội dung dành cho người lớn, có thể vấn đề là do tính năng Tìm kiếm an toàn đang bật.
      • Đối với trường hợp hình ảnh tải chậm hoặc thiếu hình ảnh, hãy xem tại đây.
      • Đối với vấn đề liên quan đến ứng dụng Google, hãy xem tại đây.
      • Để biết các lý do khác khiến trang hoặc trang web của bạn không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, hãy xem tại đây.
  • Có, tôi sở hữu trang web này
    • Nếu một số trang cụ thể đang xuất hiện kèm theo cảnh báo trong kết quả của Google Tìm kiếm hoặc trong trình duyệt, thì trang này là dành cho bạn: Hãy đọc tiếp.

Việc bị gắn nhãn hoặc chặn trông như thế nào

Nếu Google nghi ngờ rằng một trang web lưu trữ nội dung tải xuống nguy hiểm hoặc vi phạm, dính líu đến hành động xấu hoặc nguy hiểm đối với người dùng, hoặc đã bị tấn công, thì bạn sẽ thấy cảnh báo trong kết quả trên Google Tìm kiếm hoặc trong trình duyệt của bạn (hoặc cả hai).

  • Có thể các kết quả trên Google Tìm kiếm sẽ hiển thị các nhãn như "Trang web này có thể gây hại cho máy tính của bạn" hoặc "Trang web này có thể đã bị tấn công" bên cạnh trang web của bạn.
  • Có thể trình duyệt của bạn cho thấy một trang xen kẽ khi bạn cố mở trang của mình qua một đường liên kết trong kết quả của Google Tìm kiếm hoặc bất kỳ nơi nào khác.
  • Nếu là chủ sở hữu trang web được xác minh trong Search Console, bạn sẽ nhận được email cảnh báo của Search Console về việc có thể trang web của bạn bị tấn công hoặc chứa nội dung có hại cho khách truy cập. Bạn cũng có thể thấy cảnh báo trong báo cáo Vấn đề bảo mật cho trang web của mình.
Ví dụ về kết quả Google Tìm kiếm được gắn nhãn "Trang web này có thể gây hại cho máy tính của bạn." Interstitial malware warning in the browser.
Interstitial hacked website warning in the browser.

Ví dụ về cảnh báo mà bạn có thể thấy trong trình duyệt

 

Các nhãn hoặc cảnh báo khác mà bạn có thể thấy

Trang web của bạn chứa phần mềm độc hại.

Thuật ngữ phần mềm độc hại bao gồm tất cả các loại phần mềm độc hại được thiết kế nhằm gây hại cho máy tính hoặc mạng. Các loại phần mềm độc hại bao gồm (nhưng không giới hạn ở) vi-rút, sâu máy tính, phần mềm gián điệp và phần mềm trojan. Sau khi bị xâm phạm, trang web hoặc máy tính đó có thể bị dùng để lưu trữ nội dung độc hại, chẳng hạn như trang web lừa đảo (trang web được thiết kế để lừa người dùng để lại thông tin cá nhân và thông tin thẻ tín dụng). Thậm chí một số tin tặc còn có thể giành được quyền quản trị đối với trang web bị tấn công.

Nếu trang web của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại, lý do thông thường là vì một số lỗ hổng bảo mật đã cho phép tin tặc kiểm soát trang web. Tin tặc có thể thay đổi nội dung của trang web (ví dụ như thêm nội dung vi phạm) hoặc thêm trang bổ sung vào trang web, thường với ý định lừa đảo. Ngoài ra, chúng có thể chèn mã độc hại (phần mềm độc hại) – ví dụ: tập lệnh hoặc iframe lấy nội dung từ một trang web khác sẽ cố tấn công bất kỳ máy tính nào xem trang. Tìm hiểu cách Google xác định phần mềm độc hại và phần mềm không mong muốn.

Trang web này có thể đã bị tấn công.

Nội dung của tin tặc là những nội dung được đặt lên trang web mà không có sự cho phép của bạn do các lỗ hổng bảo mật trên trang web. Để bảo vệ người dùng của chúng tôi và để duy trì tính toàn vẹn của kết quả tìm kiếm, Google cố gắng hết sức để loại bỏ nội dung của tin tặc khỏi kết quả tìm kiếm của chúng tôi. Nội dung của tin tặc thường có chất lượng kém và có thể được thiết kế nhằm gây nhầm lẫn cho người dùng hoặc lây nhiễm cho máy tính hay thiết bị của họ. Bạn nên bảo mật trang web của mình và xoá nội dung của tin tặc khi tìm thấy nội dung như vậy.

