[GA4] Đo điểm chuẩn

Điểm chuẩn là những chỉ số tham khảo để giúp bạn so sánh hiệu suất của doanh nghiệp mình với hiệu suất của các doanh nghiệp khác trong ngành. Điểm chuẩn cung cấp dữ liệu bạn cần để hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình, nhờ đó, bạn có thể thực hiện hành động thích hợp để cải thiện kết quả.

Với cơ sở khách hàng rộng lớn trên nền tảng của chúng tôi, Google Analytics có thể hiển thị điểm chuẩn cho những doanh nghiệp tương tự cũng đang sử dụng Google Analytics như doanh nghiệp của bạn.

Google Analytics cung cấp điểm chuẩn theo bách phân vị (trung vị, bách phân vị thứ 25 và bách phân vị thứ 75) dựa trên các nhóm doanh nghiệp tương tự thuộc nhiều danh mục ngành. Những doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp tương tự được xác định theo danh mục ngành được chỉ định cho từng tài sản. Danh mục ngành này được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cả danh mục ngành chung mà bạn cung cấp trong quá trình thiết lập và các tín hiệu từ những thông tin như URL của tài sản và Thuộc tính của ứng dụng.

Khi bạn sử dụng dịch vụ đo điểm chuẩn, dữ liệu của bạn sẽ được mã hoá và bảo vệ nên sẽ luôn ở chế độ riêng tư và tổng hợp. Ngoài ra, chúng tôi cũng đặt ra các ngưỡng để đảm bảo rằng một nhóm doanh nghiệp tương tự phải có đủ số lượng tài sản tối thiểu thì mới có thể xem được điểm chuẩn. Tài sản cũng phải có số lượng người dùng tối thiểu và tạo ra lượng dữ liệu có ý nghĩa tối thiểu để được đưa vào một nhóm doanh nghiệp tương tự và đóng góp vào các chỉ số đo điểm chuẩn của nhóm đó. Nhờ đó, bạn có thể so sánh hiệu suất của doanh nghiệp mình với các tiêu chuẩn chất lượng cao của ngành một cách an toàn, đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo vệ. Ngoài ra, dữ liệu đo điểm chuẩn được cập nhật 24 giờ một lần.

This animation guides you through the process of setting your benchmarking peer group and measurement metrics in Analytics.

Benchmarking: How to compare your site/app to your peers

Phần hướng dẫn sau đây sẽ mở tài sản Analytics mà bạn đã truy cập gần đây nhất và đưa bạn đến Trang chủ để hướng dẫn bạn về dịch vụ đo điểm chuẩn. Hướng dẫn này chỉ áp dụng cho Google Analytics 4 (phiên bản hiện tại của Google Analytics).

Bắt đầu phần hướng dẫn

Điều kiện tiên quyết

Để đủ điều kiện sử dụng dữ liệu đo điểm chuẩn trong Google Analytics, tài sản của bạn phải bật chế độ cài đặt Lập mô hình cho nội dung đóng góp và thông tin chi tiết về doanh nghiệp trong mục Quản trị > Cài đặt tài khoản.

Truy cập vào các chỉ số đo điểm chuẩn

Cách truy cập vào dữ liệu đo điểm chuẩn:

  1. Trong thẻ tổng quan trên Trang chủ, hãy chọn chỉ số mà bạn muốn thay đổi.
  2. Mở rộng danh mục Đo điểm chuẩn.
  3. Chọn một trong các chỉ số mà bạn muốn xem dữ liệu đo điểm chuẩn sau đây:

This image lists available benchmarking metrics.

Bật dữ liệu đo điểm chuẩn

Nếu dữ liệu đo điểm chuẩn đang bật cho chỉ số hiện được chọn, bạn sẽ thấy trạng thái "Bật" bên cạnh huy hiệu đo điểm chuẩn ở trên cùng bên phải của thẻ tổng quan.

Bạn có thể nhấp vào huy hiệu ở trên cùng bên phải của thẻ tổng quan để bật hoặc tắt dữ liệu đo điểm chuẩn. Khi dữ liệu đo điểm chuẩn được bật, điểm chuẩn sẽ xuất hiện trong thẻ tổng quan cho mọi chỉ số có thể đo điểm chuẩn.

