Bạn có thể đặt các quyền cho một trang web mà không cần thay đổi chế độ cài đặt mặc định của mình.
Quản lý quyền đối với trang web
Bạn có thể dễ dàng cấp hoặc từ chối cấp quyền đối với trang web. Bạn cũng có thể cấp quyền một lần cho các tính năng cụ thể.
Khi một trang web yêu cầu bạn cấp quyền sử dụng các tính năng như camera, vị trí và micrô, bạn có thể chọn một trong những cách sau:
- Cho phép lần này: Trang web đó chỉ dùng được tính năng đã yêu cầu trong lần truy cập hiện tại. Còn vào các lần truy cập sau này, trang web sẽ cần xin cấp quyền lần nữa.
- Cho phép mỗi lần truy cập: Trang web đó có thể dùng tính năng đã yêu cầu trong lần truy cập hiện tại cũng như các lần truy cập sau này.
- Không cho phép: Trang web đó không thể dùng tính năng đã yêu cầu.
Thay đổi chế độ cài đặt cho tất cả trang web
- Mở Chrome trên máy tính.
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng Tuỳ chọn khác Cài đặt.
- Nhấp vào Quyền riêng tư và bảo mật Cài đặt trang web.
- Chọn chế độ cài đặt bạn muốn cập nhật.
Để thay đổi quyền và dữ liệu lưu trữ trên tất cả trang web đã truy cập, bạn cũng có thể chọn Xem quyền và dữ liệu được lưu trữ trên các trang web.
Tìm hiểu về những quyền mà bạn có thể thay đổi- Cookie của bên thứ ba: Các trang web bạn truy cập có thể nhúng nội dung từ các trang web khác, chẳng hạn như hình ảnh, quảng cáo và văn bản. Cookie do các trang web khác đặt được gọi là cookie của bên thứ ba. Tìm hiểu cách quản lý cookie.
- Hình ảnh: Các trang web thường hiển thị hình ảnh minh hoạ, như ảnh về cửa hàng trực tuyến hoặc tin bài.
- JavaScript: Các trang web thường dùng JavaScript để hiển thị những tính năng tương tác, như trò chơi điện tử hoặc biểu mẫu web. Tìm hiểu thêm về JavaScript.
- Trình xử lý giao thức: Các trang web có thể xử lý các tác vụ khi bạn nhấp vào một số đường liên kết, như tạo một thư mới trong ứng dụng email hoặc thêm sự kiện vào lịch của bạn.
- Cửa sổ bật lên và đường liên kết chuyển hướng: Các trang web có thể gửi cửa sổ bật lên để hiển thị quảng cáo hoặc dùng đường liên kết chuyển hướng để đưa bạn đến các trang web mà có thể bạn muốn tránh. Tìm hiểu thêm về cửa sổ bật lên và đường liên kết chuyển hướng.
- Quảng cáo xâm nhập: Các trang web thường hiển thị quảng cáo để có thể cung cấp miễn phí nội dung hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, một số trang web được xác định là hiển thị quảng cáo xâm nhập hoặc quảng cáo gây hiểu lầm. Tìm hiểu thêm về quảng cáo.
- Vị trí: Các trang web thường dùng thông tin vị trí của bạn cho các tính năng hoặc thông tin liên quan, như tin tức địa phương hoặc cửa hàng gần bạn. Tìm hiểu cách chia sẻ thông tin vị trí của bạn.
- Thông báo: Các trang web thường gửi thông báo để báo cho bạn biết về tin nổi bật hoặc tin nhắn trò chuyện. Tìm hiểu thêm về thông báo.
- Camera và micrô: Các trang web thường sử dụng camera ghi hình và micrô của bạn cho các tính năng giao tiếp như cuộc gọi video. Tìm hiểu thêm về camera và micrô.
- Quyền truy cập trình bổ trợ không ở trong môi trường hộp cát: Một số trang web cần có trình bổ trợ để có thể cho phép bạn thực hiện các tác vụ như xem video trực tuyến hoặc cài đặt phần mềm. Theo mặc định, Chrome sẽ hỏi bạn có cho phép trình bổ trợ của trang web bỏ qua hộp cát của Chrome để truy cập máy tính của bạn hay không.
- Tự động tải xuống: Các trang web có thể tự động tải những tệp có liên quan xuống cùng nhau để tiết kiệm thời gian. Tìm hiểu thêm về tính năng tải xuống.
- Lập trình lại và điều khiển thiết bị MIDI: Các trang web thường yêu cầu cấp quyền điều khiển và lập trình lại thiết bị Giao diện kỹ thuật số cho nhạc cụ (MIDI) để sáng tác và chỉnh sửa nhạc hoặc cập nhật chương trình cơ sở của thiết bị. Tìm hiểu thêm về thiết bị MIDI và các quyền.
- Thiết bị Bluetooth: Các trang web thường kết nối với thiết bị Bluetooth để trang web có thể ghi lại và hiển thị thông tin về thiết bị này. Tìm hiểu thêm về việc kết nối thiết bị Bluetooth.
- Đồng bộ hoá trong nền: Trang web có thể đồng bộ hoá để hoàn tất những tác vụ như tải ảnh lên hoặc gửi một tin nhắn trò chuyện sau khi bạn rời trang.
- Phông chữ: Các trang web có thể yêu cầu sử dụng phông chữ đã cài đặt trên thiết bị cục bộ của bạn.
