Tạo chiến dịch Video

Lưu ý: Khi Google cải thiện quy trình giới thiệu người dùng mới, người dùng Google Ads mới sẽ có thể trải nghiệm quy trình làm việc mới. Nội dung dưới đây liên quan đến những người dùng Google Ads đã tạo và đăng nhập vào tài khoản Google Ads của họ. Trang này sẽ được cập nhật thêm thông tin vào năm 2023.
Chiến dịch Video giúp bạn tiếp cận cũng như thu hút đối tượng trên YouTube, Google TV và thông qua đối tác video của Google. Khi tạo chiến dịch Video, bạn có thể chọn trong số các mục tiêu của chiến dịch, loại chiến dịch phụ và định dạng quảng cáo khác nhau để cho người dùng biết về các sản phẩm và dịch vụ của bạn, đồng thời thúc đẩy họ thực hiện hành động.

Nội dung bạn sẽ tìm hiểu

Một chiến dịch Video thành công nên bao gồm tiêu chí nhắm mục tiêu, chiến lược đặt giá thầu, ngân sách và quảng cáo phù hợp để giúp bạn đạt được mục tiêu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo chiến dịch Video:

  1. Chọn mục tiêu
  2. Chi tiêu ngân sách hiệu quả
  3. Tiếp cận những người đang tìm kiếm thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn
  4. Tổ chức quảng cáo thông qua các nhóm quảng cáo
  5. Tạo quảng cáo phù hợp

Tối ưu hoá chiến dịch trong quá trình tạo

Khi tạo chiến dịch, bạn có thể nhận được thông báo dựa trên chế độ cài đặt của mình. Những thông báo này có thể cho bạn biết các vấn đề làm giảm hiệu suất hoặc có tính chất nghiêm trọng, ngăn cản bạn xuất bản chiến dịch của mình.

Trình đơn điều hướng xuất hiện khi bạn tạo chiến dịch sẽ cung cấp thông tin toàn diện về tiến trình của bạn và thông báo về những vấn đề mà bạn có thể cần giải quyết. Hãy di chuyển giữa các bước trong trình đơn thao tác để dễ dàng xem xét và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn với tiêu chí nhắm mục tiêu, chiến lược đặt giá thầu, ngân sách hoặc các chế độ cài đặt khác của chiến dịch. Tìm hiểu cách Thiết lập chiến dịch thành công.


Hướng dẫn


Nút Phát 

Video này do một Cộng tác viên video bên thứ ba của Google Ads gửi. Google không chứng thực bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào có thể được quảng bá trong video này. Hãy nhấp vào đây để tìm hiểu thêm về chương trình này!

Bật phụ đề trên YouTube để xem phụ đề bằng ngôn ngữ của bạn. Chọn biểu tượng cài đặt Hình ảnh biểu tượng cài đặt trên YouTube ở cuối trình phát video, sau đó chọn "Phụ đề" rồi chọn ngôn ngữ của bạn.


Bước 1/5: Chọn mục tiêu

Khi tạo chiến dịch Video mới trong tài khoản Google Ads, bạn sẽ chọn một trong số các mục tiêu sau đây của chiến dịch: Doanh số, Khách hàng tiềm năng, Lưu lượng truy cập trang webMức độ nhận biết và cân nhắc.

Mục tiêu mà bạn chọn phải phù hợp với kết quả mà bạn muốn đạt được thông qua chiến dịch của mình. Ví dụ: nếu muốn khuyến khích người dùng truy cập vào trang web của mình, bạn có thể chọn Lưu lượng truy cập trang web. Tìm hiểu thêm trong bài viết Giới thiệu về các mục tiêu của chiến dịch Video.

Mục tiêu cũng sẽ xác định loại chiến dịch phụ mà bạn có thể chọn. Loại chiến dịch phụ sẽ xác định những định dạng quảng cáo mà bạn có thể dùng trong chiến dịch đó để tối ưu hoá chiến dịch hiệu quả hơn nhằm đạt được mục tiêu. Ví dụ: nếu mục tiêu tổng thể của bạn là thu hút người dùng truy cập vào trang web của bạn và khuyến khích họ mua hàng, thì bạn nên chọn loại chiến dịch phụ Tăng số lượt chuyển đổi.

Lưu ý: Mục tiêu của chiến dịch "Sự cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm" đã được kết hợp với "Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận". Giờ đây, bạn có thể tìm thấy tất cả các loại chiến dịch phụ đó cho cả hai mục tiêu trong mục "Mức độ nhận biết và cân nhắc". Việc hợp nhất này sẽ giúp đơn giản hoá trải nghiệm lựa chọn mục tiêu của nhà quảng cáo và đem đến một nơi tập trung cho tất cả các loại chiến dịch phụ dựa trên thương hiệu.

