Xem và giới hạn phạm vi các thiết bị tương thích với ứng dụng

Sau khi tải ít nhất một gói ứng dụng lên Play Console, bạn có thể xem danh mục thiết bị hiện có để kiểm tra xem thiết bị nào tương thích với ứng dụng của bạn. Để đảm bảo ứng dụng tương thích với nhiều thiết bị nhất có thể, hãy thường xuyên kiểm tra danh sách thiết bị mà bạn hỗ trợ và không hỗ trợ.

Chuyển đến trang Danh mục thiết bị (

Kiểm thử và phát hành

> Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị).

Xin lưu ý rằng danh mục thiết bị không áp dụng cho ứng dụng tức thì.

Giới thiệu về danh mục thiết bị

Phần này cung cấp tất cả thông tin bạn cần biết để bắt đầu sử dụng Danh mục thiết bị.

Chấp nhận Điều khoản dịch vụ về danh mục thiết bị

Trong lần đầu tiên truy cập vào danh mục thiết bị, bạn phải xem xét và chấp nhận Điều khoản dịch vụ. Bạn phải là chủ sở hữu tài khoản hoặc người dùng có toàn quyền Quản lý bản phát hành công khai thì mới có thể chấp nhận các điều khoản mới. Sau khi chấp nhận các điều khoản áp dụng cho một ứng dụng trong tài khoản, thì bạn sẽ có thể tiếp tục sử dụng danh mục thiết bị cho tất cả các ứng dụng của mình.

Nếu không chấp nhận Điều khoản dịch vụ:

  • Bạn sẽ không thể truy cập vào danh mục thiết bị.
  • Bạn sẽ không thể loại trừ thiết bị khỏi phạm vi phân phối ứng dụng.

Tìm hiểu các khái niệm chính

Những câu hỏi dưới đây đề cập đến các khái niệm chính liên quan đến danh mục thiết bị và quy định hạn chế của thiết bị. Bạn có thể nhấp vào một câu hỏi để mở rộng và xem câu trả lời hoặc thu gọn câu hỏi đó.

Mẫu thiết bị là gì? Biến thể thiết bị là gì?

Mẫu thiết bị là một khái niệm do nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) xác định. Đây là cách Play Console mô tả một thiết bị để thu hẹp các thuộc tính của thiết bị đó đồng thời nhóm các mẫu thiết bị tương tự trong số các thiết bị Android đang hoạt động hiện nay.

Mẫu thiết bị bao gồm hai thuộc tính: thương hiệu bán lẻ và thiết bị. Cả hai đều do OEM chỉ định.

  • Thương hiệu bán lẻ: android.os.Build.Brand. (Xin lưu ý rằng thương hiệu được dùng để tiếp thị thiết bị và có thể không giống với nhà sản xuất.) Tìm hiểu thêm
  • Thiết bị: android.os.Build.Device. Tìm hiểu thêm

Ví dụ: google oriole là một mẫu thiết bị.

Mỗi mẫu thiết bị cũng có một tên dành cho người dùng, còn gọi là tên tiếp thị. Ví dụ: Tên tiếp thị của google oriole là Pixel 6.

Mỗi mẫu thiết bị bao gồm một tập hợp thuộc tính phần cứng và phần mềm, nên nếu chỉ biết mẫu thiết bị thì có thể chưa đủ để xác định chính xác các thuộc tính riêng biệt. Ví dụ: các mẫu thiết bị thường có nhiều biến thể với nhiều phiên bản Android, RAM, dung lượng lưu trữ

Tóm lại, sau đây là những điều quan trọng nhất cần lưu ý về mẫu thiết bị:

  • Chỉ thiết bị thôi là chưa đủ để xác định mẫu thiết bị riêng biệt, đồng thời có thể có nhiều nhà sản xuất cùng sử dụng thông tin này. Vì vậy thiết bị phải đi kèm thương hiệu.
  • Mẫu thiết bị không phải lúc nào cũng là đủ để xác định các thông số kỹ thuật của thiết bị vì có thể còn có các biến thể.
  • Tên tiếp thị là chưa đủ để xác định mẫu thiết bị, vì nhà sản xuất có thể sử dụng cùng một tên tiếp thị cho nhiều cách kết hợp {brand device}.

