Tìm hiểu các chỉ số và trạng thái Đo lường mức tăng trong Google Ads

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích ý nghĩa của các trạng thái trong nghiên cứu và báo cáo Mức tăng thương hiệu. Bạn có thể nhấp vào các đường liên kết ở bên dưới để chuyển thẳng đến phần nội dung mà bạn quan tâm.

Trạng thái

"Mức tăng X%"

Mức tăng X% cho biết rằng chúng tôi đã phát hiện mức tăng đủ cao dựa trên số lượng câu trả lời đã nhận được để tạo một báo cáo. Ví dụ: mức tăng 5% trong cột Mức tăng thương hiệu tuyệt đối cho biết rằng quảng cáo của bạn đã khiến mức độ cảm nhận tích cực của đối tượng với thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn tăng thêm 5%. Tìm hiểu thêm về nhiều chỉ số Mức tăng thương hiệu

"Không có đủ dữ liệu"

"Không có đủ dữ liệu" có nghĩa là dựa trên phạm vi ngày bạn đã chọn trong tài khoản của mình, số lượng câu trả lời Khảo sát mức tăng thương hiệu đã nhận được trong phạm vi ngày đó thấp hơn ngưỡng tối thiểu bắt buộc để hiển thị kết quả.

Khắc phục vấn đề "không có đủ dữ liệu"

Có thể có nhiều lý do khiến hệ thống không nhận đủ dữ liệu cho nghiên cứu của bạn hoặc một phần riêng lẻ. Để khắc phục vấn đề này, hãy đảm bảo rằng:

  • Bạn chi tiêu hết ngân sách của mình.
  • Mức chi tiêu thực tế trong các chiến dịch của bạn đáp ứng mức tối thiểu, chứ không chỉ ngân sách.

Nếu các chiến dịch của bạn đã chi tiêu đủ nhưng vẫn không nhận được kết quả về Mức tăng thương hiệu, hãy kiểm tra những thông tin sau:

Giá thầu CPV của bạn có quá thấp không?

Lưu lượng truy cập thấp có thể cho biết rằng bạn đang đặt giá thầu thấp hơn. Hãy tăng giá thầu của bạn để nhận được nhiều lượt hiển thị hơn và tạo lưu lượng truy cập. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu tăng giá thầu, bạn sẽ chi tiêu ngân sách nhanh hơn (giả sử các lượt hiển thị đó sẽ dẫn đến lượt xem). Khi sử dụng ngân sách nhanh hơn, bạn sẽ có ít người xem riêng biệt hơn và số người xem điền thông tin vào bản khảo sát cũng có ít khả năng tăng.

Lưu ý: Nếu bạn có ngân sách không giới hạn, thì việc "đặt giá thầu quá cao" không phải là vấn đề.

Đề xuất: Nếu lưu lượng truy cập của bạn thấp mặc dù bạn đặt tiêu chí nhắm mục tiêu rộng, hãy cân nhắc việc tăng giá thầu. Nếu việc tăng giá thầu khiến bạn sắp đạt đến hạn mức ngân sách, hãy cân nhắc việc tăng ngân sách để phù hợp với giá thầu cao hơn.

Cấu hình chiến dịch của bạn có gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm đối chứng trong cuộc khảo sát không?

Nếu một nghiên cứu Mức tăng thương hiệu sử dụng các chiến dịch nhắm đến đối tượng đã từng xem video quảng cáo, thì nghiên cứu đó hiện không tạo nhóm đối chứng.

Ví dụ: giả sử bạn tạo một nghiên cứu với Video A. Tiếp theo, bạn tạo một nghiên cứu thứ hai, trong đó bạn nhắm đến danh sách "Những người đã xem Video A dưới dạng quảng cáo" trên YouTube. Với chế độ thiết lập này, bạn sẽ không thể tạo nhóm đối chứng. Nghiên cứu của bạn có thể đang diễn ra, nhưng sẽ chỉ xuất hiện cho những người đã xem quảng cáo, vì vậy, kết quả sẽ không được đăng.

