Thông tin chi tiết về Chính sách của Google Play đối với quyền truy cập vào ảnh và video

Ảnh và video trên thiết bị của người dùng được xem là Dữ liệu cá nhân và nhạy cảm của người dùng, do đó phải được xử lý theo các phương pháp hay nhất về quyền riêng tư. Loại thông tin nhạy cảm này khiến người dùng dễ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công trục lợi hoặc gây rò rỉ dữ liệu. Vì vậy, việc giảm thiểu phạm vi của quyền truy cập này sẽ giúp nhà phát triển tránh được gánh nặng của việc phải xử lý những dữ liệu nhạy cảm như vậy. Để tăng cường bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi chấp nhận quyền truy cập rộng rãi vào ảnh và video qua Google Play. Chỉ những ứng dụng cần có quyền truy cập rộng rãi vào ảnh mới được phép tiếp tục sử dụng các quyền READ_MEDIA_IMAGESREAD_MEDIA_VIDEO. Nếu cần sử dụng một lần hoặc sử dụng hạn chế các tệp ảnh và video, thì ứng dụng phải sử dụng một công cụ chọn của hệ thống, chẳng hạn như công cụ chọn ảnh của Android.

Năm ngoái, vì lợi ích của người dùng, Android đã cho ra mắt công cụ chọn ảnh của Android – một trải nghiệm mới để bảo đảm quyền riêng tư cho ảnh của người dùng. Công cụ này được tích hợp vào ứng dụng của bạn mà không đòi hỏi bạn phải có thêm quyền truy cập vào bộ nhớ, đây cũng là cách thức tối ưu để giữ an toàn cho người dùng và ứng dụng của bạn. Thư viện công cụ chọn ảnh cũng được điều chỉnh cho phiên bản cũ đến Android 4.4, giúp bạn dễ dàng mang đến cho tất cả người dùng trải nghiệm tinh gọn này. Sử dụng công cụ chọn ảnh là một phương pháp được tích hợp sẵn sao cho người dùng chỉ cấp cho ứng dụng của bạn quyền truy cập vào những hình ảnh và video được chọn, thay vì toàn bộ thư viện nội dung đa phương tiện của họ. Để tìm hiểu thêm về cách triển khai công cụ chọn này, hãy xem hướng dẫn cho nhà phát triển về Công cụ chọn ảnh.

Tổng quan

Chính sách của Play về quyền truy cập vào ảnh và video đặt ra những yêu cầu sau:

  1. Ứng dụng cần truy cập một lần hoặc không thường xuyên vào các tệp này phải sử dụng một công cụ chọn của hệ thống, chẳng hạn như công cụ chọn ảnh của Android.
  2. Ứng dụng đòi hỏi quyền truy cập rộng rãi vào tệp ảnh và video trong bộ nhớ dùng chung trên thiết bị phải vượt qua quy trình đánh giá quyền truy cập thích hợp cũng như chứng minh trường hợp sử dụng cốt lõi cần đến quyền truy cập liên tục hoặc thường xuyên vào các tệp ảnh, hình ảnh hoặc video.

Hãy nhớ đọc toàn bộ chính sách và đảm bảo bạn hiểu rõ và tuân thủ. Có thể chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp thực thi đối với những nhà phát triển không tuân thủ chính sách đúng hạn.

Thông tin về tiến trình

Chúng tôi dự kiến triển khai Chính sách về quyền truy cập vào ảnh và video theo tiến trình sau. Xin lưu ý rằng tiến trình này có thể thay đổi và chúng tôi sẽ đăng thông tin cập nhật trong bài viết này.

  • Tháng 10 năm 2023: Chúng tôi công bố Chính sách mới về quyền truy cập vào ảnh và video.
  • Giữa năm 2024: Ứng dụng cần sử dụng ảnh một lần hoặc không thường xuyên phải dùng công cụ chọn ảnh của hệ thống và xoá các quyền READ_MEDIA_IMAGESREAD_MEDIA_VIDEO khỏi tệp kê khai ứng dụng.

  • Đầu năm 2025: Chỉ những ứng dụng có chức năng cốt lõi cần đến quyền truy cập rộng rãi mới có thể sử dụng các quyền READ_MEDIA_IMAGEREAD_MEDIA_VIDEO.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là sử dụng tệp ảnh hoặc tệp video một lần hoặc không thường xuyên?

Sau đây là một số (chưa phải toàn bộ) ví dụ về việc sử dụng tệp ảnh hoặc tệp video một lần hoặc không thường xuyên: tải một ảnh hồ sơ lên, tải một hình ảnh lên cho một danh sách phát hoặc tải ảnh chụp một tấm séc lên để sử dụng dịch vụ ngân hàng. Sử dụng không thường xuyên có nghĩa là ứng dụng của bạn không có trường hợp sử dụng ảnh hoặc video nào là chức năng cốt lõi. Nếu ứng dụng của bạn có trường hợp sử dụng một lần hoặc không thường xuyên đối với các tệp ảnh hoặc video, thì bạn không được phép sử dụng quyền READ_MEDIA_IMAGES hoặc READ_MEDIA_VIDEO, mà thay vào đó, bạn nên sử dụng một công cụ chọn của hệ thống nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Có thể truy cập vào quyền READ_MEDIA_IMAGES và quyền READ_MEDIA_VIDEO trong những trường hợp nào?

Ứng dụng có chức năng cốt lõi liên quan đến quyền truy cập rộng rãi vào ảnh và video có thể sử dụng các quyền nêu trên. Thường thì ứng dụng là trình quản lý ảnh/video và ứng dụng thư viện là những ứng dụng phù hợp nhất để sử dụng những quyền này.

