Thay đổi nền và áp dụng hiệu ứng hình ảnh trong Google Meet

Để hạn chế yếu tố gây phân tâm hoặc giúp cuộc họp trở nên thú vị hơn, giờ đây, bạn có thể làm mờ phông nền hoặc áp dụng:

  • Một phông nền ba chiều
  • Một phông nền tĩnh
  • Một phông nền thay đổi theo mùa
  • Một hình ảnh tuỳ chỉnh do bạn hoặc tổ chức của bạn cung cấp
  • Hiệu ứng đặc biệt, chẳng hạn như bộ lọc

Bạn cũng có thể áp dụng kiểu để điều chỉnh video bằng nhiều loại bộ lọc màu, ánh sáng và hình nền cách điệu.

Lưu ý:

  • Bạn có thể nhìn thấy thông tin nhạy cảm khi đổi phông nền.
  • Trong chế độ xem chính mình, phông nền của bạn sẽ bị phản chiếu hoặc bị đảo ngược. Tuy nhiên, những người tham gia khác trong cuộc họp sẽ thấy phông nền của bạn theo hướng bình thường.
  • Việc bạn có thể hay không thể sử dụng hình nền, bộ lọc và kiểu sẽ phụ thuộc vào loại ứng dụng, loại tài khoản và chế độ cài đặt do quản trị viên Google Workspace áp dụng. Quản trị viên Workspace có thể cho phép người dùng áp dụng các phông nền và hiệu ứng đặc biệt.
  • Để cải thiện video theo thời gian thực trên thiết bị, bạn có thể xử lý các chế độ dưới đây trên đám mây:
    • Hình nền tĩnh
    • Hiệu ứng làm mờ
    • Chế độ điều chỉnh ánh sáng
  • Tính năng này giúp tiết kiệm pin, giảm mức sử dụng bộ xử lý và cải thiện chất lượng cuộc họp.
Tìm hiểu những yêu cầu cần đáp ứng để áp dụng hiệu ứng hình ảnh trên máy tính
  • Phiên bản dành cho trình duyệt, hỗ trợ WebGL và tính năng tự động điều chỉnh độ sáng của video:
  • Bật chế độ tăng tốc đồ hoạ.

Bật chế độ tăng tốc đồ hoạ

Cách bật chế độ tăng tốc đồ hoạ trên Windows hoặc Mac: 

  1. Ở trên cùng bên phải cửa sổ Chrome, hãy nhấp vào biểu tượng Trình đơn Xem thêm sau đó Nhấp vào mục Cài đặt
  2. Ở bên trái, hãy nhấp vào biểu tượng Hệ thống Mũi tên xuống.
  3. Bật tuỳ chọn Sử dụng tính năng tăng tốc đồ hoạ nếu có.
  4. Khởi động lại Chrome.

Kiểm tra xem WebGL có hay không được hỗ trợ

Hãy kiểm tra xem trình duyệt của bạn có hỗ trợ WebGL hay không tại trang webglreport.com và xác minh rằng “Major Performance Caveat” (Cảnh báo quan trọng về hiệu suất) được đánh dấu là “No” (Không). Trình duyệt của bạn có thể tắt WebGL nếu thiết bị không ổn định hoặc gây ra sự cố. Bạn không thể dùng WebGL trên thiết bị WebGL không ổn định. Trong một số trường hợp, việc cập nhật trình điều khiển thẻ đồ hoạ hoặc khởi động lại trình duyệt có thể sẽ giúp ích. Tìm hiểu thêm về việc hỗ trợ WebGL

Meet chuyển đổi giữa bộ xử lý trên thiết bị và bộ xử lý đám mây

Meet tự động chuyển đổi giữa bộ xử lý hiệu ứng trên thiết bị và trên đám mây. Meet ưu tiên xử lý hiệu ứng trên đám mây cho các thiết bị:

  • Có CPU từ 4 nhân trở xuống (ít hơn 8 nhân logic)
  • Sử dụng cơ sở hạ tầng máy tính ảo (VDI)

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng VDI nhưng không có GPU, thì quy trình xử lý hiệu ứng trên đám mây sẽ được dùng. Điều này có thể khiến khả năng sử dụng tính năng hiệu ứng bị hạn chế. Tìm hiểu cách chuẩn bị mạng cho cuộc họp.

Tìm hiểu những yêu cầu cần đáp ứng để dùng tính năng xử lý hiệu ứng trên đám mây

Meet tự động chuyển đổi giữa bộ xử lý hiệu ứng trên thiết bị và trên đám mây. Meet ưu tiên xử lý hiệu ứng trên đám mây cho các thiết bị:

  • Có CPU từ 4 nhân trở xuống (ít hơn 8 nhân logic)
  • Sử dụng cơ sở hạ tầng máy tính ảo (VDI)

Tính năng này hiện hoạt động trên những máy chạy Windows, ChromeOS và Linux tuân thủ các yêu cầu đối với tính năng xử lý trên thiết bị.

