Hoàn thiện ứng dụng để chuẩn bị cho quá trình xem xét

Trang Nội dung ứng dụng là nơi bạn cung cấp và quản lý thông tin chúng tôi cần để đảm bảo ứng dụng của bạn an toàn cho người dùng mục tiêu, cũng như để tuân thủ Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google Play và đáp ứng các yêu cầu pháp lý.

Tổng quan

Trang Nội dung ứng dụng cho chúng tôi biết về nội dung ứng dụng của bạn. Trên trang này, bạn có thể hoàn tất nội dung khai báo tuân thủ chính sách và cung cấp những thông tin khác, chẳng hạn như hướng dẫn đặc biệt về quyền truy cập cho người xem xét. Sau đây là một số ví dụ khác về những việc mà bạn có thể làm trên trang Nội dung ứng dụng để đảm bảo ứng dụng tuân thủ chính sách của Google Play: 

  • Thêm chính sách quyền riêng tư để chia sẻ về cách bạn xử lý dữ liệu nhạy cảm của người dùng và thiết bị. 
  • Khai báo liệu ứng dụng của bạn có chứa quảng cáo hay không.
  • Hướng dẫn và quản lý nội dung hướng dẫn cách truy cập vào những phần mục hạn chế người dùng trong ứng dụng của bạn.
  • Cung cấp thông tin chi tiết về nội dung và đối tượng mục tiêu của ứng dụng.
  • Mô tả cách bạn dự định sử dụng các quyền truy cập thông tin nhạy cảm hoặc nhiều rủi ro (nếu có), chẳng hạn như quyền truy cập vào Tin nhắn SMS/Nhật ký cuộc gọi.
  • Nhận mức phân loại nội dung do các cơ quan phân loại chính thức đưa ra.
  • Cho chúng tôi biết về cách thức của bạn nhằm bảo đảm quyền riêng tư và tính bảo mật trong ứng dụng.

Trang Nội dung ứng dụng bao gồm hai thẻ: 

  • Cần chú ý: Nội dung khai báo về chính sách mà bạn cần chú ý sẽ xuất hiện tại đây. Bạn phải hoàn tất nội dung khai báo trước thời hạn tương ứng để tuân thủ các chính sách của Google Play.
  • Đã hoàn tất: Nội dung khai báo về chính sách mà bạn đã xử lý sẽ xuất hiện tại đây. Chúng tôi sẽ thông báo cho bạn nếu phát hiện thấy vấn đề. Để tuân thủ chính sách của Google Play, bạn nên thường xuyên xem lại thông tin mà mình đã cung cấp và đảm bảo rằng thông tin đó luôn là mới nhất.

Cung cấp thông tin ứng dụng

Chính sách quyền riêng tư

Bằng cách thêm chính sách quyền riêng tư vào trang thông tin của ứng dụng trên Cửa hàng Play, bạn có thể truyền đạt rõ ràng cách bạn xử lý dữ liệu nhạy cảm liên quan đến thiết bị và người dùng.

Chính sách quyền riêng tư, cùng với mọi thông tin công bố trong ứng dụng, phải tiết lộ toàn bộ thông tin về cách ứng dụng của bạn thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu người dùng. Thông tin này cũng phải bao gồm các bên được chia sẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến của đại diện pháp lý của mình để nắm được các yêu cầu bắt buộc.

  • Đối với những ứng dụng yêu cầu quyền truy cập vào các quyền hoặc dữ liệu nhạy cảm (như được xác định trong chính sách dữ liệu người dùng): Tại trang thông tin của ứng dụng trên Cửa hàng Play và trong chính ứng dụng, bạn phải cung cấp một đường liên kết đến chính sách quyền riêng tư. Hãy đảm bảo rằng chính sách quyền riêng tư này nằm trên một URL đang hoạt động, áp dụng cho ứng dụng của bạn và trình bày cụ thể thông tin về quyền riêng tư của người dùng.
  • Đối với các ứng dụng dành cho trẻ em: Tại trang thông tin của ứng dụng trên Cửa hàng Play và trong chính ứng dụng, bạn phải cung cấp một đường liên kết đến chính sách quyền riêng tư, dù cho ứng dụng đó có truy cập vào các quyền hoặc dữ liệu nhạy cảm hay không. Hãy đảm bảo rằng chính sách quyền riêng tư này nằm trên một địa chỉ trang đang hoạt động, áp dụng cho ứng dụng của bạn và đặc biệt là có trình bày thông tin về quyền riêng tư của người dùng. Xin lưu ý rằng ngay cả những ứng dụng không truy cập vào dữ liệu riêng tư hoặc nhạy cảm của người dùng vẫn phải gửi chính sách quyền riêng tư. 

