Cải thiện trải nghiệm video và âm thanh

Bạn có thể thay đổi chế độ cài đặt video và âm thanh để người khác có thể nghe được bạn nói và xem video của bạn rõ hơn.

Mẹo: Trước khi tham gia một cuộc họp, bạn cũng có thể kiểm tra ngay những thiết bị ngoại vi nào dùng được và đã kết nối. Tìm hiểu cách kiểm tra video và âm thanh của bạn trong Google Meet.

Thay đổi chất lượng video hoặc máy ảnh của máy tính

Bạn cũng có thể giảm chất lượng của video nếu thấy:

  • Video hoặc âm thanh bị trễ
  • Kết nối mạng kém
  • Pin yếu
  • Có giới hạn dữ liệu
  • Các vấn đề khác về chất lượng

Thay đổi độ phân giải của camera hoặc video

  1. Trong trình duyệt web, hãy truy cập vào meet.google.com/.
  2. Nhấp vào biểu tượng Cài đặt Cài đặtsau đó Video.
  3. Chọn chế độ cài đặt bạn muốn thay đổi:
    • Camera: Chọn thiết bị camera. Nếu camera đang hoạt động, thì bạn sẽ thấy nguồn cấp dữ liệu video ở bên phải của mục Video.
    • Độ phân giải khi gửi: Chất lượng hình ảnh từ thiết bị của bạn mà người khác thấy.
    • Độ phân giải khi nhận: Chất lượng hình ảnh mà bạn thấy khi nhận hình ảnh từ những người tham gia khác.
  4. Nhấp vào Xong.
Tìm hiểu về các chế độ cài đặt độ phân giải

Độ phân giải khi gửi (tối đa)

  • Độ phân giải cao đầy đủ (1080p): Chế độ này chỉ hoạt động trên những máy tính có camera 1080p và có đủ công suất tính toán. Sử dụng nhiều dữ liệu nhất, nhưng camera sẽ gửi hình ảnh có chất lượng cao nhất.
  • Độ phân giải cao (720p): Sử dụng nhiều dữ liệu, nhưng camera sẽ gửi hình ảnh có chất lượng cao.
  • Độ phân giải chuẩn (360p): Sử dụng ít dữ liệu, nhưng camera sẽ gửi hình ảnh có chất lượng thấp.

Độ phân giải khi nhận (tối đa)

  • Độ phân giải cao đầy đủ (1080p): Sử dụng nhiều dữ liệu nhất, nhưng bạn sẽ nhận được hình ảnh chất lượng cao nhất.
  • Độ phân giải cao (720p): Sử dụng nhiều dữ liệu hơn, nhưng bạn sẽ nhận được hình ảnh chất lượng cao.
  • Độ phân giải chuẩn (360p): (một nguồn cấp dữ liệu) Để tiết kiệm dữ liệu hơn, hình thu nhỏ của những người tham gia khác sẽ tắt.
  • Chỉ âm thanh: Để sử dụng ít dữ liệu nhất, bạn sẽ không thấy bất kỳ video nào.
Tìm hiểu những thông tin cần thiết để gửi video 1080p

Lưu ý quan trọng: Firefox và Safari không hỗ trợ độ phân giải 1080p.

Bất kỳ ai có thiết bị tương thích đều có thể nhận video 1080p. Chỉ những phiên bản sau mới có thể gửi video 1080p:

  • Business Plus
  • Business Standard
  • Education Plus
  • Enterprise Essentials
  • Enterprise Plus
  • Enterprise Standard
  • Enterprise Starter
  • Những người đăng ký gói Google One có bộ nhớ từ 2TB trở lên
  • Google Workspace Individual
  • Teaching & Learning Upgrade

Bật tính năng lấy khung hình video

Tính năng lấy khung hình video được hỗ trợ trên các phiên bản Google Workspace sau
  • Business Standard
  • Business Plus
  • Enterprise Starter
  • Enterprise Essentials
  • Enterprise Standard
  • Enterprise Plus
  • Education Plus
  • Tài khoản Teaching and Learning Upgrade
  • Workspace Individual
  • Những người đăng ký gói Google One có bộ nhớ từ 2TB trở lên
Tìm hiểu về những điều cần thiết để sử dụng tính năng lấy khung hình video