Trong Play Console, thiết bị được thể hiện dưới dạng {brand device} (Tên tiếp thị), chẳng hạn như "google oriole (Pixel 6)", để dễ dàng liên hệ tên dành cho người dùng với các thông số kỹ thuật cơ bản cụ thể hơn của thiết bị.

Những thiết bị nào xuất hiện trong danh mục? Khi nào thì thiết bị mới xuất hiện?

Thiết bị xuất hiện trong danh mục khi số lượng người dùng đang sử dụng thiết bị đó đạt mức tới hạn.

Danh mục này cho thấy cả thiết bị được chứng nhận và chưa được chứng nhận. Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc chứng nhận thiết bị ở bên dưới.

Ứng dụng hoặc trò chơi của tôi có dùng được trên thiết bị mới không?

Ứng dụng của bạn luôn phân phát được cho thiết bị mới, ngay cả trước khi thiết bị đó xuất hiện trong danh mục, miễn là:

  • Thiết bị đó thuộc phạm vi nêu trong nội dung khai báo thiết bị trong tệp kê khai ứng dụng của bạn; và
  • Chưa bị loại trừ trong Play Console.

Tức là người dùng có thể cài đặt ứng dụng của bạn trên các mẫu thiết bị chưa được chứng nhận, trừ phi bạn áp dụng biện pháp nào đó để hạn chế việc này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc chứng nhận thiết bị ở bên dưới.

Chứng nhận thiết bị là gì? Google Play xử lý thế nào đối với thiết bị chưa được chứng nhận?

Mẫu thiết bị được chứng nhận là mẫu thiết bị mà OEM đã chứng nhận là tương thích với Android bằng cách tải bản sao kết quả kiểm tra khả năng tương thích với Android lên Google. Mẫu thiết bị chưa được chứng nhận là mẫu thiết bị mà OEM chưa chứng nhận là tương thích với Android qua việc tải kết quả kiểm tra khả năng tương thích với Android lên Google. Kết quả là:

  • Thiết bị chưa được chứng nhận có thể không an toàn.
  • Thiết bị chưa được chứng nhận có thể không nhận được bản cập nhật ứng dụng hoặc bản cập nhật hệ thống Android.
  • Ứng dụng và tính năng trên thiết bị chưa được chứng nhận có thể không hoạt động đúng cách.
  • Dữ liệu trên thiết bị chưa được chứng nhận có thể không được sao lưu an toàn.

Sau đây là một số điều quan trọng cần lưu ý về cách xử lý cũng như hành vi của thiết bị được chứng nhận và chưa được chứng nhận:

  • Khả năng hiển thị trong danh mục: Mẫu thiết bị chưa được chứng nhận sẽ xuất hiện trong danh mục thiết bị khi số lượng người dùng thiết bị đó đạt mức tới hạn. Để xem những thiết bị như vậy, bạn có thể lọc danh sách thiết bị theo trạng thái chứng nhận thiết bị. Mẫu thiết bị được chứng nhận cũng có thể có các biến thể chưa được chứng nhận. Tình trạng này xảy ra khi thiết bị tự báo cáo là mẫu thiết bị được chứng nhận nhưng không vượt qua được quy trình kiểm tra tính toàn vẹn của Play. Những thiết bị như vậy không xuất hiện trong danh mục thiết bị.
  • Phân phối ứng dụng: Các mẫu thiết bị chưa được chứng nhận vẫn có thể cài đặt ứng dụng của bạn qua Google Play trừ phi bạn áp dụng biện pháp nào đó để hạn chế việc này. Để tìm hiểu thêm, hãy chuyển đến phần Quản lý việc phân phối ứng dụng trên thiết bị không đáp ứng tính toàn vẹn của thiết bị.
  • Các chỉ số Android vitals: Chỉ những thiết bị được chứng nhận có đầy đủ tính toàn vẹn mới đóng góp vào các chỉ số chất lượng kỹ thuật trong Vitals. Các chỉ số này ảnh hưởng đến khả năng được phát hiện và quảng bá của ứng dụng trên Google Play.