Bài viết này không thảo luận về chiến dịch Quảng cáo trên đầu trang chủ theo CPM trên YouTube. Chiến dịch này có sẵn ngay trong Google Ads khi được Người đại diện của Google kích hoạt. Tìm hiểu thêm về cách Tạo chiến dịch Quảng cáo trên đầu trang chủ theo CPM trên YouTube.

Mục tiêu của chiến dịch Bạn cần thiết lập lượt chuyển đổi trong tài khoản? Loại chiến dịch phụ Định dạng quảng cáo có thể sử dụng Chiến lược giá thầu có thể sử dụng
      Trong luồng phát có thể bỏ qua Trong nguồn cấp dữ liệu

Trong luồng phát không thể bỏ qua

Đoạn quảng cáo đệm Ngoài luồng phát  
Doanh số bán hàng, Lượng khách hàng tiềm năng, Lưu lượng truy cập trang web Thúc đẩy lượt chuyển đổi có, đã xác nhận     có, đã xác nhận

Tối đa hoá lượt chuyển đổi hoặc tCPA

*Bạn sẽ có thể sử dụng chiến lược giá thầu ROAS mục tiêu và Tối đa hoá giá trị lượt chuyển đổi sau khi đã tích luỹ đủ số lượt chuyển đổi

Sự cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm Không Thu hút lượt xem (trước đây là "Ảnh hưởng đến mức độ cân nhắc") có, đã xác nhận có, đã xác nhận       CPV tối đa
Trình tự quảng cáo có, đã xác nhận   có, đã xác nhận có, đã xác nhận   CPV tối đa hoặc CPM mục tiêu
Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận Không Trình tự quảng cáo có, đã xác nhận   có, đã xác nhận có, đã xác nhận  
CPV tối đa hoặc tCPM
Ngoài luồng phát (trong danh sách cho phép)         có, đã xác nhận vCPM
Video tăng cường phạm vi tiếp cận – Phạm vi tiếp cận hiệu quả có, đã xác nhận     có, đã xác nhận   tCPM
Video tăng cường phạm vi tiếp cận – Trong luồng phát không thể bỏ qua      có, đã xác nhận     tCPM
Video tăng cường phạm vi tiếp cận – Tần suất mục tiêu có, đã xác nhận   có, đã xác nhận có, đã xác nhận   tCPM
Trong luồng phát có thể bỏ qua Trong nguồn cấp dữ liệu Trong luồng phát không thể bỏ qua Đoạn quảng cáo đệm Ngoài luồng phát
Hình ảnh về quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua Hình ảnh về quảng cáo khám phá video Hình ảnh về quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua Hình ảnh về quảng cáo đệm Hình ảnh về quảng cáo ngoài luồng phát
Video có thời lượng dưới 3 phút Không có thời lượng video tối đa Tối đa 15 – 20 giây Tối đa 6 giây Không có thời lượng video tối đa
Số lượt xem được báo cáo Số lượt xem được báo cáo Không có lượt xem có trả phí nào được báo cáo Không có lượt xem có trả phí nào được báo cáo Số lượt xem được báo cáo