Một ví dụ khác là nghiên cứu Mức tăng thương hiệu sử dụng chiến dịch nhắm đến đối tượng đã xem quảng cáo đầu tiên của một chiến dịch quảng cáo dạng video theo trình tự (VAS). Với các loại chiến dịch phụ VAS, bạn có thể tạo trình tự quảng cáo mà bạn muốn người dùng xem theo thứ tự nhất định (ví dụ: "Hiển thị cho người dùng Quảng cáo A, tiếp theo là Quảng cáo B, rồi đến Quảng cáo C"). Giả sử bạn tạo một chiến dịch để thêm vào nghiên cứu mức tăng thương hiệu, nhắm đến danh sách đối tượng "Những người đã từng xem Video B dưới dạng Quảng cáo", sau đó sử dụng Quảng cáo C làm mẫu quảng cáo. Vì tất cả người dùng đã xem Quảng cáo C lẽ ra phải xem Quảng cáo B trước tiên, nên điều này có nghĩa là "nhóm đối chứng" sẽ chủ yếu bao gồm những người dùng đã xem quảng cáo của bạn trong chiến dịch VAS.

Cấu hình như vậy có nghĩa là nghiên cứu này không thể tạo nhóm đối chứng vì người dùng được nhắm đến sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn là những người đã xem quảng cáo đó. Nếu chỉ những người xem đủ điều kiện tham gia nghiên cứu mới bị chặn, thì nhóm đối chứng của bạn sẽ không được tạo. Trong trường hợp này, bạn không nên mong đợi rằng kết quả sẽ được đăng.

Tiêu chí nhắm mục tiêu của chiến dịch có quá hẹp không?

Các cấu hình nghiên cứu và thiết lập chiến dịch sau đây đôi khi có thể làm giảm số lượng câu trả lời khảo sát mà nghiên cứu của bạn có thể thu thập được. Mức độ mà các cấu hình đó làm chậm tốc độ thu thập câu trả lời khảo sát sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ mà chúng đang thu hẹp phạm vi nhắm mục tiêu.

Đối tượng (đặc biệt là nhắm mục tiêu lại), vị trí, từ khoá và chủ đề

Các loại nhắm mục tiêu hạn chế hơn, chẳng hạn như vị trí, từ khoá và nhắm mục tiêu lại, làm giảm số lượng người xem đủ điều kiện nên có thể dẫn đến ít lượt hiển thị hơn. Số lượt hiển thị ít dẫn đến số lượng người xem ít đồng nghĩa với việc người xem có ít khả năng điền thông tin vào bản khảo sát hơn.

Khu vực địa lý nhỏ

Khu vực địa lý quá nhỏ có thể giới hạn số người xem riêng biệt, từ đó làm giảm khả năng thu thập đủ câu trả lời. Các nghiên cứu nên được tiến hành ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhắm đến các khu vực địa lý nhỏ hơn, miễn là số lượng người xem ở đó đủ nhiều.

Đề xuất: Theo dõi chặt chẽ lưu lượng truy cập của bạn khi nghiên cứu đang diễn ra. Nếu bạn không chi tiêu hết, hãy mở rộng mọi tiêu chí nhắm mục tiêu quá hạn chế bằng cách mở rộng phạm vi địa lý hoặc xoá các loại nhắm mục tiêu quá hạn chế như vị trí hoặc từ khoá.

Bạn có đang đưa ra bản khảo sát có thể có tỷ lệ phản hồi thấp bằng cách hiển thị bản khảo sát không phải bằng tiếng Anh trong tất cả ngôn ngữ không?

Bản khảo sát của bạn chỉ có thể phân phát bằng một ngôn ngữ. Nếu bạn nhắm đến nhiều ngôn ngữ hoặc "Tất cả ngôn ngữ", tức là bạn đang phân phát bản khảo sát cho những người xem không nói được ngôn ngữ đó. Những người xem này có khả năng sẽ đóng bản khảo sát của bạn. Do đó, bạn không nên nhắm đến nhiều ngôn ngữ hoặc "Tất cả ngôn ngữ", vì điều này có thể mang lại trải nghiệm kém cho nhiều người xem. Nếu bản khảo sát của bạn được trình bày bằng tiếng Anh, thì tuỳ thuộc vào quốc gia, bạn có thể nhắm đến "Tất cả ngôn ngữ", vì tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được dùng phổ biến ở nhiều quốc gia. Xin lưu ý rằng ngay cả trong trường hợp này, bạn cũng không nên làm như vậy.

