Bài viết này giúp bạn hiểu được kết quả của báo cáo trước khi ra mắt bằng cách cung cấp thông tin tổng quan về các lỗi, cảnh báo hoặc vấn đề mà báo cáo của bạn có thể phát hiện thấy. Nếu bạn muốn biết cách thiết lập và chạy báo cáo trước khi ra mắt, hãy xem bài viết Sử dụng báo cáo trước khi ra mắt để xác định các vấn đề.
Trên báo cáo trước khi ra mắt, bạn có thể xem tóm tắt thông tin kết quả thử nghiệm, bao gồm số lượng lỗi, cảnh báo và vấn đề nhỏ phát hiện được trong quá trình thử nghiệm. Những nội dung này được phân loại theo loại vấn đề. Bạn cũng sẽ thấy đề xuất dựa trên kết quả thử nghiệm của ứng dụng.
Lưu ý:Mặc dù báo cáo trước khi ra mắt là một công cụ thiết thực và mạnh mẽ có thể giúp bạn cải thiện ứng dụng của mình, Google vẫn không thể đảm bảo rằng các thử nghiệm này có thể xác định được mọi vấn đề. Để đảm bảo bạn có được kết quả toàn diện và phù hợp nhất có thể, hãy xem xét và cập nhật tùy chọn cài đặt báo cáo trước khi ra mắt.
Tổng quan về báo cáo trước khi ra mắt
Trang Tổng quan về báo cáo trước khi ra mắt cung cấp thông tin tóm tắt về các lỗi, cảnh báo và vấn đề nhỏ đơn nhất phát hiện được trong quá trình thử nghiệm. Những nội dung này được nhóm theo bốn danh mục: Độ ổn định, Hiệu suất, Hỗ trợ tiếp cận và Tính bảo mật và độ tin cậy. Những danh mục này được mô tả chi tiết ở phần dưới đây.
Bạn cũng có thể xem số lượng thiết bị được dùng để thử nghiệm ứng dụng của bạn, và tuỳ thuộc vào kết quả thử nghiệm, bạn cũng sẽ xem được thông tin chi tiết và đề xuất có thể giúp bạn cải thiện ứng dụng của mình.
Sau đây là ví dụ về một số vấn đề tìm thấy trong quá trình thử nghiệm:
- Lỗi: Bao gồm các sự cố, lỗi ANR, việc sử dụng thư viện bị lỗi và sử dụng các API không được hỗ trợ và đã bị hạn chế.
- Cảnh báo: Bao gồm thông tin về thời gian khởi động và tải chậm, vấn đề đăng nhập hoặc thu thập thông tin, vấn đề về bộ nhớ, việc sử dụng những API không được hỗ trợ nhưng chưa bị hạn chế.
- Vấn đề nhỏ: Bao gồm thông tin về việc thiếu nhãn nội dung, vấn đề tương phản màu sắc, kích thước mục tiêu chạm nhỏ, vấn đề triển khai.
Thu gọn tất cả Mở rộng tất cả
Chi tiết về báo cáo trước khi ra mắt
Độ ổn địnhTừng phần trong thẻ Độ ổn định mô tả chi tiết những vấn đề phát hiện được trong quá trình thử nghiệm, chẳng hạn như:
- Loại và biểu tượng của vấn đề:
- Bạn sẽ thấy màu đỏ nếu có lỗi
- Bạn sẽ thấy màu vàng nếu có cảnh báo
- Bạn sẽ thấy màu xanh lục nếu không phát hiện vấn đề nào trong quá trình thử nghiệm
- Số lượng thiết bị mà trên đó phát hiện thấy vấn đề
- Dấu vết ngăn xếp liên quan đến vấn đề
- API liên quan (nếu có)
- Số lần phát hiện vấn đề trong quá trình thử nghiệm (nếu có)
Bên cạnh từng vấn đề, bạn có thể chọn Xem thêm để xem thông tin chi tiết về vấn đề, chẳng hạn như tên thiết bị, kích thước màn hình, phiên bản Android, RAM, giao diện nhị phân của ứng dụng (ABI) và ngôn ngữ. Bạn có thể chọn từng mẫu thiết bị để xem thông số kỹ thuật của thiết bị đó, xem ảnh chụp màn hình và video thử nghiệm, kết quả của vòng lặp demo và dấu vết ngăn xếp (bạn cũng có thể tải những thông tin này xuống). Xin lưu ý rằng một số thông tin có thể không xuất hiện.
