Công cụ xoá và báo cáo Tìm kiếm an toàn

Tạm thời chặn trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hoặc quản lý tính năng lọc Tìm kiếm an toàn

Công cụ xoá cho phép bạn tạm thời chặn các trang thuộc những trang web mà bạn sở hữu khỏi kết quả của Google Tìm kiếm, xem danh sách yêu cầu xoá của chủ sở hữu tài sản và của những người khác cũng như xem mọi URL trên trang web của bạn mà người dùng đã báo cáo là có chứa nội dung người lớn.

Để xoá nội dung trên những trang web mà bạn không sở hữu, hãy xem trang này.

Công cụ xóa trong Search Console – Chương trình đào tạo về Google Search Console

 

Điều kiện tiên quyết

Hãy làm theo quy trình dưới đây để tạm thời chặn không cho một URL trên trang web của bạn xuất hiện trong kết quả trên Google Tìm kiếm.

Những trường hợp nên sử dụng công cụ này

  • Bạn có một URL trong một tài sản Search Console mà bạn sở hữu, và bạn cần nhanh chóng xoá URL này khỏi Google Tìm kiếm. Bạn phải thực hiện các bước bổ sung để xoá vĩnh viễn URL này. URL cần xoá có thể là URL của một trang web hoặc một hình ảnh.
  • Bạn đã cập nhật trang để xoá nội dung nhạy cảm và muốn Google phản ánh thay đổi đó trong kết quả trên Tìm kiếm.

Những trường hợp không nên sử dụng công cụ này

  • Để chặn một trang trên trang web mà bạn không kiểm soát. Nếu bạn không kiểm soát trang đó:
  • Để xoá vĩnh viễn một URL khỏi Tìm kiếm. Công cụ xoá chỉ là một bước trong quy trình xoá vĩnh viễn một URL. Việc chỉ sử dụng công cụ này sẽ không có tác dụng.
  • Để xoá nội dung khỏi Internet. Công cụ này chỉ xoá nội dung khỏi Google Tìm kiếm.
  • Để xoá kết quả khỏi các công cụ tìm kiếm khác. Công cụ này chỉ xoá nội dung khỏi Google Tìm kiếm.
  • Để dọn sạch nội dung thừa, chẳng hạn như các trang cũ trả về mã lỗi 404. Nếu bạn mới thay đổi nội dung trên trang web và hiện có một số URL lỗi thời trong chỉ mục, thì các trình thu thập dữ liệu của Google sẽ nhận ra điều này khi chúng tôi thu thập lại dữ liệu trên các URL của bạn và các trang đó sẽ tự biến mất khỏi kết quả tìm kiếm của chúng tôi. Bạn không cần yêu cầu cập nhật khẩn cấp.
  • Để xoá lỗi thu thập dữ liệu khỏi tài khoản Search Console của bạn. Công cụ chặn chỉ chặn URL khỏi kết quả tìm kiếm của Google chứ không chặn URL khỏi tài khoản Search Console của bạn. Bạn không cần xoá URL khỏi báo cáo này theo cách thủ công; chúng sẽ tự biến mất theo thời gian.
  • Để "xây dựng lại trang web từ đầu". Nếu lo ngại rằng có thể trang web của bạn bị áp dụng hình phạt thủ công hoặc muốn làm lại từ đầu sau khi mua miền của một người khác, thì bạn nên gửi yêu cầu xem xét lại để cho chúng tôi biết mối lo ngại của bạn cũng như những thay đổi đã xảy ra.
  • Để tạm dừng hoạt động của trang web sau khi bị tấn công. Nếu trang web của bạn bị tấn công và bạn muốn loại bỏ các URL không hợp lệ đã được lập chỉ mục, hãy dùng công cụ chặn URL để chặn mọi URL mới do tin tặc tạo ra – ví dụ: http://www.example.com/buy-cheap-cialis-skq3w598.html. Nhưng bạn không nên chặn toàn bộ trang web hoặc chặn các URL mà cuối cùng bạn sẽ muốn được lập chỉ mục. Thay vào đó, hãy xoá các trang bị tấn công và để chúng tôi thu thập lại dữ liệu trang web của bạn. Tìm hiểu thêm về cách xử lý trang web bị tấn công.
  • Để giúp hệ thống lập chỉ mục đúng "phiên bản" của trang web của bạn. Có nhiều trang web cung cấp các tệp hoặc nội dung HTML giống nhau trên nhiều URL. Nếu trang của bạn thuộc trường hợp này và bạn không muốn các bản trùng lặp xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, hãy tham khảo các phương thức chuẩn hoá mà chúng tôi đề xuất. Đừng sử dụng công cụ URL để chặn những URL mà bạn không muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Công cụ này sẽ không giữ lại phiên bản theo mong muốn của bạn mà có thể xoá tất cả phiên bản (http/https và có www/không có www) của một URL.

