Chính sách của Google Play về gia đình

Những thay đổi sắp tới đối với bài viết này

Bài viết này sẽ sớm được cập nhật để phản ánh những thay đổi trong các bản cập nhật chính sách tháng 11 năm 2022 và tháng 4 năm 2023 của chúng tôi. 

Chúng tôi sẽ đổi tên trang chính sách Thiết kế ứng dụng cho trẻ em và gia đình thành Chính sách về gia đình của Google Play để phù hợp hơn với nội dung chính sách hiện tại. Chúng tôi cũng sẽ hợp nhất trang từng có tên là Hoạt động kiếm tiền và quảng cáo dành cho gia đình vào trang mới mang tên Chính sách về gia đình của Google Play.

Chúng tôi sẽ cập nhật quy định về chức năng của ứng dụng trong Chính sách về gia đình để giúp bạn khai thác nội dung dựa trên nền tảng web trong ứng dụng.

Những thay đổi này đối với chính sách sẽ có hiệu lực từ ngày Ngày 31 tháng 5 năm 2023. Để xem phiên bản cập nhật của bài viết về "Chính sách về gia đình của Google Play", hãy truy cập trang này.

Ngày càng nhiều người sử dụng công nghệ như một công cụ để làm phong phú thêm cuộc sống của gia đình. Các bậc phụ huynh đều mong muốn tìm thấy những nội dung an toàn, chất lượng cao để chia sẻ với con cái. Có thể bạn thiết kế ứng dụng dành riêng cho trẻ em, hoặc cũng có thể là ứng dụng của bạn thu hút được sự chú ý của đối tượng này. Google Play muốn giúp bạn đảm bảo ứng dụng của bạn an toàn cho tất cả người dùng, kể cả gia đình.

Từ "trẻ em" có thể có nhiều nghĩa, tuỳ theo địa điểm và bối cảnh. Điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến của luật sư để giúp xác định những nghĩa vụ và/hoặc giới hạn theo độ tuổi mà ứng dụng của bạn có thể phải tuân thủ. Bạn là người biết rõ nhất cách thức hoạt động của ứng dụng. Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào sự hỗ trợ của bạn để giúp chúng tôi đảm bảo các ứng dụng trên Google Play là an toàn cho gia đình.

Tất cả ứng dụng tuân thủ Chính sách về gia đình của Google Play đều có thể chọn tham gia để được đánh giá cho Chương trình Giáo viên đã phê duyệt, nhưng chúng tôi không thể đảm bảo rằng ứng dụng của bạn sẽ được đưa vào Chương trình Giáo viên đã phê duyệt. 

THU GỌN TẤT CẢ MỞ RỘNG TẤT CẢ

 

Các yêu cầu của Play Console

Nội dung và đối tượng mục tiêu

Trước khi phát hành, bạn phải chỉ rõ đối tượng mục tiêu của ứng dụng, bằng cách chọn trong danh sách nhóm tuổi có trong phần Nội dung và đối tượng mục tiêu của Google Play Console. Bất kể đối tượng bạn xác định trong Google Play Console là gì, nếu bạn chọn đưa những hình ảnh và thuật ngữ có thể xem là hướng đến trẻ em vào ứng dụng, thì điều này có thể ảnh hưởng đến cách Google Play đánh giá đối tượng mục tiêu mà bạn đã khai báo. Google Play giữ quyền tiến hành đánh giá riêng về thông tin ứng dụng mà bạn cung cấp để xác định xem đối tượng mục tiêu mà bạn công bố có chính xác hay không.

Nếu bạn chọn đối tượng mục tiêu chỉ bao gồm người lớn, nhưng Google xác định rằng thông tin này không chính xác do ứng dụng của bạn hướng đến cả trẻ em và người lớn, thì bạn sẽ có thể chọn cách thông báo rõ với người dùng rằng ứng dụng của bạn là không dành cho trẻ em bằng cách đồng ý hiển thị một nhãn cảnh báo.