Lưu ý: Vì các sự cố phát hiện được trong quá trình tạo báo cáo trước khi ra mắt xảy ra với thiết bị thử nghiệm, do đó số liệu thống kê sự cố không bị ảnh hưởng.
Xem những thiết bị thử nghiệm không gặp vấn đề
Ở cuối thẻ Độ ổn định, bạn có thể thấy bảng Thiết bị thử nghiệm không gặp vấn đề để xem thông tin về những thử nghiệm không phát hiện vấn đề nào.
Trên mỗi hàng, bạn sẽ thấy tên của thiết bị thử nghiệm, phiên bản Android của thiết bị đó và biểu tượng cho biết ứng dụng của bạn có gặp vấn đề nào khi thử nghiệm không.
Nếu ứng dụng của bạn đang sử dụng một hoặc nhiều giao diện không có trong SDK Android công khai (thường được gọi là "giao diện không được hỗ trợ" hoặc "giao diện không phải SDK"), bạn sẽ thấy các lỗi và cảnh báo được liệt kê trên các thẻ Tổng quan và Độ ổn định của báo cáo trước khi ra mắt.
Xem từng vấn đề
Để xác định những giao diện không được hỗ trợ nhưng đang được sử dụng, hãy nhấp vào đường liên kết Xem vấn đề bên cạnh các lỗi và cảnh báo về "khả năng tương thích với hệ điều hành" trong báo cáo trước khi ra mắt của bạn. Để xem nơi giao diện đã cho được gọi trong ứng dụng của bạn, hãy nhấp vào biểu tượng mũi tên xuống bên cạnh để xem dấu vết ngăn xếp. Một giao diện có thể được gọi nhiều lần trong một thử nghiệm.
Giao diện không được hỗ trợ được phân loại theo mức độ nghiêm trọng. Để tránh các vấn đề về độ ổn định, tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng hoàn toàn những giao diện không được hỗ trợ, nhưng có thể sử dụng các danh mục để giúp bạn ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước.
Đây là thứ tự ưu tiên đề xuất:
- Hạn chế: Những giao diện sẽ bị vỡ trên một số hoặc tất cả phiên bản Android.
- Không được hỗ trợ nhưng sắp có hạn chế: Những giao diện không đảm bảo hoạt động tốt sẽ bị hạn chế trong phiên bản Android sắp tới.
- Không được hỗ trợ, không bị hạn chế trong tương lai gần: Các giao diện không đảm bảo sẽ hoạt động tốt.
Lưu ý: Trong mỗi danh mục, các giao diện được sắp xếp theo tần suất. Điều này cũng có thể giúp bạn ưu tiên lựa chọn vấn đề để giải quyết trước.
Đối với từng mẫu thiết bị, nội dung tóm tắt thử nghiệm hiệu suất bao gồm các chỉ số sau:
- Số khung hình/giây trung bình: Tốc độ hiển thị trung bình của khung hình.
- Lưu ý: Dữ liệu khung hình/giây trung bình chỉ xem được cho các thử nghiệm sử dụng vòng lặp trò chơi.
- CPU trung bình: Phần trăm mức sử dụng CPU trung bình của ứng dụng trên mẫu thiết bị cụ thể.
- Tốc độ gửi trung bình qua mạng: Số byte trung bình/giây mà ứng dụng gửi qua một kết nối mạng trên mẫu thiết bị cụ thể.