Tạm thời chặn URL

Lưu ý rất quan trọng:

  • Một yêu cầu thành công chỉ kéo dài khoảng 6 tháng. Sau đó, thông tin của bạn có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google (xem Yêu cầu xoá vĩnh viễn).
  • Việc chặn một URL không ngăn Google thu thập dữ liệu trên trang của bạn mà chỉ ngăn trang đó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Khi bạn yêu cầu chặn tạm thời một URL, Google có thể tiếp tục thu thập dữ liệu của URL đó nếu URL đó còn tồn tại và không bị chặn bằng phương pháp nào khác (chẳng hạn như thẻ noindex). Do đó, có khả năng trang của bạn sẽ được thu thập dữ liệu và lưu vào bộ nhớ đệm lần nữa trước khi bạn xoá hoặc bảo vệ trang đó bằng mật khẩu. Trang này cũng có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm sau khi thời gian tạm ẩn của bạn kết thúc.
  • Nếu Google không truy cập được URL của bạn (404, 502/3) khi bạn dùng công cụ này, thì Google sẽ coi như trang đó đã biến mất và yêu cầu chặn của bạn sẽ hết hạn. Sau này, bất kỳ trang nào xuất hiện tại URL đó cũng sẽ được xem là một trang mới và có thể xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm.

 

Cách tạm thời chặn một URL khỏi Google Tìm kiếm hoặc cập nhật nội dung Google xem được khi trang đó thay đổi:

  1. URL phải thuộc một tài sản mà bạn sở hữu trong Search Console. Nếu không, hãy xem mục đầu tiên trong phần Những trường hợp không nên sử dụng công cụ này.
  2. Mở Công cụ xoá.
  3. Chọn thẻ Các yêu cầu xoá tạm thời.
  4. Nhấp vào Yêu cầu mới.
  5. Chọn Xoá tạm thời URL hoặc Xoá URL đã lưu trong bộ nhớ đệm:
    1. Xoá tạm thời URL

      Tính năng này có công dụng gì?

      Chặn URL khỏi kết quả của Google Tìm kiếm trong khoảng 6 tháng. Trang này có thể xuất hiện lại trong kết quả trên Tìm kiếm sau thời gian tạm ẩn. Trang này sẽ được thu thập lại dữ liệu trước khi có thể xuất hiện lại trong kết quả trên Tìm kiếm.

      Các bước này cũng sẽ xoá khỏi chỉ mục của Google bản sao của trang và đoạn trích về trang đã lưu trong bộ nhớ đệm.

      Bạn nên dùng tính năng này trong bước đầu tiên của quá trình chặn vĩnh viễn một trang khỏi kết quả trên Google Tìm kiếm.

      Bạn có thể chặn một URL cụ thể hoặc tất cả URL bắt đầu bằng một tiền tố cụ thể:

      Chặn một URL cụ thể

      1. Nhập URL đầy đủ để chặn. Sử dụng đúng URL như mô tả dưới đây.
      2. Chọn Chỉ xoá URL này

      Lưu ý quan trọng:

      • Lựa chọn này chỉ chặn URL khớp chính xác trong kết quả trên Tìm kiếm, bao gồm cả phần mở rộng của trang (ví dụ: .html) và các tham số.
      • Thẻ liên kết không bao giờ khớp và nên được loại ra khỏi URL của bạn (mypage#anchor).
      • Xem phần lưu ý bổ sung dưới đây.

       

      Chặn các URL bắt đầu bằng một tiền tố

      1. Chọn Xoá tất cả URL có tiền tố này
      2. Nhập một tiền tố trùng khớp trong các URL để chặn. Thao tác này chặn tất cả URL bắt đầu bằng tiền tố đã chỉ định, cả phiên bản có và không có www. Ví dụ:
        • Tài sản: example.com,
        • Đường dẫn bị chặn: https://example.com/foods/
        • URL trùng khớp:
          • http://example.com/foods/pizza
          • https://www.example.com/foods/bread?type=whole_wheat
          • https://www.example.com/foods/pasta/spaghetti/bologonese.html
        • Để chặn toàn bộ trang web, hãy dùng URL như sau: https://example.com/

      Xem phần lưu ý bổ sung dưới đây.

