Xác minh và duy trì đường liên kết sâu

Bằng cách sử dụng trang Đường liên kết sâu (Tăng lượng người dùng > Đường liên kết sâu) trong Play Console, bạn có thể:

  • Quản lý chế độ thiết lập đường liên kết sâu và thúc đẩy sự tương tác sâu hơn với nội dung trong ứng dụng. 
  • Kiểm tra trạng thái của mối liên kết từ trang web đến ứng dụng và xem có thể cải thiện điều gì bằng cách liên kết sâu những URL được truy cập thường xuyên nhất. 
  • Bạn có thể sử dụng bản vá để thêm, tắt và khắc phục sự cố liên quan đến đường liên kết sâu mà không cần phát hành phiên bản mới của ứng dụng.

Nếu đã liên kết tài khoản Google Ads, bạn có thể kiểm tra xem chiến dịch quảng cáo nào được liên kết sâu, hiểu rõ hơn về phạm vi tiếp cận người dùng và xem trước các phiên bản được liên kết sâu của trang đích.

Tổng quan về đường liên kết sâu

Đường liên kết sâu là URL thuộc giao thức bất kỳ có tác dụng đưa người dùng đến thẳng một phần cụ thể của ứng dụng thay vì một trang web. Nhà phát triển có thể tạo đường liên kết sâu bằng cách thêm bộ lọc ý định để hướng người dùng đến hoạt động phù hợp trong ứng dụng.

Trang Đường liên kết sâu giúp đơn giản hoá quá trình tạo, duy trì và xác thực đường liên kết sâu. Trang này có hai thẻ: Cấu hình ứng dụngURL web. Thẻ Cấu hình ứng dụng đưa ra thông tin tổng quan về chế độ thiết lập phiên bản ứng dụng và các đường liên kết sâu được liên kết. Bạn có thể sử dụng thẻ này để:

  • Xem thông tin tổng quan nhanh, đơn giản nhưng toàn diện về cấu hình đường liên kết sâu hiện có cho phiên bản ứng dụng bạn chọn.
  • Nhận diện nhanh các vấn đề khi thiết lập đường liên kết sâu để bạn có thể giải quyết sớm hơn.
  • Tạo và phát hành bản vá để thêm, tắt và khắc phục sự cố liên quan đến đường liên kết sâu mà không cần xuất bản phiên bản mới của ứng dụng.

Thẻ URL web cho thấy thông tin liên quan đến hiệu suất của ứng dụng trên web, chẳng hạn như URL quan trọng nhất được thu thập dữ liệu trên web, tên miền được nhấp vào nhiều nhất trong chiến dịch được liên kết trên Google Ads cũng như thông tin về trạng thái. Bạn có thể sử dụng thẻ này để:

  • Xem chiến dịch quảng cáo nào được liên kết sâu và hiểu rõ hơn về phạm vi tiếp cận người dùng của đường liên kết sâu (nếu bạn có tài khoản Google Ads được liên kết).
  • Xem trước các phiên bản được liên kết sâu của trang đích. Bạn có thể so sánh các phiên bản này song song với phiên bản web.
  • Xem danh sách URL web quan trọng nhất kèm theo trạng thái liên kết sâu
  • Khám phá các cơ hội bị bỏ lỡ để liên kết sâu nội dung và tăng mức độ tương tác của người dùng.
Trang Đường liên kết sâu cũng cung cấp một tính năng tìm kiếm hiệu quả, giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra toàn bộ đường dẫn, miền và giao thức tuỳ chỉnh hiện có.​

Các tính năng của trang Đường liên kết sâu

Các phần dưới đây mô tả tính năng và chức năng của trang Đường liên kết sâu.

Tính năng chung

Đây là những tính năng chung mà bạn có thể thấy và sử dụng ở cả hai thẻ trên trang Đường liên kết sâu. Hãy nhấp vào từng mục để mở rộng hoặc thu gọn nội dung tương ứng.

Bộ chọn ứng dụng

Bạn có thể dùng bộ chọn phiên bản ứng dụng ở phía trên cùng bên phải của trang để chọn phiên bản ứng dụng mà bạn muốn kiểm tra đường liên kết sâu. Bạn có thể chọn mọi phiên bản ứng dụng đang hoạt động trên mọi kênh (phát hành công khai, thử nghiệm công khai/khép kín hoặc thử nghiệm nội bộ). (Các) bảng sẽ cho thấy dữ liệu về đường liên kết sâu dựa trên phiên bản ứng dụng bạn đã chọn.

