Mục đích sử dụng API AccessibilityService

Google Play cho phép nhà phát triển sử dụng API AccessibilityService trên nhiều loại ứng dụng. Tuy nhiên, chỉ những dịch vụ nhằm mục đích giúp người khuyết tật sử dụng thiết bị hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn do tình trạng khuyết tật của họ thì mới đủ điều kiện được khai báo là công cụ hỗ trợ tiếp cận. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách dùng thuộc tính isAccessibilityTool trong tệp siêu dữ liệu của dịch vụ.

Các ứng dụng khai báo isAccessibilityTool sẽ được miễn yêu cầu dưới đây về thông tin công bố rõ ràng và sự đồng ý của người dùng. Ngoài ra, tất cả các ứng dụng nhắm đến Android 12 sử dụng API AccessibilityService đều phải hoàn thành Biểu mẫu khai báo quyền cũng như phải được Google Play phê duyệt kể từ ngày 3 tháng 11 năm 2021.

Những ứng dụng nào có thể được coi là Công cụ hỗ trợ tiếp cận? 

Sau đây là những loại ứng dụng có mục đích hỗ trợ người khuyết tật:

  • Trình đọc màn hình hỗ trợ người khiếm thị
  • Hệ thống nhập liệu bằng công tắc để hỗ trợ người bị suy giảm khả năng vận động
  • Hệ thống nhập liệu bằng giọng nói để hỗ trợ người bị suy giảm khả năng vận động
  • Hệ thống truy cập dựa trên chữ nổi để hỗ trợ người vừa khiếm thị vừa khiếm thính

Các công cụ hỗ trợ người gặp tình trạng khuyết tật khác (chẳng hạn như khuyết tật nhận thức hoặc đa khuyết tật) cũng sẽ đủ điều kiện.

Mục đích chính của những công cụ này phải là hỗ trợ người khuyết tật. Ví dụ: một trợ lý thông thường kích hoạt bằng giọng nói và hướng tới một lượng lớn người dùng phổ thông nhưng trong một vài tình huống lại không giúp ích được cho người dùng bị suy giảm khả năng vận động sẽ không đủ điều kiện được coi là công cụ hỗ trợ tiếp cận. Hầu hết các nhà phát triển công cụ hỗ trợ tiếp cận dành phần lớn nỗ lực nghiên cứu người dùng của họ để tìm hiểu những thách thức phức tạp mà người mắc một loại khuyết tật cụ thể gặp phải trong khi sử dụng thiết bị, và rồi điều chỉnh giải pháp trong ứng dụng của họ để giải quyết những thách thức đó. Thông tin mô tả công cụ hỗ trợ tiếp cận trên Cửa hàng Google Play phải thể hiện rõ ràng đối tượng người dùng mà ứng dụng hướng đến cũng như mô tả cách mà ứng dụng có thể giúp những người đó giải quyết thách thức họ gặp phải.

Sau đây là một số ví dụ về ứng dụng không phải công cụ hỗ trợ tiếp cận: phần mềm chống vi-rút, công cụ tự động hóa, trợ lý, ứng dụng giám sát, trình dọn dẹp, trình quản lý mật khẩu và trình chạy.

Các yêu cầu về sự đồng ý và thông tin công bố nổi bật

Các ứng dụng không đủ điều kiện sử dụng thuộc tính IsAccessibilityTool sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về thông tin công bố rõ ràng và sự đồng ý của người dùng theo mô tả trong chính sách về Dữ liệu người dùng của Google Play. Những ứng dụng như vậy phải cung cấp thông tin công bố rõ ràng theo quy định sau đây:

  • Phải nằm trong ứng dụng chứ không chỉ trong phần mô tả ứng dụng hay trên một trang web;
  • Phải nhìn thấy được trong quá trình sử dụng ứng dụng bình thường và không yêu cầu người dùng di chuyển đến một trình đơn hay tùy chọn cài đặt;
  • Phải mô tả dữ liệu mà bạn truy cập hoặc thu thập qua API AccessibilityService;
  • Phải giải thích cách bạn sẽ sử dụng và/hoặc chia sẻ dữ liệu;
  • Phải yêu cầu người dùng thực hiện thao tác chấp thuận một cách rõ ràng (ví dụ: nhấn để chấp nhận hoặc đánh dấu vào hộp kiểm);
  • Không được chỉ xuất hiện ở phần chính sách quyền riêng tư hoặc điều khoản dịch vụ; và 
  • Không được đi kèm các thông tin công bố khác liên quan đến việc thu thập dữ liệu riêng tư hoặc nhạy cảm. Thông tin này phải là thông tin công bố riêng biệt, thể hiện rõ vì sao ứng dụng cần yêu cầu API AccessibilityService, đồng thời, trình bày mọi trường hợp sử dụng có thể xảy ta.