Đề xuất: Trong tiêu chí nhắm mục tiêu của chiến dịch, hãy chọn ngôn ngữ mà bạn nhắm đến cho khớp với ngôn ngữ của bản khảo sát. Tránh nhắm đến nhiều khu vực địa lý mà ở đó mọi người sử dụng nhiều ngôn ngữ trừ phi bạn biết rằng ở đó có nhiều người dùng song ngữ hoặc nếu bản khảo sát của bạn được trình bày bằng tiếng Anh (đây là ngôn ngữ thứ hai được dùng phổ biến của người nói song ngữ).

Có quá nhiều chiến dịch (hoặc Nhóm thử nghiệm video) trong Cấu hình đo lường mức tăng (LMC) không?

Việc có quá nhiều chiến dịch (hoặc Nhóm thử nghiệm video) trong LMC dẫn đến số lượt hiển thị thấp hơn trên mỗi chiến dịch/Nhóm thử nghiệm video. Việc sử dụng các Thử nghiệm video có nhiều nhóm thử nghiệm có thể dẫn đến kết quả là "Không có đủ dữ liệu" ở cấp chiến dịch nếu lưu lượng truy cập chiến dịch của bạn không đủ lớn cho mỗi nhóm thử nghiệm.

Đề xuất: Nếu dữ liệu ở cấp chiến dịch có ý nghĩa quan trọng đối với bạn, hãy chú ý đến số lượng nhóm thử nghiệm/chiến dịch trong một nhóm mà bạn thêm.

Ngoài ra, việc đưa nhiều chiến dịch vào cùng một nghiên cứu (đặc biệt với tiêu chí nhắm mục tiêu trùng lặp) có thể dẫn đến trạng thái "Không có đủ dữ liệu" ở cấp chiến dịch. Nếu bạn thêm nhiều chiến dịch hơn, điều này có nghĩa là ở cấp chiến dịch, bạn cần có đủ số lượng câu trả lời cho mỗi chiến dịch hoặc phần báo cáo (ví dụ: thiết bị, bản minh hoạ hoặc quảng cáo). Nếu cấp báo cáo được đặt ở mức độ ưu tiên, bạn nên lưu ý khi xem xét số lượng chiến dịch cần thêm vào cùng một nghiên cứu.

Tránh thêm nhiều chiến dịch vào nghiên cứu của bạn nếu báo cáo ở cấp chiến dịch được đặt ở mức độ ưu tiên. Nếu có, hãy cân nhắc việc tiến hành nhiều nghiên cứu với một chiến dịch cho mỗi nghiên cứu hoặc sử dụng thử nghiệm video để đảm bảo kết quả không bị nhiễu giữa các nghiên cứu.

Đối với các chiến dịch tập trung vào phạm vi tiếp cận, bạn có đang tạo ra các bản khảo sát có tỷ lệ phản hồi thấp bằng cách hiển thị nhiều bản khảo sát cho cùng một người xem không?

Nếu mục tiêu của bạn là tiếp cận nhiều người xem nhất có thể, hãy đặt giới hạn tần suất cho chiến dịch để nhiều người xem hơn có thể thấy quảng cáo, rồi sau đó trả lời bản khảo sát. Nếu không có giới hạn tần suất, bạn có thể phân phát quảng cáo cho cùng một người dùng nhiều lần, nhưng chỉ gửi bản khảo sát một lần, do đó làm giảm số lượng câu trả lời khảo sát riêng biệt. Xin lưu ý rằng mặc dù việc tăng giới hạn tần suất giúp bạn tránh nhận được trạng thái "Không có đủ dữ liệu", nhưng việc này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ của mức tăng, vì chúng tôi thấy rằng tần suất hiển thị cao hơn thường dẫn đến mức tăng cao hơn.