Tìm hiểu chế độ nhắm mục tiêu theo thiết bị

Tập hợp mẫu thiết bị mà người dùng có thể sử dụng để khám phá và cài đặt ứng dụng của bạn trên Google Play được gọi là thiết bị mục tiêu. Thiết bị mục tiêu được xác định qua hai yếu tố: nội dung bạn khai báo trong tệp kê khai và quy tắc loại trừ bạn đưa ra trên Play Console. Nội dung khai báo và quy tắc này hoạt động trên thiết bị và ứng dụng ở nhiều cấp độ chi tiết khác nhau.

Nội dung khai báo trong tệp kê khai xác định những thiết bị mà ứng dụng của bạn hỗ trợ. Nội dung này có hiệu lực ở cấp độ từng thiết bị. Ví dụ: Việc thiết lập minSdk thành Android 9 sẽ đảm bảo rằng chỉ thiết bị chạy Android 9 trở lên mới đủ điều kiện dùng ứng dụng của bạn. Nếu một mẫu thiết bị có vài biến thể chạy Android 9 và vài biến thể chạy phiên bản thấp hơn, thì các biến thể chạy Android 9 (chứ không phải các biến thể chạy phiên bản Android thấp hơn) mới đủ điều kiện.

Bạn có thể áp dụng quy tắc loại trừ trên Play Console ở hai cấp độ:

  1. Ở cấp mẫu thiết bị: Trong trường hợp này, tất cả thiết bị thuộc mẫu này đều bị loại trừ.
  2. Ở cấp quy tắc: Loại trừ dựa trên quy tắc áp dụng ở cấp từng thiết bị, giống như nội dung khai báo trong tệp kê khai. Tức là một số mẫu thiết bị có thể xuất hiện trong danh mục dưới dạng bị loại trừ một phần.

Lưu ý: Quy tắc loại trừ sẽ ghi đè các thiết bị được hỗ trợ đã khai báo trong tệp kê khai của ứng dụng.

Cách xem tất cả thiết bị hiện có và nắm được liệu ứng dụng của bạn có thể được phân phối cho những thiết bị nào trên Google Play:

  1. Mở Play Console rồi chuyển đến trang Danh mục thiết bị (

    Kiểm thử và phát hành

     > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị).
  2. Chọn thẻ Tất cả, Được hỗ trợ, Đã loại trừ hoặc Được nhắm mục tiêu.
  3. Để tải danh sách thiết bị xuống dưới dạng tệp CSV, hãy nhấp vào Xuất danh sách thiết bị ở gần phía bên phải của trang.

Để biết trạng thái nhắm mục tiêu của từng mẫu thiết bị, hãy xem cột "Trạng thái" trên các trang Danh sách thiết bị hoặc Chi tiết thiết bị. Cột này cho biết trạng thái nhắm mục tiêu theo thiết bị của tất cả gói ứng dụng hoặc tệp APK đang hoạt động được liên kết với ứng dụng của bạn. Bạn có thể mở rộng phần dưới đây để xem các trạng thái có thể xảy ra liên quan đến việc nhắm mục tiêu theo mẫu thiết bị.