Bạn chỉ nên chọn nhiều nhóm tuổi cho đối tượng mục tiêu của ứng dụng nếu bạn thiết kế ứng dụng cho người dùng thuộc (các) nhóm tuổi đã chọn và đảm bảo rằng ứng dụng phù hợp với những người dùng đó. Ví dụ như đối với ứng dụng được thiết kế cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo thì bạn chỉ nên chọn nhóm tuổi mục tiêu là "Từ 5 tuổi trở xuống". Nếu bạn thiết kế ứng dụng cho một cấp học cụ thể, hãy chọn nhóm tuổi thể hiện chính xác nhất cấp học đó. Bạn chỉ nên chọn các nhóm tuổi bao gồm cả người lớn và trẻ em nếu bạn thực sự thiết kế ứng dụng của mình cho mọi lứa tuổi.

Nội dung cập nhật trong phần Nội dung và đối tượng mục tiêu

Bạn luôn có thể cập nhật thông tin của ứng dụng trong phần Nội dung và đối tượng mục tiêu trong Google Play Console. Bạn phải có bản cập nhật ứng dụng để thông tin này được cập nhật trên cửa hàng Google Play. Tuy nhiên, chúng tôi có thể xem xét mọi thay đổi bạn thực hiện trong phần này của Google Play Console để kiểm tra việc tuân thủ chính sách ngay cả trước khi bạn gửi bản cập nhật ứng dụng.

Bạn nên thông báo cho người dùng hiện tại biết nếu bạn thay đổi nhóm tuổi mục tiêu cho ứng dụng của bạn hoặc bắt đầu sử dụng quảng cáo hoặc tính năng mua hàng trong ứng dụng. Bạn có thể làm điều này qua phần "Có gì mới" trên trang danh sách cửa hàng của ứng dụng hoặc thông qua chức năng thông báo trong ứng dụng.

Nội dung mô tả sai trong Play Console

Việc mô tả sai bất kỳ thông tin nào về ứng dụng trong Play Console, kể cả ở trong phần Nội dung và đối tượng mục tiêu, đều có thể khiến ứng dụng của bạn bị xóa hoặc tạm ngưng. Vì thế, quan trọng là bạn phải cung cấp thông tin chính xác.

 

Các yêu cầu của Chính sách về gia đình

Nếu một trong những đối tượng mà ứng dụng hướng đến là trẻ em, thì bạn phải tuân thủ các yêu cầu sau đây. Việc không đáp ứng các yêu cầu này có thể khiến ứng dụng bị xoá hoặc tạm ngưng.