"Chưa phát hiện thấy mức tăng"

Đôi khi, một nghiên cứu đã kết thúc với đủ số lượng câu trả lời khảo sát sẽ vẫn cho thấy trạng thái "Chưa phát hiện thấy mức tăng". Điều này xảy ra khi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các câu trả lời khảo sát từ những người đã xem quảng cáo dạng video của bạn và những người không xem. Nếu bạn không đo lường được mức tăng ở cấp nghiên cứu, hãy kiểm tra xem bạn có đo lường được mức tăng ở những phân khúc cụ thể (ví dụ: độ tuổi, giới tính, chiến dịch hoặc thiết bị) hay không. Hãy cân nhắc việc tập trung vào những phân khúc có mức tăng tích cực đó.

Như với bất kỳ kênh truyền thông nào, một số chỉ số sẽ khó di chuyển hơn các chỉ số khác. Một số đối tượng sẽ khó tiếp cận hơn các đối tượng khác. Thông thường, các chiến dịch video sẽ không đo lường được mức tăng về một số chỉ số và đối tượng.

Dưới đây là một vài việc mà bạn có thể làm để cải thiện chế độ thiết lập, mẫu quảng cáo hoặc tiêu chí nhắm mục tiêu của chiến dịch để tăng cơ hội đo lường được mức tăng.

Thiết lập nghiên cứu của bạn đúng cách

  • Chọn kỹ các lựa chọn cho câu trả lời về đối thủ cạnh tranh
    • Việc thương hiệu hoặc sản phẩm của đối thủ cạnh tranh không khớp với thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn có thể dẫn đến khả năng người xem chọn đối thủ cạnh tranh nhiều hơn khả năng họ chọn bạn. Ví dụ: nếu bạn có một công ty nhỏ chuyên cung cấp đồ uống và bạn chọn một thương hiệu đồ uống có ga được công nhận trên toàn cầu làm đối thủ cạnh tranh trong các lựa chọn cho câu trả lời khảo sát mức tăng thương hiệu, thì người xem có nhiều khả năng chọn thương hiệu đó hơn, dẫn đến việc không có mức tăng cho thương hiệu của bạn.
  • Kiểm tra để đảm bảo rằng bạn đã nhập thương hiệu hoặc sản phẩm của mình làm "Câu trả lời ưu tiên"
    • Nếu bạn không nhập thương hiệu hoặc sản phẩm được quảng cáo là "Câu trả lời ưu tiên", thì nghiên cứu sẽ được tiến hành với thông số không chính xác. Bạn có thể chỉnh sửa và sử dụng tính năng Đo lường lại để kích hoạt lại nghiên cứu của mình với đúng thương hiệu hoặc sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.
  • Nếu mẫu quảng cáo tập trung vào một sản phẩm, hãy chọn danh mục sản phẩm phù hợp
    • Nếu mẫu quảng cáo của bạn tập trung vào một sản phẩm cụ thể và bạn đã đo lường mức tác động đến thương hiệu, thì bạn có khả năng sẽ thấy trạng thái "Chưa phát hiện thấy mức tăng". Rất tiếc, nghiên cứu này có phạm vi quá rộng. Bạn nên đợi chiến dịch tiếp theo chạy để đo lường mức độ hiệu quả của mẫu quảng cáo đó. Bạn đã biết rằng mẫu quảng cáo này quá tập trung vào một sản phẩm cụ thể nên không thể di chuyển thương hiệu tổng thể.

Cải thiện mẫu quảng cáo

Chất lượng của mẫu quảng cáo đóng vai trò rất quan trọng trong việc đo lường mức tăng. Bạn có thể kiểm tra xem quảng cáo của bạn có tuân thủ Bộ nguyên tắc ABCD (Thu hút, Giới thiệu thương hiệu, Kết nối, Hướng dẫn) để tạo mẫu quảng cáo hiệu quả trên YouTube hay không. Hãy liên hệ với người quản lý tài khoản của bạn để được hướng dẫn chi tiết về cách cải thiện mẫu quảng cáo.

