Thông tin về Chất lượng không khí trên Google

Lựa chọn chung

Thang đo chất lượng không khí là gì?

Các quốc gia/khu vực xác định các chỉ số chất lượng không khí và phân loại dữ liệu thô theo một thang điểm xếp hạng mang tính mô tả. Những chỉ số này giúp bạn dễ dàng xác định mức độ ô nhiễm cũng như mức độ rủi ro liên quan (nếu có).

Mỗi quốc gia và khu vực lại sử dụng thang đo riêng để báo cáo chất lượng không khí dựa trên tình trạng ô nhiễm tại địa phương, cũng như các yếu tố cần cân nhắc về sức khoẻ. Có nhiều loại chỉ số của địa phương được sử dụng trên toàn cầu. Ví dụ: một số tiểu bang ở Úc sử dụng hệ thống theo số trong khi một số tiểu bang khác sử dụng hệ thống theo danh mục. Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Cơ quan Môi trường Châu Âu có các bộ chỉ số chất lượng không khí riêng biệt.

Khi tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng cũng gia tăng. Tình trạng này đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em, người cao tuổi và những người có nguy cơ khác. Trong thời gian chất lượng không khí kém, các cơ quan chính phủ thường đưa ra khuyến cáo về sức khoẻ liên quan đến hoạt động trong nhà và ngoài trời.

Cách tính chỉ số chất lượng không khí

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là cách các chính phủ chọn để thông báo về chất lượng không khí cho công chúng. Đây là một phương pháp chuyển đổi mức độ của các chất gây ô nhiễm thành một chỉ số duy nhất để người dân dễ nắm bắt thông tin.

Sau đây là những điểm khác biệt phổ biến giữa các chỉ số:

  • Số lượng và loại chất gây ô nhiễm: Các chỉ số AQI có sự khác biệt dựa trên từng chất gây ô nhiễm.
    • Sau đây là một số chất gây ô nhiễm phổ biến được theo dõi:
      • Bụi mịn, chẳng hạn như PM2.5 và PM10
      • Ozone (O3)
      • Nitơ dioxide (NO2)
      • Lưu huỳnh dioxide (SO2)
      • Carbon monoxide (CO)
    • Mỗi quốc gia và khu vực lại lựa chọn những chất gây ô nhiễm riêng để đo lường và đưa vào chỉ số. Ví dụ:
  • Giá trị trung bình theo thời gian: Nhiều nguồn chính thức cung cấp báo cáo dựa trên kết quả trung bình theo các khung thời gian nhất định. Các khung thời gian này có thể dao động từ 1 đến 24 giờ.
  • Ngưỡng nồng độ ô nhiễm: Mỗi chỉ số AQI lại áp dụng cách diễn giải riêng về mức độ nguy hiểm cho từng mức nồng độ chất ô nhiễm.
  • Các chất gây ô nhiễm chính: Chỉ số AQI xác định chất gây ô nhiễm chính dựa trên nguy cơ phơi nhiễm, tức là chất gây ô nhiễm hiện nay đang gây hại nhiều nhất cho sức khoẻ của con người. Vì các chỉ số AQI gán cách diễn giải riêng về mức độ nguy hiểm cho từng chất gây ô nhiễm, nên bạn có thể thấy sự khác biệt về chất gây ô nhiễm chính giữa các chỉ số này.

Các loại chất gây ô nhiễm ngoài trời phổ biến nhất và nguồn của chúng

Chỉ số chất lượng không khí tại địa phương được đưa ra dựa trên kết quả đo lường các chất gây ô nhiễm không khí. Sau đây là những chất gây ô nhiễm ngoài trời thường được đo lường nhất:

  • Bụi mịn (PM): Những hạt nhỏ dạng lỏng và rắn có trong không khí. PM10 và PM2.5 lần lượt là những hạt có đường kính nhỏ hơn 10 micromet và 2,5 micromet. Các hạt này được thải ra từ xe cơ giới, lò sưởi đốt củi và hoạt động công nghiệp. Hoả hoạn và bão bụi cũng có thể gây ra nồng độ Bụi mịn cao.
  • Nitơ dioxide (NO2): Một chất khí và là một thành phần chính gây ra ô nhiễm không khí ở trung tâm thành phố. Chất khí này chủ yếu đến từ xe cơ giới, hoạt động công nghiệp, nhà máy điện và hệ thống sưởi.
  • Ozone (O3): Một chất khí có trong tầng bình lưu. Chất khí này bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ cực tím có hại và tầng đối lưu. Ozone là chất gây ô nhiễm có hại, được tạo ra do phản ứng hoá học giữa ánh sáng mặt trời, các chất khí hữu cơ và oxit ni-tơ thải ra từ:
    • Ô tô
    • Nhà máy điện
    • Các nguồn khác
  • Lưu huỳnh dioxide (SO2): Một chất khí độc hại, có mùi hăng và gây khó chịu. Chất này có thể đến từ hoạt động của ngành điện lực có dùng nhiên liệu hoá thạch, nhà máy lọc dầu, hoạt động sản xuất xi măng và phát thải từ núi lửa.
  • Carbon Monoxide (CO): Một chất khí từ xe cơ giới hoặc máy móc dùng nhiên liệu hoá thạch.

Khi ở nồng độ cao, tất cả những chất gây ô nhiễm này đều ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tìm hiểu thêm về những chất này trên trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ảnh hưởng đến chất lượng không khí

Mặc dù phức tạp, nhưng Chất lượng không khí chịu ảnh hưởng của một số yếu tố:

  • Điều kiện thời tiết như tốc độ và hướng gió, độ ẩm tương đối và những điều kiện khác.
  • Bức xạ mặt trời
  • Cháy rừng và các loại đám cháy khác
  • Bão bụi và khí thải bụi của hoạt động nông nghiệp
  • Lượng khí thải của các hộ gia đình và ngành công nghiệp
  • Lượng khí thải từ hoạt động giao thông
  • Các quá trình vật lý và hoá học khác xảy ra trong bầu khí quyển

Giải pháp dựa trên trạm cụ thể

Cách Google chọn Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở gần bạn

Mức chất lượng không khí được tính toán dựa trên kết quả đo lường của trạm quan trắc chất lượng không khí. Chúng tôi cung cấp cho bạn một bản đồ về toàn bộ các trạm trong khu vực để giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về thông tin chất lượng không khí. Tuy nhiên, chất lượng không khí giữa các trạm có thể khác nhau và mức AQI (Chỉ số chất lượng không khí) tại trạm gần bạn nhất không nhất thiết thể hiện mức AQI tại vị trí cụ thể của bạn. Để làm rõ, chúng tôi thể hiện một chế độ xem dựa trên bản đồ để cho thấy mức AQI tại một số trạm nhất định xung quanh bạn.

Do hạn chế về không gian, một số sản phẩm của Google chỉ trình bày kết quả của một trạm duy nhất. Trong trường hợp như vậy, giá trị AQI được chọn theo kết quả đo lường ở trạm gần nhất với vị trí của bạn.

Lưu ý quan trọng:

  • Nồng độ ô nhiễm có thể thay đổi ở các khoảng cách ngắn và khiến kết quả chỉ số chất lượng không khí đôi khi chênh lệch đáng kể giữa vị trí của bạn và vị trí của một trạm.
  • Trong một số trường hợp, quá trình báo cáo dữ liệu về chất lượng không khí có thể bị chậm trễ một chút (12 tiếng), khi có các sự kiện mà chất lượng không khí có thể thay đổi nhanh chóng.
  • Từng trạm quan trắc có thể không đo lường được tất cả các chất gây ô nhiễm. Sự chênh lệch này đôi khi có thể dẫn đến sự khác biệt giữa chỉ số AQI được báo cáo (tuỳ thuộc vào từng trạm và chỉ phản ánh những chất gây ô nhiễm được đo lường ở trạm đó) và chất lượng không khí thực tế.
  • Sự khác biệt với các nguồn dữ liệu khác cũng có thể xảy ra do chỉ số AQI trung bình tạm thời, đặc biệt là ở thời điểm bắt đầu và kết thúc các sự kiện ô nhiễm cao.

Đám khói có nghĩa là gì?

Quan trọng: Bản đồ này có thể cho thấy đám khói của ngày hôm qua trong khi đám khói của ngày hôm nay vẫn đang được phân tích. Trong một số trường hợp, có thể Chỉ số chất lượng không khí (AQI) vẫn ở mức tốt trong khi thực tế có đám khói. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp đám khói không tiếp xúc với mặt đất và không tác động đến chất lượng không khí đo được.

