Cách hoạt động của quảng cáo được cá nhân hoá

Nội dung trong bài viết này:

Giới thiệu về quảng cáo trên Google

Khi sử dụng các dịch vụ của Google như Tìm kiếm và YouTube, bạn có thể nhìn thấy quảng cáo. Những quảng cáo này giúp Google duy trì nhiều dịch vụ miễn phí. Quảng cáo mà bạn thấy trên Google có thể là quảng cáo được cá nhân hoá (dựa trên các yếu tố như lựa chọn của bạn trong Trung tâm quảng cáo của tôi) hoặc quảng cáo không được cá nhân hoá. Hãy xem các mục ở bên dưới để tìm hiểu thêm về các yếu tố dùng để hiển thị quảng cáo được cá nhân hoá và quảng cáo không được cá nhân hoá.

Mở tất cả | Đóng tất cả

Quảng cáo được cá nhân hoá trên Google

Quảng cáo được cá nhân hoá trên Google là những quảng cáo hiển thị cho bạn dựa trên:

Ví dụ:

  • Bạn có thể thấy quảng cáo về mẫu xe ô tô mới vì đã xem video trên YouTube về những mẫu xe mới tốt nhất của năm nay.
  • Bạn có thể thấy một quảng cáo về chủ đề nấu ăn trên YouTube vì đã tìm các công thức nấu ăn trên Google Tìm kiếm.
  • Bạn có thể thấy quảng cáo về giày chạy bộ vì đã tuỳ chỉnh quảng cáo trong Trung tâm quảng cáo của tôi để xem thêm về chủ đề Thể dục.

Các lựa chọn của bạn trong Trung tâm quảng cáo của tôi (như chủ đề và thương hiệu quảng cáo mà bạn ưa thích) chỉ ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google. Những lựa chọn ưu tiên đó sẽ không được dùng để cá nhân hoá quảng cáo trên các trang web và ứng dụng của đối tác. Truy cập vào phần Cài đặt quảng cáo của đối tác để kiểm soát quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web và ứng dụng của đối tác.

Quảng cáo không được cá nhân hoá trên Google

Quảng cáo không được cá nhân hoá trên Google sẽ được hiển thị cho bạn dựa trên các yếu tố như thời gian trong ngày, chủ đề của trang web mà bạn đang truy cập, vị trí hiện tại của bạn hoặc nội dung bạn đang tìm.

Ví dụ:

  • Bạn có thể thấy một quảng cáo về nhà hàng phục vụ bữa ăn trưa đặc biệt vì thời điểm hiện tại là buổi trưa theo múi giờ của bạn.
  • Bạn có thể thấy quảng cáo về một thợ sửa ống nước địa phương vì bạn đang tìm thông tin về dịch vụ sửa chữa ống nước.

Giới thiệu về quảng cáo trên các trang web và ứng dụng của đối tác

Các trang web như trang web tin tức, trang web mua sắm và các ứng dụng thường có không gian dành riêng cho quảng cáo. Khi muốn hiển thị quảng cáo, các trang web và ứng dụng có thể hợp tác với Google hoặc một số nhà cung cấp công nghệ quảng cáo khác để quản lý những không gian đó và hiển thị quảng cáo phù hợp cho khách truy cập. 

Hàng triệu trang web và ứng dụng đã hợp tác với Google để có nguồn vốn duy trì nội dung của họ bằng cách sử dụng quảng cáo do nhà quảng cáo trả tiền. Các trang web và ứng dụng này của đối tác chuyên sử dụng công nghệ của Google để hiển thị quảng cáo. Chúng hiển thị quảng cáo thông qua Mạng Hiển thị của Google – một nền tảng của Google giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các trang web. 

Quảng cáo bạn thấy trên các trang web và ứng dụng của đối tác có thể là quảng cáo được cá nhân hoá hoặc quảng cáo không được cá nhân hoá. Mặc dù các trang web này của đối tác không thuộc quyền sở hữu và điều hành của Google, nhưng bạn vẫn có thể lựa chọn việc quảng cáo bạn thấy trên các trang web này có được cá nhân hoá thông qua Mạng Hiển thị của Google hay không.

Không phải trang web hay ứng dụng nào cũng sử dụng công nghệ của Google để hiển thị quảng cáo. Ví dụ: các ứng dụng và trang web mạng xã hội có thể có nền tảng quảng cáo riêng.