This image demonstrates how to turn benchmarking data on in Google Analytics and view the benchmarking data overview card.

Khi bạn bật dữ liệu đo điểm chuẩn, thẻ tổng quan sẽ cho thấy:

  • Đường xu hướng của tài sản (đường liền nét)
  • Trung vị trong nhóm ứng dụng ngang hàng (đường nét đứt)
  • Phạm vi trong nhóm ứng dụng ngang hàng (khu vực được tô bóng)

Phạm vi điểm chuẩn trong Google Analytics nằm trong khoảng từ phân vị thứ 25 đến phân vị thứ 75 để giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên hiệu suất tương đối của mình.

Bạn có thể di chuột lên đường xu hướng để xem thêm thông tin chi tiết.

This image highlights the property trend lines viewable in Google Analytics benchmarking data.

Xin lưu ý rằng dữ liệu đo điểm chuẩn sẽ không có sẵn khi bạn đặt phạm vi ngày thành "hôm nay". Ngoài ra, bạn có thể xem dữ liệu đo điểm chuẩn kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2024.

Thay đổi nhóm doanh nghiệp tương tự

Nhóm ứng dụng ngang hàng là một nhóm thuần tập gồm những doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp của bạn, được phân loại dựa trên các đặc điểm chung trong ngành. Tính năng nhóm giúp bạn có được thông tin so sánh chính xác và có ý nghĩa hơn.

Ví dụ: nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong ngành may mặc, thì bạn sẽ chọn một nhóm ứng dụng ngang hàng Mua sắm > Hàng may mặc.

Để thay đổi nhóm ứng dụng ngang hàng, hãy nhấp vào nút nhóm ứng dụng ngang hàng bên dưới dòng chữ "Nhóm ứng dụng ngang hàng đo điểm chuẩn" khi bạn mở rộng huy hiệu dữ liệu đo điểm chuẩn.

Nhóm ứng dụng ngang hàng mặc định được chỉ định cho tài sản của bạn dựa trên Danh mục ngành mà bạn đã chọn trong quá trình thiết lập và các thuộc tính khác như URL mặc định và mã ứng dụng được chỉ định trong luồng dữ liệu của tài sản.

This image highlights the ability to change your benchmarking peer group.

Bạn có thể chọn một nhóm ứng dụng ngang hàng từ một trong số các danh mục sau:

  • Nghệ thuật và giải trí
  • Ô tô và xe cộ
  • Làm đẹp và thể dục
  • Sách và văn học
  • Kinh doanh và công nghiệp
  • Máy tính và điện tử
  • Tài chính
  • Thực phẩm và đồ uống
  • Trò chơi
  • Sức khoẻ
  • Sở thích và thú vui
  • Nhà và vườn
  • Internet và viễn thông
  • Việc làm và giáo dục
  • Luật pháp và chính phủ
  • Tin tức
  • Cộng đồng trực tuyến
  • Con người và xã hội
  • Thú cưng và động vật
  • Bất động sản
  • Tài liệu tham khảo
  • Khoa học
  • Mua sắm
  • Thể thao
  • Du lịch và vận tải

Xin lưu ý rằng bạn có thể chọn danh mục phụ trong mỗi danh mục cấp cao nhất nêu trên. Ví dụ: Mua sắm>Hàng may mặc>Giày dép>Giày thể thao.

Các trường hợp mẫu

Dữ liệu đo điểm chuẩn có thể cung cấp thông tin chi tiết hữu ích về hiệu suất của doanh nghiệp so với các ứng dụng ngang hàng trong ngành. Hãy tham khảo một vài ví dụ:

1. Thu nạp: Tỷ lệ người dùng mới

  • Nhóm doanh nghiệp tương tự: Mua sắm > Hàng may mặc
  • Tình huống: "Tỷ lệ người dùng mới" của bạn luôn thấp hơn phân vị thứ 25 của nhóm ứng dụng ngang hàng.
  • Thông tin chi tiết: Thông tin này cho thấy rằng so với các doanh nghiệp tương tự về hàng may mặc, bạn đang thu nạp người dùng mới với tỷ lệ thấp hơn.
  • Việc nên làm: Cân nhắc việc tăng mức đầu tư vào các chiến lược thu nạp người dùng, chẳng hạn như quảng cáo được nhắm mục tiêu, chiến dịch trên mạng xã hội hoặc hoạt động tiếp thị nội dung.