Thông tin bổ sung về khói ở Hoa Kỳ được cung cấp dựa trên dữ liệu vệ tinh của NOAA (Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia), có trên Google Tìm kiếm và Maps.

Dữ liệu này bao gồm mật độ khói trung bình và cao. Các đám khói sẽ xuất hiện trên bản đồ chất lượng không khí nếu dữ liệu có sẵn.

 

Nguồn dữ liệu về chất lượng không khí

Để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm Google Air, chúng tôi phản ánh dữ liệu của trạm quan trắc trực tiếp từ các nguồn sau:

Úc

Brazil

Chile

Ấn Độ

Israel

Mexico

Singapore

Hàn Quốc

Hoa Kỳ

Giải pháp dựa trên mô hình cụ thể

Chọn Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở gần bạn

Để hiển thị chất lượng không khí tại vị trí của bạn, Google sẽ áp dụng mô hình chất lượng không khí của vị trí đó.
Nếu bạn đang xem chất lượng không khí của một thành phố, chẳng hạn như "thời tiết ở London", thì kết quả của chỉ số chất lượng không khí có thể là cho một vị trí ở xa bạn (như trong trung tâm thành phố). Kết quả này không phản ánh chính xác tình trạng không khí ở xung quanh bạn, ngay cả khi bạn đang ở trong chính thành phố đó.

Cách xem Chỉ số chất lượng không khí (AQI) cho vị trí của bạn:

  1. Đăng nhập vào Google Maps.
  2. Trên tiêu đề vị trí, hãy chọn Chọn khu vực.
  3. Để sử dụng vị trí chính xác, hãy thay đổi vị trí.

Nguồn dữ liệu và độ chính xác của mô hình Chất lượng không khí của Google

Chúng tôi sử dụng mô hình chất lượng không khí dựa trên một phương pháp nhiều lớp được gọi là phương pháp kết hợp. Phương pháp này kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn đầu vào và đánh giá các lớp một cách tinh vi. Các lớp đầu vào là:

  • Trạm quan trắc tham chiếu của chính phủ
  • Mạng cảm biến thương mại
  • Mô hình phân tán trên toàn cầu và trong khu vực
  • Mô hình khói và bụi do hoả hoạn
  • Thông tin vệ tinh
  • Dữ liệu giao thông
  • Thông tin phụ, như độ che phủ đất
  • Khí tượng học

Mô hình của Google cung cấp các chỉ số chất lượng không khí dựa trên nồng độ các chất gây ô nhiễm phổ biến nhất nêu trên, cùng với việc bổ sung khí Oxit nitơ (NO), NOx và Hydrocacbon không chứa metan (NMHC) trong một số trường hợp. Mô hình được tính toán trên lưới có kích thước 500m × 500m.

Dữ liệu về chất gây ô nhiễm của các trạm quan trắc của chính phủ hoặc các trạm quan trắc tham chiếu là lớp cơ sở và là thông tin đáng tin cậy nhất trong mô hình. Để loại bỏ mọi giá trị bất thường và đảm bảo dữ liệu chất lượng cao, mô hình này sẽ thực hiện việc đảm bảo chất lượng cho kết quả đo lường được thu thập từ các trạm quan trắc trên toàn thế giới. Khi có sự chậm trễ đáng kể giữa thời điểm đo lường và thời điểm công bố thông tin, một thuật toán dự báo hiện tại sẽ tính toán nồng độ chất gây ô nhiễm cho giờ hiện tại.

Giới hạn của mô hình

Mặc dù mọi lớp thông tin mà mô hình của Google sử dụng đều có lỗi liên quan, nhưng phương pháp của chúng tôi giúp giảm đáng kể tổng số lỗi vì mô hình này tiến hành quy trình xác thực chéo giữa các nguồn. Tuy nhiên, mỗi mô hình đều có các lỗi, chẳng hạn như:

  • Dữ liệu chất lượng không khí có độ trễ ngắn (1-2 giờ) trong một số trường hợp.
  • Mô hình này không phát hiện được các sự kiện tại địa phương, chẳng hạn như tiệc nướng hoặc ngôi nhà đang cháy.
  • Trong một số trường hợp, mô hình có thể cho thấy đám khói cách vị trí của bạn vài cây số.
    • Người dùng có thể sẽ thấy dữ liệu chỉ số chất lượng không khí (AQ) bị chậm trễ ở Mexico và Canada trong một số thời điểm cụ thể do có khói lửa.