Mở tất cả | Đóng tất cả

Quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web và ứng dụng của đối tác

Quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web của đối tác có thể dựa trên:

  • Thông tin mà bạn đã cung cấp cho trang web hoặc ứng dụng đó, chẳng hạn như địa chỉ email, độ tuổi hoặc giới tính của bạn.
  • Hoạt động tương tác của bạn với nội dung trên trang web hoặc ứng dụng đó.
  • Hoạt động tương tác của bạn với quảng cáo trên trang web hoặc ứng dụng đó.
  • Hoạt động trong Tài khoản Google, tuỳ thuộc vào chế độ cài đặt của bạn trên Google.
  • Chế độ cài đặt tài khoản cho trang web hoặc ứng dụng đó.

Ví dụ:

  • Bạn có thể truy cập vào một trang web tin tức và thấy quảng cáo về một tạp chí nấu ăn vì bạn đã từng đọc một bài viết về chủ đề ẩm thực trên trang web đó.
  • Bạn có thể truy cập vào một trang web và thấy quảng cáo về mẫu xe ô tô mới vì bạn đã từng đọc một bài viết về những mẫu xe mới của năm nay.
Các lựa chọn của bạn trong Trung tâm quảng cáo của tôi (như chủ đề và thương hiệu quảng cáo mà bạn ưa thích) chỉ ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google. Những lựa chọn ưu tiên đó sẽ không được dùng để cá nhân hoá quảng cáo trên các trang web và ứng dụng của đối tác. Truy cập vào phần Cài đặt quảng cáo của đối tác để kiểm soát quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web và ứng dụng của đối tác.
Quảng cáo không được cá nhân hoá trên các trang web và ứng dụng của đối tác

Quảng cáo không được cá nhân hoá trên các trang web và ứng dụng của đối tác sẽ xuất hiện dựa vào các yếu tố như thời gian trong ngày, chủ đề của trang web mà bạn đang truy cập hoặc vị trí khái quát của bạn.

Ví dụ:

  • Bạn có thể thấy quảng cáo về nhà hàng phục vụ bữa trưa đặc biệt vì bạn đang đọc một blog về công thức nấu bữa trưa.
  • Bạn có thể thấy quảng cáo giới thiệu một doanh nghiệp lợp mái vì bạn đang truy cập vào một trang web về chủ đề sửa nhà.

↑ quay lại đầu trang

Bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá

Google cho phép bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá theo nhiều cách. Bạn có thể kiểm soát chế độ cài đặt quảng cáo được cá nhân hoá:

Trên các dịch vụ của Google

Mở tất cả | Đóng tất cả

Khi bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google của mình

Khi bạn đăng nhập vào Tài khoản Google, Trung tâm quảng cáo của tôi sẽ là nơi bạn có thể kiểm soát việc quảng cáo có được cá nhân hoá trên các dịch vụ của Google cũng như trên các trang web và ứng dụng của đối tác hay không. Để bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá khi bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google, hãy làm như sau:

  1. Chuyển đến Trung tâm quảng cáo của tôi.
  2. Chọn Bật hoặc Tắt bên cạnh mục "Quảng cáo được cá nhân hoá".
  3. Xác nhận lựa chọn của bạn.

Chuyển đến Trung tâm quảng cáo của tôi

Khi bạn đã bật chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trong Trung tâm quảng cáo của tôi:

  • Bạn sẽ thấy quảng cáo có vẻ phù hợp hơn trên các dịch vụ của Google vì Google có thể dựa vào các lựa chọn của bạn trong Trung tâm quảng cáo của tôi, cũng như thông tin và hoạt động của bạn để hiển thị quảng cáo về những sản phẩm và thương hiệu mà bạn quan tâm.
  • Bạn cũng có thể bật chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web của đối tác, và bạn sẽ thấy quảng cáo có vẻ phù hợp hơn trên các trang web và ứng dụng của đối tác vì Google có thể sẽ sử dụng thông tin và hoạt động của bạn để hiển thị cho bạn quảng cáo về những sản phẩm và thương hiệu mà bạn quan tâm

Khi bạn tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá:

  • Quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google sẽ không được cá nhân hoá. Tức là, những quảng cáo này sẽ dựa trên các yếu tố chung như thời gian trong ngày hoặc chủ đề của video, trang web hay ứng dụng mà bạn đang xem.
  • Google sẽ không cá nhân hoá những quảng cáo mà bạn thấy trên các trang web và ứng dụng của đối tác.
  • Các lựa chọn ưu tiên của bạn trong Trung tâm quảng cáo của tôi (như những chủ đề và thương hiệu mà bạn đã tuỳ chỉnh) sẽ bị xoá.
  • Google sẽ không dựa vào thông tin hoặc hoạt động đã lưu vào Tài khoản Google của bạn để hiển thị quảng cáo cho bạn.

