Xoá hoạt động của bạn trên Trợ lý Google

Trợ lý Google lưu trữ hoạt động trước đây của bạn để làm những việc như ghi nhớ những mối quan tâm của bạn và đưa ra câu trả lời phù hợp với bạn hơn. Bạn có thể tìm thấy hoặc xóa hoạt động trước đây của mình bất cứ lúc nào.

Tìm hiểu thêm về cách chúng tôi bảo mật và bảo vệ dữ liệu của bạn trong Trung tâm an toàn của Google.

Xóa hoạt động bằng giọng nói của bạn

Bạn có thể yêu cầu Trợ lý Google xóa hoạt động khỏi tài khoản của bạn.

Ví dụ, bạn có thể nói:

  • "Ok Google, hãy xóa cuộc trò chuyện gần đây nhất của tôi".
  • "Ok Google, hãy xóa hoạt động của ngày hôm nay".
  • “Ok Google, hãy xóa hoạt động của tuần này”.
  • "Ok Google, tôi không nói với bạn" để xóa câu bạn vừa nói xong.

Tìm hiểu thêm về cách xóa hoạt động của bạn.

Xóa một hoạt động cụ thể

Bạn có thể xóa một mục riêng lẻ, như nội dung nào đó bạn đã yêu cầu Trợ lý Google ghi nhớ.

Trong cuộc trò chuyện của bạn (chỉ dành cho điện thoại)

Nếu sử dụng Trợ lý Google trên điện thoại, bạn có thể xóa hoạt động trước đây ngay trong phần trò chuyện với Trợ lý. Bạn có thể tìm thấy các hoạt động diễn ra trong vòng tối đa một tháng vừa qua trong phần trò chuyện với Trợ lý. 

  1. Trên điện thoại, hãy chạm và giữ nút Màn hình chính hoặc nói "Ok Google".
  2. Trong phần trò chuyện với Trợ lý Google, hãy tìm mục bạn muốn xóa.
  3. Chạm và giữ mục đó. Các mục liên quan sẽ được đánh dấu sau đó Xóa nhóm.
Mẹo: Đối với các thiết bị có Trợ lý khác như Google Home hoặc Android Wear, hãy làm theo các bước dưới đây để xóa hoạt động trong Tài khoản Google của bạn.
Trong Tài khoản Google của bạn
  1. Truy cập vào trang hoạt động của Trợ lý trong Tài khoản Google của bạn. Đăng nhập vào Tài khoản Google nếu bạn chưa đăng nhập.
  2. Tìm hoạt động bạn muốn xóa. Mẹo: Ở đầu trang, hãy lọc theo ngày.
  3. Nhấn vào biểu tượng Thêm More sau đó Xóa.

Xóa tất cả hoạt động trên Trợ lý cùng một lúc

Quan trọng: Khi bạn xóa tất cả hoạt động, có thể mất một ngày để hoạt động bị xóa khỏi các thiết bị khác của bạn.

  1. Truy cập vào trang hoạt động của Trợ lý trong Tài khoản Google của bạn.
  2.  Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
  3. Ở trên cùng bên phải, trên dòng "Trợ lý Google", hãy nhấn vào biểu tượng Tuỳ chọn khác Thêm sau đó Xoá hoạt động theo.
  4. Trong phần "Xoá hoạt động theo", hãy chọn Từ trước đến nay.
  5. Nhấn vào phần Xoá.
  6. Để xác nhận, hãy nhấn vào Xoá.

Bật và kiểm tra chế độ cài đặt hoạt động của bạn trên Trợ lý trên Chromebook

Khi bạn thiết lập Trợ lý Google trên Chromebook, chúng tôi có thể yêu cầu bạn bật một số chế độ cài đặt. Bạn có thể bật hoặc tắt các chế độ cài đặt này bất cứ lúc nào. Tìm hiểu về những chế độ cài đặt mà chúng tôi có thể yêu cầu bạn bật.

Bật hoặc tắt các chế độ cài đặt hoạt động

Lưu ý quan trọng: Khi bật các chế độ cài đặt này, bạn sẽ bật cho cả Trợ lý và những dịch vụ khác của Google mà bạn sử dụng.

  1. Chuyển đến phần kiểm soát hoạt động trong Tài khoản Google của bạn. Bạn có thể cần phải đăng nhập vào tài khoản của mình.
  2. Bật hoặc tắt các chế độ cài đặt sau:

Kiểm tra hoạt động của bạn trên Trợ lý Google

Khi Trợ lý có quyền truy cập vào Tài khoản Google của bạn và chế độ Hoạt động trên web và ứng dụng đang bật, các tương tác giữa bạn với Trợ lý sẽ được lưu vào tài khoản của bạn.