- Tốc độ nhận trung bình qua mạng: Số byte trung bình/giây mà ứng dụng nhận được qua một kết nối mạng trên mẫu thiết bị cụ thể.
- Mức bộ nhớ trung bình: Mức sử dụng bộ nhớ trung bình trong ứng dụng trong khoảng thời gian đã chọn trên mẫu thiết bị cụ thể.
Lưu ý: Những thiết bị thử nghiệm chạy một số phiên bản Android cũ có thể không tạo được dữ liệu hiệu suất.
Xem từng báo cáo
Hãy chọn từng mẫu thiết bị để xem thông số kỹ thuật của thiết bị đó, thống kê dữ liệu về hiệu suất, dữ liệu về hiệu suất theo thời gian, cũng như xem ảnh chụp màn hình cùng video từ thử nghiệm. Bạn cũng có thể xem biểu đồ và bản ghi của từng chỉ số được biểu thị theo thời gian trong toàn bộ quá trình thử nghiệm.
Ví dụ: bạn có thể xem phần trăm CPU của ứng dụng trong quá trình thử nghiệm. Nếu bạn nhận thấy phần trăm CPU tăng vọt, hãy xem lại hành động mà trình thu thập thông tin đã thực hiện tại thời điểm đó để hỗ trợ giải quyết vấn đề.
Hãy lưu ý rằng những thông tin chi tiết mà bạn xem được có thể khác nhau tùy từng trường hợp.
Nội dung mỗi bản tóm tắt về thử nghiệm khả năng hỗ trợ tiếp cận có những thông tin về số lượng các lỗi, cảnh báo và vấn đề nhỏ liên quan đến khả năng tiếp cận được phát hiện trong quá trình thử nghiệm. Những nội dung này được phân chia thành các danh mục như sau:
- Nhãn nội dung: Các thành phần trong ứng dụng của bạn chưa được gắn nhãn chính xác cho trình đọc màn hình.
- Kích thước mục tiêu cảm ứng: Các thành phần trong ứng dụng của bạn chưa đáp ứng kích thước mục tiêu cảm ứng đề xuất.
- Triển khai: Các vấn đề về bố cục trong ứng dụng có thể khiến người bị suy giảm khả năng vận động gặp khó khăn khi sử dụng.
- Độ tương phản thấp: Các vấn đề về độ tương phản màu thấp trong ứng dụng của bạn.
Xem báo cáo theo danh mục
Bạn có thể di chuyển xuống bên dưới phần tóm tắt ở phía trên cùng của thẻ Hỗ trợ tiếp cận để xem các mục được phân loại với các nhóm ảnh chụp màn hình giúp xác định nơi phát hiện vấn đề về hỗ trợ tiếp cận trong ứng dụng.
- Bạn sẽ thấy một biểu tượng màu đỏ nếu tính năng hỗ trợ tiếp cận có lỗi.
- Bạn sẽ thấy một biểu tượng màu vàng nếu tính năng hỗ trợ tiếp cận có cảnh báo.
- Bạn sẽ thấy một biểu tượng màu xanh lam nếu tính năng hỗ trợ tiếp cận có vấn đề nhỏ.
- Bạn sẽ thấy một dấu kiểm màu xanh lục nếu tính năng hỗ trợ tiếp cận không có sự cố.
Xem từng vấn đề
Bạn có thể chọn một nhóm ảnh chụp màn hình để xem các ảnh chụp màn hình mẫu kèm theo tên mẫu thiết bị, hệ điều hành, kích thước màn hình, mật độ màn hình và ngôn ngữ tương ứng cùng với nội dung đề xuất.
Cải thiện khả năng hỗ trợ tiếp cận của ứng dụng
- Tìm hiểu cách sử dụng Trình quét trợ năng để xác định nội dung đề xuất cho tính năng hỗ trợ tiếp cận.
- Xem tài liệu của Android về hỗ trợ tiếp cận trên trang web của nhà phát triển Android.