Thêm chính sách quyền riêng tư

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Nội dung ứng dụng (Chính sách > Nội dung ứng dụng).
  2. Trong phần "Chính sách quyền riêng tư", hãy chọn Bắt đầu
    • Lưu ý: Nếu trước đây bạn từng tạo chính sách quyền riêng tư và nay muốn chỉnh sửa, thì hệ thống sẽ hiện phần Quản lý thay vì Bắt đầu để bạn chọn.
  3. Nhập địa chỉ của trang lưu trữ trực tuyến chính sách quyền riêng tư.
  4. Lưu thay đổi.

Quảng cáo 

Bạn phải khai báo về việc ứng dụng của bạn có chứa quảng cáo hay không. Quy định này tính cả quảng cáo phân phối qua SDK (Bộ phát triển phần mềm) quảng cáo bên thứ ba, quảng cáo hiển thị, quảng cáo gốc và/hoặc quảng cáo dạng biểu ngữ. Ứng dụng chứa quảng cáo sẽ có nhãn "Chứa quảng cáo" tại trang thông tin trên cửa hàng Play. Tất cả người dùng Cửa hàng Play đều có thể nhìn thấy nhãn này.

Lưu ý: Nhãn "Chứa quảng cáo" không nhằm mục đích cho biết ứng dụng có chứa các loại nội dung thương mại khác (chẳng hạn như nội dung được trả tiền để lồng ghép sản phẩm hoặc các ưu đãi mua hàng hay nâng cấp trong ứng dụng) hay không. Nếu ứng dụng của bạn có chứa nội dung được trả tiền để lồng ghép sản phẩm, hãy đảm bảo nội dung này tuân thủ luật pháp sở tại.

Khai báo về việc ứng dụng của bạn có chứa quảng cáo hay không

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Nội dung ứng dụng (Chính sách > Nội dung ứng dụng)
  2. Trong mục "Quảng cáo", hãy chọn Bắt đầu.
    • Lưu ý:Nếu trước đây bạn từng khai báo việc ứng dụng có chứa quảng cáo hay không và nay muốn chỉnh sửa, thì hệ thống sẽ hiện phần Quản lý thay vì Bắt đầu để bạn chọn.
  3. Hãy xem lại chính sách quảng cáo để đảm bảo ứng dụng của bạn có tuân thủ và chọn hoặc Không
  4. Lưu thay đổi.

Ví dụ

Sau đây là một vài ví dụ về thời điểm bạn nên trả lời ''có'' để quảng cáo nhận được nhãn ''Chứa quảng cáo''. Đây không phải là một danh sách đầy đủ mà chỉ là một vài ví dụ dựa trên các loại quảng cáo thường gặp nhất.

  • Quảng cáo biểu ngữ và quảng cáo xen kẽ: Ứng dụng của tôi tích hợp SDK quảng cáo để hiển thị quảng cáo biểu ngữ và/hoặc quảng cáo xen kẽ. Tôi sử dụng các định dạng quảng cáo này để kiếm tiền và/hoặc quảng bá sản phẩm hoặc ứng dụng của riêng mình.
  • Quảng cáo gốc: Ứng dụng của tôi chứa quảng cáo gốc, không phân biệt được với nội dung khác (ví dụ: bài viết được tài trợ, quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu, v.v).
  • Quảng cáo cho cùng một công ty: Ứng dụng của tôi hiển thị biểu ngữ quảng cáo kích thước nhỏ, quảng cáo xen kẽ, tường quảng cáo và/hoặc tiện ích để quảng bá các ứng dụng khác của tôi.