  1. Nội dung của ứng dụng: Nội dung mà trẻ em có thể truy cập được trong ứng dụng của bạn phải phù hợp với trẻ em. Nếu ứng dụng của bạn chứa nội dung không hoàn toàn phù hợp trên toàn cầu, nhưng nội dung đó được coi là phù hợp với người dùng là trẻ em ở một khu vực cụ thể, thì có thể ứng dụng đó được cung cấp ở khu vực đó (có giới hạn theo khu vực) nhưng vẫn không được cung cấp ở các khu vực khác.
  2. Chức năng của ứng dụng: Chúng tôi không chấp nhận việc một ứng dụng chỉ đơn thuần cung cấp chế độ xem một trang web hoặc có mục đích chính là hướng lưu lượng truy cập liên kết đến một trang web, bất kể chủ sở hữu trang web đó là ai. 
    • Chúng tôi luôn không ngừng khám phá những cách thức mang lại trải nghiệm mới cho các nhà phát triển ứng dụng cho trẻ em. Nếu bạn muốn tham gia chương trình thí điểm Ứng dụng web đáng tin cậy (Trusted Web App) dành cho ứng dụng giáo dục, vui lòng gửi yêu cầu tại đây.
  3. Câu trả lời trên Play Console: Bạn phải trả lời chính xác các câu hỏi về ứng dụng của mình trong Google Play Console và cập nhật những câu trả lời đó để phản ánh chính xác mọi thay đổi trong ứng dụng. Yêu cầu này bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở việc đưa ra phản hồi chính xác về ứng dụng trong mục Đối tượng mục tiêu và Nội dung, mục An toàn dữ liệu và Bảng câu hỏi phân loại nội dung theo IARC.
  4. Cách thức xử lý dữ liệu: Bạn phải công bố thông tin về hoạt động thu thập thông tin cá nhân và nhạy cảm bất kỳ từ trẻ em trong ứng dụng của mình, bao gồm cả thông tin được thu thập qua các API và SDK được dùng để gọi hoặc sử dụng trong ứng dụng. Thông tin nhạy cảm từ trẻ em bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở thông tin xác thực, dữ liệu cảm biến của micrô và máy ảnh, dữ liệu thiết bị, mã nhận dạng Android và dữ liệu về việc sử dụng quảng cáo. Bạn cũng phải đảm bảo ứng dụng của mình tuân thủ những cách thức xử lý dữ liệu dưới đây:
    • Ứng dụng chỉ dành cho trẻ em không được phép truyền mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android (AAID), Số sê-ri của SIM, Số sê-ri bản dựng, BSSID, MAC, SSID, IMEI và/hoặc IMSI.
      • Ứng dụng chỉ dành cho trẻ em không được yêu cầu quyền AD_ID khi nhắm đến API Android cấp 33 trở lên.
    • Ứng dụng dành cho cả trẻ em và người lớn không được truyền (mã nhận dạng cho quảng cáo trên Android (AAID), Số sê-ri SIM, Số sê-ri bản dựng, BSSID, MAC, SSID, IMEI và/hoặc IMSI từ trẻ em hoặc người dùng không rõ độ tuổi.
    • TelephonyManager của API Android không được yêu cầu cung cấp số điện thoại của thiết bị.
    • Ứng dụng chỉ dành cho trẻ em không được yêu cầu quyền truy cập thông tin vị trí, hoặc thu thập, sử dụng và truyền dữ liệu về vị trí chính xác.
    • Ứng dụng phải sử dụng dịch vụ Quản lý thiết bị đồng hành (CDM) khi yêu cầu kết nối qua Bluetooth, trừ phi ứng dụng của bạn chỉ nhắm tới thiết bị chạy những phiên bản hệ điều hành không tương thích với CDM.
  5. API và SDK: Bạn phải đảm bảo ứng dụng triển khai tất cả API và SDK theo đúng cách.
    • Các ứng dụng chỉ dành cho trẻ em không được chứa API hoặc SDK nào chưa được phê duyệt để sử dụng trong các dịch vụ chủ yếu hướng tới trẻ em. Quy định này áp dụng cho cả dịch vụ Đăng nhập bằng Google (hoặc bất kỳ dịch vụ API nào khác của Google có truy cập dữ liệu liên kết với một Tài khoản Google), Dịch vụ trò chơi của Google Play và mọi Dịch vụ API khác sử dụng công nghệ OAuth để xác thực và uỷ quyền.
    • Ứng dụng dành cho cả trẻ em và người lớn không được triển khai API hoặc SDK chưa được phê duyệt để sử dụng trong dịch vụ hướng tới trẻ em, trừ phi những API/SDK này có áp dụng biện pháp sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận hoặc được triển khai theo một cách thức không cần phải thu thập dữ liệu qua trẻ em. Ứng dụng dành cho cả trẻ em và người lớn không được yêu cầu người dùng đăng nhập hoặc truy cập nội dung ứng dụng thông qua API hoặc SDK chưa được phê duyệt để sử dụng trong các dịch vụ hướng tới trẻ em. 