Trường hợp áp dụng chế độ cài đặt này:

Việc bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trong Trung tâm quảng cáo của tôi sẽ ảnh hưởng đến các quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google trên mọi thiết bị mà bạn đã đăng nhập.

Bạn có thể không thấy chế độ cài đặt này:

Bạn có thể không thấy chế độ cài đặt này vì chế độ quảng cáo được cá nhân hoá đã bị tắt trên các dịch vụ của Google. Ví dụ: Google có thể đã tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá cho bạn, vì Tài khoản Google của bạn cho thấy bạn dưới 18 tuổi.

Một số lưu ý:
  • Việc bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá khi bạn đã đăng nhập sẽ không ảnh hưởng đến những quảng cáo không do Google phân phát hoặc quảng cáo mà bạn thấy trên những trang web sử dụng nền tảng quảng cáo riêng.
  • Các lựa chọn của bạn trong Trung tâm quảng cáo của tôi (như chủ đề và thương hiệu quảng cáo mà bạn ưa thích) chỉ ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google, và sẽ không được dùng để cá nhân hoá quảng cáo trên các trang web và ứng dụng của đối tác.

↑ quay lại đầu mục này

Khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google của mình

Nếu bạn không đăng nhập vào Tài khoản Google, thì chế độ cài đặt quảng cáo sẽ được lưu vào thiết bị hoặc trình duyệt của bạn. Do đó, việc bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google sẽ ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy, tuỳ thuộc vào nơi bạn thay đổi chế độ cài đặt. Bạn có thể bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá khi đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google: 

Đối với Google Tìm kiếm

Chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trên Google Tìm kiếm kiểm soát những quảng cáo mà bạn thấy khi đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google và đang sử dụng Google Tìm kiếm.

Vì chế độ Quảng cáo được cá nhân hoá trên Google Tìm kiếm kiểm soát trải nghiệm của bạn khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google, nên chế độ này chỉ áp dụng cho trình duyệt hoặc thiết bị mà bạn đang dùng.

Cách bật hoặc tắt chế độ Quảng cáo được cá nhân hoá trên Google Tìm kiếm khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google:

  1. Chuyển đến trang Cài đặt quảng cáo.
  2. Chọn Tìm kiếm.
  3. Bật hoặc tắt chế độ Quảng cáo được cá nhân hoá trên Google Tìm kiếm.
  4. Xác nhận thay đổi của bạn.

Đối với YouTube

Chế độ Quảng cáo được cá nhân hoá trên YouTube kiểm soát những quảng cáo mà bạn thấy khi đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google và đang sử dụng YouTube.

Vì chế độ Quảng cáo được cá nhân hoá trên YouTube kiểm soát trải nghiệm của bạn khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google, nên chế độ này chỉ áp dụng cho trình duyệt hoặc thiết bị mà bạn đang dùng.

Cách bật hoặc tắt chế độ Quảng cáo được cá nhân hoá trên YouTube khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google:

  1. Chuyển đến trang Cài đặt quảng cáo.
  2. Chọn YouTube.
  3. Bật hoặc tắt chế độ Quảng cáo được cá nhân hoá trên YouTube.
  4. Xác nhận thay đổi của bạn.

Đối với web

Khi đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google, bạn có thể bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web của đối tác. Lựa chọn này chỉ áp dụng cho trình duyệt hoặc thiết bị mà bạn đang sử dụng

Cách bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web của đối tác khi bạn đã đăng xuất:

  1. Chuyển đến trang Cài đặt quảng cáo.
  2. Chọn Web.
  3. Bật hoặc tắt chế độ Quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web hợp tác với Google
  4. Xác nhận thay đổi của bạn.