Lưu ý: Bạn có thể chọn trong số tất cả phiên bản ứng dụng đang hoạt động (tức là các phiên bản ứng dụng vẫn đang được phân phát cho người dùng). Có thể bạn sẽ gặp phải trường hợp người dùng đã cài đặt phiên bản ứng dụng cũ không còn được phân phát nữa. Bạn không thể chọn những phiên bản như vậy vì Google Play xem đó là những phiên bản ứng dụng đã được thay thế.

Bản vá

Bạn có thể tạo và phát hành bản vá để thêm, tắt và khắc phục sự cố liên quan đến đường liên kết sâu mà không cần xuất bản phiên bản mới của ứng dụng. Sau khi tạo bản vá, bạn có thể chọn những phiên bản đang hoạt động của ứng dụng sẽ áp dụng bản vá đó. Nút Tạo bản vá nằm bên cạnh bộ chọn phiên bản ứng dụng ở phía trên cùng bên phải trang.

Truy cập bài viết Sử dụng bản vá để thiết lập đường liên kết sâu để tìm hiểu thêm.

Thẻ nổi bật

Ở đầu trang, bạn có thể thấy một số thẻ nổi bật đưa ra thông báo về các đường liên kết sâu của bạn. Các thẻ này nêu bật những vấn đề quan trọng trong quá trình thiết lập đường liên kết sâu để bạn có thể nhanh chóng xác định những mục cần chú ý. Các thẻ nổi bật có thể đưa ra lời nhắc và hành động tuỳ thuộc vào nội dung. Ví dụ: thao tác nhấp vào Xem các miền sẽ lọc một số bảng trên trang trình bày, còn thao tác nhấp vào Tìm hiểu thêm sẽ đưa bạn đến nội dung cụ thể trong tài liệu giúp bạn có thêm thông tin về đường liên kết sâu của mình.

Tìm kiếm và lọc

Bạn có thể tìm kiếm và sắp xếp tất cả bảng trên trang Đường liên kết sâu. Bạn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm kết quả liên quan đến toàn bộ đường dẫn, miền và giao thức tuỳ chỉnh đang liên kết với phiên bản ứng dụng của bạn. Hàm sắp xếp này chỉ sắp xếp dữ liệu hiện đã được tải (theo mặc định hoặc dựa trên kết quả tìm kiếm của bạn).

Trong bảng Miền, bạn có thể tìm miền (tìm kiếm chuỗi con) và lọc theo trạng thái (OK, Không OK). Bạn cũng có thể tìm kiếm đường dẫn và giao thức tuỳ chỉnh theo những cách sau:

  • Tìm kiếm giao thức (tìm kiếm chuỗi con)
  • Tìm kiếm miền (tìm kiếm chuỗi con)
  • Tìm kiếm đường dẫn (tìm kiếm chuỗi con)
  • Tìm kiếm hoạt động (tìm kiếm chuỗi con)

Lưu ý: Đối với bảng Đường dẫn, nếu bạn nhập URL đầy đủ (ví dụ: http://example.com/mauDuongdanBatky), thì trang tổng quan sẽ cố gắng so khớp mẫu theo loại đường dẫn. Hãy xem xét ví dụ sau:

Đường dẫn được xác định trong tệp kê khai là một mẫu (https://example.com/Some.*Pattern).

Trong trường hợp này, nếu bạn nhập URL đầy đủ, đường dẫn này sẽ được trả về. Bạn có thể sử dụng chức năng này để nắm được những bộ lọc ý định và đường dẫn sẽ chịu trách nhiệm xử lý URL mà bạn nhập vào hộp tìm kiếm.

Chức năng tìm kiếm sẽ bỏ qua các tham số truy vấn. Do đó, bạn có thể dán URL đầy đủ vào hộp tìm kiếm mà không gây ra vấn đề.

Cấu hình ứng dụng

Thẻ Cấu hình ứng dụng đưa ra thông tin tổng quan về chế độ thiết lập phiên bản ứng dụng và các đường liên kết sâu được liên kết. Các phần dưới đây mô tả 2 bảng mà bạn có thể xem và sử dụng trên thẻ này. Hãy nhấp vào từng mục để mở rộng hoặc thu gọn nội dung tương ứng.