Tạo một chiến dịch mới và đặt mục tiêu

Lưu ý: Hướng dẫn bên dưới là một phần trong thiết kế mới của trải nghiệm người dùng Google Ads. Để sử dụng thiết kế trước đây, hãy nhấp vào biểu tượng "Giao diện" rồi chọn Sử dụng bản thiết kế trước. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản trước đây của Google Ads, hãy xem Sơ đồ tham khảo nhanh hoặc sử dụng thanh Tìm kiếm trong bảng điều hướng trên cùng của Google Ads để thấy trang mà bạn đang tìm.
  1. Trong tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào biểu tượng Campaigns Icon Chiến dịch.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Chiến dịch trong trình đơn mục.
  3. Nhấp vào Chiến dịch.
  4. Nhấp vào nút dấu cộng , rồi chọn Chiến dịch mới.
  5. Chọn mục tiêu của chiến dịch: Doanh số bán hàng, Khách hàng tiềm năng, Lưu lượng truy cập trang web hoặc Mức độ nhận biết và cân nhắc.
    • Mục tiêu mà bạn chọn sẽ xác định các loại chiến dịch phụ có sẵn.
    • Nếu bạn không có mục tiêu chiến dịch, hãy chọn Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu.
  6. Trong mục "Chọn loại chiến dịch", hãy chọn Video.
  7. Trong mục "Chọn loại chiến dịch phụ", hãy chọn một loại chiến dịch phụ. Hãy xem lại cách mỗi loại chiến dịch phụ có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu quảng cáo cụ thể:
    • Tăng số lượt chuyển đổi: Tăng doanh số bán hàng và lượng khách hàng tiềm năng bằng quảng cáo tập trung vào hành động và tiêu chí nhắm mục tiêu.
    • Chiến dịch video tùy chỉnh: Tùy chỉnh chế độ cài đặt với các loại quảng cáo khác nhau.
    • Chiến dịch Video tăng cường phạm vi tiếp cận: Mở rộng tối đa phạm vi tiếp cận trong phạm vi ngân sách của bạn. Trong loại chiến dịch phụ này, bạn có thể chọn tiếp cận thêm nhiều người dùng riêng biệt bằng cách sử dụng quảng cáo đệm, quảng cáo trong luồng phát có thể bỏ qua hay tuỳ ý kết hợp cả hai định dạng (được gọi là Phạm vi tiếp cận hiệu quả) hoặc chọn tiếp cận người dùng bằng toàn bộ thông điệp của bạn nhờ sử dụng Quảng cáo trong luồng phát không thể bỏ qua.
      • Đối với Phạm vi tiếp cận hiệu quả, Quảng cáo trong luồng phát không thể bỏ qua và chiến dịch Quảng cáo trên đầu trang chủ, bạn có thể chọn cách thức mua quảng cáo bằng cách lựa chọn giữa Phiên đấu giá hoặc Đặt trước.
    • Thu hút lượt xem: Khuyến khích người dùng cân nhắc mua sản phẩm của bạn bằng quảng cáo.
    • Ngoài luồng phát: Tuỳ chỉnh quảng cáo của bạn cho phù hợp với điện thoại và máy tính bảng.
    • Quảng cáo theo trình tự: Kể một câu chuyện bằng một loạt quảng cáo theo trình tự.
    • Mua sắm: Quảng bá sản phẩm và thu hút mọi người đến mua sắm tại trang web của bạn.
  8. Nhấp vào Tiếp tục.

Sắp tới đây, bạn sẽ không thể sử dụng "Chiến dịch video tuỳ chỉnh" nữa. Loại chiến dịch phụ này sẽ được chia thành "Thu hút lượt xem" và "Phạm vi tiếp cận hiệu quả".

Bạn nên chọn chiến dịch "Thu hút lượt xem" cho những nhà quảng cáo video muốn tăng mức độ tương tác với chiến dịch của họ. Với chiến lược giá thầu chi phí tối đa mỗi lượt xem (CPV tối đa), bạn có thể đặt số tiền mà bạn muốn chi tiêu khi có người xem một trong các quảng cáo dạng video của bạn.

Bạn nên chọn chiến dịch "Phạm vi tiếp cận hiệu quả" cho những nhà quảng cáo video muốn tiếp cận nhiều người nhất có thể. Với chiến lược giá thầu chi phí mục tiêu cho mỗi nghìn lượt hiển thị (CPM mục tiêu), bạn đặt số tiền mà bạn muốn chi tiêu cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo dạng video.

Bước 2/5: Chi tiêu ngân sách hiệu quả

Ngân sách sẽ ảnh hưởng đến tần suất quảng cáo xuất hiện và mức độ nổi bật của quảng cáo.

Chiến lược đặt giá thầu sẽ xác định cách chi tiêu ngân sách. Bạn có thể chọn trả phí để người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn, nhấp vào quảng cáo đó hoặc thực hiện lượt chuyển đổi trên trang web của bạn. Tìm hiểu thêm về ngân sách chiến dịchchiến lược đặt giá thầu.