Bạn cần có:

Bật chế độ tăng tốc phần cứng

Bật trên Windows hoặc Mac:

  1. Ở trên cùng bên phải cửa sổ Chrome, hãy nhấp vào biểu tượng Trình đơn sau đó Cài đặt .
  2. Ở bên trái, bên cạnh mục "Nâng cao", hãy nhấp vào Mũi tên xuống Mũi tên xuống.
  3. Nhấp vào biểu tượng Hệ thống Wrench.
  4. Nếu được, hãy bật lựa chọn Sử dụng chế độ tăng tốc phần cứng.
  5. Khởi động lại Chrome.

Kiểm tra xem WebGL có được hỗ trợ hay không

Kiểm tra xem trình duyệt của bạn có hỗ trợ WebGL hay không tại trang webglreport.com. Xác minh rằng "Major Performance Caveat" (Cảnh báo quan trọng về hiệu suất) được đánh dấu là "No" (Không).

Nếu thiết bị của bạn không ổn định hoặc gặp sự cố, trình duyệt của bạn có thể tắt WebGL. Bạn không thể dùng WebGL trên thiết bị WebGL không ổn định. Trong một số trường hợp, việc cập nhật trình điều khiển thẻ đồ hoạ hoặc khởi động lại trình duyệt có thể sẽ giúp ích. Tìm hiểu thêm về việc hỗ trợ WebGL.

Đề xuất tự động cho khung hình và độ sáng của video

Tính năng đề xuất tự động chỉ dành cho những người tham gia sử dụng thiết bị có 2 lõi trở lên và có công nghệ siêu phân luồng.

Khi cuộc gọi bắt đầu và tính năng lấy khung hình được bật, Meet sẽ điều chỉnh lại khung hình hoặc căn giữa video nếu bạn:

  • Ở quá xa camera.
  • Không xuất hiện ở giữa khung hình. Nếu không xuất hiện ở giữa khung hình, bạn cũng có thể tự điều chỉnh.

Nếu thiết bị của bạn hỗ trợ tính năng đề xuất tự động:

  • Meet sẽ nhắc bạn bật tính năng này.
  • Nếu không muốn Meet điều chỉnh khung hình, thì bạn có thể tắt tính năng này.

Cách bật tính năng lấy khung hình video:

  1. Trên máy tính, hãy mở Google Meet.
  2. Chọn một cuộc họp video.
  3. Trước khi hoặc trong khi bạn tham gia cuộc gọi, hãy nhấp vào biểu tượng Tuỳ chọn khác sau đó Áp dụng hiệu ứng hình ảnh .
  4. Nhấp vào Diện mạo sau đó rồi bật tính năng Lấy khung hình .

Căn giữa video

Để giảm sự phân tâm, Meet sẽ không căn giữa người dùng sau lần lấy khung hình ban đầu. Để căn giữa bản thân trong một cuộc họp:

Trên ô xem chính mình

  1. Di chuột qua ô xem chính mình.
  2. Nhấp vào biểu tượng Tuỳ chọn khác sau đó Căn lại khung hình.

Trong trình đơn Tuỳ chọn khác

  1. Nhấp vào biểu tượng Tuỳ chọn khác sau đó Áp dụng hiệu ứng hình ảnh .
  2. Nhấp vào Diện mạo sau đó Căn lại khung hình.

Bật tính năng tự động điều chỉnh độ sáng của video

Quan trọng: Chế độ cài đặt này chỉ có trên máy tính, iPhone và iPad. Nếu bạn có quyền sử dụng Gemini Enterprise, Gemini Business hoặc Google One AI Premium, hoặc nếu bạn là người kiểm tra đáng tin cậy trong chương trình Workspace Labs, hãy dùng tính năng ánh sáng chuyên nghiệp.