Bảng Miền

Bảng Miền nằm trên thẻ Cấu hình ứng dụng và liệt kê mọi miền được khai báo trong tệp kê khai ứng dụng. Bảng này giúp bạn xác minh mối liên kết giữa các URL và ứng dụng của bạn, tạo ra đường liên kết ứng dụng. Nếu ứng dụng của bạn không chủ ý sử dụng Đường liên kết ứng dụng, nhưng bạn vẫn muốn dựa vào đường liên kết trang web bằng cách cho phép người dùng thiết lập lựa chọn ưu tiên trong chế độ cài đặt, thì có thể phần này không phù hợp lắm vì miền của bạn sẽ không liên kết được với ứng dụng của bạn theo đúng ý.

Nếu miền của bạn gặp vấn đề, bạn có thể di chuột qua cột trạng thái để xem thông tin chính xác về những lượt kiểm tra không thành công. Bạn có thể nhấp vào một dòng để xem thông tin chi tiết hơn.

Nếu bảng Miền đang cho thấy có vấn đề, sau đây là cách giải quyết:

  1. Sử dụng trình tạo JSON trong lớp phủ để trực tiếp sao chép nội dung của tệp đường liên kết tài sản vào miền của bạn. Tệp này sẽ chứa tất cả thông tin cần thiết để giúp đường liên kết sâu đến ứng dụng của bạn hoạt động. Xin lưu ý những điều sau:
    • Sau khi thực hiện những thay đổi cần thiết đối với tệp đường liên kết tài sản rồi tải tệp này lên miền của mình, hãy quay lại trang Đường liên kết sâu để kiểm tra xem vấn đề đó đã được giải quyết chưa.
    • Trình tạo này có tính bổ sung, tức là sẽ tính đến mọi nội dung đã có trong miền của bạn. Bạn có thể thoải mái trong việc chọn và dán tất cả nội dung (hoặc tải tệp xuống). Điều này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tương thích với những ứng dụng khác mà có thể bạn cũng sở hữu. Chúng tôi làm nổi bật những thay đổi được đề xuất bằng màu xanh lục.
  2. Việc khắc phục các vấn đề về miền không đảm bảo rằng tất cả người dùng sẽ sử dụng được đường liên kết ứng dụng đã được xác thực. Trên hầu hết phiên bản Android (trước Android 12), quy trình xác minh miền diễn ra trong khi cài đặt. Vì vậy, bạn cần phát hành một phiên bản mới của ứng dụng nếu muốn những người đã cài đặt trước đó có thể bắt đầu nhận được đường liên kết ứng dụng. 
Bảng Đường liên kết trong tệp kê khai ứng dụng

Bảng Đường liên kết trong tệp kê khai ứng dụng nằm trong thẻ Cấu hình ứng dụng và cho thấy dữ liệu liên quan đến tệp kê khai của ứng dụng. Google Play xác thực các bộ lọc ý định của ứng dụng rồi nhóm các bộ lọc này theo đường dẫn (đối với đường liên kết trang web). Nếu gặp phải vấn đề, bạn có thể nhấp vào dòng bất kỳ để xem thông tin chi tiết về cách khắc phục lỗi cho ứng dụng. Thao tác nhấp vào một đường dẫn cũng sẽ liệt kê tất cả đường liên kết được hỗ trợ trong đường dẫn đó. Đây là sự kết hợp của các giao thức (http/https) và miền được khai báo cho các bộ lọc ý định có đường dẫn và hoạt động này.

Lưu ý: Để khắc phục vấn đề nào đó nêu trong bảng Đường liên kết trong tệp kê khai ứng dụng, bạn phải sửa đổi tệp AppManifest.xml rồi phát hành một phiên bản mới của ứng dụng. Các vấn đề mà phiên bản ứng dụng hiện tại đang gặp phải vẫn còn đó do chúng luôn gắn liền với một phiên bản ứng dụng đã phát hành.

