Khóa đào tạo miễn phí.
Tìm hiểu thêm về quy trình đối với các ứng dụng thiết kế cho gia đình và xem danh sách kiểm tra giàu tính tương tác tại Học viện Ứng dụng thành công.Để ứng dụng của bạn phục vụ người dùng hiệu quả hơn, bạn phải cung cấp thông tin chính xác về ứng dụng. Ngoài việc điền vào bộ câu hỏi phân loại nội dung, bạn cũng cần cung cấp thông tin chi tiết về nội dung và đối tượng mục tiêu của ứng dụng. Tuỳ theo các lựa chọn của bạn về đối tượng mục tiêu, có thể ứng dụng phải tuân thủ thêm các chính sách khác của Google Play:
Ứng dụng của bạn chủ yếu hướng đến trẻ em dưới 13 tuổi. | Bạn phải tuân thủ Yêu cầu của Chính sách về gia đình của Google Play, bao gồm cả yêu cầu về việc chỉ được sử dụng SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình để phân phát quảng cáo. |
Ứng dụng của bạn hướng đến tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ em. | Mọi ứng dụng có ít nhất một nhóm đối tượng mục tiêu bao gồm cả trẻ em đều phải tuân thủ Yêu cầu của Chính sách về gia đình của Google Play, bao gồm cả yêu cầu về việc chỉ được sử dụng SDK quảng cáo tự xác nhận dành cho gia đình để phân phát quảng cáo cho trẻ em và cho người dùng không rõ độ tuổi. |
Ứng dụng của bạn không hướng đến trẻ em. | Bạn vẫn phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển và Thoả thuận phân phối dành cho nhà phát triển của Google Play. |
Tìm hiểu thêm về các mục sau đây bằng cách chọn các đường liên kết tương ứng:
- Điền vào phần "Nội dung và đối tượng mục tiêu"
- Giới thiệu về nhóm tuổi mục tiêu
- Thông tin cá nhân
- Sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận
- Ứng dụng chủ yếu dành cho trẻ em
Điền vào mục "Nội dung và đối tượng mục tiêu"
Nếu tạo một ứng dụng mới hoặc phát hành bản cập nhật cho ứng dụng hiện có, thì bạn sẽ phải khai báo nhóm tuổi mục tiêu cho ứng dụng. Mọi ứng dụng có đối tượng mục tiêu bao gồm cả trẻ em đều phải tuân thủ Yêu cầu của Chính sách về gia đình của Google Play.
Trước khi điền vào phần Nội dung và đối tượng mục tiêu, bạn phải khai báo về việc ứng dụng của bạn có chứa quảng cáo hay không và đưa ra hướng dẫn truy cập vào ứng dụng. Bạn cũng phải thêm một chính sách quyền riêng tư.
- Mở Play Console rồi chuyển đến trang Nội dung ứng dụng (Chính sách > Nội dung ứng dụng).
- Trong phần "Nội dung và đối tượng mục tiêu", hãy nhấp vào Bắt đầu. Nếu trước đó bạn từng điền vào phần Nội dung và đối tượng mục tiêu và muốn chỉnh sửa, hãy nhấp vào Quản lý. Sau đó, hãy điền vào từng mục như sau:
- Độ tuổi mục tiêu: Chọn (các) nhóm tuổi mà ứng dụng của bạn nhắm đến. Bạn có thể đưa ra nhiều lựa chọn nếu thích hợp. Việc chọn một số nhóm tuổi nhất định (chẳng hạn như chỉ người dùng trên 18 tuổi) có thể cho phép bạn chỉ định các quy định hạn chế bổ sung đối với phạm vi cung cấp ứng dụng. Để biết thông tin chi tiết, hãy xem nội dung Giới thiệu về nhóm tuổi mục tiêu.
- Thông tin chi tiết về ứng dụng: Có thể bạn sẽ được hỏi về thông tin chi tiết khác liên quan đến cách thức hoạt động của ứng dụng. Bạn cần trả lời chính xác các câu hỏi vì chúng liên quan đến ứng dụng của bạn. Một số câu hỏi còn liên quan đến các yêu cầu pháp lý. Nếu bạn không chắc nên trả lời thế nào, vui lòng tham khảo ý kiến của cố vấn pháp lý của bạn.
- Quảng cáo: Nếu ứng dụng của bạn phân phát quảng cáo cho trẻ em, thì bạn sẽ được hỏi về Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận của Google Play dành cho gia đình hoặc yêu cầu xác nhận liệu ứng dụng của bạn có cơ chế sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận hay không.
- Sự hiện diện trong Cửa hàng Play: Ứng dụng chủ yếu dành cho trẻ em và ứng dụng được thiết kế cho một số nhóm tuổi như đối tượng người lớn và trẻ em đủ điều kiện được xem xét tham gia Chương trình Giáo viên đã phê duyệt.
- Xem lại bản tóm tắt các lựa chọn của bạn rồi nhấp vào Lưu.
- Google sẽ xem xét ứng dụng của bạn để đảm bảo bạn khai báo chính xác đối tượng mục tiêu và ứng dụng của bạn tuân thủ toàn bộ Chính sách dành cho nhà phát triển của Google Play. Xin lưu ý rằng một số tài khoản nhà phát triển và/hoặc danh mục ứng dụng nhất định có thể phải được xem xét gắt gao hơn. Do đó, thời gian xem xét đối với ứng dụng của bạn có thể kéo dài tới 7 ngày hoặc lâu hơn trong trường hợp đặc biệt. Bạn nên tính đến trường hợp này khi lên kế hoạch.