  1. Truy cập vào trang hoạt động trên Trợ lý trong Tài khoản Google của bạn.
  2. Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
  3. Ở đầu trang, hãy tìm kiếm một hoạt động hoặc lọc theo ngày.

Lưu ý: Để xem thông tin về hoạt động cụ thể, trên biểu ngữ của một hoạt động, hãy chọn biểu tượng Tuỳ chọn khácThêm sau đó Chi tiết.

Xoá hoạt động của bạn trên Trợ lý

Lưu ý quan trọng: Khi bạn xoá tất cả hoạt động, có thể mất một ngày để các hoạt động này bị xoá khỏi các thiết bị khác của bạn.

  1. Truy cập vào trang hoạt động trên Trợ lý trong Tài khoản Google của bạn. Đăng nhập vào Tài khoản Google nếu bạn chưa đăng nhập.
  2. Ở trên cùng bên phải, trên biểu ngữ "Trợ lý Google", hãy chọn biểu tượng Tuỳ chọn khác Thêm sau đó Xoá hoạt động theo .
  3. Trong phần "Xoá Hoạt động trên Trợ lý Google", hãy chọn một khoảng thời gian.
  4. Chọn Xoá.

Câu hỏi thường gặp

Google sử dụng thông tin của tôi như thế nào?

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để làm cho các dịch vụ của mình (chẳng hạn như Trợ lý Google) trở nên hữu ích hơn đối với bạn. Bạn có thể tìm hiểm thêm tại trang Chính sách quyền riêng tư của Google.

Google có sử dụng dữ liệu về các hoạt động tương tác của tôi với Trợ lý Google để cải thiện Trợ lý Google không?

Chúng tôi không ngừng cải thiện tính hữu ích của Trợ lý Google và trong quá trình này, chúng tôi sẽ xem xét các hoạt động trước đây của bạn với Trợ lý Google.

Google có sử dụng dữ liệu về các hoạt động tương tác của tôi với Trợ lý Google để cá nhân hoá quảng cáo mà tôi nhìn thấy không?

Nếu bạn tương tác với Trợ lý Google, thì chúng tôi có thể sử dụng dữ liệu về các hoạt động tương tác đó để phân phối quảng cáo hữu ích hơn. Bạn có thể xoá dữ liệu về các hoạt động tương tác trước đây với Trợ lý bất kỳ lúc nào.

Quản lý việc sử dụng thiết bị có Trợ lý Google

Lưu ý quan trọng: Tính năng này hiện chưa dùng được bằng một số ngôn ngữ và ở một số quốc gia hoặc khu vực.

Bạn có thể dùng Digital Wellbeing để kiểm soát thời điểm và cách thức mọi người, chẳng hạn như khách hoặc các thành viên gia đình, sử dụng loa, thiết bị có Trợ lý hoặc Đồng hồ thông minh của bạn.

Chỉ người thiết lập loa, thiết bị có Trợ lý hoặc Đồng hồ thông minh mới có thể thiết lập và quản lý các bộ lọc cũng như chế độ Thời gian ngừng hoạt động.

Kiểm soát những tính năng mọi người có thể sử dụng

Lưu ý quan trọng: Không có bộ lọc nào hiệu quả 100% nhưng các bộ lọc này có thể giúp bạn quản lý quyền truy cập vào nội dung dành cho người trưởng thành.

Khi có tài khoản Family Link, bạn có thể chọn các bộ lọc áp dụng cho tất cả mọi người sử dụng thiết bị của bạn, hoặc chỉ áp dụng cho khách và trẻ em. Bạn có thể áp dụng bộ lọc cho một thiết bị cụ thể hoặc cho tất cả thiết bị được hỗ trợ.

Thiết lập bộ lọc Digital Wellbeing

Lưu ý quan trọng: Khi bạn thiết lập bộ lọc, các bộ lọc đó sẽ hạn chế hoặc chặn những dịch vụ video, nhạc và hành động khác thuộc một quy trình.

  1. Mở ứng dụng Google Home Google Home.
  2. Ở dưới cùng, hãy nhấn vào biểu tượng Nhà Home.
  3. Chạm và giữ thiết bị của bạn.
  4. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào biểu tượng Cài đặt thiết bị Cài đặt sau đó Thông báo Digital Wellbeing sau đó Digital Wellbeing sau đó Thiết lập.

Cách hoạt động của bộ lọc Digital Wellbeing

Lưu ý quan trọng: Ngay cả khi bật bộ lọc video và các bộ lọc nội dung khác, bạn vẫn có thể mở video và nội dung khác thông qua tin tức, podcast và các trang web. Ví dụ: nếu bạn chặn video nhưng cho phép trang web, thì mọi người vẫn có thể mở video thông qua các trang web.