Giá trị AQI khác nhau giữa Google và trạm quan trắc

Có thể có sự khác biệt giữa giá trị chỉ số chất lượng không khí trên các trạm quan trắc của chính phủ và trên Google vì những lý do sau:

  • Không phải cơ quan chính phủ nào cũng đo lường tất cả các loại chất gây ô nhiễm.
  • Dữ liệu của trạm quan trắc của chính phủ thường có độ trễ trong việc báo cáo, nên những thay đổi đột ngột về chất lượng không khí có thể bị bỏ lỡ.
  • Các trạm quan trắc của chính phủ chỉ đo lường những hoạt động diễn ra tại vị trí của trạm.

Ví dụ 2: mô hình của Google xem xét nhiều nguồn dữ liệu và dự đoán chất lượng không khí tại vị trí trạm theo thời gian thực đối với cả 6 chất gây ô nhiễm:

  • Ozone (O3) tầng thấp
  • PM2.5
  • PM10, chẳng hạn như sự kiện bụi
  • Carbon monoxide (CO)
  • Lưu huỳnh dioxide (SO2)
  • Nitơ dioxide (NO2) ở độ phân giải lưới 500m

Ví dụ 1: Trong thời gian xảy ra sự kiện bụi (PM10), một trạm quan trắc sẽ cho thấy chất lượng không khí tốt vì trạm này chỉ đo lường khí Ozone tầng thấp (O3). Tuy nhiên, mô hình của Google cho thấy chất lượng không khí kém vì mô hình đó có bao gồm cả PM10.

Ví dụ 2: Một trạm quan trắc đo lường tất cả các chất gây ô nhiễm, Google và trạm này cho thấy cùng một chất gây ô nhiễm chính như Ozone. Tuy nhiên, Google đang cho thấy chỉ số chất lượng không khí là 200 còn trạm này cho thấy 150. Đây có thể là do nồng độ khí Ozone thay đổi trong ngày. Vì vậy, kết quả đo được 2 giờ trước có thể không giống với kết quả dự đoán theo thời gian thực của Google.

Chất lượng không khí mà Google hiển thị không khớp với chất lượng không khí mà tôi nhìn thấy trên cảm biến thương mại của mình (hoặc cảm biến thương mại gần nhất). Tại sao lại như vậy?

Số lượng chất gây ô nhiễm được báo cáo

Hầu hết các cảm biến được cung cấp trên thị trường chỉ báo cáo về PM2.5 và PM10, trong khi Google cung cấp báo cáo chất lượng không khí về nhiều chất gây ô nhiễm, bao gồm cả Ozone (O3), PM2.5, PM10, Carbon Monoxide (CO), Lưu huỳnh dioxit (SO2) và Nitơ Dioxit (NO2). Hầu hết các cảm biến thương mại đều có hiệu suất giảm đối với các hạt lớn hơn, tức là độ tin cậy của kết quả đo lường PM10 có thể rất thấp do giới hạn về phương pháp quang học được sử dụng trong các cảm biến này.

Yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường bên ngoài, chẳng hạn như nhiệt độ và độ ẩm tương đối ở mức cao, có thể ảnh hưởng đến kết quả đo lường của cảm biến quang học thương mại.

Vị trí của cảm biến cũng có thể có ảnh hưởng lớn đến kết quả đo lường vì chúng có thể chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm tại khu vực cục bộ (không thể hiện được tình trạng ở một khu vực rộng hơn).

Mô hình của chúng tôi kết hợp các kết quả đo của các cảm biến thương mại, đồng thời xác định và loại bỏ các số liệu đo lường không hợp lệ.

Quá trình chuyển đổi liên quan

Các cảm biến thương mại thường áp dụng phương pháp đo lường PM2.5 "dựa trên số lượng", trong khi dạng thức tiêu chuẩn dùng để báo cáo thông tin về chất lượng không khí lại là "dựa trên khối lượng".

Theo mặc định, các trạm quan trắc của chính phủ và mô hình của Google sẽ báo cáo theo "Khối lượng trên thể tích". Việc chuyển đổi này cần đến khối lượng riêng của hạt (chẳng hạn như khói hoặc bụi). Việc chuyển đổi này có thể dẫn đến sự khác biệt lớn khi so sánh với các hệ thống quan trắc của chính phủ và mô hình của Google.