Thiết lập chiến lược giá thầu và ngân sách

  CPV (Chi phí mỗi lượt xem) CPM (Chi phí mỗi nghìn lượt hiển thị) vCPM (Chi phí mỗi nghìn lượt hiển thị có thể xem) CPA mục tiêu (Chi phí thu nạp khách hàng) ROAS mục tiêu (Lợi tức trên chi tiêu quảng cáo) Tối đa hoá lượt chuyển đổi Tối đa hoá giá trị lượt chuyển đổi Đặt giá thầu CPC thủ công Chi phí mỗi lượt nhấp nâng cao (ECPC) Tối đa hoá số lượt nhấp
Có thể sử dụng trong video? Không Không Không
Cần có lượt chuyển đổi? Không Không Không Không Không Không
Thủ công hay tự động? Thủ công Thủ công Thủ công Tự động Tự động Tự động Tự động Thủ công Tự động Tự động
Cách bạn bị tính phí? Trên mỗi lượt xem Trên mỗi 1.000 lượt hiển thị Trên mỗi 1.000 lượt hiển thị có thể xem Trên mỗi 1.000 lượt hiển thị Trên mỗi 1.000 lượt hiển thị Trên mỗi 1.000 lượt hiển thị Trên mỗi 1.000 lượt hiển thị Trên mỗi lượt nhấp Trên mỗi lượt nhấp Trên mỗi lượt nhấp
Chiến lược này tối ưu hoá nhằm đạt mục tiêu gì? Không áp dụng – Thủ công Không áp dụng – Thủ công Không áp dụng – Thủ công Số lượt chuyển đổi mục tiêu Lợi tức trên chi tiêu quảng cáo Số lượt chuyển đổi Giá trị lượt chuyển đổi Không áp dụng – Thủ công Số lượt nhấp Số lượt nhấp
  1. Chọn chiến lược giá thầu của bạn. Chiến lược giá thầu là cách bạn tối ưu hóa giá thầu để đạt được các mục tiêu quảng cáo của mình.
    Ví dụ: chiến lược giá thầu cho chúng tôi biết mục tiêu của bạn là nhận được lượt xem (CPV), lượt hiển thị (CPM), nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể với mức chi phí mục tiêu cho mỗi hành động (CPA) mà bạn đã đặt, hoặc nhận số lượt chuyển đổi tối đa trong phạm vi ngân sách của bạn.
  2. Nhập ngân sách của bạn. Bạn có thể chọn tổng ngân sách chiến dịch (số tiền mà bạn muốn chi tiêu cho toàn bộ chiến dịch) hoặc ngân sách hằng ngày (số tiền trung bình mà bạn muốn chi tiêu mỗi ngày).

    Tổng ngân sách chiến dịch

    Google Ads sẽ cố gắng chi tiêu tổng ngân sách của bạn một cách đều đặn trong suốt thời gian chạy chiến dịch, đồng thời vẫn tính đến những ngày lưu lượng truy cập cao hơn và thấp hơn để tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch của bạn. Google sẽ chỉ lập hóa đơn trong giới hạn số tiền mà bạn nhập cho một chiến dịch, ngay cả khi Google Ads phân phát nhiều lượt xem hoặc lượt hiển thị hơn mức ngân sách cho phép.

     

    Ngân sách hằng ngày

    Vào những ngày mà bạn có nhiều khả năng nhận được lượt nhấp và lượt chuyển đổi, bạn có thể chi tiêu nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, trong suốt cả tháng, tổng số tiền chi tiêu trung bình của ngân sách sẽ không vượt quá số tiền mà bạn nhập trong Google Ads.

  3. Đặt ngày bắt đầu và ngày kết thúc cho chiến dịch của bạn. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu bạn sử dụng tổng ngân sách chiến dịch.

Nếu chiến dịch của bạn chi tiêu toàn bộ ngân sách, đạt đến hạn mức hằng ngày (đối với ngân sách hằng ngày) hoặc đạt đến ngân sách trung bình mỗi ngày (đối với tổng ngân sách chiến dịch), hãy cân nhắc tăng ngân sách để đạt được kết quả tốt hơn. Nếu không, hãy điều chỉnh tiêu chí nhắm mục tiêu, chiến lược đặt giá thầu và quảng cáo để xem chiến dịch của bạn có hoạt động hiệu quả hơn hay không.

Bước 3/5: Tiếp cận những người đang tìm kiếm thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn

Trong chiến dịch của mình, bạn có thể tiếp cận những người ở một vị trí nhất định, những người nói một ngôn ngữ cụ thể hoặc những người có sở thích cụ thể bằng cách sử dụng tính năng nhắm mục tiêu theo chiến dịch. Ngoài ra, Google Ads còn cho phép bạn thêm các tiêu chí loại trừ nội dung vào chiến dịch để đảm bảo quảng cáo của bạn không chạy bên cạnh nội dung nhạy cảm. Tìm hiểu thêm trong bài viết Giới thiệu về tính năng nhắm mục tiêu cho chiến dịch Video.

Thiết lập tính năng nhắm mục tiêu theo chiến dịch

Giờ đây, tất cả chiến dịch Video sẽ hiển thị quảng cáo trên cả video trên YouTube và mạng YouTube Tìm kiếm để tăng phạm vi tiếp cận và thu hút được khách hàng tiềm năng.
  1. Chọn các mạng mà bạn muốn quảng cáo hiển thị. Mạng là nơi mà quảng cáo của bạn có thể xuất hiện. Các mạng này có thể bao gồm:

    Đối tác video trên Mạng Hiển thị

    Mạng này còn được gọi là Đối tác video của Google, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên các trang web và ứng dụng trên Mạng Hiển thị. Bạn nên chọn lựa chọn này, vì lựa chọn này có thể giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận ra ngoài YouTube.