Đối với quảng cáo có thương hiệu sáng, nếu tên thương hiệu hoặc tên sản phẩm của bạn không xuất hiện, xuất hiện muộn trong quảng cáo hoặc quá mơ hồ, thì người xem sẽ không gán mẫu quảng cáo đó lại cho thương hiệu hoặc sản phẩm được quảng cáo. Để khắc phục vấn đề này, hãy cân nhắc việc thêm các đặc điểm thương hiệu (như biểu tượng, hình mờ hoặc biểu ngữ) vào quảng cáo sớm hơn. Bạn cũng có thể thay đổi tập lệnh để tích hợp thương hiệu hoặc sản phẩm một cách rõ ràng hơn.

Để tăng các chỉ số ở phần dưới của phễu (như số lượt chuyển đổi), việc thêm các đặc điểm thương hiệu sớm có thể sẽ không đủ để tạo ra mức tăng đáng kể. Mẫu quảng cáo cần có sức thuyết phục cao hơn. Bạn có thể cân nhắc việc di chuyển đối số chính đến các đối số trước đó trong mẫu quảng cáo hoặc thêm nhiều đối số hơn vào tập lệnh quảng cáo.

Hạn chế hiển thị mẫu quảng cáo của bạn bên ngoài nghiên cứu về mức tăng

Nếu người xem đã nhìn thấy một mẫu quảng cáo trước khi nghiên cứu Mức tăng thương hiệu được triển khai, thì có thể là nhóm đối chứng (nhóm không xem quảng cáo) đã bị nhiễu, dẫn đến việc không có mức tăng. Điều này sẽ làm cho câu trả lời của nhóm đối chứng tương tự như câu trả lời của những người dùng đã xem quảng cáo của bạn, từ đó làm giảm "mức tăng". Để giảm thiểu mức độ nhiễu của mẫu quảng cáo, hãy làm như sau:

  • Tránh chạy các chiến dịch Video trên YouTube với những kênh không phải YouTube như truyền hình và các nền tảng quảng cáo khác.
  • Tránh thực hiện nhiều nghiên cứu mức tăng thương hiệu có cùng mẫu quảng cáo hoặc mẫu quảng cáo tương tự (trừ phi bạn sử dụng Thử nghiệm video)
  • Tránh bỏ qua các chiến dịch video khác từ nghiên cứu mức tăng thương hiệu với mẫu quảng cáo tương tự

Nhắm đến người xem phù hợp cho chiến dịch của bạn

Đôi khi, một chiến dịch có thể không được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng mục tiêu. Hãy xem mẫu quảng cáo và tự hỏi: thông điệp này có phù hợp với đối tượng mục tiêu không? Nếu bạn đo lường được mức tăng về một số phân khúc nhất định, hãy cân nhắc việc chỉ nhắm đến những phân khúc này bằng mẫu quảng cáo đó. Đối với các phân khúc khác, hãy cân nhắc việc điều chỉnh mẫu quảng cáo.

Chỉ số về Mức tăng thương hiệu

Dữ liệu đo lường Mức tăng thương hiệu có sẵn trong hầu hết các bảng trên Google Ads (bao gồm "Chiến dịch", "Nhóm quảng cáo", "Thông tin nhân khẩu học" và các bảng khác). Bạn cũng có thể xem kết quả ở cấp "Sản phẩm" hoặc "Thương hiệu" trong bảng "Đo lường mức tăng".

Cách kiểm tra dữ liệu đo lường Mức tăng thương hiệu:

Lưu ý: Hướng dẫn bên dưới là một phần trong thiết kế mới của trải nghiệm người dùng Google Ads. Để sử dụng thiết kế trước đây, hãy nhấp vào biểu tượng "Giao diện" rồi chọn Sử dụng bản thiết kế trước. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản trước đây của Google Ads, hãy xem Sơ đồ tham khảo nhanh hoặc sử dụng thanh Tìm kiếm trong bảng điều hướng trên cùng của Google Ads để thấy trang mà bạn đang tìm.
  1. Trong tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào biểu tượng Mục tiêu Goals Icon.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Đo lường trong trình đơn mục.
  3. Nhấp vào Đo lường mức tăng.
  4. Nhấp vào biểu tượng cột Ảnh biểu tượng các cột trên Google Ads.
  5. Nhấp vào Sửa đổi cột.
  6. Chọn Mức tăng thương hiệu, rồi nhấp vào Áp dụng.

