Nhãn View có thể chỉnh sửa

Các mục có thể chỉnh sửa trong ứng dụng giúp người dùng nhập văn bản. Mỗi mục có thể chỉnh sửa phải có nhãn mô tả nêu rõ mục đích của mục đó.

Android cung cấp cho nhà phát triển một số phương pháp để gắn nhãn Views trong giao diện người dùng của ứng dụng. Đối với các mục có thể chỉnh sửa trong giao diện, một số phương pháp gắn nhãn bên dưới có thể giúp cải thiện khả năng hỗ trợ tiếp cận

Triển khai

Để gắn nhãn cho một lớp TextView hoặc EditText có thể chỉnh sửa, hãy dùng thuộc tính android:hint để hiện nhãn văn bản mô tả trong mục khi mục còn trống.


<EditText
    android:id="@+id/email_subject"
    android:layout_width="wrap_content"
    android:layout_height="wrap_content"
    android:hint="@string/email_subject_hint" />

Nếu giao diện người dùng của ứng dụng đã cung cấp nhãn văn bản cho mục có thể chỉnh sửa, hãy xác định thuộc tính android:labelFor trên View được gắn nhãn để cho biết mục mà nhãn đó mô tả.


<LinearLayout
    android:layout_width="match_parent"
    android:layout_height="match_parent"
    android:orientation="vertical">
    <TextView
        android:layout_width="match_parent"
        android:layout_height="wrap_content"
        android:text="@string/email_subject_label"
        android:labelFor="@id/email_subject" />
    <EditText
        android:id="@+id/email_subject"
        android:layout_width="wrap_content"
        android:layout_height="wrap_content" />
</LinearLayout>

Mẹo: Lớp TextInputLayout trong Thư viện hỗ trợ thiết kế Android giúp bạn dễ dàng quản lý lớp EditText và nhãn văn bản có liên kết, đồng thời lớp này hoạt động hiệu quả với các dịch vụ hỗ trợ tiếp cận của Android.

Việc xác định thuộc tính android:contentDescription trên một lớp EditText hoặc TextView có thể chỉnh sửa có khả năng sẽ ảnh hưởng đến khả năng mô tả, thao tác cũng như tương tác với văn bản mà người dùng nhập trong mục của dịch vụ hỗ trợ tiếp cận.

Thiết kế

Khi người dùng chuyển đến các mục có thể chỉnh sửa bằng trình đọc màn hình, một giao diện người dùng được triển khai hiệu quả cần có các thành phần sau:

  • Nếu trường có thể chỉnh sửa còn trống thì phải có nhãn mô tả để trình đọc màn hình đọc lên.
  • Nếu người dùng đã nhập văn bản vào trường có thể chỉnh sửa thì trình đọc màn hình phải đọc cả phần văn bản và nhãn mô tả.

Khi người dùng di chuyển ở mức độ chi tiết hơn, chẳng hạn như từng ký tự, trình đọc màn hình phải đọc văn bản đã nhập hoặc lời gợi ý nếu trường đang trống.

Thử nghiệm

Cách tự kiểm tra để đảm bảo rằng ứng dụng chứa các mục có thể chỉnh sửa được gắn nhãn chính xác:

  1. Bật TalkBack.
  2. Trong ứng dụng, hãy di chuyển tiêu điểm hỗ trợ tiếp cận đến mục có thể chỉnh sửa đang trống.
    • Kiểm tra xem phần mô tả bằng giọng nói của TalkBack về mục đó có chứa nhãn hay không và nhãn mô tả đó có khớp với nhãn hình ảnh nào trong ứng dụng hay không.
  3. Nhập vài chữ vào mục có thể chỉnh sửa.
  4. Di chuyển tiêu điểm hỗ trợ tiếp cận đến mục đó.
    • Để kiểm tra nhằm đảm bảo nội dung mô tả bằng giọng nói có phần văn bản bạn đã nhập, hãy nghe nội dung mô tả của TalkBack về mục đó.

Các công cụ kiểm tra tự động của Android có thể phát hiện thuộc tính contentDescription không trống trên mục có thể chỉnh sửa. Hãy cân nhắc việc sử dụng Trình quét hỗ trợ tiếp cận cho Android để kiểm tra ứng dụng của bạn trên thiết bị theo cách thủ công. Để tiến hành kiểm tra tự động, hãy bật tính năng kiểm tra khả năng hỗ trợ tiếp cận trong EspressoRobolectric.

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
11801166215209820541
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
717068
false
false