Lưu ý quan trọng: Nếu thay đổi cách thức sử dụng API này trong ứng dụng, bạn sẽ phải gửi lại biểu mẫu để cập nhật chính xác thông tin mới. Việc sử dụng những API này cho mục đích lừa đảo hoặc mục đích chưa được khai báo có thể dẫn đến việc Google tạm ngưng ứng dụng và/hoặc chấm dứt tài khoản nhà phát triển của bạn.

Bản khai báo dành cho các dịch vụ hỗ trợ tiếp cận

Kể từ ngày 3 tháng 11 năm 2021, các ứng dụng nhắm đến API cấp 31 và sử dụng AccessibilityService sẽ phải hoàn thành một bản khai báo mới về chính sách trong Play Console. Chúng tôi không ngăn bạn sử dụng API này, nhưng bạn phải đưa ra thông tin công bố rõ ràng về việc sử dụng API này đối với mọi ứng dụng không phải là công cụ hỗ trợ tiếp cận. Công cụ hỗ trợ tiếp cận là những ứng dụng có mục đích chính là hỗ trợ người dùng khuyết tật.

Bản khai báo dành cho các ứng dụng là công cụ hỗ trợ tiếp cận

Nếu bạn đã khai báo ứng dụng của mình là một công cụ hỗ trợ tiếp cận bằng việc thêm isAccessibilityTool=true vào tệp siêu dữ liệu của dịch vụ, thì bạn sẽ phải cho chúng tôi biết ứng dụng của bạn đang đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tiếp cận nào.

Bạn có thể xem trước các câu hỏi khai báo ở bên dưới:

  1. Hãy mô tả 1 tính năng chính trong ứng dụng cần được phép sử dụng API AccessibilityServices.
     
  2. Ứng dụng của bạn phục vụ những dạng khuyết tật nào? Hãy chọn mọi câu trả lời phù hợp.
    • Khả năng vận động
    • Thị lực
    • Thính lực
    • Nhận thức hoặc lĩnh hội
    • Khác
  3. Ứng dụng của bạn nhắm đến đối tượng người dùng nào?
     
  4. Để giúp chúng tôi xem xét ứng dụng của bạn, hãy cung cấp đường liên kết đến một video ngắn cho thấy quy trình mở ứng dụng của bạn, bật các dịch vụ hỗ trợ tiếp cận và cách các dịch vụ hỗ trợ tiếp cận được sử dụng. Nếu giao diện người dùng không cho thấy rõ cách các dịch vụ hỗ trợ tiếp cận được sử dụng trong ứng dụng của bạn, hãy cung cấp phụ đề hoặc lồng tiếng để giải thích.

Bản khai báo dành cho các ứng dụng KHÔNG phải là công cụ hỗ trợ tiếp cận

Nếu bạn chưa khai báo ứng dụng của mình là một công cụ hỗ trợ tiếp cận nhưng lại sử dụng API AccessibilityService, tức là bạn chưa đặt cờ isAccessibilityTool trong tệp siêu dữ liệu của dịch vụ hỗ trợ tiếp cận, thì bạn sẽ phải hoàn thành một bản khai báo về khả năng hỗ trợ tiếp cận trong Play Console.

Bạn có thể xem trước các câu hỏi khai báo ở bên dưới:

  1. Tại sao ứng dụng của bạn cần sử dụng API AccessibilityService? Hãy chọn mọi câu trả lời phù hợp.
    • Chức năng của ứng dụng
    • Phân tích
    • Thông tin liên lạc của nhà phát triển
    • Chống lừa đảo, bảo mật và tuân thủ
    • Quảng cáo hoặc tiếp thị
    • Cá nhân hóa
    • Quản lý tài khoản
  2. Bạn có sử dụng khả năng hỗ trợ tiếp cận để thu thập và/hoặc chia sẻ dữ liệu cá nhân hoặc dữ liệu nhạy cảm không?
    • Không

Lưu ý: Tìm hiểu thêm về việc thu thập và chia sẻ dữ liệu.