Bạn cũng có thể phân đoạn dữ liệu đo lường của mình theo một chỉ số cụ thể (chẳng hạn như "Mức độ ghi nhớ quảng cáo", "Mức độ nhận biết", "Mức độ cân nhắc", "Mức độ ưa thích" và "Ý định mua"):

  1. Nhấp vào biểu tượng phân đoạn Phân đoạn.
  2. Chọn Loại hiệu quả nâng cao thương hiệu để tìm dữ liệu đo lường cho chỉ số bạn đã chọn.

Số người dùng có mức tăng

Cột này cho thấy số lượng người dùng ước tính trong một bản khảo sát mẫu đã thay đổi nhận thức về thương hiệu của bạn do đã xem quảng cáo (được mở rộng theo phạm vi tiếp cận tổng thể của chiến dịch). Chỉ số này cho thấy mức chênh lệch về số lượng câu trả lời tích cực trong các bản khảo sát về thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn giữa nhóm người dùng đã xem quảng cáo so với nhóm người dùng không được xem. Ví dụ: quảng cáo của bạn có thể giúp tăng mức độ cân nhắc (hoặc mức độ nhận biết hay mức độ ghi nhớ quảng cáo) đối với thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn sau khi người dùng xem quảng cáo đó.

Chỉ số "số người dùng gia tăng" không phải lúc nào cũng đo lường số người dùng riêng biệt. Một người dùng có thể trở thành người dùng có mức tăng nhiều lần trong suốt thời gian chạy chiến dịch.

Lưu ý: Chúng tôi không hỗ trợ việc sử dụng dữ liệu để thu hút lại người dùng có mức tăng.

Số người dùng có mức tăng (cùng xem)

Chỉ số này tương tự như chỉ số "số người dùng có mức tăng", nhưng bạn cũng cần tính đến hoạt động cùng xem. Khi nhiều người cùng xem YouTube trên một thiết bị TV thông minh (CTV) và xem một quảng cáo cùng lúc, thì số người dùng có mức tăng của chiến dịch có thể sẽ tăng. Chỉ số này bao gồm số người dùng có mức tăng từ số lượt hiển thị cùng xem trên thiết bị CTV. Vì không có hồ sơ nào cho những người cùng xem, nên họ được coi là có hồ sơ đối tượng giống như hồ sơ của những người dùng đã trả lời khảo sát trong nghiên cứu.

Chi phí cho mỗi người dùng có mức tăng

Chỉ số này thể hiện chi phí trung bình cho mỗi người dùng có mức tăng hiện đang cân nhắc chọn thương hiệu của bạn sau khi xem quảng cáo. Chi phí cho mỗi người dùng có mức tăng được đo lường bằng cách chia tổng chi phí của chiến dịch cho số lượng người dùng có mức tăng. Dựa vào chỉ số này, bạn có thể biết chi phí để thay đổi suy nghĩ của một người nào đó về thương hiệu của bạn – xét về mức độ cân nhắc thương hiệu, mức độ ghi nhớ quảng cáo hoặc mức độ nhận biết thương hiệu.

Mức tăng thương hiệu tuyệt đối

Chỉ số này thể hiện mức chênh lệch về số lượng câu trả lời tích cực trong các bản khảo sát về thương hiệu hoặc sản phẩm giữa nhóm người dùng đã xem quảng cáo của bạn (nhóm tiếp xúc) so với nhóm người dùng không được xem quảng cáo của bạn (nhóm cơ sở). Chỉ số này được tính bằng cách lấy tỷ lệ phản hồi tích cực từ nhóm tiếp xúc trừ đi tỷ lệ phản hồi tích cực của nhóm cơ sở. Chỉ số về Mức tăng thương hiệu tuyệt đối đo lường mức độ ảnh hưởng của quảng cáo đến cảm nhận tích cực của đối tượng đối với thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn. Ví dụ: sự gia tăng về số lượng câu trả lời tích cực trong bản khảo sát từ 20% lên 40% giữa hai nhóm người dùng được khảo sát cho thấy mức tăng tuyệt đối là 20%.