Lưu ý: Bạn có thể thấy rằng một số tài liệu về Android đề xuất việc tạo một bộ lọc ý định riêng cho mỗi thẻ <data>. Tuy nhiên, bạn nên giữ tất cả đường liên kết web được thu thập bằng cùng một đường dẫn/hoạt động vào cùng một bộ lọc ý định để có thể dễ dàng quản lý tệp kê khai. Việc tạo nhiều thẻ <data> là khá nguy hiểm vì các thẻ này được kết hợp trong mọi kiểu hoán vị của giao thức, đường dẫn và miền. Nhưng bạn sẽ không phải lo ngại nếu giữ nguyên đường dẫn cho các đường liên kết web (trong đó giao thức luôn là http/s).

URL web

Thẻ URL web cho thấy phạm vi áp dụng của đường liên kết sâu (một con số tổng hợp cho biết tỷ lệ phần trăm URL hàng đầu của các miền đã xác minh được liên kết sâu) và một số thông tin khác liên quan đến hiệu suất của ứng dụng trên web, chẳng hạn như URL quan trọng nhất được thu thập dữ liệu trên web và tên miền được nhấp vào nhiều nhất trong chiến dịch được liên kết trên Google Ads cũng như thông tin về trạng thái. Các phần dưới đây mô tả 2 bảng mà bạn có thể xem và sử dụng trên thẻ này. Hãy nhấp vào từng mục để mở rộng hoặc thu gọn nội dung tương ứng.

Bảng Lưu lượng truy cập quảng cáo nhiều nhất (chỉ dành cho tài khoản Google Ads được liên kết)

Bảng Lưu lượng truy cập quảng cáo nhiều nhất nằm trên thẻ URL web và (nếu bạn có tài khoản Google Ads được liên kết) xếp hạng tên miền trong những chiến dịch quảng cáo nhận được nhiều lượt nhấp nhất với phạm vi tiếp cận người dùng được liệt kê dưới dạng phần trăm. Phạm vi tiếp cận người dùng là tỷ lệ phần trăm người dùng đã cài đặt ứng dụng của bạn sau khi truy cập một URL web, mở ra trong ứng dụng (hoặc cho thấy bộ chọn ứng dụng) so với ở lại trên web.

Bạn cũng có thể xem trạng thái miền (Được liên kết sâu, Không được liên kết sâu, Đã phát hiện vấn đề). Nếu nhận thấy rằng có những miền mà bạn chưa liên kết sâu nhưng đang nhận được nhiều lượt nhấp, thì việc liên kết sâu những miền này có thể là cơ hội tốt để tăng mức độ tương tác của người dùng bằng cách chuyển người dùng đến thẳng ứng dụng của bạn.

Bạn có thể nhấp vào một hàng bất kỳ để xem thông tin chi tiết trên một miền cụ thể. Nếu URL của bạn không được liên kết sâu thì bạn có thể làm theo các bước trên màn hình để thiết lập ứng dụng và xác minh quyền sở hữu miền, hoặc xem hướng dẫn của chúng tôi dành cho nhà phát triển để được hỗ trợ thêm. Nếu có, bạn cũng có thể xem trước song song ảnh chụp màn hình giao diện của miền được liên kết sâu trên trang web và trong ứng dụng. Cuối cùng, bạn có thể xem bảng phân tích chi tiết về phạm vi tiếp cận người dùng. Bảng này cho thấy những kết quả được mong đợi sau đây ở phía người dùng đối với URL bạn chọn trên tất cả phiên bản ứng dụng (thể hiện dưới dạng phần trăm):

  • Người dùng được chuyển đến ứng dụng
  • Người dùng được chuyển đến bộ chọn ứng dụng
  • Người dùng được chuyển đến trình duyệt web
URL được thu thập dữ liệu trên web

Bảng URL được thu thập dữ liệu trên web nằm trong thẻ URL web và cho bạn thấy những URL quan trọng nhất được thu thập dữ liệu trên web, trong đó phạm vi tiếp cận người dùng được liệt kê dưới dạng phần trăm. Bạn cũng có thể xem trạng thái miền (Được liên kết sâu, Không được liên kết sâu, Đã phát hiện vấn đề). Nếu nhận thấy rằng có những miền mà bạn chưa liên kết sâu nhưng đang nhận được nhiều lượt nhấp, thì việc liên kết sâu những miền này có thể là cơ hội tốt để tăng mức độ tương tác của người dùng bằng cách chuyển người dùng đến thẳng ứng dụng của bạn.