[Nếu trả lời cho câu hỏi 2.] 

  1. Bạn sử dụng API AccessibilityServices để thu thập và/hoặc chia sẻ loại dữ liệu người dùng nào? Hãy chọn mọi câu trả lời phù hợp.
    • Vị trí
      • Vị trí ước chừng
      • Vị trí chính xác
    • Thông tin cá nhân
      • Tên
      • Địa chỉ email
      • Giá trị nhận dạng cá nhân
      • Địa chỉ
      • Số điện thoại
      • Chủng tộc và dân tộc
      • Quan điểm chính trị hoặc tôn giáo
      • Xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới
      • Thông tin cá nhân khác
    • Thông tin tài chính
      • Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc số tài khoản ngân hàng
      • Lịch sử mua
      • Thông tin tín dụng
      • Thông tin tài chính khác
    • Sức khỏe và thể trạng
      • Thông tin sức khỏe
      • Thông tin thể trạng
    • Thông báo
      • Email
      • Tin nhắn SMS hoặc MMS
      • Thông báo khác trong ứng dụng
    • Ảnh hoặc video
      • Ảnh
      • Video
    • Tệp âm thanh
      • Bản ghi âm hoặc giọng nói
      • Tệp âm nhạc
      • Tệp âm thanh khác
    • Tệp và tài liệu
      • Tệp và tài liệu
    • Lịch
      • Sự kiện trên lịch
    • Danh bạ
      • Danh bạ
    • Hoạt động trong ứng dụng
      • Lượt xem trang và lượt nhấn trong ứng dụng
      • Nhật ký tìm kiếm trong ứng dụng
      • Ứng dụng đã cài đặt
      • Nội dung khác do người dùng tạo
      • Thao tác khác
    • Hoạt động duyệt web
      • Nhật ký duyệt web
    • Thông tin và hiệu suất của ứng dụng
      • Nhật ký sự cố
      • Thông tin chẩn đoán
      • Dữ liệu khác về hiệu suất của ứng dụng
    • Thiết bị hoặc giá trị nhận dạng khác
      • Thiết bị hoặc giá trị nhận dạng khác
  2. Để giúp chúng tôi xem xét ứng dụng của bạn, hãy cung cấp đường liên kết đến một video ngắn cho thấy thông tin công bố rõ ràng mà bạn hiển thị cho người dùng trong ứng dụng của mình.

 

Hướng dẫn về video cho thấy thông tin công bố rõ ràng trong ứng dụng

Video mà bạn cung cấp trong quá trình khai báo phải bao gồm những thông tin sau:

  1. Hoạt động mở ứng dụng của bạn trên thiết bị.
  2. Luồng người dùng sẽ chuyển đến phần thông tin công bố rõ ràng và màn hình yêu cầu sự đồng ý đối với dịch vụ hỗ trợ tiếp cận.
    • Đảm bảo video cho thấy toàn bộ thông tin công bố. Nếu cần cuộn, hãy nhớ cuộn từ từ để có thể nhìn thấy tất cả văn bản trong video.
    • Bạn không thể thay thế thông tin công bố rõ ràng trong ứng dụng bằng AccessibilityService_description hoặc AccessibilityService_htmlDescription
  3. Luồng người dùng khi người dùng đồng ý, bao gồm cả việc cấp cho ứng dụng của bạn quyền cung cấp dịch vụ hỗ trợ tiếp cận.
  4. Luồng người dùng khi người dùng không đồng ý, bao gồm cả quy trình khi người dùng kích hoạt lại phần thông tin công bố rõ ràng và màn hình yêu cầu sự đồng ý.
  5. Một tính năng chính trong ứng dụng của bạn sử dụng các khả năng hỗ trợ tiếp cận. Nếu giao diện người dùng không cho thấy rõ cách các dịch vụ hỗ trợ tiếp cận được sử dụng trong ứng dụng của bạn, hãy cung cấp phụ đề hoặc lồng tiếng để giải thích.

 

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
12497466579678913855
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
92637
false
false