Bạn có thể áp dụng hầu hết các bộ lọc Digital Wellbeing dưới đây cho loa, thiết bị có Trợ lý và Đồng hồ thông minh. Bộ lọc Trang web chỉ áp dụng được cho các thiết bị có Trợ lý.

Lưu ý: Để Digital Wellbeing hoạt động chính xác, thiết bị và các ứng dụng của bạn phải đang chạy phiên bản mới nhất.

Bộ lọc video

  • Cho phép mọi video: Thiết bị sẽ phát tất cả video được hỗ trợ.
  • Chỉ cho phép video đã lọc: Thiết bị sẽ chỉ phát video trên những dịch vụ video mà bạn chọn.
  • Chặn tất cả video: Thiết bị sẽ không phát bất kỳ video nào.

Bộ lọc âm nhạc

Lưu ý quan trọng: Bất kể bạn chọn chế độ lọc nhạc thế nào, các dịch vụ như iHeartRadio và TuneIn luôn có dịch vụ sách nói và các đài phát thanh.

  • Cho phép mọi loại nhạc: Thiết bị sẽ phát tất cả các loại nhạc.
  • Chỉ cho phép nhạc không phản cảm: Thiết bị sẽ cho phép bạn chọn trong số những dịch vụ nhạc mà có thể phát các bài hát không phản cảm.
  • Chặn tất cả các loại nhạc: Thiết bị sẽ không phát bất kỳ loại nhạc nào.

Tin tức

  • Cho phép tin tức: Thiết bị sẽ phát tất cả tin tức được hỗ trợ.
  • Chặn tin tức: Thiết bị sẽ không phát bất kỳ tin tức nào.

Podcast

  • Cho phép podcast: Thiết bị sẽ phát tất cả các podcast được hỗ trợ.
  • Chặn podcast: Thiết bị sẽ không phát podcast nào.

Cuộc gọi

  • Cho phép cuộc gọi: Thiết bị có thể thực hiện mọi cuộc gọi thoại và video.
  • Chặn tất cả cuộc gọi: Thiết bị sẽ không thể thực hiện cuộc gọi thoại hoặc video. Thao tác này không chặn những tin nhắn thoại mà bạn truyền đi trong nhà.

Câu trả lời của Trợ lý Google

  • Cho phép câu trả lời: Thiết bị có thể trả lời bằng bất kỳ câu trả lời nào được hỗ trợ.
  • Giới hạn câu trả lời: Thiết bị chỉ trả lời các câu hỏi cơ bản như thời tiết, toán học, định nghĩa và các thông tin cơ bản khác.
  • Lưu ý: Một số thông tin cơ bản có thể kể đến là số ngày cho đến một ngày lễ hoặc vị trí của một thành phố.

Actions on Google

  • Cho phép tất cả hành động: Thiết bị có thể thực hiện bất kỳ hành động nào được hỗ trợ.
  • Chỉ cho phép các hành động phù hợp với gia đình: Thiết bị chỉ có thể thực hiện những hành động dành cho gia đình, phù hợp với các thành viên thuộc mọi lứa tuổi.

Trang web

Lưu ý quan trọng:

  • Bộ lọc này chỉ áp dụng được cho các thiết bị có Trợ lý. Nếu bạn liên kết một tài khoản được giám sát dành cho trẻ dưới 13 tuổi hoặc độ tuổi áp dụng ở quốc gia của bạn với thiết bị có Trợ lý của bạn, thì trang web có thể bị chặn trừ phi bạn cho phép các trang web.
  • Các thiết bị có Trợ lý của Google có thể mở trang web thông qua công nghệ Tìm kiếm an toàn. Công nghệ này có thể chặn những trang web có nội dung phản cảm. Một số thiết bị của bên thứ ba không hỗ trợ công nghệ Tìm kiếm an toàn.
  • Nếu bạn cho phép các trang web trên những thiết bị này của bên thứ ba, thì những người sử dụng thiết bị có Trợ lý của bên thứ ba sẽ không thể xem trang web qua tính năng Tìm kiếm an toàn.
  • Cho phép các trang web: Thiết bị có Trợ lý của bạn có thể mở được các trang web.
  • Chặn các trang web: Thiết bị có Trợ lý của bạn sẽ không mở được các trang web.

Lưu ý: Theo mặc định, chế độ cài đặt "Cho phép các trang web" sẽ ở trạng thái bật đối với các thiết bị có Trợ lý có tính năng Tìm kiếm an toàn, và ở trạng thái tắt đối với các thiết bị có Trợ lý không có tính năng Tìm kiếm an toàn. Trong trình đơn cài đặt Digital Wellbeing, bạn có thể quản lý các chế độ cài đặt trang web.