Nội dung tóm tắt thử nghiệm ảnh chụp màn hình cung cấp:
- Các hình ảnh cho thấy ứng dụng của bạn hiển thị như thế nào tại các thiết bị thử nghiệm trên nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Siêu dữ liệu về các thiết bị được thử nghiệm (bao gồm tên mẫu, phiên bản Android, ngôn ngữ, độ phân giải màn hình và DPI).
- Số thiết bị có ảnh chụp màn hình.
- Số lượng thiết bị không thể thử nghiệm với Android App Bundle của bạn:
- Thiết bị không sử dụng được: Gói ứng dụng của bạn tương thích với những thiết bị này nhưng đã xảy ra vấn đề trong quá trình thử nghiệm. Nếu có thiết bị nào không sử dụng được trong thử nghiệm của bạn, thì bạn nên tải một gói ứng dụng khác lên rồi thử nghiệm lại.
- Thiết bị không tương thích: Gói ứng dụng của bạn không tương thích với một số thiết bị thử nghiệm. Nếu thử nghiệm lại, bạn sẽ không nhận được kết quả cho mọi thiết bị không tương thích.
Lưu ý: Nếu đang chạy một thử nghiệm bằng cách sử dụng vòng lặp demo, bạn sẽ không thấy dữ liệu nào trên thẻ Ảnh chụp màn hình.
Các cách xem ảnh chụp màn hình
Bạn có thể nhóm các kết quả thử nghiệm ảnh chụp màn hình bằng cách sử dụng bộ chọn Nhóm theo gần phía trên cùng bên phải của thẻ Ảnh chụp màn hình. Có hai cách để nhóm ảnh chụp màn hình của bạn:
- Nhóm ảnh chụp màn hình: Chọn Nhóm ảnh chụp màn hình để xem các ảnh chụp màn hình tương tự hiển thị như thế nào trên các thiết bị khác nhau. Với chế độ xem này, báo cáo trước khi ra mắt nhóm các hình ảnh với nhau dựa trên các thành phần hoặc tiện ích trên màn hình. Nhóm ảnh chụp màn hình được chọn theo mặc định.
- Thiết bị: Chọn Thiết bị để xem tất cả các ảnh chụp màn hình được liên kết với một thiết bị cụ thể. Với chế độ xem này, bạn có thể xem ảnh chụp màn hình được chụp theo thứ tự thời gian trong một thử nghiệm.
Bạn có thể chọn ảnh chụp màn hình để xem thông số kỹ thuật của thiết bị và thông tin bổ sung.
Tùy chọn ngôn ngữ
Để xem ảnh chụp màn hình trên một ngôn ngữ nhất định, bạn có thể thiết lập tùy chọn ngôn ngữ trong thẻCài đặt.
Mỗi bản tóm tắt thử nghiệm bao gồm tên và nội dung mô tả về mọi lỗ hổng bảo mật được phát hiện trong gói ứng dụng của bạn.
Lưu ý: Bạn nên khắc phục mọi lỗ hổng bảo mật được nêu trước khi phát hành gói ứng dụng ở phiên bản chính thức.
Tạo thử nghiệm tuỳ chỉnh bằng Phòng thử nghiệm Firebase
Nếu ứng dụng hoặc trò chơi của bạn yêu cầu thử nghiệm chuyên sâu hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng Phòng thử nghiệm Firebase.Sau khi tạo dự án Firebase, bạn có thể chọn phương pháp thử nghiệm và loại thiết bị từ nhiều loại thiết bị hơn để tạo thử nghiệm tùy chỉnh. Sau đó, bạn có thể chạy và xem kết quả thử nghiệm tùy chỉnh trong bảng điều khiển của Firebase. Bạn được miễn phí 5-15 thử nghiệm đầu tiên mỗi ngày.
Nội dung liên quan
- Tìm hiểu thêm trong Học viện Play về cách sử dụng báo cáo trước khi ra mắt để phát hiện vấn đề.