Trạng thái nhắm mục tiêu theo mẫu thiết bị
  • Được hỗ trợ: Người dùng thiết bị này có thể tải ứng dụng của bạn từ Google Play.
  • Được hỗ trợ một phần: Chỉ một số biến thể của mẫu thiết bị này mới có thể tải ứng dụng của bạn.
  • Bị loại trừ theo quy tắc: Mẫu thiết bị này không thể tải ứng dụng của bạn. Trạng thái này sẽ xuất hiện nếu bạn có quy tắc loại trừ áp dụng cho mẫu thiết bị này.
  • Bị loại trừ một phần theo quy tắc: Một số biến thể của mẫu thiết bị này có thể tải ứng dụng của bạn. Trạng thái này sẽ xuất hiện nếu bạn có quy tắc loại trừ về RAM. Quy tắc này có thể khác nhau giữa các biến thể của một mẫu thiết bị.
  • Bị loại trừ theo cách thủ công: Mẫu thiết bị này không thể tải ứng dụng của bạn. Trạng thái này chỉ xuất hiện nếu bạn đã loại trừ mẫu thiết bị theo cách thủ công.
  • Không được hỗ trợ: Mọi thiết bị thuộc mẫu thiết bị này không thể tải ứng dụng của bạn. Trạng thái này sẽ xuất hiện nếu tệp kê khai yêu cầu một tính năng hoặc thuộc tính (ví dụ: kích thước màn hình hoặc cấp SDK) không có trên thiết bị. Ví dụ: một số thiết bị có thể không có cảm biến la bàn. Nếu chức năng cốt lõi của ứng dụng cần phải sử dụng cảm biến la bàn thì ứng dụng của bạn không tương thích với những thiết bị đó.
    • Lưu ý: Trạng thái này sẽ xuất hiện khi tất cả biến thể liên kết với một mẫu thiết bị đều không tương thích. Nếu có một số biến thể được hỗ trợ thì trạng thái sẽ là "Được hỗ trợ một phần".

Sau đây là một số điều quan trọng cần lưu ý về việc nhắm mục tiêu theo thiết bị:

  • Việc loại trừ thiết bị được quản lý theo từng ứng dụng.
  • Trạng thái Thiết bị được hỗ trợ sẽ xuất hiện ở cấp độ kênh vì được khai báo trong tệp kê khai. Vì có thể có nhiều gói phát hành riêng biệt trong từng kênh (phát hành công khai, kiểm thử công khai và khép kín, kiểm thử nội bộ) nên bạn cũng sẽ thấy trạng thái của từng kênh trong chi tiết thiết bị. Ví dụ: nếu phiên bản thử nghiệm của ứng dụng yêu cầu nhiều tính năng hơn so với phiên bản chính thức, thì có thể bạn sẽ thấy một thiết bị được hỗ trợ trong phiên bản chính thức nhưng lại không được hỗ trợ trong phiên bản thử nghiệm.

Tìm kiếm và lọc danh sách thiết bị

Danh sách thiết bị trình bày tất cả mẫu thiết bị cho thẻ mà bạn đã chọn (tất cả thiết bị, thiết bị được hỗ trợ, v.v.), sắp xếp theo mẫu thiết bị.

Bạn có thể thu hẹp danh sách thiết bị bằng 2 cách:

  1. Sử dụng thanh tìm kiếm ở đầu trang để lọc danh sách mẫu thiết bị hoặc tìm kiếm từng mẫu thiết bị.
  2. Lọc danh sách mẫu thiết bị theo nhà sản xuất, thiết bị hoặc các thuộc tính khác.

Xem chi tiết về thiết bị

Để tìm hiểu thêm về một mẫu thiết bị gồm cả biến thể, hãy nhấp vào trang chi tiết.

Trang chi tiết cung cấp cho bạn thêm thông tin về thông số kỹ thuật và các biến thể của mẫu thiết bị đã chọn. Bạn có thể mở rộng phần dưới đây để xem thông tin chi tiết có thể có về thiết bị.