Giới thiệu về nhóm tuổi mục tiêu
Bạn chỉ nên chọn nhiều nhóm tuổi ở phần đối tượng mục tiêu của ứng dụng nếu bạn thiết kế ứng dụng cho người dùng thuộc từng nhóm tuổi đã chọn và đảm bảo rằng ứng dụng phù hợp với những người dùng đó.
Ví dụ: ứng dụng dành cho trẻ 1 đến 5 tuổi chỉ nên chọn nhóm "Từ 5 tuổi trở xuống".
Bạn chỉ nên chọn các nhóm tuổi gồm cả người lớn và trẻ em nếu ứng dụng của bạn thực sự dành cho mọi lứa tuổi chứ không chỉ vì bạn muốn cung cấp ứng dụng cho người dùng ở mọi lứa tuổi.
Xin lưu ý rằng nếu ứng dụng của bạn nhắm đến bất kỳ người dùng nào dưới 21 tuổi, thì bạn phải cân nhắc việc liệu họ có được xem là trẻ em theo luật địa phương tại nơi họ sinh sống hay không. Ứng dụng nhắm đến trẻ em phải tuân thủ các Yêu cầu của Chính sách về gia đình của Google Play.
Dưới đây là một số mẹo và ví dụ bổ sung để giúp bạn chọn nhóm tuổi phù hợp nhất cho ứng dụng của mình.
Các phương pháp hay nhất áp dụng cho mọi nhóm tuổi
Từ 5 tuổi trở xuống
6 – 8 tuổi
9-12 tuổi
13-15 tuổi
16-17 tuổi
Từ 18 tuổi trở lên
Thông tin cá nhân
Bạn phải công bố thông tin về mọi hoạt động thu thập thông tin cá nhân và thông tin nhạy cảm (chẳng hạn như tên hoặc địa chỉ email) đồng thời chỉ được thu thập khi đã nhận được tuyên bố đồng ý của cha mẹ khi cần thiết. Bạn nên dành thời gian để xem xét kỹ lưỡng và tìm hiểu cách thức các SDK hoặc API trong ứng dụng của bạn thu thập dữ liệu người dùng. Để bắt đầu, bạn có thể đọc tài liệu về những SDK hoặc API như vậy. Xin lưu ý rằng bạn phải chịu trách nhiệm về mọi dữ liệu bị đánh cắp trong ứng dụng của bạn. Vui lòng tham khảo cả chính sách dữ liệu người dùng của Play và các quy định pháp lý hiện hành tại quốc gia mục tiêu để biết thêm hướng dẫn.
Sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận
Sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận là một cơ chế để xác minh độ tuổi của người dùng theo cách hạn chế việc họ gian lận độ tuổi để có quyền truy cập vào các phần không dành cho trẻ em trong ứng dụng (ví dụ: cổng xác minh độ tuổi). Chẳng hạn như một hệ thống yêu cầu người dùng tuỳ ý nhập ngày, tháng và năm sinh của mình. Ví dụ về cách thiết lập không chính xác cho cơ chế sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận: đặt trước ngày sinh theo đổi tuổi tối thiểu bắt buộc (ví dụ: 13 tuổi) hoặc chỉ ra rằng người dùng cần lớn hơn một độ tuổi nhất định để có thể truy cập vào các phần trong ứng dụng. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn về các biện pháp sàng lọc độ tuổi trên trang web của FTC.
Nếu nhóm tuổi mục tiêu của ứng dụng bao gồm cả trẻ em và đối tượng người lớn, thì tất cả quảng cáo mà trẻ em thấy đều phải tuân thủ Chương trình SDK quảng cáo tự xác nhận của Google Play dành cho gia đình. Bạn phải triển khai biện pháp sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận để mọi quảng cáo không phù hợp với trẻ em chỉ xuất hiện cho đối tượng người lớn.
Đối với ứng dụng mà đối tượng mục tiêu chỉ là trẻ em, tất cả quảng cáo đều phải đến từ SDK quảng cáo tự xác nhận.
Ứng dụng chủ yếu dành cho trẻ em
Nếu ứng dụng của bạn không chủ yếu dành cho trẻ em dưới 13 tuổi nhưng trang thông tin của bạn có các yếu tố tiếp thị cho thấy điều ngược lại (chẳng hạn như ảnh động hấp dẫn trẻ nhỏ hoặc hình ảnh nhân vật nhỏ tuổi trong nội dung đồ hoạ), thì Google Play có thể từ chối ứng dụng của bạn. Nếu việc đó xảy ra, bạn sẽ có các lựa chọn sau:
- Gỡ bỏ tất cả yếu tố tiếp thị có thể thu hút trẻ em khỏi trang thông tin của bạn trên Cửa hàng Play, bao gồm cả những nội dung mà nhóm xem xét của chúng tôi đã xác định được.
- Thay đổi (các) nhóm tuổi mà ứng dụng của bạn nhắm đến để chỉ bao gồm trẻ em dưới 13 tuổi (tức là bạn sẽ phải tuân thủ Chính sách của Google Play về gia đình).