 

Hãy xem mục Tôi có thể làm gì? dưới đây để tìm hiểu cách xử lý các vấn đề này.

Đọc thêm về cảnh báo của Chrome về phần mềm độc hại.

Lý do trang web bị gắn nhãn hoặc bị chặn

Google lập chỉ mục và kiểm tra các trang để tìm các tập lệnh hoặc nội dung tải xuống độc hại, lỗi vi phạm về nội dung, lỗi vi phạm chính sách cũng như nhiều vấn đề về chất lượng và pháp lý khác có thể ảnh hưởng đến người dùng. Khi Google phát hiện thấy nội dung cần chặn, chúng tôi có thể thực hiện các hành động sau:

  • Ngầm ẩn kết quả tìm kiếm
  • Gắn nhãn kết quả tìm kiếm là nguy hiểm hoặc bị bỏ qua vì một mục đích cụ thể
  • Thêm trang vào danh sách trang web nguy hiểm của tính năng Duyệt web an toàn (được hầu hết các trình duyệt lớn sử dụng). Những trình duyệt như vậy thường dùng một cách nào đó để cảnh báo người dùng trước khi họ truy cập vào các trang bị ảnh hưởng.

Có thể tài liệu trên trang hoặc trang web vi phạm chính sách của chúng tôi, cho dù việc này có phải là chủ đích của bạn hay không.

  • Có thể bạn đã thuê một người nào đó quản lý nội dung hoặc hiệu suất tìm kiếm và người này có dính líu đến hành vi vi phạm chính sách của Google về nội dung rác: chẳng hạn như hành vi mua đường liên kết để tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.
  • Có thể trang web của bạn đã bị tấn công bởi những người làm việc xấu vì tiền hoặc vì một mục đích bất chính khác mà bạn không hay biết.

Nội dung nào có thể bị gắn nhãn hoặc chặn?

Những nội dung vi phạm chính sách của Google, vi phạm quy định của pháp luật, hoặc bị cấm vì lý do khác có thể bị gắn nhãn hoặc chặn xuất hiện trên Google Tìm kiếm.

Một số lý do phổ biến cho việc gắn nhãn hoặc xoá nội dung

Lý do Giải thích Bị bỏ qua trong kết quả Kết quả tìm kiếm có gắn nhãn Trang cảnh báo trong trình duyệt
Trang chất lượng thấp hoặc vi phạm Nếu cho rằng trang hoặc trang web của bạn có dính líu đến các hành vi vi phạm nguyên tắc về chất lượng của Google, chúng tôi sẽ không cho trang đó xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm. Có thể kể đến một số hành vi vi phạm như kỹ thuật che giấu (URL hiển thị cho công cụ tìm kiếm khác với URL cho khách truy cập) và nội dung cóp nhặt (sử dụng lại nội dung của một trang web khác mà không mang lại thêm giá trị nào).    
Xoá vì lý do pháp lý Trang bị xoá theo yêu cầu pháp lý gửi đến Google.    
Tìm kiếm an toàn

Tính năng Tìm kiếm an toàn là chế độ cài đặt cá nhân trong tài khoản của bạn, có chức năng chặn các hình ảnh không phù hợp hoặc phản cảm mà không cần đưa ra bất kỳ thông báo nào trong kết quả tìm kiếm. Bạn có thể bật hoặc tắt tính năng này trong mục cài đặt tài khoản của mình.

* Kết quả bị bỏ qua khi người dùng bật Tìm kiếm an toàn.

✔*    
Phần mềm độc hại và phần mềm không mong muốn Phần mềm được thiết kế riêng nhằm gây hại cho máy tính, phần mềm mà máy tính đang chạy hoặc người dùng máy tính.  
Nội dung bị tấn công Nếu phát hiện thấy một hoặc nhiều trang của bạn đã bị tấn công theo cách thủ công, thì có thể chúng tôi sẽ xoá trang đó khỏi kết quả tìm kiếm và chủ sở hữu trang web sẽ phải gửi yêu cầu thêm lại trang theo cách thủ công. Nếu hành vi tấn công là do phần mềm của chúng tôi phát hiện ra, nội dung sẽ được thêm lại khi chúng tôi phát hiện thấy nội dung đó là hợp lệ trong một lần thu thập lại dữ liệu định kỳ.    
Lừa đảo/tấn công phi kỹ thuật Trang giả vờ là một bên đáng tin cậy để lừa người dùng tiết lộ thông tin nhạy cảm (như số thẻ tín dụng) hay thực hiện một số hành động nguy hiểm hoặc tốn kém.  
Chính sách của Google Trang bị bỏ qua trong kết quả vì chứa thông tin cá nhân nhất định, bao gồm cả thông tin tài khoản tài chính bị rò rỉ hoặc một số hình ảnh phản cảm bị chia sẻ mà không có sự đồng ý.    