       

      Lưu ý bổ sung:

      • Có thể Google sẽ thu thập lại dữ liệu trên trang trong thời gian tạm ẩn và làm mới bản sao của trang trong bộ nhớ đệm và đoạn trích về trang, nhưng sẽ không hiện các phần này cho đến khi thời gian tạm ẩn kết thúc, trừ phi bạn yêu cầu xoá trang vĩnh viễn.
      • Tất cả các biến thể http và https, có www và không có www đều sẽ khớp. Vì vậy, nếu bạn chỉ định example.com/mypage
        • https://example.com/mypage sẽ khớp
        • http://example.com/mypage sẽ khớp
        • https://www.example.com/mypage sẽ khớp
        • http://www.example.com/mypage sẽ khớp
        • Các miền con khác (chẳng hạn như m. hoặc amp.) sẽ không khớp. Vì vậy, http://m.example.com/mypage sẽ không khớp.
    2. Xoá URL đã lưu trong bộ nhớ đệm

      Tính năng này có công dụng gì?

      Xoá đoạn trích mô tả trang trong kết quả của Tìm kiếm cho đến khi Google thu thập lại dữ liệu trên trang đó (cũng là khi đoạn trích sẽ được tạo từ nội dung mới). Trước khi đến lần thu thập dữ liệu tiếp theo, đoạn mô tả trang sẽ có nội dung dạng như sau: "Không có nội dung mô tả trang".

      Bạn nên dùng tính năng này khi xoá thông tin nhạy cảm trên một trang và muốn cập nhật đoạn trích tương ứng trên Google Tìm kiếm. Hãy lưu ý rằng cho đến khi được thu thập lại dữ liệu, trang này vẫn có thể xuất hiện trong kết quả trên Tìm kiếm nếu khớp với thông tin đã xoá. Tuy nhiên, thông tin đã xoá sẽ không xuất hiện trong đoạn trích hoặc phiên bản trong bộ nhớ đệm.

      Lưu ý:

      • Sử dụng đúng URL như mô tả dưới đây. URL phải khớp hoàn toàn, bao gồm phần mở rộng của trang (ví dụ: .html). Do đó, nếu bạn chỉ định path/mypage, thì những URL sau sẽ KHÔNG khớp:
        • path/MyPage, path/mypage?1234
        • path/mypage.html
      • Thẻ liên kết không bao giờ khớp và nên được loại ra khỏi URL của bạn (mypage#anchor).
  6. Chọn Tiếp theo để hoàn tất quy trình. Thường thì chúng tôi cần tối đa một ngày để xử lý yêu cầu và chúng tôi không đảm bảo sẽ chấp nhận yêu cầu của bạn. Bạn nên kiểm tra lại để xem trạng thái của yêu cầu. Nếu yêu cầu của bạn bị từ chối, hãy nhấp vào Tìm hiểu thêm để tìm hiểu lý do.
  7. Gửi thêm yêu cầu xoá cho mọi URL khác có thể trỏ đến cùng một trang, cũng như mọi biến thể URL về cách viết hoa mà máy chủ của bạn xử lý. Ví dụ: tất cả URL sau đây có thể trỏ đến cùng một trang:
    • example.com/mypage
    • example.com/MyPage
    • example.com/page?1234
  8. Để yêu cầu xoá vĩnh viễn, hãy đọc các phần tiếp theo.

Tìm chính xác URL để chặn

Sau đây là cách tìm đúng URL cần gửi tới công cụ này để chặn URL đó trong kết quả của Tìm kiếm.

URL của trang web

Đối với một trang, bạn phải nhập chính xác URL xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm. Những biến thể nhỏ – chẳng hạn như www.example.com/dragon và www.example.com/Dragon – là hai URL riêng biệt. Để Google có thể xoá nội dung theo ý bạn, bạn phải nhập chính xác URL bạn tìm thấy trong kết quả trên Google Tìm kiếm.