Bạn có thể nhấp vào một hàng bất kỳ để xem thông tin chi tiết trên một miền cụ thể. Nếu URL của bạn không được liên kết sâu thì bạn có thể làm theo các bước trên màn hình để thiết lập ứng dụng và xác minh quyền sở hữu miền, hoặc xem hướng dẫn của chúng tôi dành cho nhà phát triển để được hỗ trợ thêm. Nếu có, bạn cũng có thể xem trước song song ảnh chụp màn hình giao diện của miền được liên kết sâu trên trang web và trong ứng dụng. Cuối cùng, bạn có thể xem bảng phân tích chi tiết về phạm vi tiếp cận người dùng. Bảng này cho thấy những kết quả được mong đợi sau đây ở phía người dùng đối với URL bạn chọn trên tất cả phiên bản ứng dụng (thể hiện dưới dạng phần trăm):

  • Người dùng được chuyển đến ứng dụng
  • Người dùng được chuyển đến bộ chọn ứng dụng
  • Người dùng được chuyển đến trình duyệt web

Sử dụng bản vá để thiết lập đường liên kết sâu

Bạn có thể tạo và phát hành bản vá để thêm, tắt và khắc phục sự cố liên quan đến đường liên kết sâu mà không cần xuất bản phiên bản mới của ứng dụng. Bản vá không được giữ lại cho các phiên bản ứng dụng sau này. Bạn có thể giữ lại những thay đổi này trong các phiên bản sau này của ứng dụng bằng cách cập nhật tệp kê khai ứng dụng.

Sau khi tạo bản vá, bạn có thể chọn những phiên bản đang hoạt động của ứng dụng sẽ áp dụng bản vá đó. Nút Tạo bản vá nằm bên cạnh bộ chọn phiên bản ứng dụng ở phía trên cùng bên phải trang.

Cách tạo bản vá:

  1. Mở Play Console rồi chuyển đến trang Đường liên kết sâu (Tăng lượng người dùng > Đường liên kết sâu).
  2. Ở gần phía trên cùng bên phải trang, hãy nhấp vào Tạo bản vá
    • Lưu ý: Sau khi nhấp vào Tạo bản vá, bạn sẽ thấy một thông báo gần cuối trang Đường liên kết sâu cho biết "Chế độ vá lỗi đang bật: Không có thay đổi nào đang chờ xử lý". Trạng thái này sẽ thay đổi khi bạn điều chỉnh chế độ thiết lập đường liên kết sâu.
  3. Chọn Thêm đường liên kết trang web nếu bạn muốn thêm đường dẫn mới vào cấu hình đường liên kết sâu.
    • Nếu muốn sử dụng một miền chưa được chỉ định trong Tệp kê khai ứng dụng, trước tiên, bạn phải nhấp vào Thêm miền trong bảng tên miền. Sau khi miền được xác minh trong lớp phủ, bạn có thể dùng miền này để thêm đường liên kết trang web mới. Tuy nhiên, miền này sẽ không xuất hiện trong bảng tên miền cho đến khi bạn phát hành bản vá kèm theo. 
      • Lưu ý: Những miền đã thêm bằng tính năng Thêm miền sẽ vẫn được giữ lại trong quá trình thiết lập cho tất cả phiên bản sau này.
  4. Xác định các tham số URL bằng cách cung cấp thông tin bắt buộc:
    • Hoạt động: Chọn một hoạt động trong trình đơn thả xuống.
    • Lược đồ và máy chủ lưu trữ: Chọn một lược đồ và máy chủ lưu trữ trong trình đơn thả xuống.
    • Đường dẫn: Nhập URL đầy đủ mà bạn muốn đường liên kết sâu mới hướng người dùng đến.
  5. Nhấp vào Thêm bản vá nháp. Sau khi thêm bản vá nháp, bạn sẽ thấy một thông báo ở gần cuối trang cho biết "Chế độ vá lỗi đang bật: 1 thay đổi về đường liên kết sâu đang chờ xử lý". 
  6. (Không bắt buộc) Nếu muốn thêm bản vá vào các đường liên kết sâu khác, bạn có thể lặp lại quy trình tương tự. 
  7. Khi bạn sẵn sàng xuất bản (các) bản vá, hãy nhấp vào Xem lại và phát hành.