Mức tăng thương hiệu tuyệt đối và hiệu suất của chiến dịch

Mức tăng tuyệt đối không phải lúc nào cũng phản ánh hiệu suất tổng thể của mức tăng thương hiệu. Bạn nên tập trung sử dụng một chỉ số (như chi phí cho mỗi người dùng có mức tăng) làm chỉ số chính về sự thành công của chiến dịch, vì chỉ số đó ảnh hưởng đến cả phạm vi tiếp cận và chi phí. Xem bảng sau:

Chiến dịch Phí Giá mỗi 1.000 lần hiển thị (CPM) Phạm vi tiếp cận Mức tăng tuyệt đối Số người dùng có mức tăng Chi phí cho mỗi người dùng gia tăng
Chiến dịch 1 $100 $15 6.666 10% 667 $0,15
Chiến dịch 2 $100 $5 20.000 5% 1.000 $0,10
Chênh lệch không áp dụng 66% 200% 50% 60% 33%

Nếu bạn chỉ xem xét mức tăng tuyệt đối, Chiến dịch 1 có vẻ như hoạt động hiệu quả hơn Chiến dịch 2. Tuy nhiên, với cùng mức chi phí, Chiến dịch 2 thu hút được thêm 50% số người dùng có mức tăng, với mức CPM thấp hơn 66% và chi phí cho mỗi người dùng có mức tăng thấp hơn 33%.

Mức tăng thương hiệu tiềm năng

Chỉ số này đo lường mức tác động của quảng cáo đến việc gia tăng mức độ cảm nhận tích cực đối với thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn so với mức gia tăng về mức độ cảm nhận tích cực mà thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn có thể đạt được. Chỉ số này được tính bằng cách chia mức tăng tuyệt đối cho 1, rồi trừ đi tỷ lệ phản hồi tích cực của nhóm cơ sở. Ví dụ: sự gia tăng về số lượng câu trả lời tích cực trong bản khảo sát từ 20% lên 40% giữa nhóm tiếp xúc và nhóm cơ sở thể hiện mức tăng tiềm năng là 25%.

Mức tăng thương hiệu tương đối

Chỉ số này mô tả mức chênh lệch về số lượng câu trả lời tích cực trong các bản khảo sát về thương hiệu hoặc sản phẩm giữa nhóm người dùng đã xem quảng cáo của bạn so với nhóm người dùng không được xem. Hệ thống sẽ chia mức chênh lệch này cho số câu trả lời tích cực từ nhóm người dùng không xem quảng cáo của bạn. Kết quả này đo lường mức độ ảnh hưởng của quảng cáo đến nhận thức tích cực của đối tượng đối với thương hiệu của bạn. Ví dụ: sự gia tăng về số lượng câu trả lời tích cực trong bản khảo sát từ 20% lên 40% giữa hai nhóm người dùng được khảo sát thể hiện mức tăng tương đối là 100%.

Vì hệ thống không thể thu thập các câu trả lời khảo sát cho toàn bộ nhóm tiếp xúc và nhóm cơ sở, nên dữ liệu này được tính từ các câu trả lời đã được thu thập, cung cấp cho bạn số liệu ước tính trong một phạm vi nhất định. Thông thường, khoảng tin cậy là 90%, vì vậy, bạn có thể dự kiến rằng trong 90% số trường hợp, số liệu thực tế về mức tăng sẽ nằm trong khoảng đó (nếu bạn muốn tiếp cận tất cả mọi người).

Tỷ lệ phản hồi tích cực của nhóm cơ sở

Chỉ số này xác định tần suất những người dùng không được xem quảng cáo của bạn đưa ra câu trả lời tích cực trong bản khảo sát về thương hiệu của bạn. Hãy sử dụng chỉ số này để hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của việc tiếp xúc với nội dung nghe nhìn nói chung và các yếu tố khác (ngoài việc xem quảng cáo trong chiến dịch của bạn) đến các câu trả lời tích cực trong bản khảo sát về thương hiệu của bạn.