Liên quan đến nhãn "Chứa quảng cáo", bạn nên trả lời "không" nếu bạn chỉ quảng cáo chéo các ứng dụng khác của mình theo những cách sau đây:

  • Ứng dụng hiển thị phần Ứng dụng khác* trong trình đơn chính sẽ dẫn người dùng đến các ứng dụng khác của bạn
  • Tuỳ chọn Ứng dụng khác* không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi trò chơi
  • Tuỳ chọn Ứng dụng khác* không gây nhầm lẫn cho người dùng bằng cách nhúng tùy chọn đó bên trong trải nghiệm chơi trò chơi

*Một số phương án thay thế được phép cho phần Ứng dụng khác: Các trò chơi khác, Khám phá thêm, Phiên bản đầy đủ, Khác, Giới thiệu về chúng tôihoặc Biểu tượng nhà phát triển của bạn.

Theo dõi thêm

Bạn có trách nhiệm khai báo chính xác về việc quảng cáo có xuất hiện trong các ứng dụng của mình hay không. Tuy nhiên, Google có thể xác minh thông tin này bất cứ lúc nào và cho hiện nhãn "Chứa quảng cáo" nếu cần thiết.

Nếu bạn cho rằng hệ thống của chúng tôi đã gắn nhãn ứng dụng của bạn không chính xác, hãy liên hệ với nhóm hỗ trợ của chúng tôi để được trợ giúp.

Thực thi

Việc khai báo không đúng sự thật về sự hiện diện của quảng cáo trong (các) ứng dụng của bạn sẽ được coi là hành vi vi phạm Chính sách của Google Play và có thể khiến (các) ứng dụng này bị tạm ngưng.

Truy cập vào ứng dụng

Nếu toàn bộ ứng dụng hoặc một số phần trong ứng dụng của bạn hạn chế quyền truy cập của người dùng theo thông tin đăng nhập, gói thành viên, vị trí hoặc các hình thức xác thực khác, thì bạn phải cung cấp mọi thông tin chi tiết bắt buộc để cho phép truy cập vào ứng dụng của mình.

Bổ sung hướng dẫn truy cập vào ứng dụng

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Nội dung ứng dụng (Chính sách > Nội dung ứng dụng).
  2. Trong phần "Truy cập vào ứng dụng", hãy chọn Bắt đầu.
    • Lưu ý: Nếu trước đây bạn từng tạo hướng dẫn truy cập vào ứng dụng và nay muốn chỉnh sửa, thì hệ thống sẽ hiển thị Quản lý thay vì Bắt đầu để bạn chọn.
  3. Nhấp vào + Thêm hướng dẫn mới và cung cấp thông tin chi tiết về quyền truy cập vào ứng dụng.
    • Lưu ý: Sử dụng trường "Các hướng dẫn khác" để cho chúng tôi biết nếu có điều gì đặc biệt về cơ chế đăng nhập của bạn, chẳng hạn như bạn sử dụng mật khẩu một lần, xác thực nhiều yếu tố hoặc thông tin đăng nhập với hơn hai trường.
  4. Lưu thay đổi.

Nếu nội dung cập nhật của bạn bị từ chối hoặc ứng dụng của bạn bị xoá, vui lòng làm theo hướng dẫn ở bên dưới để gửi lại ứng dụng đi xem xét.  Bạn có thể hoàn thành các bước này mà không cần liên hệ hay chờ phản hồi của nhóm hỗ trợ chính sách.

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Truy cập vào ứng dụng
  2. Cập nhật thông tin về quyền truy cập vào ứng dụng của bạn rồi nhấp vào Lưu.
  3. Nếu trạng thái cập nhật của bạn là "Sẵn sàng gửi để xem xét" hoặc nếu trang Tổng quan về việc xuất bản của bạn có phần "Các thay đổi đã sẵn sàng để gửi đi xem xét", thì bạn phải nhấp vào Gửi đi xem xét trên trang Tổng quan về việc xuất bản để gửi các thay đổi của mình đi xem xét.

Lưu ý: 

  • Bạn có thể thêm tối đa 5 nội dung hướng dẫn.
  • Nếu thông tin đăng nhập của bạn không ở dạng số hoặc chữ và số (ví dụ: mã QR hoặc mã vạch), hãy tạo một URL tĩnh và tải URL đó lên Play Console.
  • Nếu ứng dụng của bạn thường yêu cầu một mã Xác minh 2 bước hoặc Mật khẩu một lần, hãy cung cấp cho chúng tôi thông tin đăng nhập có thể sử dụng lại mà không hết hạn.
  • Nếu ứng dụng của bạn thường dùng một mật khẩu phụ thuộc vào vị trí (ví dụ: cổng địa lý), hãy cung cấp thông tin đăng nhập hợp lệ bất kể vị trí của người dùng (ví dụ: thông tin đăng nhập “chính”).
  • Nếu thông tin đăng nhập của bạn thường không phải bằng tiếng Anh, hãy cung cấp phiên bản tiếng Anh của mọi thông tin đăng nhập cần thiết qua Play Console.