Bạn cũng có thể sử dụng bản vá để tắt các đường liên kết sâu. Khi bạn tắt đường liên kết sâu, người dùng sẽ không chuyển thẳng đến ứng dụng của bạn qua những đường liên kết có liên kết với đường dẫn này, mà sẽ nhìn thấy bộ chọn ứng dụng hoặc được chuyển hướng đến trình duyệt web. Cách tắt đường liên kết sâu:

  1. Mở Play Console rồi chuyển đến trang Đường liên kết sâu (Tăng lượng người dùng > Đường liên kết sâu).
  2. Ở gần phía trên cùng bên phải trang, hãy nhấp vào Tạo bản vá.
    • Lưu ý: Sau khi nhấp vào Tạo bản vá, bạn sẽ thấy một thông báo gần cuối trang Đường liên kết sâu cho biết "Chế độ vá lỗi đang bật: Không có thay đổi nào đang chờ xử lý". Trạng thái này sẽ thay đổi khi bạn điều chỉnh bản vá.
  3. Bên cạnh đường dẫn mà bạn muốn tắt, hãy nhấp vào Tắt.
  4. (Không bắt buộc) Nếu muốn tắt các đường liên kết sâu khác, bạn có thể lặp lại quy trình tương tự.

Khi bạn sẵn sàng xuất bản (các) bản vá, hãy nhấp vào Xem lại và phát hành. Xem lại và phát hành bản vá để áp dụng các thay đổi cho phiên bản ứng dụng đã chọn.

Thiết lập tính năng chia sẻ thông tin đăng nhập một cách liền mạch

Bạn có thể thiết lập tính năng chia sẻ thông tin đăng nhập một cách liền mạch trong Play Console để giúp người dùng tự động điền thông tin đăng nhập của họ trong ứng dụng hoặc trang web bằng thông tin đăng nhập mà họ đã lưu trong Trình quản lý mật khẩu của Google, giúp đơn giản hoá quy trình đăng nhập.

Trước khi thiết lập tính năng chia sẻ thông tin đăng nhập một cách liền mạch, bạn cần có quyền xuất bản tệp trên miền sẽ chia sẻ thông tin đăng nhập với ứng dụng của bạn.

Để thiết lập tính năng chia sẻ thông tin đăng nhập một cách liền mạch trong Play Console, hãy làm theo các bước sau:

  1. Mở Play Console rồi chuyển đến trang Đường liên kết sâu (Tăng lượng người dùng > Đường liên kết sâu).
  2. Nếu bạn định thêm một miền mới, hãy chọn thẻ Cấu hình ứng dụng. Trong mục "Miền", hãy nhấp vào Thêm miền.
    1. Điền tên miền của trang web vào trường Miền trên màn hình Thêm miền.
    2. Hãy chắc chắn rằng bạn đã bật nút bật/tắt Bật tính năng chia sẻ thông tin đăng nhập.
    3. Sao chép tệp JSON đã tạo và xuất bản tệp đó tại vị trí tệp được chỉ định.
    4. Nhấp vào Tạo liên kết với trang web. Nếu liên kết thành công, hệ thống sẽ đưa bạn đến trang Đường liên kết sâu.
  3. Đối với miền đã tồn tại, hãy chọn thẻ Cấu hình ứng dụng. Trong phần "Miền", hãy nhấp vào Bật trong cột "Chia sẻ thông tin đăng nhập".
    1. Sao chép tệp JSON đã tạo và xuất bản tệp đó tại vị trí tệp được chỉ định.
    2. Nhấp vào Bật tính năng chia sẻ thông tin đăng nhập. Nếu liên kết thành công, hệ thống sẽ đưa bạn đến trang Đường liên kết sâu.

Sau khi bạn làm theo các bước này, ứng dụng Android và trang web của bạn sẽ bắt đầu chia sẻ thông tin đăng nhập của người dùng và tự động điền thông tin theo đó. Có thể mất vài ngày để Trình quản lý mật khẩu của Google nhận ra thay đổi này.

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi tiếp cận người dùng là gì?