Thông tin chi tiết về thiết bị
  • Tóm tắt : Các chỉ số quan trọng của mẫu thiết bị này trên ứng dụng của bạn, cũng như tình trạng phân phối ứng dụng của bạn cho mẫu thiết bị này theo RAM và phiên bản Android. Thông tin này có thể giúp bạn thiết lập logic nhắm mục tiêu phù hợp cho thiết bị này và khắc phục sự cố trên mẫu thiết bị.

    Các thuộc tính nhất quán : Những thuộc tính như nhau trên tất cả biến thể của mẫu thiết bị đó.

    Thuộc tính thay đổi: Những thuộc tính có thể có sự khác biệt theo phiên bản hoặc biến thể của mẫu thiết bị. Bạn có thể thu hẹp các biến thể mình quan tâm bằng cách chọn các thuộc tính quan trọng.

    Danh sách biến thể: Danh sách tất cả biến thể đã biết của mẫu thiết bị này, có tính đến mọi bộ lọc mà bạn đã áp dụng cho các thuộc tính thay đổi. Danh sách biến thể chỉ cho thấy các biến thể được chứng nhận.

    Biến thể phổ biến nhất : Biến thể của mẫu thiết bị này có số lượt cài đặt cao nhất qua Google Play. Thông tin này bao gồm tính đến tất cả ứng dụng trên Google Play chứ không riêng cho ứng dụng của bạn. Nếu một mẫu thiết bị có nhiều biến thể, thì bạn có thể lấy biến thể phổ biến nhất làm điểm tham chiếu khi thiết lập mẫu thiết bị mà bạn muốn lấy hoặc thử nghiệm.

Loại trừ ứng dụng để không phân phối đến một số thiết bị nhất định

Bạn có thể thiết lập các quy tắc để loại trừ thiết bị khỏi phạm vi phân phối của ứng dụng trên Google Play. Những thiết bị đã bị loại trừ sẽ không nhìn thấy hay cài đặt được ứng dụng của bạn trên Google Play.

Lưu ý:

  • Quy tắc loại trừ thiết bị không áp dụng cho người thử nghiệm nội bộ.
  • Bạn có thể quản lý việc loại trừ thiết bị dựa trên quy trình kiểm tra tính toàn vẹn trên trang Tính toàn vẹn của ứng dụng (

    Kiểm thử và phát hành

    > Tính toàn vẹn của ứng dụng). Truy cập trang này trong Trung tâm trợ giúp để tìm hiểu cách bật tính năng kiểm tra tính toàn vẹn cho trang thông tin của bạn trên Cửa hàng Play. Nhờ tính năng này, Google Play có thể kiểm tra để đảm bảo rằng thiết bị đã vượt qua quy trình kiểm tra tính toàn vẹn trước khi cho người dùng thấy trang thông tin của bạn.

Bạn có thể mở rộng và thu gọn các phần dưới đây để tìm hiểu các cách quản lý việc phân phối ứng dụng.

Quản lý việc phân phối ứng dụng trên các mẫu thiết bị cụ thể

Bằng việc loại trừ theo cách thủ công những thiết bị có các sự cố đã biết liên quan đến khả năng tương thích, bạn có thể góp phần mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Phương pháp này được gọi là loại trừ thủ công.

Trước khi loại trừ một thiết bị nào đó, hãy lưu ý những điều sau:

  • Sự thay đổi này sẽ loại trừ (các) mẫu thiết bị được chọn đối với toàn bộ ứng dụng của bạn. Bạn không thể loại trừ theo gói ứng dụng hoặc tệp APK riêng lẻ.
  • Việc loại trừ mẫu thiết bị sẽ ảnh hưởng đến tất cả biến thể thiết bị, bao gồm cả các biến thể trong tương lai. Nếu bạn muốn loại trừ để đảm bảo ứng dụng của mình không có được cung cấp cho các mẫu thiết bị có thông số kỹ thuật thấp, hãy cân nhắc việc sử dụng các tiêu chí loại trừ dựa trên quy tắc.