 

Cách khắc phục vấn đề

Nếu có quyền chỉnh sửa trang web, bạn có thể khắc phục vấn đề như sau:

  1. Xác minh và nắm bắt vấn đề (Nếu đang thực hiện các quy trình này một cách có chủ ý, bạn có thể bỏ qua bước này.)
  2. Khắc phục vấn đề
  3. Yêu cầu xem xét lại
  4. Xác nhận rằng trang của bạn không còn kích hoạt cảnh báo nữa
1. Xác minh và tìm hiểu vấn đề

Trước khi cố gắng khắc phục vấn đề, hãy chắc chắn rằng Google đang gắn nhãn trang web của bạn.

Bạn nên đăng ký Search Console nếu bạn là chủ sở hữu một trang web. Chủ sở hữu trang web đã xác minh trong Search Console sẽ nhận được thông báo khi chúng tôi nghi ngờ trang web của họ bị tấn công hoặc khi trang web bị gắn cờ vì có dính líu đến hành vi như lừa đảo, tấn công phi kỹ thuật hoặc các hoạt động có hại khác.

Kiểm tra xem có các trang cảnh báo trong trình duyệt không

  1. Truy cập đường liên kết trong Chrome để xem bạn có nhận được trang cảnh báo xen kẽ (cửa sổ bật lên hoặc cảnh báo của Chrome) hỏi xem bạn muốn truy cập trang web hay không. Chrome tham gia vào một chương trình có tên Duyệt web an toàn. Chương trình này cảnh báo người dùng trước khi họ truy cập vào một trang web mà chúng tôi nghi ngờ là có chứa phần mềm độc hại, bị tấn công hoặc có dính líu đến hành vi lừa đảo hoặc hành vi xấu khác.
  2. Nếu bạn nhận được cảnh báo, hãy mở báo cáo Biện pháp thủ côngbáo cáo Vấn đề bảo mật cho trang web của bạn trong Search Console để tìm cảnh báo. Nếu không phải là chủ sở hữu trang web được xác minh trong Search Console, bạn có thể truy cập báo cáo minh bạch của tính năng Duyệt web an toàn của Google rồi nhập URL của trang web của mình. Nếu URL bị đánh dấu là nguy hiểm thì bạn cần phải khắc phục trang web.
  3. Nếu bạn không nhận được cảnh báo, thì có thể vấn đề đã được giải quyết sau lần cuối bạn thử.

Kiểm tra xem có kết quả tìm kiếm bị gắn nhãn không

  1. Tìm kiếm URL của một trang cụ thể trong Google rồi xem trang đó có bị gắn nhãn hay không.
  2. Thực hiện tìm kiếm trên trang web cụ thể để xem liệu trang web của bạn có bị gắn cờ và đi kèm cảnh báo hay không trong kết quả. Tìm kiếm trên một trang web cụ thể là các phép tìm kiếm chỉ liệt kê kết quả trên một trang web cụ thể. Hãy thử tìm kiếm các từ khoá vi phạm mà bạn không mong muốn trên một trang web cụ thể, chẳng hạn như tên thương hiệu dược phẩm hoặc xa xỉ phẩm mà bạn không cung cấp, các từ ngữ khiêu dâm hoặc các cụm từ vi phạm khác như "khoản vay". Ví dụ: toán tử tìm kiếm site:example.com viagra sẽ tìm kiếm từ "viagra" trên trang www.example.com.
  3. Nếu trang web của bạn có trong Search Console:
    • Hãy mở báo cáo Biện pháp thủ côngbáo cáo Vấn đề bảo mật cho trang web của bạn. Các báo cáo này sẽ cho bạn biết liệu trang/trang web của bạn đã bị tấn công hoặc bị gắn cờ là vi phạm nguyên tắc chính sách về nội dung rác hay không. Thường thì bạn sẽ nhận được email về mọi cảnh báo có trên các trang này. Nếu không, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn bật chế độ nhận thông báo cũng như bạn không lọc thông báo trong email (một số tin tặc thay đổi chế độ cài đặt này trong tài khoản của bạn để ngăn bạn nhận được thông báo)

