Thẻ "Feed status" (Trạng thái nguồn cấp dữ liệu) cho biết trạng thái của nguồn cấp dữ liệu giá, bao gồm cả các lượt xử lý hỏng, lỗi hoặc cảnh báo xảy ra khi nguồn cấp dữ liệu giá và siêu dữ liệu liên quan được xử lý.
Cách truy cập vào trang trạng thái nguồn cấp dữ liệu:
- Đăng nhập vào tài khoản Hotel Center.
- Chọn Giá trong trình đơn điều hướng.
- Chọn thẻ Feed Status (Trạng thái nguồn cấp dữ liệu) để xem dữ liệu trong nguồn cấp dữ liệu giá.
Tìm hiểu về báo cáo trạng thái nguồn cấp dữ liệu
Mỗi biểu đồ hoặc mục trong báo cáo trạng thái nguồn cấp dữ liệu cho biết một thông tin chẩn đoán hoặc chỉ số riêng về tài khoản của bạn. Để lọc báo cáo theo một phạm vi ngày cụ thể, hãy điều chỉnh Start date (Ngày bắt đầu) và End date (Ngày kết thúc) ở góc trên cùng bên phải của thẻ Feed Status (Trạng thái nguồn cấp dữ liệu). Theo mặc định, dữ liệu của hai tuần trước đó sẽ xuất hiện.
Báo cáo trạng thái nguồn cấp dữ liệu trình bày thông tin ở các mục sau:
Latency (Độ trễ)
Bandwidth usage (Mức sử dụng băng thông)
Success rate (Tỷ lệ thành công)
Message accumulation (Số thông báo tích luỹ)
Error codes (Mã lỗi)
Số lỗi hoặc cảnh báo xảy ra khi Google cố gắng phân tích cú pháp và lưu trữ thông báo giao dịch của đối tác.
Biểu đồ mã lỗi có thể có các chế độ xem bổ sung, tùy vào chế độ phân phối được triển khai (lấy dữ liệu, mức giá đã thay đổi và/hoặc cung cấp mức giá hiện tại). Khi bạn nhấp vào một chế độ xem bất kỳ, biểu đồ sẽ trình bày các lỗi thường gặp nhất xảy ra trong khoảng thời gian cho trước cùng nội dung tóm tắt từng lỗi. Để ẩn toàn bộ mã lỗi của một chế độ phân phối trong thẻ All modes (Tất cả chế độ) (hoặc ẩn một số mã lỗi trong thẻ Pull pricing (Lấy dữ liệu giá)/Changed pricing (Mức giá đã thay đổi)/Live pricing (Mức giá hiện tại)), hãy nhấp vào tên của chế độ phân phối (hoặc mã lỗi) ở cuối mục Error codes (Mã lỗi).
Nếu bạn nhận được thông báo lỗi về trạng thái của nguồn cấp dữ liệu, hãy xem danh sách mã lỗi trạng thái nguồn cấp dữ liệu để biết nội dung mô tả và những biện pháp có thể áp dụng để khắc phục (các) lỗi đó.
Recent price messages (Thông báo mức giá gần đây)
Bảng này cho biết trạng thái của từng thông báo giao dịch được xử lý trong khoảng thời gian chỉ định, trong đó có nhật ký giao dịch, mọi mã lỗi xảy ra và bản tóm tắt vấn đề nêu chi tiết từng lỗi.
Các cột của bảng này bao gồm:
- STATUS (TRẠNG THÁI): Cho biết liệu Google có gặp phải cảnh báo, lỗi hoặc lượt xử lý hỏng trong khi xử lý nguồn cấp dữ liệu hoặc thông báo hay không.
- DATE/TIME (NGÀY/GIỜ): Dấu thời gian khi nhận được thông báo giao dịch.
- TYPE (LOẠI): Loại thông báo giao dịch đã được xử lý.
- ISSUE ID (MÃ VẤN ĐỀ): Mã lỗi xảy ra khi xử lý thông báo giao dịch. Khi di chuột qua mã này, bạn sẽ thấy nội dung mô tả ngắn gọn về lỗi đó.
- COUNT (BỘ ĐẾM): Số lỗi hoặc cảnh báo được báo cáo trong một thông báo giao dịch cụ thể.
- LINK (LIÊN KẾT): Cung cấp nhật ký có thể tải xuống của mỗi thông báo giao dịch/truy vấn mà Google đã gửi và nhận thành công.
- DETAILS (CHI TIẾT): Danh sách các lỗi hoặc cảnh báo gặp phải trong quá trình xử lý thông báo giao dịch. Bạn có thể xem bản tóm tắt mở rộng về vấn đề khi nhấp vào đường liên kết được cung cấp trong cột này. Bạn có thể xem những biện pháp tiếp theo có thể áp dụng để gỡ lỗi tại đây.
Bạn có thể lọc báo cáo trạng thái theo các tiêu chí sau:
Bộ lọc | Mô tả |
---|---|
Status (Tình trạng) |
Trạng thái được phân thành các loại là "Success" (Thành công), "Warning" (Cảnh báo), "Error" (Lỗi), "Failure" (Không thành công).
|
Type (Loại) |
Chọn loại thông báo hoặc nguồn cấp dữ liệu mà bạn muốn xem trạng thái. Bạn có thể chọn trong số các loại sau:
|
Issue ID (Mã vấn đề) |
Nhập số mã lỗi để lọc theo các vấn đề thuộc loại đó. Ví dụ: Để lọc theo các lỗi xảy ra trong quá trình lấy dữ liệu, hãy nhập "1049" để lọc theo loại lỗi đó. Vui lòng tham khảo bài viết Thông báo lỗi trạng thái nguồn cấp dữ liệu để xem danh sách các mã lỗi có thể xuất hiện. |
Hotel ID (Mã khách sạn) |
Nhập danh sách các mã khách sạn phân tách bằng dấu phẩy để lọc báo cáo. Báo cáo sẽ chỉ cho biết tất cả các thông báo giao dịch có liên quan của những khách sạn đó. Ví dụ: "101a, 42, 8675309". |