Khi bạn bật chế độ quảng cáo được cá nhân hoá:

Bạn sẽ thấy quảng cáo có vẻ phù hợp hơn trên các dịch vụ của Google vì Google có thể sẽ sử dụng thông tin và hoạt động của bạn để hiển thị cho bạn quảng cáo về những sản phẩm và thương hiệu mà bạn quan tâm.

Khi bạn tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá:

  • Google sẽ không dựa vào thông tin hoặc hoạt động đã lưu vào Tài khoản Google của bạn để hiển thị quảng cáo cho bạn.
  • Những quảng cáo mà bạn thấy sẽ không được cá nhân hoá. Tức là, những quảng cáo này sẽ dựa trên các yếu tố chung như thời gian trong ngày hoặc chủ đề của video, trang web hay ứng dụng mà bạn đang xem.

Bạn có thể không thấy các chế độ cài đặt này:

Bạn có thể không thấy các chế độ cài đặt ở trên vì trình duyệt hoặc thiết bị của bạn có thể đã ngăn việc sử dụng cookie cho quảng cáo được cá nhân hoá trên nhiều trang web.

Một số lưu ý:
  • Việc bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá khi bạn đã đăng xuất sẽ không ảnh hưởng đến những quảng cáo không phải do Google phân phát hoặc quảng cáo mà bạn thấy trên những trang web sử dụng nền tảng quảng cáo riêng.
  • Các lựa chọn của bạn trong Trung tâm quảng cáo của tôi (như chủ đề và thương hiệu quảng cáo mà bạn ưa thích) chỉ ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google khi bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google của mình.

↑ quay lại đầu mục này

↑ quay lại đầu trang

Trên các trang web và ứng dụng của đối tác

Mở tất cả | Đóng tất cả

Khi bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google của mình

Cách bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web của đối tác khi bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google của mình:

  1. Chuyển đến phần Cài đặt quảng cáo của đối tác
  2. Bật hoặc tắt chế độ Xem quảng cáo được cá nhân hoá khi bạn truy cập những trang web hợp tác với Google.
  3. Xác nhận lựa chọn của bạn.

Khi bạn bật chế độ quảng cáo được cá nhân hoá:

Khi bật chế độ quảng cáo được cá nhân hoá, bạn có thể sẽ thấy quảng cáo có vẻ phù hợp hơn trên các trang web và ứng dụng của đối tác vì Google sẽ dựa vào thông tin và hoạt động của bạn để hiển thị cho bạn quảng cáo về những sản phẩm và thương hiệu mà bạn quan tâm.

Khi bạn tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá:

  • Google sẽ không dựa vào thông tin hoặc hoạt động đã lưu vào Tài khoản Google của bạn để hiển thị quảng cáo cho bạn.
  • Quảng cáo mà bạn thấy trên các trang web và ứng dụng của đối tác sẽ không được cá nhân hoá. Tức là, những quảng cáo này sẽ dựa trên các yếu tố chung như thời gian trong ngày hoặc chủ đề của video, trang web hay ứng dụng mà bạn đang xem.

Trường hợp áp dụng chế độ cài đặt này:

Việc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trong phần Cài đặt quảng cáo của đối tác sẽ ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên các trang web và ứng dụng của đối tác trên mọi thiết bị mà bạn đã đăng nhập.

Bạn có thể không thấy chế độ cài đặt này:

Bạn có thể không thấy chế độ cài đặt này vì chế độ quảng cáo được cá nhân hoá đã bị tắt trên các dịch vụ của Google. Ví dụ: Google có thể đã tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá cho bạn vì:

  • Tài khoản Google của bạn cho thấy bạn dưới 18 tuổi.
  • Trình duyệt hoặc thiết bị của bạn có thể ngăn việc sử dụng cookie cho quảng cáo được cá nhân hoá trên nhiều trang web.
Một số lưu ý:
  • Việc bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web và ứng dụng của đối tác không ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google.
  • Nếu bạn tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trong Trung tâm quảng cáo của tôi, thì bạn cũng sẽ tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web và ứng dụng của đối tác.
  • Việc bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá khi bạn đã đăng nhập sẽ không ảnh hưởng đến những quảng cáo không phải do Google phân phát hoặc quảng cáo mà bạn thấy trên những trang web sử dụng nền tảng quảng cáo riêng.
  • Các lựa chọn của bạn trong Trung tâm quảng cáo của tôi (như chủ đề và thương hiệu quảng cáo mà bạn ưa thích) chỉ ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google, và sẽ không được dùng để cá nhân hoá quảng cáo trên các trang web và ứng dụng của đối tác.