Thời gian trung bình

Các nhà cung cấp mạng cảm biến thương mại cho thấy dữ liệu với thời gian trung bình khác nhau. Google thì tính toán nồng độ các chất gây ô nhiễm và chỉ số AQI theo giờ. Mỗi chỉ số AQI đều có thời gian trung bình riêng theo quốc gia. Thời gian trung bình này thường ít nhất là theo từng giờ, hoặc theo nhiều giờ. Ví dụ: trong trường hợp có ô nhiễm khói gia tăng đột ngột, bạn có thể thấy chất lượng không khí kém được thông báo trên trang web của nhà cung cấp cảm biến thương mại dựa trên mức trung bình là 10 phút. Trong khi đó, Google sẽ cho thấy giá trị trung bình hằng giờ (trong trường hợp này sẽ thấp hơn do mức ô nhiễm thấp ở những giờ trước đó), còn giá trị của chỉ số AQI chính thức phản ánh tầm ảnh hưởng đến sức khoẻ và thậm chí là dựa trên giá trị trung bình ở khoảng thời gian dài hơn.

Lưu ý: Mạng cảm biến thương mại không được đưa vào mô hình của chúng tôi và có thể cho thấy các kết quả khác.

Dữ liệu chất lượng không khí của Google khác với các nhà cung cấp khác

Điểm khác biệt về chỉ số chất lượng không khí

Mỗi quốc gia và khu vực sử dụng chỉ số chất lượng không khí dựa trên các thang đo riêng cho từng mục đích. Nếu muốn so sánh các nhà cung cấp, bạn nên đảm bảo rằng mình đang so sánh các báo cáo có sử dụng cùng một "cách đo lường chất lượng không khí".

Ví dụ: một số nhà cung cấp sử dụng chỉ số AQI của Hoa Kỳ hằng giờ, trong khi những nhà cung cấp khác sử dụng AQI của Hoa Kỳ theo chế độ riêng (ví dụ: trung bình PM2.5 trong 24 giờ) hoặc chỉ số AirNow.

Điểm khác biệt về phương pháp báo cáo và đo lường

Có sự khác biệt về cách các nhà cung cấp đo lường chất lượng không khí. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Trong một số trường hợp, dữ liệu chất lượng không khí dựa trên số liệu đo lường. Một số nhà cung cấp sử dụng các cảm biến thương mại, còn một số nhà cung cấp khác lại sử dụng các mô hình.

Google kết hợp thông tin từ các trạm quan trắc trên khắp thế giới với:

  • Thông tin cảm biến thương mại
  • Dữ liệu vệ tinh
  • Quy luật thời tiết
  • Báo cáo tình trạng giao thông
  • Cháy rừng
  • Thông tin về lớp phủ mặt đất

Khi báo cáo dữ liệu về chất lượng không khí, mỗi nhà cung cấp có thể có thời gian tổng hợp riêng. Vì vậy, bạn có thể sẽ nhận thấy độ trễ thời gian của các giá trị chỉ số hoặc chất gây ô nhiễm được báo cáo của nhiều nhà cung cấp tại cùng một vị trí.

Tuy có một chất gây ô nhiễm, nhưng Google vẫn cho thấy chất lượng không khí tốt

Đôi khi, thông tin về chất lượng không khí mà bạn thấy trên Google có thể không nhất quán với những gì bạn nhìn thấy hoặc ngửi thấy xung quanh mình. Thường là do một số lý do sau đây:

  • Mũi đặc biệt nhạy cảm về mùi. Có khả năng bạn ngửi thấy một loại ô nhiễm cụ thể, chẳng hạn như khói thải ở nồng độ rất thấp, ngay cả khi chất lượng không khí được coi là đủ an toàn về sức khoẻ. Tình trạng ô nhiễm không khí do các Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) tạo ra có thể thải ra mùi dễ nhận biết, nhưng lại không được các trạm quan trắc của chính phủ đo lường hoặc đưa vào báo cáo chất lượng không khí của chúng tôi.
  • Khói ảnh hưởng đến tầm nhìn có thể thấy được ở nơi rất cao, ngay cả khi không phát hiện được ở trên mặt đất.

Tìm hiểu thêm về giới hạn đối với mô hình của Google.