  6. Thực tế tăng cường (AR): Nếu ứng dụng của bạn sử dụng công nghệ Thực tế tăng cường, thì bạn phải cung cấp cảnh báo an toàn ngay khi phần Thực tế tăng cường này bắt đầu chạy. Lời cảnh báo cần có những nội dung sau:
    • Thông báo thích hợp về việc cần có sự giám sát của cha mẹ.
    • Lời nhắc người dùng lưu ý về các mối nguy thực tế ngoài đời (ví dụ: nhắc người dùng lưu ý đến môi trường xung quanh họ).
    • Ứng dụng của bạn không được đòi hỏi người dùng phải sử dụng những thiết bị được khuyến cáo là không dành cho trẻ em (ví dụ: Daydream, Oculus).
  7. Tính năng và ứng dụng xã hội: Nếu ứng dụng của bạn cho phép người dùng chia sẻ hoặc trao đổi thông tin, thì bạn phải công bố một cách chính xác những tính năng này trong bảng câu hỏi phân loại nội dung trên Play Console. 
    • Ứng dụng xã hội: Ứng dụng xã hội là loại ứng dụng chủ yếu tập trung vào việc giúp người dùng chia sẻ nội dung dạng tự do hoặc giao tiếp với các nhóm có nhiều người. Mọi ứng dụng xã hội có nhắm đến đối tượng trẻ em đều phải đưa ra lời nhắc trong ứng dụng về việc giữ an toàn trên mạng và việc ý thức được nguy cơ trong thế giới thực xuất phát từ việc tương tác trên mạng, trước khi cho phép người dùng là trẻ em trao đổi nội dung nghe nhìn hoặc thông tin dạng tự do. Ngoài ra, bạn cũng phải yêu cầu người lớn thực hiện một thao tác trước khi cho phép người dùng là trẻ em trao đổi thông tin cá nhân. 
    • Tính năng xã hội: Tính năng xã hội là mọi chức năng bổ sung của ứng dụng giúp người dùng chia sẻ nội dung dạng tự do hoặc giao tiếp với các nhóm có nhiều người. Mọi ứng dụng có nhắm đến đối tượng trẻ em và có tính năng xã hội đều phải đưa ra lời nhắc trong ứng dụng về việc giữ an toàn trên mạng và việc ý thức được nguy cơ trong thế giới thực xuất phát từ việc tương tác trên mạng, trước khi cho phép người dùng là trẻ em trao đổi nội dung nghe nhìn hoặc thông tin dạng tự do. Ngoài ra, bạn cũng phải cung cấp một phương thức để người lớn quản lý các tính năng xã hội cho người dùng là trẻ em, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở việc bật/tắt tính năng xã hội hoặc chọn các cấp độ khác nhau của chức năng. Cuối cùng, bạn phải yêu cầu người lớn bắt buộc phải thực hiện một thao tác trước khi bật các tính năng cho phép trẻ em trao đổi thông tin cá nhân. 
    • Thao tác của người lớn là một cơ chế để xác minh rằng người dùng không phải là trẻ em, đồng thời, khiến trẻ em khó có thể khai man tuổi để truy cập vào các khu vực trong ứng dụng được thiết kế dành cho người lớn (ví dụ: mã PIN, mật khẩu, ngày sinh, quy trình xác minh bằng email, giấy tờ tuỳ thân có ảnh, thẻ tín dụng hoặc số an sinh xã hội của người lớn).
    • Các ứng dụng xã hội chủ yếu tập trung vào việc trò chuyện với người lạ sẽ không được nhắm đến trẻ em. Ví dụ: Ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên, ứng dụng hẹn hò, phòng trò chuyện mở hướng đến trẻ em, v.v.
  8. Tuân thủ pháp luật: Bạn phải đảm bảo ứng dụng của mình (bao gồm cả mọi API và SDK mà ứng dụng đó gọi hoặc sử dụng) tuân thủ Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA) của Hoa KỳQuy định chung về việc bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh Châu Âu và mọi quy định hoặc luật hiện hành khác.
Ví dụ về trường hợp vi phạm phổ biến
  • Ứng dụng quảng cáo ở trang thông tin trên Cửa hàng Play rằng ứng dụng cung cấp trò chơi cho trẻ em nhưng nội dung ứng dụng chỉ phù hợp với người lớn.
  • Ứng dụng triển khai các API có điều khoản dịch vụ ngăn cấm việc sử dụng trong các ứng dụng hướng tới trẻ em.
  • Ứng dụng tán dương việc sử dụng rượu, thuốc lá hay các chất được kiểm soát.
  • Ứng dụng cho phép đánh bạc thật hoặc mô phỏng.
  • Ứng dụng chứa nội dung bạo lực, đẫm máu hoặc gây sốc không phù hợp cho trẻ em.
  • Ứng dụng cung cấp dịch vụ hẹn hò hoặc tư vấn về tình dục hay hôn nhân.
  • Ứng dụng chứa đường liên kết đến các trang web trình bày nội dung vi phạm Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play.
  • Ứng dụng cho trẻ em thấy quảng cáo cho người lớn (ví dụ: nội dung bạo lực, nội dung tình dục, nội dung cờ bạc). 