↑ quay lại đầu mục này

Khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google của mình

Cách bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web của đối tác khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google:

  1. Chuyển đến phần Cài đặt quảng cáo của đối tác
  2. Bật hoặc tắt chế độ Xem quảng cáo được cá nhân hoá khi bạn truy cập những trang web hợp tác với Google.
  3. Xác nhận lựa chọn của bạn.
Chuyển đến phần Cài đặt quảng cáo của đối tác

Khi bạn bật chế độ quảng cáo được cá nhân hoá:

Bạn có thể sẽ thấy quảng cáo có vẻ phù hợp hơn trên các trang web và ứng dụng của đối tác vì Google sẽ dựa vào thông tin và hoạt động của bạn để hiển thị cho bạn quảng cáo về những sản phẩm và thương hiệu mà bạn quan tâm.

Khi bạn tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá:

  • Google sẽ không dựa vào thông tin hoặc hoạt động đã lưu vào Tài khoản Google của bạn để hiển thị quảng cáo cho bạn.
  • Quảng cáo mà bạn thấy trên các trang web và ứng dụng của đối tác sẽ không được cá nhân hoá. Tức là, những quảng cáo này sẽ dựa trên các yếu tố chung như thời gian trong ngày hoặc chủ đề của video, trang web hay ứng dụng mà bạn đang xem.

Trường hợp áp dụng chế độ cài đặt này:

Nếu bạn tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trong phần Cài đặt quảng cáo của đối tác trong khi đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google, thì việc này chỉ ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên trình duyệt hoặc thiết bị mà bạn đang sử dụng.

Bạn có thể không thấy chế độ cài đặt này:

Bạn có thể không thấy chế độ cài đặt này vì trình duyệt hoặc thiết bị của bạn đã chặn việc sử dụng cookie cho quảng cáo được cá nhân hoá trên nhiều trang web.

Một số lưu ý:
  • Việc bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá trên các trang web và ứng dụng của đối tác không ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google.
  • Nếu bạn bật hoặc tắt chế độ quảng cáo được cá nhân hoá khi đã đăng xuất, thì việc này sẽ không ảnh hưởng đến những quảng cáo không phải do Google phân phát hoặc quảng cáo mà bạn thấy trên những trang web sử dụng nền tảng quảng cáo riêng.
  • Các lựa chọn của bạn trong Trung tâm quảng cáo của tôi (như chủ đề và thương hiệu quảng cáo mà bạn ưa thích) chỉ ảnh hưởng đến quảng cáo mà bạn thấy trên các dịch vụ của Google, và sẽ không được dùng để cá nhân hoá quảng cáo trên các trang web và ứng dụng của đối tác.

↑ quay lại đầu mục này

↑ quay lại đầu trang

Trên các thiết bị của bạn

Mở tất cả | Đóng tất cả

Thiết bị di động

Những quảng cáo mà bạn nhìn thấy trên thiết bị di động của mình có thể được cá nhân hoá dựa trên mã nhận dạng cho quảng cáo. Đôi khi, Google liên kết mã nhận dạng cho quảng cáo đó với một cookie quảng cáo trên cùng một thiết bị để điều phối quảng cáo trên ứng dụng di động và trình duyệt di động. Điều này có thể xảy ra, chẳng hạn như khi bạn nhìn thấy một quảng cáo trong một ứng dụng sẽ mở một trang web trong trình duyệt di động của mình.

Bạn có thể kiểm soát mã nhận dạng cho quảng cáo của mình trên từng thiết bị mà bạn đang dùng.

Để kiểm soát quảng cáo được cá nhân hoá trên thiết bị Android, bạn có thể làm như sau:

  • Đặt lại mã nhận dạng cho quảng cáo trên thiết bị. Thao tác này sẽ thay thế mã nhận dạng hiện tại bằng một mã mới. Các ứng dụng vẫn có thể hiển thị quảng cáo được cá nhân hoá cho bạn, nhưng các quảng cáo đó có thể không phù hợp hoặc không thú vị với bạn trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Xoá mã nhận dạng cho quảng cáo trên thiết bị. Thao tác này sẽ xoá mã nhận dạng cho quảng cáo đó và không chỉ định mã nhận dạng mới. Các ứng dụng vẫn có thể hiển thị quảng cáo cho bạn, tuy nhiên, các quảng cáo đó có thể không phù hợp hoặc không thú vị với bạn. Bạn sẽ không thấy quảng cáo dựa trên mã nhận dạng cho quảng cáo này, nhưng bạn vẫn có thể thấy quảng cáo dựa trên các yếu tố khác, chẳng hạn như thông tin bạn đã chia sẻ với các ứng dụng.

