Công bố việc sử dụng nội dung giả tạo hoặc đã được chỉnh sửa

Chúng tôi khuyến khích nhà sáng tạo sử dụng các công cụ tạo hoặc chỉnh sửa nội dung một cách sáng tạo và có trách nhiệm. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy người xem muốn biết liệu nội dung họ đang xem hoặc nghe có phải là nội dung thực tế hay không.

Để người xem biết rõ thông tin về nội dung họ xem, chúng tôi yêu cầu nhà sáng tạo công bố khi nội dung của họ trông có vẻ chân thực nhưng đã được chỉnh sửa đáng kể hoặc tạo ra theo phương thức giả tạo.

Nhà sáng tạo phải công bố đối với những nội dung:

  • Có hình ảnh người thật có vẻ như nói và làm điều gì đó mà người đó thật sự không làm
  • Chỉnh sửa cảnh quay của một sự kiện hoặc địa điểm có thật
  • Tạo ra một cảnh trông giống thật nhưng không thực sự xảy ra

Quy định này có thể áp dụng cho nội dung đã được chỉnh sửa toàn bộ hoặc một phần, hoặc nội dung được tạo bằng các công cụ tạo hoặc chỉnh sửa âm thanh, video hoặc hình ảnh.

Công bố bằng cách sử dụng chế độ cài đặt "Nội dung đã được chỉnh sửa" trong YouTube Studio

Để công bố đối với nội dung đã được chỉnh sửa đáng kể hoặc tạo ra theo phương thức giả tạo, nhà sáng tạo có thể sử dụng chế độ cài đặt "Nội dung đã được chỉnh sửa" trong YouTube Studio trên máy tính. Chúng tôi sẽ mở rộng chế độ cài đặt này cho các thiết bị khác cũng như các ứng dụng khác của YouTube trong tương lai.

Sau khi nhà sáng tạo chọn trường này và tải nội dung lên, một nhãn sẽ xuất hiện trong phần mô tả mở rộng của video. Hiện tại, nhãn này sẽ xuất hiện khi người xem dùng ứng dụng YouTube trên điện thoại, máy tính bảng hoặc TV, nhưng cũng sẽ xuất hiện trên các thiết bị khác trong tương lai.

Những nhà sáng tạo sản xuất video ngắn trên YouTube bằng công cụ AI tạo sinh của YouTube như Nhạc tạo sinh hoặc Phông trong mơ không cần làm thêm gì khác để công bố. Công cụ của chúng tôi sẽ tự động giúp nhà sáng tạo công bố việc sử dụng AI. Đối với các công cụ AI khác, nhà sáng tạo cần công bố việc sử dụng trong quy trình tải video lên.

Ví dụ về nội dung giả tạo hoặc đã được chỉnh sửa

Danh sách sau đây bao gồm các ví dụ về nội dung giả tạo hoặc đã được chỉnh sửa. Những nội dung này có thể là nội dung đã được chỉnh sửa toàn bộ hoặc một phần, hoặc được tạo bằng công cụ tạo hoặc chỉnh sửa âm thanh, hình ảnh, video. Nhà sáng tạo cần phải công bố đối với nội dung trông có vẻ chân thực và những nội dung thay đổi đáng kể, nhưng không cần công bố đối với nội dung chỉnh sửa không thực tế hoặc không đáng kể. Xin lưu ý rằng đây không phải là danh sách đầy đủ:

Nhà sáng tạo không cần công bố Nhà sáng tạo cần công bố
  • Áp dụng bộ lọc làm đẹp
  • Tạo hoặc chỉnh sửa nội dung bằng phương thức kỹ thuật số nhằm thay thế khuôn mặt của một người thành khuôn mặt của một cá nhân khác
  • Tạo hoặc mở rộng phông nền theo cách giả tạo để mô phỏng một chiếc ô tô đang chuyển động
  • Chỉnh sửa một cảnh rượt đuổi nổi tiếng bằng ô tô theo phương thức kỹ thuật số để thêm một người nổi tiếng vốn không có mặt trong phim gốc
  • Sử dụng hiệu ứng để nâng cao chất lượng âm thanh đã ghi âm trước đây
  • Mô phỏng âm thanh để nghe như thể một chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên trong khi chuyên gia đó không thực sự đưa ra lời khuyên đó
  • Sử dụng ảnh động một quả tên lửa do AI tạo trong một video
  • Mô tả chân thực một quả tên lửa bắn vào một thành phố có thật