Cách tìm đúng URL:

  1. Truy cập trang rồi sao chép URL tại thanh URL trong trình duyệt.
  2. Bỏ qua thẻ liên kết (mọi nội dung sau dấu #). Những nội dung này sẽ bị bỏ qua trong yêu cầu của bạn.
  3. Bao gồm các tham số cần thiết, nhưng bỏ qua các tham số không bắt buộc. Ví dụ: https://example.com?item=1234 chứ không phải https://example.com/food?sort=ascending.
  4. Tìm tất cả URL khác của cùng trang đó: Thường xuyên xảy ra trường hợp cùng một nội dung xuất hiện trên nhiều URL. Ví dụ: tất cả URL của bài đăng trên blog sau đều trỏ đến cùng một trang:
    http://www.example.com/forum/thread/123
    http://www.example.com/forum/post/456
    http://www.example.com/forum/thread/123?post=456
    http://www.example.com/forum/thread/123?post=456&sessionid=12837460
    

    Ngay cả khi yêu cầu xoá một URL của bạn được thực hiện, nội dung mà bạn muốn xoá vẫn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của chúng tôi nếu trang đó vẫn có thể truy cập qua các URL khác trong kết quả tìm kiếm. Trong trường hợp này, bạn hãy gửi thêm yêu cầu xoá, mỗi yêu cầu dành cho một URL thể hiện nội dung đó.

URL của hình ảnh

Sau đây là cách tìm URL của một hình ảnh để tạm thời chặn hình ảnh đó:

  1. Tìm kiếm hình ảnh trên Google Hình ảnh bằng trình duyệt Google Chrome.
  2. Nhấp chuột phải vào hình ảnh đó rồi chọn Sao chép địa chỉ liên kết. Đừng nhấp chuột trái vào hình ảnh trước khi nhấp chuột phải. (URL sẽ có dạng như sau: https://www.google.com/imgres?imgurl=https....)
  3. Dán URL vào một tệp hoặc tài liệu để bạn có thể dễ dàng lấy thông tin khi sử dụng Công cụ xoá URL.
  4. Tìm mọi URL bổ sung cho hình ảnh đó; một hình ảnh có thể được lưu trữ tại nhiều URL trên một trang web hoặc trên các trang web khác nhau. Cách tìm các bản sao khác của một hình ảnh:
    1. Nhấp chuột phải vào một hình ảnh trong kết quả tìm kiếm rồi chọn Tìm kiếm hình ảnh trên Google
    2. Nhấp vào Tìm các kích thước khác của hình ảnh này: Tất cả kích thước để mở một trang có toàn bộ kích thước của hình ảnh đó
    3. Ngoài ra, hãy xem "Các trang có hình ảnh phù hợp" ở cuối trang kết quả.

Yêu cầu xoá vĩnh viễn

Công cụ xoá chỉ cung cấp tính năng xoá tạm thời trong khoảng 6 tháng. Cách xoá vĩnh viễn một URL hoặc nội dung trên Google Tìm kiếm:

  1. Thực hiện một trong các hành động sau để xoá trang vĩnh viễn:
    • Xoá hoặc cập nhật nội dung trên trang web của bạn (hình ảnh, trang, thư mục) và đảm bảo máy chủ web của bạn trả về một mã trạng thái HTTP 404 (Không tìm thấy) hoặc 410 (Không tồn tại). Bạn nên xoá hoàn toàn các tệp không phải HTML (như PDF) khỏi máy chủ. (Tìm hiểu thêm về mã trạng thái HTTP)
    • Chặn truy cập vào nội dung, chẳng hạn như bằng cách yêu cầu mật khẩu.
    • Cho Google biết không được lập chỉ mục trang bằng cách sử dụng thẻ meta noindex. Phương pháp này kém an toàn hơn so với các phương pháp khác.
    • Không sử dụng robots.txt làm cơ chế chặn.
  2. Nếu bạn đã chặn trang trước khi xoá nội dung vĩnh viễn (bước 1), hãy bỏ chặn rồi chặn lại trang. Thao tác này sẽ xoá trang khỏi chỉ mục nếu trang đó được thu thập lại dữ liệu sau khi chặn.

Huỷ yêu cầu

Cách huỷ yêu cầu tạm thời chặn trang khỏi kết quả tìm kiếm:

  1. Mở công cụ Xoá.
  2. Tìm yêu cầu của bạn trong bảng danh sách yêu cầu.
  3. Nhấp vào nút trình đơn Biểu tượng chế độ cài đặt khác bên cạnh yêu cầu cần huỷ rồi chọn Huỷ yêu cầu.

Xem danh sách yêu cầu xoá

Bạn có thể xem danh sách toàn bộ yêu cầu xoá hiện tại và yêu cầu xoá đã hết hạn đối với trang web của mình trong vòng 6 tháng qua.