Khi chế độ điều chỉnh độ sáng của video được bật, Meet có thể phát hiện khi nào video của bạn bị thiếu sáng và tự động tăng độ sáng để hình ảnh trở nên rõ ràng hơn. Meet sẽ nhắc bạn bật tính năng này nếu video của bạn bị thiếu sáng và thiết bị của bạn hỗ trợ tính năng tự động đề xuất. Nếu không muốn Meet tự động điều chỉnh độ sáng, thì bạn có thể tắt tính năng điều chỉnh độ sáng của video.

Để giúp các thiết bị chạy video theo thời gian thực hiệu quả hơn, bạn có thể điều chỉnh ánh sáng nền trên đám mây. Tính năng này giúp tiết kiệm pin và năng lượng cho bộ xử lý, đồng thời tối ưu hoá chất lượng cuộc họp video.

Tìm hiểu những yêu cầu cần đáp ứng để áp dụng hiệu ứng hình ảnh trên máy tính

Bật chế độ Tăng tốc phần cứng 

Bật chế độ tăng tốc phần cứng trên Windows hoặc Mac: 

  1. Ở trên cùng bên phải của cửa sổ Chrome, hãy nhấp vào biểu tượng Trình đơn Xem thêm sau đó Nhấp vào Cài đặt
  2. Ở bên trái, bên cạnh mục "Nâng cao," hãy nhấp vào Mũi tên xuống Mũi tên xuống.
  3. Nhấp vào biểu tượng Hệ thống Wrench.
  4. Bật tùy chọn Sử dụng chế độ tăng tốc phần cứng khi có thể.
  5. Khởi động lại Chrome.

Kiểm tra xem WebGL có hay không được hỗ trợ

Hãy kiểm tra xem trình duyệt của bạn có hỗ trợ WebGL hay không tại trang webglreport.com và xác minh rằng “Major Performance Caveat” (Cảnh báo quan trọng về hiệu suất) được đánh dấu là “No” (Không). Trình duyệt của bạn có thể tắt WebGL nếu thiết bị không ổn định hoặc gây ra sự cố. Bạn không thể dùng WebGL trên thiết bị WebGL không ổn định. Trong một số trường hợp, việc cập nhật trình điều khiển thẻ đồ hoạ hoặc khởi động lại trình duyệt có thể sẽ giúp ích. Tìm hiểu thêm về việc hỗ trợ WebGL

Meet điều chỉnh giữa thiết bị và trình xử lý trên đám mây

Meet tự động điều chỉnh giữa thiết bị và trình xử lý hiệu ứng trên đám mây. Meet ưu tiên xử lý hiệu ứng trên đám mây cho thiết bị:

  • Có CPU từ 4 nhân trở xuống (ít hơn 8 nhân logic)
  • Sử dụng cơ sở hạ tầng máy tính ảo (VDI)

Mẹo: Nếu bạn sử dụng VDI nhưng không có GPU, thì quy trình xử lý hiệu ứng trên đám mây sẽ được sử dụng. Điều này có thể khiến khả năng sử dụng tính năng bị hạn chế. Tìm hiểu cách chuẩn bị mạng cho cuộc họp.

Đề xuất tự động cho khung hình và ánh sáng của video

Tính năng tự động đề xuất chỉ dành cho những người tham gia sử dụng thiết bị có 2 lõi trở lên và có công nghệ siêu phân luồng. 

Tìm hiểu những yêu cầu cần đáp ứng để dùng tính năng xử lý hiệu ứng trên đám mây

Meet tự động điều chỉnh giữa thiết bị và trình xử lý hiệu ứng trên đám mây. Meet ưu tiên xử lý hiệu ứng trên đám mây cho thiết bị:

  • Có CPU từ 4 nhân trở xuống (ít hơn 8 nhân logic)
  • Sử dụng cơ sở hạ tầng máy tính ảo (VDI)

Tính năng này hiện hoạt động trên những máy chạy Windows, Chrome OS và Linux tuân thủ các yêu cầu đối với tính năng xử lý trên thiết bị.