Mã nhận dạng cho quảng cáo của bạn sẽ được đặt lại hoặc bị xoá. Tuy nhiên, các ứng dụng có thể có chế độ cài đặt riêng sử dụng các loại mã nhận dạng khác. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến loại quảng cáo mà bạn nhìn thấy.

Tìm hiểu thêm về cách đặt lại hoặc xoá mã nhận dạng cho quảng cáo.

Trong ứng dụng YouTube trên thiết bị Android

Trường hợp bạn đã đăng nhập:

Nếu đã đăng nhập vào Tài khoản Google, thì thông qua Trung tâm quảng cáo của tôi, bạn có thể kiểm soát xem quảng cáo có được cá nhân hoá trên các dịch vụ của Google cũng như trên các trang web và ứng dụng của đối tác hay không. Tìm hiểu thêm về những điều sẽ xảy ra khi bạn tắt quảng cáo được cá nhân hoá thông qua Trung tâm quảng cáo của tôi.

Để tắt quảng cáo được cá nhân hoá trong ứng dụng YouTube, hãy làm như sau:

  1. Chọn Tài khoản sau đó Cài đặt.
  2. Di chuyển đến mục "Quyền riêng tư" sau đó "Cài đặt quảng cáo của Google", sau đó bạn sẽ được đưa đến Trung tâm quảng cáo của tôi.
  3. Chọn Bật hoặc Tắt bên cạnh mục "Quảng cáo được cá nhân hoá".
  4. Xác nhận lựa chọn của bạn.

Trường hợp bạn đã đăng xuất:

Nếu bạn tắt chế độ cá nhân hoá quảng cáo trong ứng dụng YouTube khi đã đăng xuất, thì Google sẽ không cá nhân hoá quảng cáo trong ứng dụng trên thiết bị này. Quảng cáo được phân phát trong ứng dụng YouTube trên thiết bị này dựa trên các yếu tố chung như thời điểm trong ngày hoặc chủ đề của video mà bạn đang xem. Tìm hiểu thêm về những điều sẽ xảy ra nếu bạn tắt quảng cáo được cá nhân hoá khi đã đăng xuất.

Để tắt quảng cáo được cá nhân hoá trong ứng dụng YouTube khi bạn đã đăng xuất, hãy làm như sau:

  1. Chọn Tài khoản sau đó Cài đặt.
  2. Chuyển đến mục "Nhật ký và quyền riêng tư", rồi tắt tuỳ chọn Cho phép quảng cáo được cá nhân hoá.
  3. Xác nhận lựa chọn của bạn.

 

TV có thể nối mạng

Nếu sử dụng TV có thể nối mạng có Android TV, Google TV hoặc ứng dụng YouTube trên TV, bạn có thể kiểm soát việc quảng cáo có được cá nhân hoá ngay trên thiết bị của mình hay không.

Cách bật hoặc tắt quảng cáo được cá nhân hoá bằng thiết bị điều khiển từ xa hoặc thiết bị di động đã kết nối:

  1. Trên quảng cáo, hãy chọn Tuỳ chọn quảng cáo. Một màn hình mới có url đặc biệt, mã QR và một vài lựa chọn sẽ xuất hiện.
  2. Chọn Quảng cáo được cá nhân hoá đang bật/tắt.
  3. Chọn Bật/tắt
Android TV

Quảng cáo mà bạn thấy trên Android TV có thể được cá nhân hoá dựa trên mã nhận dạng cho quảng cáo. Bạn có thể kiểm soát mã nhận dạng cho quảng cáo trên mỗi TV thông minh mà bạn đang sử dụng.