"Chức năng cốt lõi của ứng dụng" là gì?

Chúng tôi coi chức năng cốt lõi là mục đích chính của ứng dụng. Tức là tính năng mà bạn ghi nhận trong phần mô tả ứng dụng đóng vai trò trung tâm đối với hoạt động của ứng dụng của bạn và nếu không có tính năng đó thì ứng dụng của bạn không hoạt động được.

Ứng dụng cần đáp ứng những tiêu chí nào để vượt qua quy trình xem xét cấp quyền truy cập này?

Ngoài việc tuân thủ tất cả chính sách khác có liên quan của Google Play, ứng dụng còn phải minh hoạ một trường hợp sử dụng cốt lõi cần đến quyền truy cập liên tục hoặc thường xuyên vào các tệp ảnh hoặc video nằm trong bộ nhớ dùng chung.

Những loại ứng dụng nào cần đến "quyền truy cập rộng rãi vào ảnh?"

Ứng dụng có chức năng cốt lõi như chỉnh sửa, quản lý và duy trì thư viện ảnh hoặc video là loại ứng dụng có thể cần đến quyền truy cập rộng rãi vào ảnh và video trên thiết bị của người dùng. Những ứng dụng như vậy thường được gọi là "ứng dụng thư viện".

Có trường hợp ngoại lệ nào đối với chính sách này không?

Các ứng dụng quản lý thiết bị doanh nghiệp và ứng dụng riêng tư vĩnh viễn được miễn tuân theo yêu cầu này của chính sách.

Ứng dụng của tôi có cần xoá các quyền READ_MEDIA_IMAGES và READ_MEDIA_VIDEO khỏi tệp kê khai ứng dụng không?

Có. Để tuân thủ chính sách này, nếu ứng dụng của bạn không cần quyền truy cập rộng rãi vào ảnh và video thông qua một trường hợp sử dụng cốt lõi được hỗ trợ, thì quyền truy cập đó vào nội dung đa phương tiện phải được gỡ bỏ khỏi ứng dụng chậm nhất vào ngày chính sách có hiệu lực.

Vì sao nên chọn trải nghiệm dùng "công cụ chọn"?

Quyền truy cập rộng rãi vào tệp nội dung đa phương tiện trên bộ nhớ dùng chung là một phương tiện dễ bị lợi dụng và có thể gây hại cho cả người dùng lẫn nhà phát triển. Công cụ chọn mang đến một trải nghiệm gọn gàng và hiệu quả, đồng thời giúp nhà phát triển tránh truy cập không cần thiết vào dữ liệu nhạy cảm. Bằng cách hạn chế tối đa truy cập vào dữ liệu, ứng dụng cũng giảm thiểu được nguy cơ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công trục lợi hoặc gây rò rỉ dữ liệu. Điều này mang đến trải nghiệm nhất quán cho người dùng, đáp ứng kỳ vọng của họ về quyền riêng tư trong khi dùng ứng dụng, đồng thời giúp giữ vững trải nghiệm an toàn và đáng tin cậy trên Google Play.

Có dễ tích hợp công cụ chọn ảnh vào ứng dụng không?

Rất dễ tích hợp công cụ chọn ảnh của Android vào ứng dụng của bạn. Đồng thời, công cụ này sẽ tự động cập nhật, dần dần cung cấp chức năng mở rộng cho người dùng ứng dụng mà không đòi hỏi bạn phải sửa đổi mã. Để đơn giản hoá việc tích hợp công cụ chọn ảnh, hãy thêm thư viện androidx.activity phiên bản 1.7.0 trở lên vào ứng dụng của bạn.

Công cụ chọn ảnh này tương thích với phiên bản Android nào?

Công cụ chọn ảnh này hoạt động trên những thiết bị chạy Android 11 (API cấp 30) trở lên và nhận được các thay đổi đối với Các thành phần hệ thống mô-đun thông qua Bản cập nhật hệ thống của Google. Thiết bị cũ chạy Android 4.4 (API cấp 19) cho đến Android 10 (API cấp 29) cũng như thiết bị Android Go chạy Android 11 hoặc 12 có hỗ trợ Dịch vụ Google Play đều có thể cài đặt phiên bản công cụ chọn ảnh được điều chỉnh cho phiên bản cũ.

Tôi có bắt buộc phải sử dụng công cụ chọn ảnh của Android không, hay ứng dụng của tôi có thể tích hợp các công cụ chọn khác?

Bạn không bắt buộc phải sử dụng công cụ chọn ảnh của Android mà có thể tuỳ ý tích hợp các công cụ chọn khác của hệ thống.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người dùng không cấp cho ứng dụng của tôi quyền truy cập rộng rãi vào tệp nội dung đa phương tiện?

Theo Chính sách về quyền bị hạn chế, trong khả năng của mình, bạn phải cố gắng đưa ra giải pháp cho những người dùng không cấp quyền truy cập rộng rãi vào tệp đa phương tiện trên thiết bị của họ. Chẳng hạn như tạo điều kiện cho một phương thức mang tính trao đổi nhiều hơn (ví dụ như thông qua một công cụ chọn của hệ thống) giúp người dùng vẫn có thể sử dụng tính năng hoặc chức năng trong ứng dụng của bạn, hay tạo điều kiện thuận lợi cho một trải nghiệm ứng dụng đã được sửa đổi mà trong đó người dùng vẫn có thể sử dụng chức năng phù hợp của ứng dụng.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
828933229604830375
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
92637
false
false