Loại trừ thiết bị

  1. Mở Play Console rồi chuyển đến trang Danh mục thiết bị (

    Kiểm thử và phát hành

    > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị).
  2. Chọn mẫu thiết bị mà bạn muốn loại trừ rồi chuyển đến trang chi tiết.
  3. Ở trên cùng bên phải của màn hình, hãy chọn Loại trừ thiết bị. Mẫu thiết bị bạn đã chọn ở bước 2, bao gồm tất cả biến thể, giờ đây sẽ bị loại trừ.
Quản lý việc phân phối ứng dụng bằng cách sử dụng các quy tắc dựa trên thông số kỹ thuật của thiết bị

Nếu muốn loại trừ thiết bị theo chỉ số hiệu suất, bạn có thể tạo quy tắc nhắm mục tiêu dựa trên kích thước RAM hay Hệ thống trên chip (SoC).

Ví dụ: nếu ứng dụng của bạn yêu cầu bộ nhớ dữ liệu đáng kể, bạn có thể thiết lập quy tắc để loại trừ thiết bị có RAM dưới 512 MB.

Trước khi thiết lập một tiêu chí loại trừ dựa trên quy tắc nào đó, hãy lưu ý những điều sau:

  • Việc loại trừ dựa trên quy tắc áp dụng cho các thiết bị mới được thêm vào danh mục và đáp ứng tiêu chí loại trừ.
  • Các quy tắc đối với RAM chỉ áp dụng cho những thiết bị chạy Android 4.1 (SDK cấp 16) trở lên và không áp dụng cho các tệp APK Wear OS. Các quy tắc đối với RAM sẽ dựa trên tổng dung lượng bộ nhớ trên thiết bị (TotalMem), chứ không phải dung lượng bộ nhớ theo như quảng cáo.

Thiết lập quy tắc

  1. Mở Play Console rồi chuyển đến trang Danh mục thiết bị (

    Kiểm thử và phát hành

    > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị).
  2. Chọn Quản lý quy tắc loại trừ ở gần phía trên cùng bên phải của trang.
  3. Chọn RAM hoặc Hệ thống trên chip.
    • Để thêm nhiều quy tắc, chọn nút HOẶC. Trình chọn khác sẽ xuất hiện.
    • Để xoá một quy tắc, hãy chọn biểu tượng huỷ .
  4. Xem xét danh sách thiết bị xuất hiện ở cuối màn hình.
  5. Sau khi quy tắc của bạn đã nhắm đến đúng danh sách thiết bị, hãy lưu thay đổi.

Quản lý việc phân phối ứng dụng trên những thiết bị có khả năng tương thích với Android Go

Bạn có thể loại trừ để không cho ứng dụng của mình xuất hiện trên một số thiết bị nhất định dựa trên khả năng tương thích với Android (phiên bản Go).

Chi tiết về Android (phiên bản Go)

Android (phiên bản Go) tối ưu hoá trải nghiệm Android trên các thiết bị cấp thấp chạy Android 8.1 (API cấp 27) trở lên có RAM 1 GB trở xuống. Tìm hiểu cách tối ưu hoá ứng dụng cho thiết bị chạy Android (phiên bản Go).

Thiết lập quy tắc loại trừ thiết bị cho Android (phiên bản Go)

  1. Mở Play Console rồi chuyển đến trang Danh mục thiết bị (

    Kiểm thử và phát hành

    > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị).
  2. Chọn thẻ Thiết bị bị loại trừ.
  3. Bên cạnh phần "Quy tắc loại trừ", hãy chọn Quản lý quy tắc loại trừ.

  4. Bên cạnh phần "Loại trừ Android Go", hãy chọn một lựa chọn:
    • Loại trừ Android Go
      • Không loại trừ thiết bị Android Go: Được chọn theo mặc định.
      • Loại trừ thiết bị Android Go: Ngăn thiết bị chạy Android Oreo (phiên bản Go) cài đặt ứng dụng của bạn trên Google Play.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
16971547820966754007
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
92637
false
false