      Nếu bạn không thấy cảnh báo nào thì đây có thể là vấn đề do thuật toán phát hiện và có thể bạn sẽ không thấy cảnh báo trong Search Console. Bạn vẫn phải khắc phục vấn đề nhưng sẽ không cần tự gửi yêu cầu xem xét lại sau khi khắc phục. Trong lần thu thập dữ liệu tiếp theo trên trang web của bạn, Google sẽ phát hiện thấy bạn đã khắc phục vấn đề và bỏ gắn cờ trang web.
  4. Nếu trang web của bạn không có trong Search Console, hãy kiểm tra xem trang web có bị liệt kê là trang web nguy hiểm hay không trên trang web của tính năng Duyệt web an toàn.
2. Khắc phục vấn đề

Kết quả bị gắn nhãn

Đối với các kết quả bị gắn nhãn cảnh báo trong Google Tìm kiếm, hãy kiểm tra xem chúng tôi phân loại trang hay trang web đó như thế nào. Hãy thử tìm kiếm các từ khoá vi phạm mà bạn không nghĩ rằng sẽ xuất hiện trên một trang web cụ thể, chẳng hạn như "viagra" hoặc các loại thuốc khác, tên nhãn hiệu xa xỉ phẩm mà bạn không cung cấp, các từ ngữ khiêu dâm hoặc những từ khoá như "khoản vay". Ví dụ: site:www.example.com viagra

Nếu bạn tìm thấy trang có các kết quả này thì có thể trang web của bạn đã bị tấn công (xem phần tiếp theo).

Trang web bị tấn công

Nếu trang web bị tấn công thì bạn sẽ phải đóng trang web, sau đó tìm, sửa lỗi, xoá (các) trang bị xâm phạm và bảo mật trang web trước khi cho trang hoạt động trở lại. Mọi người nên tìm hiểu các phương pháp hay nhất để tránh bị tấn công. Tuy nhiên, nhiều cuộc tấn công ngày nay khá phức tạp. Do đó, trừ phi tự tin rằng mình biết cách đọc các tệp .htaccess hay tạo hình ảnh đĩa, bạn nên tìm một chuyên gia đáng tin cậy để làm sạch và khắc phục trang web của mình một cách triệt để cũng như bảo mật trang trước các cuộc tấn công khác. Sau đây là một số nguyên tắc về cách khắc phục một trang web bị tấn công.

Phần mềm độc hại

Hãy xem định nghĩa của chúng tôi về phần mềm độc hại và phần mềm không mong muốn và khắc phục mọi vấn đề mà bạn phát hiện được trên trang web của mình.

Vi phạm chính sách, xoá vì lý do pháp lý, trang vi phạm hoặc có chất lượng thấp

Đối với các trường hợp vi phạm về nội dung, hãy đọc Nguyên tắc về chất lượng của chúng tôi và khắc phục trang web của bạn để trang tuân thủ cả nguyên tắc này và các chính sách của Google. Đối với các vấn đề pháp lý, bạn nên tham khảo ý kiến ​​luật sư của riêng bạn. Trong nhiều trường hợp, Google sẽ gửi cho bạn thông báo trong Search Console để giải thích cơ sở của yêu cầu xoá vì lý do pháp lý.

3. Yêu cầu xem xét lại

Nếu trang web của bạn có trong Search Console

Trang bị bỏ qua vì lý do pháp lý, vi phạm chính sách hoặc trang vi phạm/chất lượng thấp:

  1. Sau một thời gian, Google sẽ thu thập lại dữ liệu và đánh giá lại các trang của bạn; bạn không cần yêu cầu chúng tôi xem xét lại.

 

Hãy truy cập báo cáo Vấn đề bảo mật cho trang web của bạn rồi chọn Yêu cầu xem xét lại. Để gửi yêu cầu xem xét lại, bạn cần cung cấp thêm thông tin về việc thiệt hại do tin tặc gây ra đã được khắc phục trên trang web của bạn. Ví dụ: đối với mỗi danh mục trong Vấn đề bảo mật, bạn có thể viết một câu giải thích cách bạn sửa lỗi trên trang web (ví dụ: "Đối với URL bị tấn công bằng hình thức Chèn nội dung, tôi đã xoá nội dung vi phạm và sửa lỗ hổng: cập nhật một trình bổ trợ đã lỗi thời".).