Nội dung và đối tượng mục tiêu

Bạn phải khai báo nhóm tuổi mục tiêu cho ứng dụng. Bất kỳ ứng dụng nào có đối tượng mục tiêu bao gồm trẻ em đều phải tuân thủ Yêu cầu của Chính sách về gia đìnhtrên Google Play..

Bạn cần phải cung cấp thông tin chính xác về ứng dụng của mình. Tuỳ theo các lựa chọn về đối tượng mục tiêu của bạn, ứng dụng có thể phải tuân thủ thêm các chính sách khác của Google Play. Bạn có thể làm quen với các chính sách đó và tìm hiểu cách điền vào phần "Nội dung và đối tượng mục tiêu" của trang Nội dung ứng dụng

Bạn cũng có thể tìm hiểu về quy trình và xem danh sách kiểm tra có tính tương tác tại Học viện Ứng dụng thành công.

Biểu mẫu khai báo quyền

Các yêu cầu cấp quyền sẽ được đánh giá trong quá trình phát hành sau khi bạn thêm tệp Android App Bundle. Nếu ứng dụng của bạn yêu cầu sử dụng các quyền nhạy cảm hoặc có mức độ rủi ro cao (ví dụ: Tin nhắn SMS hoặc Nhật ký cuộc gọi), thì có thể bạn phải hoàn tất Biểu mẫu khai báo quyền và phải được Google Play phê duyệt.

Bạn có thể tìm hiểu quy trình và cách hoàn thành Biểu mẫu khai báo quyền trên trang Nội dung ứng dụng.

Mức phân loại nội dung

Bạn có thể cung cấp thông tin cho người dùng theo mức phân loại nội dung quen thuộc và phù hợp tại địa phương, đồng thời giúp cải thiện mức độ tương tác trong ứng dụng bằng cách nhắm đến đúng đối tượng cho nội dung của bạn.

Để ứng dụng không bị coi là “Chưa được phân loại”, hãy đăng nhập vào Play Console và điền bảng câu hỏi cho từng ứng dụng càng sớm càng tốt. Chúng tôi có thể xoá các ứng dụng “Chưa được phân loại” khỏi Google Play.

Hãy truy cập bài viết Phân loại nội dung cho ứng dụng và trò chơi để tìm hiểu thêm về cơ quan phân loại cũng như thông tin mô tả về mức phân loại. Bạn cũng có thể xem hướng dẫn cách hoàn thành phần này trong Trang nội dung ứng dụng.

Ứng dụng truy vết tiếp xúc và xác minh trạng thái COVID-19

Bạn phải cho chúng tôi biết liệu ứng dụng của bạn có chức năng truy vết tiếp xúc và/hoặc xác minh trạng thái COVID-19 hay không. 

Hãy đọc bài viết Yêu cầu đối với các ứng dụng về bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19) trước khi hoàn thành phần này.

Cách hoàn thành nội dung khai báo cho ứng dụng truy vết tiếp xúc và xác minh trạng thái COVID-19:

  1. Mở Play Console rồi chuyển đến trang Nội dung ứng dụng (Chính sách > Nội dung ứng dụng).
  2. Trong phần "Ứng dụng truy vết tiếp xúc và xác minh trạng thái COVID-19," hãy chọn Bắt đầu.
    • Lưu ý: Nếu bạn từng hoàn tất nội dung khai báo và giờ muốn thay đổi, bạn sẽ thấy và hãy chọn Quản lý thay vì Bắt đầu.
  3. Chọn tất cả những khẳng định phù hợp với ứng dụng của bạn.
  4. Lưu các thay đổi

Nếu ứng dụng của bạn có chức năng truy vết tiếp xúc hoặc xác minh trạng thái COVID-19 thì bạn phải thông báo trước cho nhóm Xem xét ứng dụng của Google Play.

Nội dung liên quan

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
765340271076958886
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
92637
false
false