Quản lý bộ lọc đối với YouTube, YouTube Music và YouTube TV

  1. Mở ứng dụng Google Home Google Home.
  2. Ở dưới cùng, hãy nhấn vào biểu tượng Nhà Home.
  3. Chạm và giữ thiết bị của bạn.
  4. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào biểu tượng Cài đặt thiết bị Cài đặt sau đó Thông báo và Digital Wellbeing sau đó Cài đặt YouTube.

Các bộ lọc tìm kiếm video trên YouTube Music và YouTube

Bạn có thể lọc nhạc và video có khả năng là dành cho người trưởng thành trên YouTube cho chính mình và người dùng không nhận dạng được trên thiết bị. Tìm hiểu thêm về Chế độ hạn chế trên YouTube.

Trong mục “Sử dụng Chế độ hạn chế”:

  • Bật hoặc tắt chế độ Hạn chế với tôi trên thiết bị này.
  • Bật hoặc tắt chế độ Hạn chế với người dùng không nhận dạng được trên thiết bị này.

Bộ lọc trên YouTube TV

Lưu ý quan trọng: YouTube TV hiện chỉ hoạt động ở Hoa Kỳ. Tìm hiểu thêm về các địa điểm và mạng hoạt động của dịch vụ này.

Bạn có thể chọn cho phép các chương trình được xếp hạng YT-Y, YT-G, G và PG để phát cho chính bạn trên thiết bị này.

Trong phần "Lọc nội dung dành cho YouTube TV", hãy bật hoặc tắt chế độ Lọc đối với tôi.

Tạm thời tắt Trợ lý Google

Bạn có thể bật chế độ Thời gian ngừng hoạt động để tạm thời giới hạn những việc loa, thiết bị có Trợ lý hoặc Đồng hồ thông minh có thể làm.

Thiết lập chế độ Thời gian ngừng hoạt động

  1. Mở ứng dụng Google Home Google Home.
  2. Ở dưới cùng, hãy nhấn vào biểu tượng Nhà Home.
  3. Chạm và giữ thiết bị của bạn.
  4. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào biểu tượng Cài đặt thiết bị Thêm sau đó Thông báo và Digital Wellbeing sau đó Digital wellbeing sau đó Lịch trình mới.

Thay đổi lịch sử dụng chế độ Thời gian ngừng hoạt động

  1. Mở ứng dụng Google Home Google Home.
  2. Ở dưới cùng, hãy nhấn vào biểu tượng Nhà Home.
  3. Chạm và giữ thiết bị của bạn.
  4. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào biểu tượng Cài đặt thiết bị Cài đặt sau đó Thông báo và Digital Wellbeing sau đó Digital wellbeing.
  5. Nhấn vào lịch trình mà bạn muốn thay đổi.
    • Cách chọn ngày bạn muốn bật chế độ Thời gian ngừng hoạt động:
      1. Chọn ngày. Bạn có thể dùng lịch trình có sẵn hoặc tạo lịch trình tuỳ chỉnh.
      2. Nhấn vào Lưu.
    • Chọn thời gian bắt đầu và kết thúc chế độ Thời gian ngừng hoạt động:
      1. Chọn thời gian bắt đầu và kết thúc chế độ Thời gian ngừng hoạt động.
      2. Nhấn vào Lưu.

Điều gì xảy ra khi chế độ Thời gian ngừng hoạt động được bật

  • Thiết bị của bạn sẽ không trả lời hầu hết các lệnh hoặc câu hỏi. Các lệnh dừng hoặc huỷ bỏ các hoạt động vẫn có tác dụng.
  • Bạn sẽ không nhận được thông báo trên thiết bị.
  • Các quy trình sẽ không hoạt động trừ phi bạn bắt đầu quy trình trước khi bật chế độ Thời gian ngừng hoạt động.
  • Những hoạt động bắt đầu trước khi chế độ Thời gian ngừng hoạt động bắt đầu vẫn sẽ tiếp tục. Chẳng hạn như bạn có thể phát nhạc trước khi chế độ Thời gian ngừng hoạt động bắt đầu và nhạc sẽ tiếp tục phát cho đến khi bạn dừng.
  • Bạn có thể đặt chuông báo hoặc đồng hồ hẹn giờ, hoặc hỏi giờ.
  • Bạn có thể điều khiển thiết bị thông minh bằng các lệnh để tự động hoá nhà, chẳng hạn như khi bạn yêu cầu Trợ lý bật hoặc tắt đèn.

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
15863028215214839607
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
1633398
false
false