- Mức thu phóng: Bạn có thể đặt mức phóng to hoặc thu nhỏ trên một số trang web. Tìm hiểu cách phóng to hoặc thu nhỏ.
- Tài liệu PDF: Đôi khi, các trang web sẽ xuất bản các tệp PDF, như tài liệu, hợp đồng và biểu mẫu. Tìm hiểu thêm về các tài liệu PDF.
- Giá trị nhận dạng cho nội dung được bảo vệ: Các trang web có thể yêu cầu nhận dạng thiết bị của bạn khi phát nội dung được bảo hộ bản quyền. Tìm hiểu thêm về nội dung được bảo vệ.
- Cảm biến chuyển động: Các trang web thường dùng cảm biến chuyển động của thiết bị để hỗ trợ các tính năng như thực tế ảo hoặc theo dõi hoạt động thể dục.
- Cổng nối tiếp: Các trang web thường kết nối với cổng nối tiếp để hỗ trợ những tính năng chuyển dữ liệu, chẳng hạn như thiết lập mạng. Tìm hiểu cách kết nối một trang web với Thiết bị nối tiếp.
- Chỉnh sửa tệp: Các trang web thường truy cập vào tệp và thư mục trên thiết bị để hỗ trợ những tính năng như tự động lưu công việc của bạn.
- Bảng nhớ tạm: Các trang web thường đọc bảng nhớ tạm để hỗ trợ những tính năng như lưu định dạng của các văn bản bạn sao chép.
- Trình xử lý thanh toán: Các trang web thường cài đặt trình xử lý thanh toán để hỗ trợ những tính năng như hỗ trợ thanh toán.
- Thực tế tăng cường: Các trang web thường theo dõi vị trí của camera để hỗ trợ các tính năng thực tế tăng cường, chẳng hạn như trò chơi.
- Thực tế ảo: Các trang web thường dùng dữ liệu và thiết bị thực tế ảo để cho phép bạn bắt đầu những phiên thực tế ảo.
- Nội dung được nhúng: Các trang web bạn truy cập có thể nhúng nội dung từ trang web khác, chẳng hạn như hình ảnh, quảng cáo và văn bản. Các trang web khác này có thể yêu cầu quyền sử dụng thông tin mà họ đã lưu về bạn khi bạn duyệt xem trang web. Tìm hiểu thêm về nội dung được nhúng
- Nội dung không an toàn: Các trang web an toàn có thể nhúng nội dung như hình ảnh hoặc khung web không an toàn. Theo mặc định, các trang web an toàn sẽ chặn nội dung không an toàn. Bạn có thể chỉ định những trang web có thể hiển thị nội dung không an toàn. Tìm hiểu thêm về tính bảo mật và nội dung trang web.
- Hoạt động sử dụng thiết bị của bạn: Các trang web thường phát hiện khi nào bạn đang dùng thiết bị để đặt tình trạng rảnh/bận của bạn trên các ứng dụng nhắn tin.
- Âm thanh: Các trang web có thể phát âm thanh để cung cấp âm thanh cho nhạc, video và nội dung nghe nhìn khác. Tìm hiểu thêm về âm thanh.
- Thiết bị HID: Các trang web thường kết nối với thiết bị HID để hỗ trợ một số tính năng dùng những loại bàn phím không phổ biến, tay điều khiển trò chơi và các thiết bị khác. Tìm hiểu cách kết nối một trang web với thiết bị HID.
- Thiết bị USB: Các trang web thường kết nối với thiết bị USB để hỗ trợ những tính năng như in tài liệu hoặc lưu vào thiết bị lưu trữ. Tìm hiểu cách kết nối một trang web với một thiết bị USB.
- Đăng nhập qua bên thứ ba: Các trang web có thể đưa ra lời nhắc đăng nhập từ các dịch vụ định danh. Thay đổi quyền đăng nhập qua bên thứ ba.
- Dữ liệu trang web trên thiết bị: Các trang web bạn truy cập có thể lưu thông tin về hoạt động của bạn để cải thiện trải nghiệm của bạn, ví dụ: để duy trì trạng thái đăng nhập vào trang web đó hoặc lưu các mặt hàng vào giỏ hàng. Tìm hiểu về dữ liệu trang web trên thiết bị.
Thay đổi chế độ cài đặt đối với một trang web cụ thể
Bạn có thể cho phép hoặc chặn quyền của một trang web cụ thể. Trang web sẽ sử dụng các chế độ cài đặt riêng thay vì chế độ cài đặt mặc định. Bạn cũng có thể xoá dữ liệu về một trang web.
- Mở Chrome trên máy tính.
- Truy cập vào một trang web.
- Ở bên trái địa chỉ web, hãy nhấp vào biểu tượng Xem thông tin trang web .
- Nhấp vào mục Cài đặt trang web.
- Thay đổi chế độ cài đặt về quyền mà bạn muốn.
Lưu ý:
- Thay đổi của bạn sẽ được lưu tự động.
- Sau khi bạn nhấp vào biểu tượng bên cạnh địa chỉ web, các chế độ cài đặt từng lưu cho trang web sẽ mở ra. Bạn có thể thay đổi các chế độ cài đặt này mà không cần chuyển đến trình đơn "Cài đặt trang web" trong Chrome.
- Nếu có nút Đặt lại quyền, bạn có thể nhấp vào nút này để đặt lại các lựa chọn ưu tiên đã thay đổi.
- Để bảo vệ dữ liệu của bạn, Chrome sẽ xoá các quyền đã cấp khỏi những trang web mà gần đây bạn không dùng đến.