    YouTube

    YouTube hiển thị quảng cáo trên nhiều sản phẩm, chẳng hạn như kết quả tìm kiếm, video trên YouTube, trang kênh và trang chủ của YouTube.

    Google TV

    Google TV hiển thị quảng cáo trên các kênh của Google TV và các ứng dụng phát trực tuyến video hàng đầu trên nền tảng Google TV. Hiện tại, mạng Google TV chỉ có ở Hoa Kỳ.

  2. Chọn ngôn ngữ mà bạn muốn dùng cho quảng cáo của mình. Tuỳ thuộc vào ngôn ngữ mà bạn chọn, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện cho những người xem Google TV hoặc truy cập vào trang web và ứng dụng sử dụng ngôn ngữ đó. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về tính năng nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ.
  3. Chọn vị trí địa lý của người dùng mà quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện. Tìm hiểu cách nhắm mục tiêu quảng cáo đến các vị trí địa lý.
  4. Chọn chế độ cài đặt loại trừ nội dung. Chế độ này cho phép bạn chọn không hiển thị chiến dịch cùng với nội dung có thể không phù hợp với thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.

    Các loại khoảng không quảng cáo

    Với các loại khoảng không quảng cáo, bạn có thể chọn không hiển thị quảng cáo cho những nhóm nội dung nhạy cảm không phù hợp với thương hiệu hoặc thông điệp trong chiến dịch của bạn. Tìm hiểu thêm trong bài viết Giới thiệu về tiêu chí loại trừ nội dung cho chiến dịch Video.

    Các nhãn và loại bị loại trừ

    Chọn các loại nội dung và nhãn nội dung kỹ thuật số để loại trừ khỏi Chiến dịch video của bạn. Ví dụ: bạn có thể loại trừ quảng cáo chạy bên cạnh video phát trực tiếp hoặc nội dung được gắn nhãn dành cho đối tượng người lớn. Tìm hiểu thêm trong bài viết Giới thiệu về tiêu chí loại trừ nội dung cho chiến dịch Video.

  5. (Không bắt buộc) Nhấp vào phần Cài đặt bổ sung để thiết lập tính năng nhắm mục tiêu theo thiết bị, giới hạn tần suất quảng cáo của bạn xuất hiện cho người dùng hoặc lập lịch quảng cáo.

    Nhắm mục tiêu theo thiết bị

    Chế độ nhắm mục tiêu theo thiết bị thu hẹp phạm vi tiếp cận của bạn để nhắm mục tiêu các thiết bị cụ thể. Các thiết bị mà bạn có thể nhắm đến bao gồm máy tính, thiết bị di động, máy tính bảng và TV. Tìm hiểu thêm qua bài viết Giới thiệu về tính năng nhắm mục tiêu theo thiết bị.

Sau khi thiết lập tiêu chí nhắm mục tiêu cho chiến dịch, bạn sẽ thiết lập tiêu chí nhắm mục tiêu cho nhóm quảng cáo.

Bước 4/5: Tổ chức quảng cáo bằng các nhóm quảng cáo

Bạn có thể tạo nhóm quảng cáo để tổ chức quảng cáo của mình theo một chủ đề chung. Ví dụ: Nếu bán món tráng miệng, đồ uống và đồ ăn nhẹ trên trang web của mình, thì bạn có thể tạo một nhóm quảng cáo cho từng danh mục sản phẩm (tổng cộng có 3 nhóm quảng cáo). Đối với nhóm quảng cáo, bạn có thể điều chỉnh tiêu chí nhắm mục tiêu để tiếp cận thêm nhiều đối tượng mục tiêu.

  1. Xác định đối tượng mà bạn muốn tiếp cận bằng quảng cáo của mình. Bạn có thể chọn từ:
  2. Thu hẹp tiêu chí nhắm mục tiêu bằng cách thêm từ khoá có liên quan, chủ đềvị trí. Đừng thêm quá nhiều từ khoá, chủ đề hoặc vị trí, vì điều đó có thể ngăn bạn tiếp cận đối tượng của mình.

Giờ thì bạn đã thiết lập xong tiêu chí nhắm mục tiêu, bạn có thể bắt đầu tạo quảng cáo của mình.

Bước 5/5: Tạo quảng cáo phù hợp

Khi tạo quảng cáo, hãy chú trọng đến việc cung cấp cho quảng cáo những dòng tiêu đề, lời kêu gọi hành động và thành phần khác phù hợp, giúp thôi thúc người xem hành động. Bạn có thể tạo nhiều quảng cáo (tối đa 30 quảng cáo) khi tạo chiến dịch. Bạn có thể tạo video trong Thư viện thành phần bằng cách sử dụng các mẫu có sẵn của chúng tôi, hoặc chọn một video mà bạn đã tải lên YouTube.