 

Ví dụ về nội dung mà nhà sáng tạo không cần phải công bố
Nhà sáng tạo không cần công bố đối với nội dung không thực tế đã được chỉnh sửa hoặc tạo ra bằng phương thức giả tạo, hoặc đối với nội dung chỉnh sửa không đáng kể cho nội dung trông có vẻ chân thực. Nội dung chỉnh sửa không đáng kể là những chỗ chỉnh sửa chủ yếu mang tính thẩm mỹ và không thay đổi nội dung theo cách có thể khiến người xem hiểu nhầm về những gì thực sự đã xảy ra.
Ví dụ về nội dung, nội dung chỉnh sửa hoặc những chỗ sử dụng công cụ hỗ trợ khi tạo video mà nhà sáng tạo không cần công bố:
  • Không thực tế
    • Một người cưỡi kỳ lân xuyên qua thế giới thần kỳ
    • Màn hình xanh lục dùng để mô tả một người trôi trong không gian
  • Không đáng kể
    • Điều chỉnh màu hoặc bộ lọc ánh sáng
    • Sử dụng bộ lọc hiệu ứng đặc biệt, chẳng hạn như làm mờ nền hoặc hiệu ứng cổ điển
    • Sử dụng công cụ hỗ trợ trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như sử dụng các công cụ AI tạo sinh để tạo hoặc cải thiện dàn ý, kịch bản, hình thu nhỏ, tiêu đề hoặc bản đồ hoạ thông tin cho video
    • Tạo phụ đề
    • Tăng độ sắc nét, nâng cấp hoặc khắc phục lỗi video, khắc phục lỗi giọng nói hoặc âm thanh
    • Tạo ý tưởng

Xin lưu ý rằng danh sách bên trên chưa đầy đủ.

Ví dụ về nội dung mà nhà sáng tạo cần công bố
Để người xem biết rõ thông tin về nội dung họ xem, chúng tôi yêu cầu nhà sáng tạo công bố nếu nội dung của họ trông có vẻ chân thực nhưng đã được chỉnh sửa đáng kể hoặc tạo ra theo phương thức giả tạo.
Ví dụ về nội dung, nội dung chỉnh sửa hoặc những chỗ sử dụng công cụ hỗ trợ khi tạo video mà nhà sáng tạo cần công bố:
  • Nhạc giả tạo (bao gồm cả nhạc tạo ra nhờ sử dụng Creator Music)
  • Sao chép giọng nói của người khác để dùng cho mục đích lồng tiếng
  • Tạo cảnh quay bổ sung theo cách giả tạo về một địa điểm có thật, chẳng hạn như video về một người lướt sóng ở Maui để làm video quảng bá du lịch
  • Tạo video giả tạo nhưng trông có vẻ chân thực về một trận đấu giữa hai vận động viên quần vợt chuyên nghiệp có thật
  • Tạo video trông như thể một người nào đó đưa ra lời khuyên nhưng thực tế người đó không hề làm vậy
  • Chỉnh sửa âm thanh bằng phương thức kỹ thuật số để nghe như thể một ca sĩ nổi tiếng đã hát sai/hát thiếu một nốt nhạc khi biểu diễn trực tiếp
  • Mô tả chân thực về lốc xoáy hoặc các sự kiện thời tiết khác di chuyển vào một thành phố có thật nhưng việc này không xảy ra trong thực tế
  • Tạo ra cảnh trông như thể nhân viên bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân ốm hoặc bị thương
  • Mô tả cảnh một người nổi tiếng ăn cắp một thứ gì đó nhưng họ không hề làm vậy, hoặc thừa nhận đã ăn cắp một thứ gì đó khi họ không hề thừa nhận như vậy
  • Tạo ra cảnh trông như thể một người có thật bị bắt hoặc giam vào tù

Xin lưu ý rằng danh sách bên trên chưa đầy đủ.