Google cho thấy chất lượng không khí kém, nhưng không khí lại sạch

Mặc dù chúng ta có thể nhìn thấy một số loại ô nhiễm, chẳng hạn như bão bụi hoặc khói cháy rừng, nhưng có rất nhiều chất gây ô nhiễm không khí mà mắt thường không thấy được. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến ô nhiễm không khí khác với thời tiết, khi chúng ta thường chỉ cần nhìn ra bên ngoài là đã có thể biết trời có nắng, mưa hay gió.

Ví dụ: nồng độ ozone cao (còn được gọi là hiệu ứng "ngày đẹp") cần có sự hiện diện của ánh sáng mặt trời để hình thành, có thể được tạo ra ở nơi rất cao (ví dụ: trên đỉnh núi) vào một ngày đẹp trời và nhiều nắng.

Một lý do khác có thể là giới hạn đối với mô hình như mô tả trong bài viết Trợ giúp về chất lượng không khí.

Google báo cáo theo cách khác với AirNow của Hoa Kỳ

Hai trong số các nguồn thông tin chính thức phổ biến nhất về chất lượng không khí ở Hoa Kỳ là trang web chính của AirNowBản đồ khói và đám cháy của AirNow.


Có một số điểm khác biệt quan trọng giữa báo cáo chất lượng không khí của AirNow và của Google:

  • Số lượng chất gây ô nhiễm được theo dõi: Google tuân thủ theo tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ Môi sinh (EPA) của Hoa Kỳ (sử dụng dữ liệu EPA của Hoa Kỳ) và cho thấy số lượng chất gây ô nhiễm nhiều hơn so với thông tin trên trang web của AirNow.
  • Google sử dụng nhiều nguồn dữ liệu hơn.
  • Google báo cáo thông tin theo khu vực siêu cục bộ còn AirNow báo cáo theo vị trí có chất lượng kém nhất trên khắp khu vực rộng.
  • Có sự khác biệt về Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Google và AirNow.
  AirNow Bản đồ cảnh báo khói và cháy rừng của AirNow Google
Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu

Trạm quan trắc và mô hình nội suy dựa trên chỉ số kém nhất trong một khu vực

  • Trạm quan trắc và cảm biến thương mại
  • Tính năng lập mô hình được áp dụng cho báo cáo về khói cháy rừng

Nhiều dữ liệu đầu vào, mô hình cũng như các thuật toán dự đoán theo không gian và thời gian:

  • Trạm quan trắc
  • Cảm biến thương mại
  • Dữ liệu vệ tinh
  • Quy luật thời tiết
  • Tình trạng giao thông
  • Theo dõi cháy rừng
  • Thông tin về lớp phủ mặt đất
Chất gây ô nhiễm được theo dõi
  • Ozone (O3) tầng thấp (NowCast)
  • Bụi mịn (PM2.5) (NowCast)
  • Bụi mịn (PM10) (NowCast)
  • Carbon monoxide (CO)
  • Lưu huỳnh dioxide (SO2)
  • Nitơ dioxide (NO2)
Bụi mịn (PM2.5)
  • Ozone (O3) tầng thấp
  • Bụi mịn (PM2.5)
  • Bụi mịn (PM10)
  • Carbon monoxide (CO)
  • Lưu huỳnh dioxide (SO2)
  • Nitơ dioxide (NO2)

Hoa Kỳ có 2 phương pháp chính thức để tính Chỉ số chất lượng không khí (AQI):

  • Chỉ số AQI của EPA Hoa Kỳ tính toán mức độ tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong khoảng thời gian dài hơn và bao gồm 6 chất gây ô nhiễm. Xem bảng bên dưới.
  • NowCast được dùng để ước tính chỉ số AQI hoàn chỉnh hằng ngày trong một giờ cụ thể. Hệ thống này cung cấp thông tin về tình trạng hiện tại để giúp mọi người hành động nhằm giảm các hoạt động và mức độ tiếp xúc với không khí ngoài trời khi cần thiết, giúp bảo vệ sức khoẻ của họ. NowCast cho phép bản đồ về tình trạng hiện tại phản ánh một cách chính xác hơn những gì mọi người đang thực sự nhìn thấy hoặc trải nghiệm. Hệ thống này được dùng để cung cấp thông tin kịp thời hơn về Ozone, PM2.5 và PM10.

Khi báo cáo về AQI tại Hoa Kỳ, Google sẽ kết hợp cả 2 chỉ số này.