Tạo video bằng Thư viện thành phần

Google Ads Tutorials: Video creation in Google Ads

Bật phụ đề trên YouTube để xem phụ đề bằng ngôn ngữ của bạn. Chọn biểu tượng cài đặt Hình ảnh biểu tượng cài đặt trên YouTube ở cuối trình phát video, sau đó chọn "Phụ đề" rồi chọn ngôn ngữ của bạn.


Bạn có thể tạo video cho chiến dịch trong Thư viện thành phần. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo video trong khi tạo chiến dịch Video mới.

Lưu ý: Hướng dẫn bên dưới là một phần trong thiết kế mới của trải nghiệm người dùng Google Ads. Để sử dụng thiết kế trước đây, hãy nhấp vào biểu tượng "Giao diện" rồi chọn Sử dụng bản thiết kế trước. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản trước đây của Google Ads, hãy xem Sơ đồ tham khảo nhanh hoặc sử dụng thanh Tìm kiếm trong bảng điều hướng trên cùng của Google Ads để thấy trang mà bạn đang tìm.
  1. Trong tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào biểu tượng Công cụ Tools Icon.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Thư viện chia sẻ trong trình đơn cho mục này.
  3. Nhấp vào Thư viện thành phần.
  4. Nhấp vào nút dấu cộng , rồi nhấp vào Tạo video.
  5. Chọn một mẫu cho video. Bạn có thể nhấp vào mẫu để xem trước mẫu đó trước khi lựa chọn.
  6. Thêm các thành phần vào mẫu. Một số thành phần mà bạn có thể cần thêm là mã HEX cho biểu trưng, màu sắc, hình ảnh và văn bản của thương hiệu.
    • Bạn có thể chọn nhạc và phông chữ có sẵn trong thư viện Google Ads.
    • Bạn có thể cắt hình ảnh cho vừa với mẫu (nếu cần).
    • Bạn có thể áp dụng đề xuất của công cụ này về loại và kích thước của thành phần (chẳng hạn như hình ảnh phong cách sống hoặc hình ảnh sản phẩm).
    • Sau khi đã chọn tất cả thành phần, bạn có thể sử dụng những cảnh được cập nhật trong Bảng phân cảnh ở cuối màn hình để xem trước video.
  7. Nhấp vào Tạo video sau khi thêm tất cả thành phần.
  8. Đợi cho đến khi video được tạo xong. Quá trình này có thể mất vài phút.
  9. Khi video của bạn được tạo xong, bạn có thể xem trước video đó.
    • Theo mặc định, video sẽ bị tắt tiếng nhưng bạn có thể bật tiếng để xem video có nhạc nền. Nếu bạn cần thay đổi thêm, hãy chọn Chỉnh sửa video để chỉnh sửa thêm.
  10. Khi bạn đã hài lòng với video, hãy chọn kênh YouTube mà bạn muốn tải video lên.
  11. Trước khi chọn kênh YouTube, hãy xác nhận rằng:
  12. Nếu không biết ai là chủ sở hữu hoặc không biết cách quản lý Tài khoản thương hiệu, thì bạn vẫn có thể sử dụng công cụ Tạo video.
    • Google Ads sẽ tạo cho bạn một kênh "lưu trữ" nội bộ. Cách này có một số điểm hạn chế như sau:
      • Các video trong "kênh lưu trữ" này sẽ được đặt ở chế độ không công khai.
      • Bạn sẽ không thể sử dụng một số chức năng của Google Ads như tính năng sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự.
      • Bạn sẽ không thể chỉnh sửa bất cứ thông tin nào của video (chẳng hạn như tên, nội dung mô tả hoặc thẻ).
      • Để xoá video tại đây, hãy chuyển đến Thư viện thành phần, di chuột lên video, nhấp vào biểu tượng dấu 3 chấm 3 dot icon ở góc trên cùng bên phải, rồi nhấp vào Xoá khỏi YouTube.
    • Bạn có thể tạo một kênh mới thuộc quyền sở hữu của bạn.
  13. Nhấp vào Quay lại Thư viện thành phần. Đây là nơi lưu trữ video mới của bạn.
    • Xin lưu ý rằng bạn không thể chỉnh sửa video đã tạo sau khi lưu, và bạn sẽ phải tạo video mới nếu cần thay đổi thêm.
  14. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo video trong khi tạo chiến dịch Video mới.
    • Khi bạn đang chọn một video, hãy nhấp vào Tạo video chỉ qua vài bước đơn giản trong mục "Bạn cần tạo một video mới?". Thao tác này sẽ mở một thẻ mới trong trình duyệt.