 

Quảng cáo và kiếm tiền

Nếu bạn đang kiếm tiền trên Play qua một ứng dụng nhắm đến trẻ em, thì điều quan trọng là ứng dụng của bạn phải tuân thủ các yêu cầu sau đây trong Chính sách về hoạt động kiếm tiền và quảng cáo dành cho gia đình:

Các chính sách dưới đây áp dụng cho mọi hoạt động kiếm tiền và quảng cáo trong ứng dụng của bạn, bao gồm cả quảng cáo, quảng cáo chéo (cho ứng dụng của bạn và ứng dụng của bên thứ ba), ưu đãi mua hàng trong ứng dụng hoặc nội dung thương mại khác (chẳng hạn như nội dung được trả tiền để lồng ghép sản phẩm). Mọi hoạt động kiếm tiền và quảng cáo trong những ứng dụng như vậy phải tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành (bao gồm mọi nguyên tắc có liên quan trong ngành hoặc tự quản lý).

Google Play giữ quyền từ chối, loại bỏ hoặc tạm ngưng những ứng dụng có các chiến lược thương mại quá mức.

Yêu cầu về quảng cáo

 Nếu ứng dụng của bạn hiện quảng cáo cho trẻ em hoặc người dùng thuộc độ tuổi không xác định, thì bạn phải:

  • Chỉ được sử dụng SDK quảng cáo tự xác nhận theo yêu cầu của Google Play về gia đình để hiện quảng cáo cho những người dùng như vậy;
  • Đảm bảo quảng cáo xuất hiện trước những người dùng đó không liên quan đến quảng cáo dựa trên mối quan tâm (quảng cáo nhắm đến những người dùng cá nhân có đặc điểm nhất định dựa trên hành vi duyệt web trực tuyến) hoặc tiếp thị lại (quảng cáo nhắm đến những người dùng cá nhân dựa trên hoạt động tương tác trước đó của họ với một ứng dụng hoặc trang web); 
  • Đảm bảo quảng cáo mà những người dùng đó nhìn thấy có nội dung phù hợp với trẻ em;
  • Đảm bảo quảng cáo mà những người dùng đó nhìn thấy tuân theo các yêu cầu về định dạng quảng cáo dành cho Gia đình; và
  • Đảm bảo việc tuân thủ tất cả quy định pháp luật hiện hành và các tiêu chuẩn ngành liên quan đến quảng cáo cho trẻ em.

Yêu cầu đối với Định dạng quảng cáo

Nội dung kiếm tiền và quảng cáo trong ứng dụng của bạn không được chứa nội dung lừa đảo hoặc được thiết kế theo cách có thể khiến người dùng là trẻ em vô tình nhấp vào.  

Nếu đối tượng mục tiêu duy nhất của ứng dụng của bạn là trẻ em, thì những điều sau đây đều bị cấm. Nếu đối tượng mục tiêu của ứng dụng của bạn là cả trẻ em và người lớn, thì những điều sau đây bị cấm khi phân phát quảng cáo cho trẻ em hoặc người dùng ở độ tuổi không xác định:

  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo gây phiền toái, bao gồm cả nội dung kiếm tiền và quảng cáo chiếm toàn bộ màn hình hoặc làm gián đoạn quá trình sử dụng bình thường nhưng không đưa ra cách thức rõ ràng để người dùng tắt quảng cáo (ví dụ: tường quảng cáo).
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo làm gián đoạn quá trình thao tác bình thường trên ứng dụng hoặc trải nghiệm chơi trò chơi (bao gồm cả quảng cáo có tặng thưởng hoặc quảng cáo chọn tham gia) không đóng được sau 5 giây.
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo không làm gián đoạn quá trình thao tác bình thường trên ứng dụng hoặc trải nghiệm chơi trò chơi thì có thể kéo dài lâu hơn 5 giây (ví dụ: nội dung video có tích hợp quảng cáo).  
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo xen kẽ xuất hiện ngay khi ứng dụng khởi động.
  • Nhiều vị trí đặt quảng cáo trên một trang (ví dụ: không được phép đặt quảng cáo dạng biểu ngữ chứa nhiều lời mời chào trong một vị trí hoặc đặt nhiều vị trí quảng cáo dạng biểu ngữ hoặc video).
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo dễ gây nhầm lẫn với nội dung ứng dụng.
  • Dùng các chiến thuật gây sốc hoặc đánh vào cảm xúc để khuyến khích người dùng xem quảng cáo hay mua hàng trong ứng dụng.
  • Không phân biệt rõ ràng giữa việc sử dụng tiền ảo trong trò chơi và tiền thật để mua hàng trong ứng dụng.
Ví dụ về trường hợp vi phạm phổ biến
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo di chuyển để tránh ngón tay của người dùng khi người dùng cố gắng tắt quảng cáo đó
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo không đưa ra cho người dùng cách để thoát khỏi lời mời sau năm (5) giây, như mô tả trong ví dụ sau:

     
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo chiếm phần lớn màn hình mà không cung cấp cho người dùng cách thức rõ ràng để tắt quảng cáo đó, như mô tả trong ví dụ sau:

  • Quảng cáo dạng biểu ngữ chứa nhiều ưu đãi, như mô tả trong ví dụ sau:
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo có thể khiến người dùng tưởng nhầm là nội dung của ứng dụng, như mô tả trong ví dụ sau:
  • Các nút, quảng cáo hoặc nội dung kiếm tiền quảng bá trang thông tin khác của bạn trên Cửa hàng Google Play nhưng có thể gây nhầm lẫn với nội dung của ứng dụng, như mô tả trong ví dụ sau:

Sau đây là một số ví dụ về nội dung quảng cáo không phù hợp và không nên cho trẻ em thấy.

  • Nội dung nghe nhìn không phù hợp: Quảng cáo về các chương trình truyền hình, phim, album nhạc hoặc các nội dung nghe nhìn khác không phù hợp với trẻ em.
  • Phần mềm có thể tải xuống và trò chơi điện tử không phù hợp: Quảng cáo cho các phần mềm có thể tải xuống và trò chơi điện tử không phù hợp với trẻ em.
  • Các chất bị kiểm soát hoặc có hại: Quảng cáo về rượu, thuốc lá, các chất bị kiểm soát hoặc các chất có hại khác.
  • Cờ bạc: Quảng cáo cho chương trình khuyến mãi rút thăm trúng thưởng, cuộc thi hoặc cờ bạc được mô phỏng, ngay cả khi việc tham gia được miễn phí.
  • Nội dung khiêu dâm và dành cho người trưởng thành: Quảng cáo có nội dung tình dục, khiêu dâm và dành cho người trưởng thành.
  • Hẹn hò và làm quen: Quảng cáo về các trang web hẹn hò và làm quen cho người trưởng thành.
  • Nội dung bạo lực: Quảng cáo có nội dung bạo lực và phản cảm không phù hợp với trẻ em.

Giao dịch mua hàng trong ứng dụng

Trong các ứng dụng chỉ dành cho trẻ em, Google Play sẽ xác thực lại tất cả người dùng trước mọi giao dịch mua hàng trong ứng dụng. Biện pháp này là để đảm bảo rằng người phê duyệt giao dịch mua là người chịu trách nhiệm về tài chính chứ không phải trẻ em.

SDK quảng cáo

Nếu phân phát quảng cáo trong ứng dụng chỉ dành cho trẻ em thì bạn chỉ được sử dụng các SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình. Nếu ứng dụng của bạn dành cho cả trẻ em và người lớn, bạn phải áp dụng biện pháp sàng lọc độ tuổi, chẳng hạn như biện pháp sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận, đồng thời đảm bảo rằng quảng cáo mà trẻ em nhìn thấy chỉ xuất phát từ những SDK quảng cáo tự xác nhận theo quy định của Google Play. 

Vui lòng tham khảo trang chính sách của Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình để biết thêm thông tin chi tiết về các yêu cầu này. Bạn cũng có thể tham khảo danh sách hiện tại về các SDK quảng cáo tự xác nhận tại đây.

Nếu bạn sử dụng AdMob, hãy tham khảo Trung tâm trợ giúp của AdMob để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của AdMob.

Bạn có trách nhiệm đảm bảo ứng dụng của mình đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan đến quảng cáo, mua hàng trong ứng dụng và nội dung thương mại. Bạn có thể liên hệ với (các) nhà cung cấp SDK quảng cáo cho bạn để tìm hiểu thêm về chính sách nội dung và phương pháp quảng cáo của họ.

Thông tin này có hữu ích không?
Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Đăng nhập để xem thêm tùy chọn hỗ trợ giúp nhanh chóng giải quyết sự cố

Tìm kiếm
Xóa tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Các ứng dụng của Google
Menu chính
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
92637