Hiện tại, bạn có thể sử dụng tính năng xử lý hiệu ứng trên đám mây cho:

Quan trọng: Người dùng Google Workspace Business Standard, Business Plus, Enterprise Standard, Enterprise Plus và Workspace Individual có thể sử dụng những hiệu ứng hình ảnh dùng trình tăng tốc trên đám mây nếu họ ở những khu vực đủ điều kiện dưới đây:

  • Trung Á
  • Châu Âu
  • Bắc Phi
  • Bắc Mỹ
  • Đông Nam Á

Chúng tôi đang từng bước hỗ trợ tính năng này cho các khu vực khác.

  1. Trên máy tính, hãy truy cập vào meet.google.com.
  2. Tham gia một cuộc họp video.
  3. Trước khi hoặc trong khi bạn tham gia cuộc họp đó, nhấp vào biểu tượng Tuỳ chọn khác  sau đó Cài đặt .
  4. Ở bên trái, hãy nhấp vào Video sau đó Điều chỉnh độ sáng của video 

Nếu bạn bật tính năng điều chỉnh độ sáng, thiết bị có thể sẽ hoạt động chậm hơn. Bạn nên tắt tính năng này trên máy tính nếu muốn các ứng dụng khác chạy nhanh hơn.

Bật tính năng Chỉnh sửa chân dung

Bạn có thể chỉnh sửa nhẹ nhàng diện mạo của mình trước hoặc trong cuộc họp. Bạn có thể chọn:

  • Chỉnh sửa nhẹ: Làm mịn da, làm sáng bọng mắt và làm trắng nhẹ lòng trắng mắt.
  • Làm mịn: Làm mịn da, làm sáng bọng mắt và làm trắng rõ lòng trắng mắt.
  1. Trước khi bạn tham gia một cuộc họp, ở cuối chế độ xem chính mình, hãy nhấp vào biểu tượng Áp dụng hiệu ứng hình ảnh .
    • Trong cuộc họp, hãy di chuột qua chế độ xem chính mình. Ở giữa, hãy nhấp vào biểu tượng Áp dụng hiệu ứng hình ảnh .
  2. Nhấp vào Diện mạo sau đó bật tính năng Chỉnh sửa chân dung
  3. Chọn một mục trong trình đơn thả xuống:
    • Chỉnh sửa nhẹ
    • Làm mịn
Tìm hiểu những phiên bản hỗ trợ tính năng Chỉnh sửa chân dung
  • Google One
  • Google Workspace Individual
  • Enterprise Essentials
  • Business Standard
  • Business Plus
  • Enterprise Starter
  • Enterprise Standard
  • Enterprise / ESKU (Cũ)
  • Enterprise Plus
  • G Suite ESKU
  • Teaching & Learning Upgrade
  • Education Plus
Tìm hiểu những yêu cầu cần đáp ứng để áp dụng hiệu ứng hình ảnh trên máy tính

Bật chế độ Tăng tốc phần cứng 

Bật chế độ tăng tốc phần cứng trên Windows hoặc Mac: 

  1. Ở trên cùng bên phải của cửa sổ Chrome, hãy nhấp vào biểu tượng Trình đơn Xem thêm sau đó Nhấp vào Cài đặt
  2. Ở bên trái, bên cạnh mục "Nâng cao," hãy nhấp vào Mũi tên xuống Mũi tên xuống.
  3. Nhấp vào biểu tượng Hệ thống Wrench.
  4. Bật tùy chọn Sử dụng chế độ tăng tốc phần cứng khi có thể.
  5. Khởi động lại Chrome.

Kiểm tra xem WebGL có hay không được hỗ trợ

Hãy kiểm tra xem trình duyệt của bạn có hỗ trợ WebGL hay không tại trang webglreport.com và xác minh rằng “Major Performance Caveat” (Cảnh báo quan trọng về hiệu suất) được đánh dấu là “No” (Không). Trình duyệt của bạn có thể tắt WebGL nếu thiết bị không ổn định hoặc gây ra sự cố. Bạn không thể dùng WebGL trên thiết bị WebGL không ổn định. Trong một số trường hợp, việc cập nhật trình điều khiển thẻ đồ hoạ hoặc khởi động lại trình duyệt có thể sẽ giúp ích. Tìm hiểu thêm về việc hỗ trợ WebGL

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
3680572749881137752
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
713370
false
false