Tính năng xử lý hiệu ứng trên thiết bị được cung cấp trên mọi phiên bản Workspace.

Hiện tại, bạn có thể sử dụng tính năng xử lý hiệu ứng trên đám mây cho:

  • Hình nền tĩnh được chọn (không hoạt động với VDI)
  • Hình ảnh được tải lên, hình ảnh do AI tạo hoặc hình ảnh của công ty
  • Làm mờ
  • Tính năng điều chỉnh ánh sáng

Quan trọng: Các hiệu ứng hình ảnh sử dụng tính năng xử lý hiệu ứng trên đám mây được cung cấp cho người dùng của những phiên bản Workspace sau và ở những quốc gia hoặc khu vực sau.

Người dùng Workspace có gói:

  • Google Workspace Individual
  • Business Standard
  • Business Plus
  • Enterprise Essentials
  • Enterprise Starter
  • Enterprise Standard
  • Enterprise Plus

Người dùng ở các quốc gia hoặc khu vực đủ điều kiện sau:

  • Bắc Mỹ
  • Nam Mỹ (Brazil, Chile, Bolivia, Peru)
  • Úc
  • Châu Âu
  • Trung và Đông Nam Á
  • Trung Đông
  • Bắc và Nam Phi

Chúng tôi đang từng bước hỗ trợ tính năng này cho các khu vực khác.

Thay đổi nền và sử dụng hiệu ứng hình ảnh

Quan trọng:

  • Đối với những người tham gia cuộc họp trong khi không đăng nhập vào Tài khoản Google và những người tham gia cần yêu cầu để được cho phép tham gia cuộc họp, họ chỉ có thể thay đổi nền hoặc sử dụng hiệu ứng hình ảnh sau khi vào cuộc họp.
  • Camera của bạn sẽ tự động bật khi bạn nhấp vào một hiệu ứng. Thiết bị có thể chạy chậm lại khi bạn sử dụng hiệu ứng và nền. Nếu gặp vấn đề về hiệu suất, bạn có thể tắt hiệu ứng.
  1. Trước khi bạn tham gia cuộc họp, ở dưới cùng của chế độ xem chính mình, hãy nhấp vào biểu tượng Áp dụng hiệu ứng hình ảnh .
    • Trong cuộc họp, hãy di chuột đến chế độ xem chính mình.
    • Ở chính giữa chế độ xem chính mình, hãy nhấp vào biểu tượng Áp dụng hiệu ứng hình ảnh .
      • Bạn cũng có thể nhấp vào biểu tượng Tuỳ chọn khác Xem thêm sau đó Áp dụng hiệu ứng hình ảnh .
      • Bạn có thể điều chỉnh và xếp chồng các hiệu ứng hình ảnh trong nhiều danh mục. Nhấp vào danh mục bạn muốn dùng rồi kéo xuống.
        • Trong thẻ "Nền"
          • Để làm mờ nền một chút, hãy nhấp vào biểu tượng Làm mờ nền một chút .
          • Để làm mờ hoàn toàn nền, hãy nhấp vào biểu tượng Làm mờ .
          • Để tải ảnh nền của riêng bạn lên, hãy nhấp vào biểu tượng Thêm phông nền cá nhân của riêng bạn .
          • Để chọn nền đã tải lên trước đó, hãy nhấp vào nền bạn muốn sử dụng.
        • Trong thẻ "Bộ lọc"
          • Nhấp vào bộ lọc bạn muốn sử dụng.
            • Để bật một bộ lọc có tính tương tác, hãy làm theo hướng dẫn trên màn hình.
        • Trong thẻ "Giao diện"
  2. Để chọn hoặc xoá các hiệu ứng xếp chồng lên nhau, ở bên phải chế độ xem chính mình trong bảng điều khiển Hiệu ứng, hãy nhấp vào biểu tượng Xếp chồng .
    • Con số trong bong bóng màu xanh lục cho biết số lượng hiệu ứng bạn đã áp dụng.
    • Chọn hiệu ứng bạn muốn xoá, hoặc nếu muốn xoá tất cả hiệu ứng thì nhấp vào Xoá tất cả.
    • Để thu nhỏ chế độ xem xếp chồng, hãy nhấn vào biểu tượng Đóng .
  3. Để đóng bảng Hiệu ứng, hãy nhấp vào biểu tượng Xong .
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Các ứng dụng của Google
Trình đơn chính
18233990652570080286
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
713370
false
false
false
false