2. Tương tác: Thời gian tương tác trung bình trên mỗi phiên

  • Nhóm ứng dụng ngang hàng: Nghệ thuật và giải trí
  • Tình huống: "Thời gian tương tác trung bình trên mỗi phiên" của bạn cao hơn đáng kể so với phân vị thứ 75 của nhóm ứng dụng ngang hàng.
  • Thông tin chi tiết: Thông tin này cho thấy người dùng đang dành nhiều thời gian hơn để tương tác với nội dung của bạn so với hầu hết các ứng dụng ngang hàng.
  • Việc nên làm: Tận dụng mức độ tương tác cao này bằng cách áp dụng các chiến lược để tăng số lượt chuyển đổi, chẳng hạn như lời kêu gọi hành động được đặt ở vị trí chiến lược hoặc đề xuất được cá nhân hoá.

3. Giữ chân người dùng: Tỷ lệ thoát

  • Nhóm ứng dụng ngang hàng: Du lịch và vận tải
  • Tình huống: "Tỷ lệ thoát" của bạn cao hơn đáng kể so với trung vị của nhóm ứng dụng ngang hàng.
  • Thông tin chi tiết: Thông tin này cho thấy có nhiều người dùng rời khỏi trang web của bạn sau khi chỉ xem một trang so với các doanh nghiệp tương tự trong ngành du lịch.
  • Việc nên làm: Tìm hiểu lý do dẫn đến tỷ lệ thoát cao. Hãy cân nhắc việc cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn, đảm bảo người dùng dễ dàng truy cập vào nội dung phù hợp hoặc tối ưu hoá trang đích.

4. Kiếm tiền: ARPU (Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng)

  • Nhóm ứng dụng ngang hàng: Thực phẩm và đồ uống
  • Tình huống: "ARPU" của bạn đang có xu hướng thấp hơn phân vị thứ 25 của nhóm ứng dụng ngang hàng.
  • Thông tin chi tiết: Điều này cho thấy rằng trung bình, bạn đang tạo ra ít doanh thu hơn trên mỗi người dùng so với hầu hết các doanh nghiệp tương tự trong ngành thực phẩm và đồ uống.
  • Việc nên làm: Khám phá các chiến lược giúp tăng ARPU, chẳng hạn như bán thêm, bán kèm, chương trình khách hàng thân thiết hoặc ưu đãi được cá nhân hoá.

Xin lưu ý rằng các trường hợp này chỉ là ví dụ. Bạn có thể tận dụng dữ liệu đo điểm chuẩn theo nhiều cách để xây dựng chiến lược kinh doanh và thúc đẩy sự tăng trưởng. Bằng cách so sánh hiệu suất của mình với các ứng dụng ngang hàng trong ngành, bạn có thể xác định những điểm mạnh và cơ hội cải thiện, nhờ đó đạt được mục tiêu kinh doanh.

Cung cấp ý kiến phản hồi

Nếu chúng tôi đưa ra một điểm chuẩn mà bạn thấy hữu ích, thì bạn có thể cho biết rằng điểm chuẩn đó hữu ích bằng cách sử dụng nút phản hồi thích trong thẻ dữ liệu đo điểm chuẩn. Tuy nhiên, nếu chúng tôi đưa ra một điểm chuẩn mà bạn không thấy hữu ích, thì bạn có thể cho chúng tôi biết bằng cách nhấp vào nút phản hồi không thích. Dựa vào thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi có thể cung cấp thông tin chính xác hơn về các điểm chuẩn mà chúng tôi sẽ đưa ra trong tương lai.

This image highlights the provide feedback feature available when using benchmarking.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Các ứng dụng của Google
Trình đơn chính