Tạo quảng cáo

  1. Tìm video mà bạn đã tải lên YouTube hoặc nhập URL của video từ YouTube.
    • Bạn cũng có thể chọn một video đã tạo từ Thư viện thành phần, hoặc tạo một video trong khi tạo chiến dịch.
  2. Chọn một định dạng quảng cáo đủ điều kiện. Bạn sẽ nhận được thông báo trong Google Ads nếu một định dạng quảng cáo cụ thể không đủ điều kiện cho chiến dịch. Tuỳ thuộc vào mục tiêu mà bạn đã đặt ra, bạn có thể chọn:
  3. Sử dụng trình chỉnh sửa để tạo quảng cáo. Các tuỳ chọn của mẫu quảng cáo có sẵn cho bạn có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào định dạng quảng cáo.

Tuỳ chọn của mẫu quảng cáo có thể dùng được cho tất cả các định dạng quảng cáo

  • Video trên YouTube của bạn: Tìm video mà bạn đã tải lên hoặc dán URL của video trên YouTube.
  • URL cuối cùng: Cung cấp URL cuối cùng. Đây là trang đích mà người dùng truy cập khi tương tác với quảng cáo của bạn. URL cuối cùng có thể giống hoặc khác với URL hiển thị và sẽ không ảnh hưởng đến trang mà người dùng truy cập khi nhấp vào quảng cáo của bạn.
  • Lời kêu gọi hành động: Nhập lời kêu gọi hành động thúc đẩy người dùng nhấp vào quảng cáo. Lời kêu gọi hành động xuất hiện dưới dạng nút trên quảng cáo và đưa người dùng đến URL mà bạn đã sử dụng cho URL cuối cùng.

Bạn có thể sử dụng các tuỳ chọn của mẫu quảng cáo cho những định dạng quảng cáo cụ thể

  • Dòng tiêu đề: Nhập dòng tiêu đề để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Có thể sử dụng cho quảng cáo trong luồng phát có thể bỏ qua, quảng cáo trong luồng phát không thể bỏ qua và quảng cáo đệm.
  • URL hiển thị: Cung cấp URL hiển thị. Đây là địa chỉ trang web xuất hiện trong quảng cáo của bạn và có 255 ký tự. URL hiển thị có thể giống hoặc khác với URL cuối cùng. Có thể sử dụng cho quảng cáo trong luồng phát có thể bỏ qua, quảng cáo trong luồng phát không thể bỏ qua và quảng cáo đệm.
  • Dòng tiêu đề dài: Nhập phiên bản dài hơn của dòng tiêu đề để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Có thể sử dụng cho quảng cáo dạng video trong nguồn cấp dữ liệu.
  • Nội dung mô tả: Nhập nội dung mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ. Có thể sử dụng cho quảng cáo dạng video trong nguồn cấp dữ liệu.
  1. (Không bắt buộc) Nhấp vào Tùy chọn URL quảng cáo (nâng cao) để thêm mẫu theo dõi, hậu tố URL cuối cùng hoặc thông số tùy chỉnh cho URL cuối cùng. Thông số theo dõi có thể giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập đến từ đâu (chẳng hạn như thiết bị di động).
  2. Thêm biểu ngữ đi kèm để tạo hình ảnh hoặc nhóm hình ảnh sẽ xuất hiện bên cạnh video. Biểu ngữ đi kèm chỉ xuất hiện trên máy tính. Bạn có thể chọn một hình ảnh được tạo tự động từ các video trong kênh YouTube của bạn (nên chọn) hoặc một hình ảnh mà bạn tự tải lên để làm biểu ngữ đi kèm.
  3. Nhập tên cho quảng cáo.
  4. Để tạo một quảng cáo khác trong cùng một chiến dịch, hãy nhấp vào Quảng cáo dạng video mới.
  5. Nếu bạn đã hài lòng với quảng cáo đó, hãy nhấp vào Tạo chiến dịch.