Để kiểm soát quảng cáo được cá nhân hoá trên Android TV, bạn có thể:

  • Đặt lại mã nhận dạng cho quảng cáo của thiết bị. Thao tác này sẽ thay thế mã nhận dạng hiện tại bằng một mã mới. Các ứng dụng vẫn có thể hiển thị quảng cáo được cá nhân hoá cho bạn, nhưng các quảng cáo đó có thể không phù hợp hoặc không thú vị với bạn trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Xoá mã nhận dạng cho quảng cáo của thiết bị. Thao tác này sẽ xoá mã nhận dạng cho quảng cáo và không chỉ định mã nhận dạng mới. Các ứng dụng vẫn có thể hiển thị quảng cáo cho bạn, tuy nhiên, các quảng cáo đó có thể không phù hợp hoặc không thú vị với bạn. Bạn sẽ không thấy quảng cáo dựa trên mã nhận dạng cho quảng cáo này, nhưng bạn vẫn có thể thấy quảng cáo dựa trên các yếu tố khác, chẳng hạn như thông tin bạn đã chia sẻ với các ứng dụng.

Tìm hiểu thêm về cách thay đổi các chế độ cài đặt quảng cáo trên Android TV.

Thiết bị không phải của Google

Nhiều thiết bị TV thông minh hỗ trợ mã nhận dạng cho quảng cáo và cho phép người dùng chọn không xem quảng cáo được cá nhân hoá theo nhiều cách. Google liên tục cập nhật danh sách gồm tất cả các thiết bị đó và cách người dùng có thể chọn không nhận quảng cáo được cá nhân hoá trên trang web Network Advertising Initiative.

Tìm hiểu thêm về cách chọn không nhận quảng cáo được cá nhân hoá trên thiết bị không phải của Google tại Network Advertising Alliance.

↑ quay lại đầu trang

Trên các mạng quảng cáo khác

Đối với phần Lựa chọn quảng cáo

Google là một trong nhiều mạng quảng cáo thực hiện việc cá nhân hoá quảng cáo dựa trên hoạt động trực tuyến của bạn. Hãy truy cập vào phần Lựa chọn quảng cáo để kiểm soát quảng cáo của Google và của các mạng quảng cáo khác.

Chuyển đến phần Lựa chọn quảng cáo

↑ quay lại đầu trang

Kiểm soát dữ liệu được lưu từ các trang web đối tác vào Tài khoản Google của bạn

Khi bạn truy cập vào những trang web hợp tác với Google để hiển thị quảng cáo, dữ liệu duyệt web từ các trang web và ứng dụng đối tác có thể được lưu vào Tài khoản Google của bạn. Thông tin này được dùng để hỗ trợ việc cá nhân hoá quảng cáo trên các trình duyệt và thiết bị bạn đang dùng. Nhờ đó, quảng cáo mà bạn nhìn thấy sẽ liên quan đến các sản phẩm và thương hiệu mà bạn quan tâm.

Bắt đầu hoặc ngừng lưu dữ liệu vào Tài khoản Google của bạn

Để bắt đầu hoặc ngừng lưu dữ liệu vào Tài khoản Google của bạn từ các trang web và ứng dụng đối tác, hãy làm như sau:

  1. Chuyển đến phần Cài đặt quảng cáo của đối tác 
    hoặc
    Trên quảng cáo mà bạn nhìn thấy, hãy chọn biểu tượng Đóngsau đóXem lại chế độ cài đặt cho những quảng cáo này.
  2. Đánh dấu hoặc bỏ đánh dấu ô Also save data in your Google Account from sites and apps that partner with Google (Đồng thời lưu dữ liệu vào Tài khoản Google của bạn từ các trang web và ứng dụng hợp tác với Google).
  3. Xác nhận thay đổi của bạn.

Chuyển đến phần Cài đặt quảng cáo của đối tác

Khi bạn dừng lưu dữ liệu từ các trang web đối tác vào Tài khoản Google của mình:

  • Google sẽ không lưu bất kỳ dữ liệu duyệt web nào trong tương lai từ các trang web đối tác vào Tài khoản Google của bạn.
  • Google sẽ không sử dụng thông tin và hoạt động trong Tài khoản Google của bạn để cá nhân hoá quảng cáo trên các trang web và ứng dụng của đối tác. 

Trường hợp áp dụng chế độ cài đặt này:

Chế độ cài đặt này chỉ áp dụng trên các trình duyệt hoặc thiết bị mà bạn đã dùng để đăng nhập vào Tài khoản Google của mình.

↑ quay lại đầu trang

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
16654856745043790380
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
false
false