Các ý kiến phản hồi trong bản khảo sát nhóm tiếp xúc

Chỉ số này cho biết số lượng câu trả lời khảo sát từ những người dùng đã xem quảng cáo của bạn.

Lưu ý: Nếu bạn thấy chỉ số trong cột này thấp, tức là hệ thống chưa thu thập đủ số lượng câu trả lời khảo sát. Hãy tiếp tục chạy chiến dịch của bạn và sớm kiểm tra lại.

Các ý kiến phản hồi trong bản khảo sát nhóm cơ sở

Chỉ số này mô tả số lượng câu trả lời khảo sát từ những người dùng không được xem quảng cáo của bạn.

Lưu ý: Nếu bạn thấy chỉ số trong cột này thấp, tức là hệ thống chưa thu thập đủ số lượng câu trả lời khảo sát. Hãy tiếp tục chạy chiến dịch của bạn và sớm kiểm tra lại.

Tỷ lệ phản hồi tích cực của nhóm tiếp xúc

Chỉ số này xác định tần suất người dùng đã xem quảng cáo của bạn đưa ra câu trả lời tích cực trong bản khảo sát về thương hiệu của bạn.

Khoảng tin cậy

Khi nói đến các chỉ số về mức tăng (như mức tăng tuyệt đối), "giá trị ước tính điểm" thường được hiểu là khả năng cao nhất mà quảng cáo của bạn tạo ra mức tăng. Tuy nhiên, trong Google Ads, bạn cũng có thể tìm thấy khoảng tin cậy cho tất cả các chỉ số về mức tăng thương hiệu. Đây là phạm vi ước tính cho kết quả của bạn. Phạm vi này được xác định theo giới hạn trên và giới hạn dưới. Đó là giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất mà mức tăng của bạn thực sự có thể đạt đến. Kết quả về mức tăng sử dụng khoảng tin cậy ở 2 phía là 80%, tức là có 80% khả năng mức tăng thực sự nằm giữa giới hạn dưới và giới hạn trên. Điều này cũng có nghĩa là có 90% khả năng mức tăng sẽ lớn hơn giới hạn dưới. Ví dụ: bạn có thể thấy rằng mức tăng tương đối là 35%, đây là giá trị ước tính điểm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thấy khoảng tin cậy nằm trong khoảng từ 30% đến 40%, tức là có 80% khả năng mức tăng thực sự nằm trong khoảng từ 30% (giới hạn dưới) đến 40% (giới hạn trên). Nói theo cách khác là có 90% khả năng mức tăng sẽ lớn hơn 30%.

Độ chắc chắn về mức tăng

Độ chắc chắn về mức tăng (chỉ áp dụng cho chỉ số mức tăng thương hiệu) là một chỉ số quan trọng giúp bạn hiểu được mức độ tin cậy của kết quả về mức tăng. Chỉ số này thể hiện khả năng chiến dịch của bạn tạo ra mức tăng được đo lường, chứ không phải do ngẫu nhiên. Độ chắc chắn của mức tăng được tính dưới dạng "1 – giá trị p" và đôi khi có thể được gọi là "ý nghĩa thống kê" hoặc "độ tin cậy" của kết quả về mức tăng. Giá trị p cho biết khả năng đạt được kết quả về mức tăng nếu quảng cáo thực sự không hiệu quả. Do đó, độ chắc chắn cao (tương ứng với giá trị p thấp) cho thấy kết quả không có khả năng xảy ra do ngẫu nhiên và là dấu hiệu rõ ràng cho thấy quảng cáo của bạn đã tạo ra mức tăng.

Lưu ý: Hiện tại, độ chắc chắn về mức tăng không áp dụng cho tất cả tài khoản. Nếu không thấy kết quả trong tài khoản của mình, bạn chỉ có thể xem kết quả có độ chắc chắn cao nhất, tức là hơn 90%.

Đường liên kết có liên quan

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
10898321310862635706
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
73067
false
false
false