Công bố đối với nội dung giả tạo hoặc đã được chỉnh sửa

Chúng tôi yêu cầu nhà sáng tạo công bố đối với nội dung trông có vẻ chân thực nhưng đã được chỉnh sửa đáng kể hoặc tạo ra theo phương thức giả tạo. Nhà sáng tạo có thể công bố những thông tin này trong quy trình tải lên.

YouTube Studio trên máy tính

  1. Chuyển đến YouTube Studio.
  2. Làm theo các bước để tải nội dung lên.
  3. Trong mục "Nội dung đã được chỉnh sửa" ở phần Chi tiết, hãy chọn để trả lời các câu hỏi về việc công bố.
  4. Tiếp tục chọn các chi tiết khác về video.

Nếu tạo video ngắn trên YouTube có sử dụng một trong các hiệu ứng AI tạo sinh của YouTube (như Nhạc tạo sinh hoặc Phông trong mơ), thì nhà sáng tạo hiện không cần làm thêm bước nào khác để công bố. Công cụ này sẽ tự động giúp nhà sáng tạo công bố việc sử dụng AI.

Để hỗ trợ nhà sáng tạo, chúng tôi có thể chủ động chọn công bố thay mặt họ nếu họ công bố việc sử dụng nội dung giả tạo hoặc đã được chỉnh sửa trong tiêu đề hoặc phần mô tả của video.

Những điều xảy ra sau khi nhà sáng tạo công bố

Nếu nhà sáng tạo chọn "Có" để cho biết rằng nội dung của họ là nội dung giả tạo hoặc đã được chỉnh sửa, thì chúng tôi sẽ thêm nhãn vào trường mô tả của video. Những nhãn này tạm thời sẽ xuất hiện khi khán giả xem video trên YouTube bằng thiết bị di động hoặc máy tính bảng.

Nhãn trong trường nội dung mô tả mở rộng

Nhãn bổ sung cho nội dung nhạy cảm

Thông tin chất lượng cao và kịp thời về các cuộc bầu cử, xung đột đang diễn ra, thiên tai, tài chính hoặc sức khoẻ là những thông tin rất quan trọng. Loại thông tin này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ thể chất, an ninh tài chính hoặc sự an toàn của mọi người và cộng đồng. Đối với nội dung về các chủ đề nhạy cảm như vừa nêu, một nhãn nổi bật hơn trong trình phát video cũng có thể xuất hiện để tăng tính minh bạch.

Tác động khác của việc công bố

Việc công bố rằng nội dung là giả tạo hoặc đã được chỉnh sửa sẽ không làm hạn chế đối tượng người xem hoặc ảnh hưởng đến điều kiện để tham gia kiếm tiền của video.

Rủi ro khi không công bố

Việc không công bố có thể gây hiểu lầm trong trường hợp người xem nghĩ rằng một video là thật, nhưng thực chất video đó đã được chỉnh sửa đáng kể hoặc tạo ra theo phương thức giả tạo để trông có vẻ chân thực.

Khi nhà sáng tạo không công bố thông tin này về nội dung, trong một số trường hợp, YouTube có thể chủ động áp dụng một nhãn mà nhà sáng tạo không thể xoá nhằm giảm rủi ro gây hại cho người xem. Ngoài ra, những nhà sáng tạo liên tục chọn không công bố thông tin này có thể phải chịu các hình thức phạt của YouTube, bao gồm cả việc gỡ bỏ nội dung hoặc tạm ngưng tham gia Chương trình Đối tác YouTube.

Xin lưu ý rằng chúng tôi áp dụng Nguyên tắc cộng đồng đối với mọi nội dung trên YouTube, bất kể nội dung đó có phải là nội dung giả tạo hoặc đã được chỉnh sửa hay không.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
7600530173973635170
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
59
false
false