So sánh chỉ số AQI chính thức của Hoa Kỳ và của Google

Sau đây là bản phân tích chi tiết hơn về các phương pháp đo lường AQI ở Hoa Kỳ để bạn có thể so sánh song song:

  Chỉ số AQI của Hoa Kỳ Chỉ số NowCast của AirNow Chỉ số AQI của Hoa Kỳ mà Google sử dụng kết hợp
Số lượng chất gây ô nhiễm

6 chất gây ô nhiễm

  • Ozone (O3) tầng thấp
  • Bụi mịn 2,5um (PM2.5)
  • Bụi mịn 10um (PM10)
  • Carbon monoxide (CO)
  • Lưu huỳnh dioxide (SO2)
  • Nitơ dioxide (NO2)

3 chất gây ô nhiễm

  • Ozone (O3) tầng thấp
  • Bụi mịn 2,5um (PM2.5)
  • Bụi mịn 10um (PM10)

6 chất gây ô nhiễm

  • Ozone (O3) tầng thấp
  • Bụi mịn 2,5um (PM2.5)
  • Bụi mịn 10um (PM10)
  • Carbon monoxide (CO)
  • Lưu huỳnh dioxide (SO2)
  • Nitơ dioxide (NO2)

Khoảng thời gian theo dõi

Khoảng thời gian trung bình được theo dõi là tuỳ theo chất gây ô nhiễm: ví dụ: ozone được tính toán dựa trên mức phơi nhiễm trung bình trong 8 giờ cũng như phạm vi phơi nhiễm trong 1 giờ.

PM2.5 được báo cáo dựa trên mức phơi nhiễm trung bình trong 24 giờ.

Phương pháp tính trung bình cho chỉ số NowCast của AirNow tăng trọng số cho những giờ gần đây để phản ánh chính xác hơn những thay đổi đột ngột về mức độ ô nhiễm không khí do khói của đám cháy hoặc các sự kiện bão bụi.

Khoảng thời gian trung bình ngắn hơn so với chỉ số AQI của Hoa Kỳ, ví dụ: có tính đến khoảng thời gian 12 giờ trước.

Google áp dụng phương pháp tính trung bình cho chỉ số NowCast của AirNow cho Bụi mịn (PM10 và PM2.5) để tăng trọng số cho những giờ gần đây và những thay đổi đột ngột.

Nhưng chúng tôi cũng báo cáo về nhiều chất gây ô nhiễm hơn so với NowCast: Google lấy giá trị trung bình của các chất gây ô nhiễm khác: O3, NO2, SO2, CO, chạy các phép tính toán, sau đó chuyển đổi thông tin này sang định dạng AQI của Hoa Kỳ.

Nguồn dữ liệu về chất lượng không khí

Sau đây là các nguồn mà chúng tôi thu thập thông tin về mô hình Chất lượng không khí của Google:

Nguồn dữ liệu toàn cầu

Bỉ

  • Thông tin đã chỉnh sửa từ IRCEL – CELINE. Giấy phép.

Canada

Đan Mạch

  • DCE – Trung tâm quốc gia về Miljø og Energi. Đây là dữ liệu thô, không được kiểm soát chất lượng.

Phần Lan

Pháp

Đức

Guernsey

Ý

Ireland

Nhật Bản

  • Thông tin đã chỉnh sửa từ Soramame.

Mexico

  • Thông tin về Chất lượng không khí do Ban Thư ký Môi trường của Chính phủ Thành phố Mexico công bố được chuẩn bị bằng các thông tin thu được qua Mạng Giám sát Khí quyển và các trạm quan trắc của Mạng này trong Khu vực đô thị của Thung lũng Mexico, do Tổng cục Giám sát chất lượng không khí (SEDEMA) vận hành và quản lý. Thông tin này xuất hiện công khai và phải trải qua các quy trình kiểm soát chất lượng có thể sửa đổi thông tin này. Việc bên thứ ba phát tán hoặc sử dụng thông tin này thuộc về trách nhiệm của người xuất bản hoặc sử dụng thông tin đó.
  • Viện Quốc gia về Hệ sinh thái và Biến đổi khí hậu (SINAICA), https://sinaica.inecc.gob.mx/. Có một số thay đổi.

Tây Ban Nha

Thuỵ Điển

Vương quốc Anh

Hoa Kỳ

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
2321737908197015590
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
76697
false
false