Thêm giọng lồng tiếng vào video

Lưu ý: Hướng dẫn bên dưới là một phần trong thiết kế mới của trải nghiệm người dùng Google Ads. Để sử dụng thiết kế trước đây, hãy nhấp vào biểu tượng "Giao diện" rồi chọn Sử dụng bản thiết kế trước. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản trước đây của Google Ads, hãy xem Sơ đồ tham khảo nhanh hoặc sử dụng thanh Tìm kiếm trong bảng điều hướng trên cùng của Google Ads để thấy trang mà bạn đang tìm.
  1. Trong tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào biểu tượng Công cụ Tools Icon.
  2. Nhấp vào trình đơn thả xuống Thư viện chia sẻ trong trình đơn cho mục này.
  3. Nhấp vào Thư viện thành phần.
  4. Nhấp vào nút dấu cộng , rồi nhấp vào Video.
  5. Nhấp vào Thêm giọng lồng tiếng.
    • Bạn có thể chọn thêm giọng lồng tiếng cho một video hiện có trong Thư viện thành phần. Hãy chọn một video, sau đó nhấp vào nút ở trên cùng bên phải, rồi nhấp vào Thêm giọng lồng tiếng.
  6. Chọn video nguồn.
    • Bạn có thể chọn một video nguồn từ YouTube hoặc từ những video được tạo trong Google Ads.
    • Xin lưu ý rằng thời lượng của video có thể dài tối đa 140 giây.
  7. Nhấp vào Chỉnh sửa nâng cao video.
  8. Trong hộp văn bản "Thông báo được lồng tiếng", hãy nhập giọng lồng tiếng của bạn. Bạn có thể thêm tối đa 5 thông báo được lồng tiếng. Mỗi thông báo được lồng tiếng có thể có tối đa 150 ký tự. Để thêm một thông báo được lồng tiếng mới, hãy nhấp vào + Thêm thông báo.
    • Bạn có thể đặt thời gian bắt đầu của thông báo trong video. Các thông báo được lồng tiếng không được phát cùng lúc, do đó, thông báo được lồng tiếng tiếp theo sẽ chỉ bắt đầu khi thông báo hiện tại kết thúc.
    • Di chuyển từ phải sang trái theo thanh âm lượng video để chỉnh sửa âm lượng của video. Theo mặc định, âm lượng của video được đặt ở mức 80%.
      • Nhấp vào hình ảnh video trong mục "Video đã chọn" để xem trước video.
    • Bạn có thể chọn loại giọng nói bằng cách nhấp vào nút thả xuống “Select a voice type” ("Chọn một loại giọng nói"). Bạn có thể chọn trong số 7 lựa chọn bằng tiếng Anh-Mỹ và 2 lựa chọn bằng tất cả những ngôn ngữ khác.
      • Bạn có thể chọn ngôn ngữ của giọng nói từ một trong những ngôn ngữ hiện được hỗ trợ, bao gồm tiếng Anh-Mỹ, tiếng Anh-Anh, tiếng Anh-Ấn Độ, tiếng Anh-Úc, tiếng Hindi, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Indonesia, tiếng Malaysia, tiếng Quan thoại, tiếng Philippines, tiếng Hàn và tiếng Thuỵ Điển.
    • Di chuyển từ phải sang trái theo thanh âm lượng video để chỉnh sửa âm lượng của giọng lồng tiếng.
    • Bạn có thể xem trước video đã tạo có giọng lồng tiếng bằng cách nhấp vào Tải bản xem trước. Xin lưu ý rằng bản xem trước sẽ mất vài phút để tải.
  9. Khi bạn đã hài lòng với giọng lồng tiếng và thông báo, hãy nhấp vào Tạo video.
  10. Nhập tiêu đề cho video có giọng lồng tiếng của bạn. Chúng tôi cũng có thể tự động đặt tên cho video.
  11. Nhấp vào Tải video lên để tải video lên một kênh YouTube.
  12. Để hoàn tất việc thiết lập video, hãy tham khảo bài viết Tạo video bằng thư viện thành phần (các bước từ 11 đến 13).

Bước tiếp theo

Sau khi bạn thiết lập xong chiến dịch, có thể mất vài ngày để quảng cáo của bạn bắt đầu xuất hiện. Quảng cáo thường được phê duyệt trong vòng một ngày. Bạn có thể cần nhiều thời gian hơn để đặt giá thầu nhằm tối ưu hoá hiệu suất một cách toàn diện.

Tối ưu hoá chiến dịch Video

Bạn muốn cải thiện chiến dịch Video của mình? Hãy tìm hiểu các phương pháp hay nhất và các mẹo trong hướng dẫn tối ưu hoá của chúng tôi.

Tìm hiểu thêm về các loại chiến dịch Video phụ

Để xem hướng dẫn cụ thể hơn về các loại chiến dịch phụ, hãy tham khảo các bài viết sau:

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
true
Đạt được mục tiêu tiếp thị với Google Ads

Google Ads cho phép bạn tận dụng tối đa hoạt động tiếp thị trực tuyến của mình bằng những công cụ giúp bạn thành công. Hãy tìm hiểu thêm từ các câu chuyện thành công để xem mọi người đã đạt được điều gì nhờ có những chiến dịch phù hợp với mục tiêu của họ.

Bắt đầu

hoặc Gọi tới số 1-855-500-2754 để bắt đầu

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
4995989482941172807
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
73067
false
false
false