Đảm bảo rằng vấn đề thực sự đã được khắc phục trước khi yêu cầu xem xét lại. Việc yêu cầu xem xét lại khi vấn đề vẫn tồn đọng sẽ chỉ kéo dài khoảng thời gian mà trang web của bạn bị gắn cờ là có vấn đề.
  • Quá trình xem xét lại các trang web bị nhiễm phần mềm độc hại cần đến vài ngày. Sau khi hoàn tất quá trình xem xét lại, chúng tôi sẽ phản hồi trong phần Thông báo của bạn trên Search Console.
  • Thời gian xử lý yêu cầu xem xét lại sau khi bị tấn công: Quá trình xem xét lại trang web có nội dung vi phạm do bị tấn công có thể mất vài tuần. Lý do là quá trình xem xét lại nội dung vi phạm có thể bao gồm cả quá trình điều tra thủ công hoặc xử lý lại hoàn toàn các trang bị tấn công. Nếu kết quả xem xét lại là được chấp thuận, báo cáo Vấn đề bảo mật sẽ không còn cho thấy các loại danh mục bị tấn công hoặc các ví dụ về URL bị tấn công.
  1. Nếu Google nhận thấy trang web của bạn đã hợp lệ, cảnh báo trong các trình duyệt và kết quả tìm kiếm sẽ bị xoá trong vòng vài ngày sau khi bạn nhận được thông báo.

 

Thường sẽ có một chút chậm trễ trong việc cập nhật hệ thống cảnh báo. Lý do là có thể mất vài ngày để cập nhật thông tin giữa cơ sở dữ liệu Duyệt web an toàn của Google, trình duyệt Chrome và báo cáo Bảo mật hoặc báo cáo Biện pháp thủ công trong Search Console. Tức là các lỗi không còn được báo cáo cho trang web của bạn trong báo cáo minh bạch, nhưng trình duyệt của bạn vẫn đưa ra trang cảnh báo cho trang web. Hãy đợi một ngày để xem liệu bạn còn thấy trang cảnh báo cho một trang web không được liệt kê là nguy hiểm trong báo cáo minh bạch hay không.

 

Nếu trang web của bạn không có trong Search Console

  • Đối với các trang bị bỏ qua vì lý do pháp lý, lỗi vi phạm chính sách hoặc trang vi phạm/chất lượng thấp, Google sẽ thu thập lại dữ liệu của các trang của bạn theo định kỳ và sẽ tự động nhận thấy mọi thay đổi mà bạn thực hiện.
  • Để được xem xét lại về vấn đề lừa đảo, hãy yêu cầu xem xét lại ở đây.

 

Thường sẽ có một chút chậm trễ trong việc cập nhật hệ thống cảnh báo. Lý do là có thể mất vài ngày để cập nhật thông tin giữa cơ sở dữ liệu Duyệt web an toàn của Google, trình duyệt Chrome và báo cáo Bảo mật hoặc báo cáo Biện pháp thủ công trong Search Console. Tức là các lỗi không còn được báo cáo cho trang web của bạn trong báo cáo minh bạch, nhưng trình duyệt của bạn vẫn đưa ra trang cảnh báo cho trang web. Hãy đợi một ngày để xem liệu bạn còn thấy trang cảnh báo cho một trang web không được liệt kê là nguy hiểm trong báo cáo minh bạch hay không.

4. Xác nhận kết quả khắc phục

Xin lưu ý rằng có thể mất vài ngày để Google xác minh kết quả khắc phục của bạn và xoá nhãn nào đó. Ngoài ra, việc bị gắn cờ có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm trong một khoảng thời gian, vì vậy có thể bạn không thấy các trang/trang web của mình xuất hiện trên trang đầu tiên.

  1. Đối với kết quả tìm kiếm bị bỏ qua hoặc gắn nhãn: Hãy thực hiện thao tác tìm kiếm trên một trang web cụ thể để xem liệu trang của bạn có xuất hiện hay không, hoặc tìm kiếm URL chính xác của trang. Nếu bạn không thấy có sự thay đổi nào sau một tuần, hãy quay trở lại bước 1 và kiểm tra để đảm bảo rằng bạn đã thực sự khắc phục được vấn đề.
  2. Đối với cảnh báo trong trình duyệt: Sau khi yêu cầu xem xét lại được chấp thuận, hãy chờ khoảng một ngày rồi truy cập trang của bạn trong trình duyệt Chrome để xem bạn có nhận được cảnh báo nào về trang web của mình hay không. Xin lưu ý rằng thường phải mất một vài ngày để Google cập nhật hệ thống cảnh báo vì chúng tôi cần đồng bộ hoá nội dung cập nhật giữa cơ sở dữ liệu Duyệt web an toàn của Google, trình duyệt Chrome và các báo cáo Bảo mật hoặc Hình phạt thủ công trong Search Console.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

true
Bạn mới sử dụng Search Console?

Bạn chưa từng sử dụng Search Console trước đây? Hãy bắt đầu ở đây, cho dù bạn là một người mới sử dụng, chuyên gia SEO hay nhà phát triển trang web.

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
9946031816534833038
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
83844
false
false