Xem yêu cầu xoá của những người không phải chủ sở hữu

Đây là những yêu cầu xoá được gửi bằng Công cụ xoá nội dung lỗi thời. Những người không phải là chủ sở hữu trang web thường sử dụng Công cụ xoá nội dung lỗi thời để cập nhật kết quả tìm kiếm khi Google Tìm kiếm hiển thị thông tin không còn hiện diện trên trang web. Các yêu cầu thành công sẽ cập nhật kết quả trong Google: nếu trang không còn tồn tại thì kết quả sẽ bị xoá khỏi chỉ mục và không xuất hiện nữa; nếu nội dung trên trang đã bị xoá thì Google Tìm kiếm sẽ ngừng kích hoạt hoặc ngừng cho thấy nội dung đã xoá.

Trong thẻ Nội dung lỗi thời, bạn có thể xem danh sách các yêu cầu xoá của bạn trong 6 tháng qua, cả yêu cầu hiện tại và yêu cầu đã hết hạn.

Cách xem yêu cầu xoá của những người không phải chủ sở hữu:

  1. Mở thẻ Nội dung lỗi thời trong Công cụ xoá. Bảng danh sách yêu cầu xoá bao gồm những thông tin sau:
URL
URL mà bạn yêu cầu xoá. Tất cả các biến thể có www/không có www/http/https của URL đó cũng được đưa vào yêu cầu.
Loại
Loại yêu cầu. Có thể là một trong những loại sau:
  • Xoá phiên bản lỗi thời trong bộ nhớ đệm: Trang vẫn tồn tại nhưng một số nội dung đã bị xoá. Xoá đoạn trích của trang trong kết quả cho đến lần thu thập dữ liệu tiếp theo; khi nội dung đã xoá được tìm kiếm trên Google, trang này sẽ không xuất hiện nữa.
  • Xoá trang lỗi thời: Trang không còn tồn tại và đã bị xoá khỏi chỉ mục và kết quả tìm kiếm trên Google.
Ðã yêu cầu
Ngày gửi yêu cầu, theo giờ Thái Bình Dương.
Trạng thái
Trạng thái của yêu cầu xoá nội dung lỗi thời. Có thể là một trong những trạng thái sau đây:
  • Đã phê duyệt – Yêu cầu đã được phê duyệt và sẽ sớm có hiệu lực.
  • Bị từ chối: Nội dung vẫn nằm trên trang – Nội dung mà người yêu cầu thông báo là đã bị xoá vẫn còn hiện diện trên trang. Nội dung phải bị xoá khỏi trang thì hệ thống mới có thể cập nhật chỉ mục của Google.
  • Bị từ chối: Nội dung lỗi thời không có trong chỉ mục – Nội dung mà người yêu cầu thông báo là đã bị xoá không nằm trên phiên bản của trang mà Google đã lập chỉ mục. Nguyên nhân có thể là do nội dung đã bị xoá và Google đã truy cập lại trang trước khi nhận được yêu cầu này, hoặc người dùng gửi nhầm yêu cầu về một nội dung chưa từng tồn tại trên trang.
  • Bị từ chối: Trang chưa được lập chỉ mục – URL trong yêu cầu không nằm trong chỉ mục của chúng tôi.
  • Bị từ chối: Yêu cầu trùng lặp – Một yêu cầu tương tự vẫn đang trong quá trình xử lý.
  • Bị từ chối: Trang chưa được xoá – Người yêu cầu thông báo rằng trang đã bị xoá, nhưng trang đó vẫn tồn tại.
  • Bị từ chối: Không xác định – Không thực hiện được yêu cầu vì một lý do khác chưa xác định.
Xem yêu cầu xoá của chủ sở hữu tài sản

Bạn có thể xem danh sách yêu cầu xoá của chính mình trong 6 tháng qua, cả yêu cầu hiện tại và yêu cầu đã hết hạn.

Cách xem danh sách yêu cầu xoá của bạn:

  1. Mở thẻ Các yêu cầu xoá tạm thời trong Công cụ xoá. Bảng danh sách yêu cầu xoá bao gồm những thông tin sau:
URL
URL mà bạn yêu cầu xoá. Tất cả các biến thể có www/không có www/http/https của URL đó cũng được đưa vào yêu cầu.
Loại
Loại yêu cầu:
Trạng thái
Trạng thái của yêu cầu:
  • Đang xử lý yêu cầu: Yêu cầu đang trong quá trình xử lý.
  • Yêu cầu bị từ chối: Yêu cầu đã bị từ chối, thường là do Google đang xử lý một yêu cầu trùng lặp. Xem thêm các lý do khiến Google có thể từ chối một yêu cầu.
  • Đã huỷ yêu cầu: Bạn đã huỷ yêu cầu.
  • Đã xoá tạm thời: URL đã tạm thời bị xoá khỏi kết quả trên Google Tìm kiếm. Bạn nên yêu cầu xoá trang vĩnh viễn. Nếu không, trang đó có thể xuất hiện lại sau khoảng 6 tháng.
  • Yêu cầu xoá đã hết hạn: Yêu cầu xoá URL đã hết hạn và trang tương ứng đã đủ điều kiện xuất hiện lại trong kết quả trên Tìm kiếm, trừ trường hợp bạn gửi một yêu cầu xoá khác.
  • Đã xoá: Đã hoàn tất yêu cầu xoá bản sao của trang lưu trong bộ nhớ đệm.

Xem những URL trên trang web của bạn mà người dùng đã báo cáo là có chứa nội dung người lớn

Người dùng Google có thể báo cáo các URL cụ thể là có chứa nội dung người lớn cho Google bằng công cụ đề xuất Tìm kiếm an toàn. Google sẽ xem xét các URL mà người dùng gửi qua công cụ này. Nếu cảm thấy rằng nội dung này không nên xuất hiện trong kết quả Tìm kiếm an toàn, chúng tôi sẽ gắn thẻ các URL này là nội dung người lớn.

Để xem danh sách các URL trên trang web của bạn mà người dùng đã báo cáo là có chứa nội dung người lớn:

  1. Mở Công cụ xoá.
  2. Chọn thẻ Lọc bằng tính năng Tìm kiếm an toàn.
  3. Bảng nhật ký cho thấy danh sách yêu cầu gắn nhãn nội dung người lớn đối với nội dung của bạn.

Yêu cầu lọc nội dung cho tính năng Tìm kiếm an toàn có thể có các giá trị trạng thái sau đây:

  • Đang xử lý yêu cầu: Hệ thống có thể cần vài ngày hoặc lâu hơn để xử lý yêu cầu sau khi nhận.
  • Đã huỷ yêu cầu: Người dùng đưa ra yêu cầu đã huỷ yêu cầu đó.
  • Yêu cầu bị từ chối: Yêu cầu bị từ chối vì một trong những lý do này.
  • Đã lọc bỏ: Yêu cầu đã được phê duyệt và URL sẽ không xuất hiện trong kết quả trên Google Tìm kiếm đối với người dùng đã bật tính năng Tìm kiếm an toàn.

Nếu bạn cho rằng nội dung của mình bị tính năng Tìm kiếm an toàn phân loại nhầm và đã ít nhất 2-3 tháng kể từ khi bạn làm theo hướng dẫn để tối ưu hoá trang web, bạn có thể yêu cầu xem xét lại.

Sự khác biệt giữa Công cụ xoá và Công cụ làm mới nội dung lỗi thời

Search Console cung cấp hai công cụ để xoá hoặc làm mới nội dung trên kết quả của Tìm kiếm:

  • Công cụ xoá (công cụ trong tài liệu này): Trang/hình ảnh vẫn tồn tại và bạn muốn xoá trang/hình ảnh đó khỏi kết quả của Google Tìm kiếm trong một khoảng thời gian nhất định (180 ngày) hoặc trang/hình ảnh đã bị xoá nhưng vẫn xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm. Bạn phải sở hữu tài sản tương ứng trong Search Console thì mới có thể sử dụng công cụ này.
  • Công cụ làm mới nội dung lỗi thời: Trang/hình ảnh không còn tồn tại trên web hoặc đã được cập nhật, nhưng Google Tìm kiếm vẫn trả về kết quả cũ. Nếu thành công, yêu cầu của bạn sẽ làm xoá hình ảnh/trang đó (nếu hình ảnh/trang đó không còn tồn tại) hoặc cập nhật hình ảnh/trang đó trong kết quả trên Tìm kiếm (nếu hình ảnh/trang đó đã thay đổi). Bạn không cần sở hữu trang web chứa hình ảnh hoặc trang đó để sử dụng được công cụ này.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

true
Bạn mới sử dụng Search Console?

Bạn chưa từng sử dụng Search Console trước đây? Hãy bắt đầu ở đây, cho dù bạn là một người mới sử dụng, chuyên gia SEO hay nhà phát triển trang web.

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Các ứng dụng của Google
Trình đơn chính
16883038682158900171
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
83844
false
false