Phạm vi tiếp cận người dùng tức là tỷ lệ phần trăm người dùng đã cài đặt ứng dụng của bạn, những người sau khi bấm vào một URL web thì chọn mở ra trong ứng dụng (hoặc nhìn thấy một bộ chọn ứng dụng) so với ở lại trên web. Phần trăm càng cao thì tức là có càng nhiều người dùng có được trải nghiệm tối ưu với trang đích. Dữ liệu được làm mới mỗi ngày một lần.

URL được thu thập dữ liệu trên web là gì?

URL được thu thập dữ liệu trên web là danh sách URL hàng đầu mà chúng tôi xác định là quan trọng nhất trong số các miền đã xác minh của bạn. Trong đó bao gồm các trang được truy cập và tham chiếu đến nhiều nhất mà chúng tôi ghi nhận được lưu lượng truy cập trên web. Việc liên kết sâu các URL web quan trọng nhất sẽ đảm bảo mức độ tương tác cao hơn với nội dung ứng dụng. Danh sách URL được làm mới mỗi ngày một lần.

Làm cách nào để liên kết tài khoản Google Ads của tôi?

Để xem trạng thái liên kết sâu của các trang đích trong chiến dịch Google Ads, trước tiên bạn phải liên kết tài khoản Google Ads của mình. Để làm thế, hãy làm theo các bước này. Sau khi liên kết, URL của chiến dịch quảng cáo sẽ xuất hiện trên trang Đường liên kết sâu trong Play Console.

Phạm vi áp dụng của đường liên kết sâu là gì?

Phạm vi áp dụng của đường liên kết sâu là một con số tổng hợp cho biết tỷ lệ phần trăm URL hàng đầu thuộc những miền đã xác minh và được liên kết sâu. Phạm vi áp dụng của đường liên kết sâu càng cao thì càng có thể giúp bạn nhiều hơn trong việc đảm bảo rằng người dùng có được trải nghiệm tối ưu nhất về sản phẩm và dịch vụ của mình. Phạm vi áp dụng được tính toán dựa trên trạng thái thiết bị của người dùng đã cài đặt và được làm mới hằng ngày.

Điều gì xảy ra khi tôi thêm miền?

Khi bạn thêm một miền đã xác minh, Play Console sẽ bắt đầu cho thấy những URL liên quan đến miền này. Xin lưu ý rằng việc này không xảy ra ngay lập tức; có thể có độ trễ khoảng một ngày trước khi bạn có thể thấy bất cứ URL nào trên một miền bạn vừa thêm. Xin lưu ý rằng hiện tại không có cách nào để xoá các miền đã xác minh khỏi danh sách.

Tôi đã khắc phục các đường liên kết tài sản theo đề xuất của Play Console nhưng mức độ phù hợp vẫn không thay đổi. Tại sao lại như vậy?

Phạm vi áp dụng của đường liên kết sâu không dựa trên trạng thái hiện tại của ứng dụng, mà phụ thuộc vào việc người dùng đã cài đặt ứng dụng có thể mở một URL nhất định hay không. Khi bạn thay đổi đường liên kết tài sản hoặc thêm bộ lọc ý định mới, những người dùng đã cài đặt sẽ cần thời gian để tiếp nhận những thay đổi này. Bạn có thể thấy số liệu phạm vi áp dụng thay đổi dần khi người dùng nhận được nội dung cập nhật của bạn.

Tại sao chỉ một số URL có ảnh chụp màn hình?

Hiện tại, chúng tôi đang thử nghiệm tính năng ảnh chụp màn hình đối với một nhóm URL giới hạn trên trang. Nếu bạn thấy thông báo cho biết không có bản xem trước thì việc này không có nghĩa là đã xảy ra sự cố với ứng dụng của bạn. Bản xem trước hiện có sẵn cho một nhóm URL hạn chế, nhưng chúng tôi đang nỗ lực mở rộng phạm vi của tính năng này trong tương lai.

URL được nhóm như thế nào?

Chúng tôi sử dụng phương pháp suy nghiệm để xác định những URL nào nên được nhóm lại với nhau. Nếu ứng dụng của bạn đã có bộ lọc ý định thì các bộ lọc này sẽ luôn xuất hiện dưới dạng nhóm trong giao diện người dùng. Thuật toán của chúng tôi chỉ nhóm các URL không khớp với bộ lọc ý định nào.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
14587626432329611851
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
92637
false
false